Soạn bài Thuyền và biển - Kết nối tri thức

Với soạn bài Thuyền và biển trang 110, 111, 112 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Soạn bài Thuyền và biển - Kết nối tri thức

Quảng cáo

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu và về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?

Trả lời:

Những so sánh thú vị về tình yêu và sự gắn bó giữa những người yêu nhau: thuyền và bến, biển và sóng,…

Câu hỏi 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ của Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một trong số ca khúc ấy.

Trả lời:

Em đã từng nghe ca khúc Sóng, được phổ nhạc từ bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Ca khúc nói về tình yêu của người con gái vừa dịu dàng lại mạnh mẽ, vừa truyền thống lại hiện đại,…

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

1. Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?

Quảng cáo

Những dấu hiệu chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ là:

- Cụm từ: kể anh nghe

- Nhân vật: thuyền và biển

2. Theo dõi diễn biến câu chuyện.

Câu chuyện là hình ảnh con thuyền ra khơi ngày đêm qua lăng kính đầy lãng mạn, trữ tình của tác giả.

3. Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai câu thơ này.

Dấu ngoặc đơn ở hai dòng thơ này có tác dụng giải thích cho hai dòng thơ trước đó: sự xô thuyền của biển giống như sự biến đổi trong tình yêu, luôn thay đổi không ngừng.

4. Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?

Nhận thức: Chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì và muốn làm gì. Đó chính là sự thấu hiểu của những con người khi yêu.

5. Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?

Quảng cáo

Hình ảnh thuyền và biển chính là ẩn dụ của người con trai và người con gái. Tác giả thấy mình giống như người con gái trong câu chuyện, nếu thiếu vắng đi người yêu giống như thuyền từ giã biển, cô gái chỉ còn thấy bão tố. Người con gái chỉ luôn muốn ở cạnh người mình yêu, tận hưởng niềm hạnh phúc.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Bài thơ thể hiện tâm trạng nhớ nhung, buồn đau của tháng ngày xa cách, là ước nguyện luôn được gắn bó, bền chặt bên nhau. Bài thơ là lời nhắn gửi những người đang yêu xa hãy luôn nghĩ và hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về một ngày tương phùng.

Soạn bài Thuyền và biển | Hay nhất Soạn văn 11 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?

Trả lời:

Câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ chính là tâm trạng của những người đang yêu nhau. Nhà thơ mượn hình ảnh thuyền và biển để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Tình yêu của nhà thơ cũng rộng lớn, mênh mông thắm thiết như thuyền với biển.

Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể” soi rọi, khám phá?

Trả lời:

- Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng được đặt trong tương quan gần gũi, giữa hai người có tình cảm với nhau.

- Những cung bậc tình cảm đã được “người kể” soi rọi, khám phá là:

+ Sự thủy chung, lãng mạn nồng cháy trong tình yêu.

+ Chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau.

+ Những hứa hẹn về tương lai.

Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết”và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?

Trả lời:

Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, em nghĩ rằng 3 vấn đề cần có trong tình yêu là “hiểu”, “biết”, “gặp”. Hiểu ở đây có thể hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu. Nó giúp chúng ta phân biệt được điểm đặc biệt hơn của mình so với một người bạn. Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh. Cuối cùng là gặp, đó là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu. Bởi vậy, ba yếu tố trên là những thành phần không thể thiếu trong một tình yêu đẹp, là cách để ta duy trì mối quan hệ tình yêu được tốt đẹp, bền vững theo thời gian

Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?

Trả lời:

- Nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ: về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng. 

- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu

- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu 

→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.

Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Khát khao hạnh phúc, luôn hết mình trong tình yêu và suy nghĩ sâu sắc về đối phương. Nhà thơ luôn mong tình yêu của mình sẽ đơm hoa, kết trái. Từ đó Xuân Quỳnh muốn hiện thực hóa ước mơ hạnh phúc cùng người mình yêu, muốn dành cho người mình yêu một tình cảm chân thành, sâu sắc nhất. Đây như một lý tưởng trong tình yêu của tác giả.

Câu 6 (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.

Trả lời:

Vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ:

- Giúp cho hai sự vật thuyền và biển tưởng như xa lạ lại trở nên gần gũi hơn, chạm đến sự đồng cảm của người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.

- Làm cho thông điệp được truyền tải một cách tự nhiên và gần gũi hơn.

- Giúp cho người đọc hình dung và cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả.

* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 112 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm này.

Đoạn văn tham khảo

* Tìm đọc: Tình thuyền và biển (Hoàng Minh Tuấn).

* Viết đoạn văn.

Hình ảnh thuyền và biển trong thơ ca là những biểu tượng quen thuộc của tình yêu. Mỗi nhà thơ lại có cách thể hiện câu chuyện tình yêu theo cách riêng của mình. Như trong bài “Tình thuyền và biển” của Hoàng Minh Tuấn, qua hình ảnh của thuyền và biển, tác giả cũng chia sẻ những cung bậc cảm xúc luôn hiện diện trong tình yêu. Khi thì dồn dập, mãnh liệt, khi lại dịu êm, khi lại cô đơn, buồn tủi… nó rất đa dạng và khiến con người phải lo lắng. Đó cũng chính là cái đẹp của nó. Còn với Xuân Quỳnh, nhà thơ thông qua tình yêu của thuyền và biển đã nói lên một tình yêu đẹp của người con gái: yêu chân thành tha thiết nồng nhiệt và thủy chung. Tình yêu trẻ trung ấy là khát vọng một hạnh phúc trọn vẹn của đôi lứa.

Bài giảng: Thuyền và biển - Cô Trang Thủy (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên