Với 28 câu hỏi trắc nghiệm Chí Phèo Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết, chọn lọc
sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.
Trắc nghiệm Chí Phèo (có đáp án) - Kết nối tri thức
Tác giả Nam Cao
Câu 1. Nam Cao tên khai sinh là?
Quảng cáo
A. Nguyễn Văn Tài
B. Trần Hữu Tri
C. Nguyễn Kim Thành
D. Bùi Đình Diệm
Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2. Nam Cao được biết đến với vai trò là?
A. Nhà văn, nhà thơ
B. Nhà báo
C. Chiến sĩ
D. Tất cả các phương án trên
Nam Cao (tên khai sinh là Trần Hữu Tri) là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ.
Đáp án cần chọn là: D
Quảng cáo
Câu 3. Nam Cao quê ở?
A. Hoài Đức, Hà Nội
B. Lý Nhân, Hà Nam
C. Đan Phượng, Hà Nội
D. Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về tiểu sử Nam Cao?
A. Ông xuất thân từ một gia đình Công giáo bậc trung.
B. Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu thuốc.
C. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học.
D. Năm 1948 ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5. Quan điểm sáng tác của Nam Cao là?
Quảng cáo
A. “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.
B. Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”
C. Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”
D. A và C đúng
Quan điểm sáng tác:
- Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.
- Ông quan niệm: Tác phẩm “phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và “Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cách khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6. Tác phẩm nào sau đây không phải của Nam Cao?
A. Sống mòn
B. Giăng sáng
C. Giông tố
D. Đôi mắt
Tác phẩm không phải của Nam Cao là Giông tố (Vũ Trọng Phụng)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7. Phong cách nghệ thuật của Nam cao là?
A. Đề cao tư tưởng con người
B. Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.
C. Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật
D. Tất cả các đáp án trên
Phong cách nghệ thuật:
- Đề cao tư tưởng con người: Quan tâm tới đời sống tinh thaanf của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người”.
- Đi sâu khám phá nội tâm nhân vật
- Thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa triết lý sâu sắc.
- Ông có phong cách triết lý trữ tình sắc lạnh.
Đáp án cần chọn là: D
Quảng cáo
Câu 8. Ý nào sau đây đúng khi nói về vị trí và tầm ảnh hưởng của Nam Cao?
A. Là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại.
B. Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thể kí XX
C. Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
D. Tất cả các đáp án trên
- Là nhà văn lớn, một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại.
- Là nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc của thể kí XX. Nam Cao đã đưa chủ nghĩa hiện thực lên một bước đột phá: chủ nghĩa hiện thực tâm lí.
- Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9. Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về con người Nam Cao?
A. Vẻ ngoài lạnh lùng, đời sống nội tâm sục sôi luôn nghiêm khắc đấu tranh với mình thoát khỏi cái tầm thường.
B. Là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương nhất là người nông dân nghèo.
C. Là người luôn day dứt suy tư về bản thân cuộc sống
D. Tất cả các đáp án trên
Con người Nam Cao:
- Vẻ ngoài lạnh lùng, đời sống nội tâm sục sôi luôn nghiêm khắc đấu tranh với mình thoát khỏi cái tầm thường, nhỏ nhoi để vươn tới những giá trị cao đẹp. Chính điều này đã làm nên thành công cho Nam Cao ở mảng đề tài khám phá nội tâm người trí thức nghèo
- Là người có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình yêu thương nhất là người nông dân nghèo → những trang văn viết về người nông dân luôn thấm đượm tư tưởng nhân đạo sâu sắc
- Là người luôn day dứt suy tư về bản thân cuộc sống → những sáng tác của ông luôn giàu tính triết lí
→ Cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật của ông là tấm gương cho hậu thế nhất là các nhà văn trẻ
Đáp án cần chọn là: D
Tìm hiểu chung Chí Phèo
Câu 1. Tác phẩm Chí Phèo được sáng tác vào thời gian nào?
A. Tháng 2 năm 1941
B. Tháng 2 năm 1942
C. Tháng 2 năm 1943
D. Tháng 2 năm 1944
Tác phẩm Chí Phèo được sáng tác vào tháng 2 năm 1941
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2. Ý nào sắp xếp đúng thứ tự các tên gọi của tác phẩm?
A. Đôi lứa xứng đôi → Cái lò gạch cũ → Chí Phèo
B. Cái lò gạch cũ → Đôi lứa xứng đôi → Chí Phèo
C. Cái lò gạch cũ → Luống cày → Chí Phèo
D. Cái lò gạch cũ → Xứng đôi → Chí Phèo
- Lúc đầu truyện có tên là Cái lò gạch cũ; khi in sách lần đầu, nhà xuất bản tự ý đổi tên là Đôi lứa xứng đôi
- Sau khi in lại trong tập Luống cày, tác giả đặt tên là Chí Phèo.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3. Phần nào sau đây KHÔNG nằm trong bố cục tác phẩm?
A. Cuộc sống làng Vũ Đại sau khi Chí Phèo chết
B. Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi
C. Chí Phèo mất hết nhân tính
D. Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến "cả làng Vũ Đại cũng không ai biết"): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi
- Phần 2 (tiếp đến "không bảo người nhà đun nước mau lên"): Chí Phèo mất hết nhân tính
- Phần 3 (còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4. Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về ý nghĩa của nhan đề Chí Phèo?
A. Làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô đơn, cô độc của nhân vật chính được nhắc đến.
B. Góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
C. Thâu tóm được nội dung của tác phẩm
D. Tất cả các đáp án trên
- Nhan đề “Chí Phèo” cũng là tên nhân vật chính của câu chuyện. Tác giả sử dụng nhan đề này để làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô đơn, cô độc của nhân vật chính được nhắc đến. Đồng thời, nhan đề này cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh đối với người đã, đang và sẽ đọc câu chuyện.
- Nhan đề “Chí Phèo” thâu tóm được nội dung của tác phẩm. Chí Phèo là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội phong kiến nửa thực dân. Chỉ là người nông dân lương thiện nhưng lại bị đẩy vào “bước đường cùng” trở thành kẻ lưu manh, côn đồ, mất hết cả nhân hình nhân tính.
- Nhan đề đã góp phần bộc lộ giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5. Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về giá trị của tác phẩm?
A. Là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, khẳng định được tài năng của tác giả
B. Là một truyện ngắn có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ
C. Chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.
D. Tất cả các đáp án trên
Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, khẳng định được tài năng của tác giả, là một truyện ngắn có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.
Đáp án cần chọn là: D
Tìm hiểu chi tiết Chí Phèo
Câu 1. Tác phẩm được đặt điểm nhìn như thế nào?
A. Điểm nhìn của người kể
B. Điểm nhìn của nhân vật
C. Điểm nhìn luân phiên
D. Đáp án khác
Điểm nhìn của người kể được luân phiên và đan xen với nhau. Từ điểm nhìn của người kể Chí Phèo đang vừa đi vừa chửi trời, đất và cả làng Vũ Đại. Rồi tiếp đó là điểm nhìn của nhân vật thể hiện qua những câu cảm thán bộc lộ rõ tâm trạng của nhân vật “Tức thật! Tức thật!... Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không?...
→ Điểm nhìn linh hoạt, luân phiên đan xen tạo cảm giác thú vị, thu hút người đọc.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2. Vì sao Chí Phèo lại khiến làng Vũ Đại e sợ?
A. Vì hắn mới đi tù về
B. Ngoại hình và hành động đáng sợ
C. Vì hắn đã đánh để dằn mặt một vài người
D. Vì nghe mọi người đồn
Chí Phèo khiến làng Vũ Đại e sợ bởi:
- Ngoại hình như thẳng săng đá: cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hơn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết... Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.
- Hành động của hắn: uống rượu say khướt; chửi bới ở cổng nhà bá kiến; tay lúc nào cũng nhăm nhăm cầm cái vỏ chai; ăn vạ...
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3. Bá Kiến đã dùng cách nào để “ứng phó” với Chí Phèo khi bị Chỉ Phèo đến ăn vạ?
A. Chuyển sang giọng nói thân mật
B. Nhận họ hàng với Chí
C. Quát lớn với con
D. Tất cả các đáp án trên
Chi tiết miêu tả cách “ứng phó” của bá Kiến:
- Nói giọng nhỏ nhẹ: “Anh Chỉ ơi! Sao anh lại làm thế?”; “Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết...”
- Chuyển sang giọng nói thân mật: “Về bao giờ thế? Sao không vào tôi chơi! Đi vào nhà uống nước.”; “Nào đứng lên... mang tiếng cả ra.”...
- Đưa mắt nháy con một cái và quát: “Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước, mau lên!”
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4. Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo?
A. Nghe được những âm thanh quen thuộc mà trước kia hắn chưa từng nghe thấy.
B. Bâng khuâng như tỉnh dậy sau giấc say dài
C. Nhận ra mặt trời rực rỡ, nghe thấy tiếng chim ríu rít.
D. Tất cả các đáp án trên
Cảm giác, ấn tượng đánh dấu sự thay đổi bên trong con người Chí Phèo:
- Hắn nhận ra mặt trời rực rỡ, nghe thấy tiếng chim ríu rít.
- Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau giấc say dài; chân tay bủn rủn, không buồn nhấc; nghĩ đến rượu, hắn rùng mình.
- Hắn nghe được tiếng cười nói, tiếng gõ mái chèo - những âm thanh quen thuộc mà trước kia hắn chưa từng nghe thấy.
- Hắn nôn nao buồn khi nghe câu chuyện của 2 người đàn bà; hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải...
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5. Điều gì ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình?
A. Đau ốm, bệnh tật
B. Sự cô độc
C. Về tiền bạc
D. Về những tháng ngày trong tù
Điều ám ảnh Chí Phèo nhất khi nghĩ về cuộc đời của mình chính là sự cô độc. Hắn tự nhận ra bản thân luôn một mình dù đã ngoài 40 tuổi – cái tuổi mà đáng nhẽ ra phải gia đình ấm no, con cái quây quần, vậy mà hắn vẫn một mình. Nỗi cô độc này còn đáng sợ hơn cả nỗi đau ốm, bệnh tật.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6. Lòng trắc ẩn của thị Nở dành cho Chí Phèo được thể hiện qua ý nghĩ và hành động nào?
A. Ý nghĩ muốn quan tâm và hành động nấu cháo
B. Ý nghĩ muốn cưới Chí và hành động nấu cháo
C. Ý nghĩ muốn quan tâm và hành động đi xin đồ ăn cho Chí
D. Ý nghĩ muốn quan tâm và hành động nấu canh giải rượu cho Chí
Lòng trắc ẩn của thị Nở được thể hiện qua sự quan tâm của thị dành cho hắn. Thị nghĩ hắn bị ốm và nấu cháo cho hắn ăn. Có thể nó xuất phát từ sự đồng cảm của thị dành cho hắn – một con người cũng khá bất hạnh hay đó có thể hiểu là tình cảm của thị dành cho hắn. Dù hiểu theo nghĩa nào, hình ảnh “bát cháo hành” cũng để lại ấn tượng sâu sắc về một sự quan tâm, lo lắng của một người đàn bà dành cho Chí Phèo.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7. Lời kể và điểm nhìn của người kể chuyện thể hiện thái độ như thế nào đối với Chí Phèo?
A. Thái độ phê phán
B. Thái độ chủ quan
C. Thái độ công tâm, khách quan
D. Tất cả các đáp án trên
Lời kể và điểm nhìn của người kể chuyện thể hiện thái độ công bằng, bình đẳng, đánh giá một cách trung thực, khách quan nhất về nhân vật Chí Phèo. Với ông, con người đều có quyền bình đẳng, phê phán xã hội vô nhân đạo đày đọa con người. Vì vậy, dưới góc nhìn khách quan của mình, ông đã đòi lại công bằng cho một người được coi là “đáy xã hội”, bị mọi người hắt hủi.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8. Tại sao bà cô Thị Nở dứt khoát không cho cháu mình đến với Chí Phèo?
A. Bà cho rằng đã ngoài 30 tuổi rồi ai lại đi lấy chồng
B. Bà thấy nhục nhã vì Chỉ là thằng không cha không mẹ
C. Vì Chí làm nghề rạch mặt ăn vạ
D. Tất cả các đáp án trên
Lý do bà cô thị Nở dứt khoát không cho cháu mình đến với Chí Phèo không thỏa đáng bởi bà nhìn lại mình rồi áp đặt lên thị Nở, bà cho rằng đã ngoài 30 tuổi rồi ai lại đi lấy chồng. Hơn nữa, Chí Phèo còn là thằng không cha không mẹ, còn làm nghề rạch mặt ăn vạ, bà thấy nhục nhã thay cháu mình. Bà đã áp đặt cuộc đời của mình lên cháu mình và tin vào những lời đồn thổi ngoài kia rồi phản đối thị Nở đến với Chí Phèo.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9. Tại sao tâm trí của Chí Phèo lại bị ám ảnh bởi hơi cháo hành?
A. Vì Chí vẫn còn say rượu
B. Vì Chí không quen ngửi mùi hành
C. Vì lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà
D. Vì lần đầu tiên hắn được ăn cháo hành
Tâm trí của Chí Phèo lúc này bị ám ảnh bởi hơi cháo hành bởi lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi bàn tay của một người đàn bà. Bát cháo hành chính là minh chứng rõ nhất cho sự quan tâm, chăm sóc hay chính là tình yêu của thị Nở dành cho hắn, điều đó khiến hắn không thể nào quên đi hương vị của bát cháo đó. Trong khi hắn đang muốn quay lại làm người, thị xuất hiện, trút giận lên hắn đã khiến hắn tỉnh ra, hơi cháo hành xuất hiện như một sự hồi niệm về một mối tình ngắn ngủi thoảng qua giữa hai người.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10. Khi đến nhà Bá Kiến lần tiếp theo, đâu là lời nói chứng tỏ rõ nhất việc Chí Phèo không hề say?
A. Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ!
B. Tao muốn làm người lương thiện!
C. Tao chỉ liều chết với bố con mày đẩy thôi.
D. Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi!
Câu nói chứng tỏ rõ nhất việc Chí Phèo không hề say đó là: Tao không đến đây xin năm hào!... Tao đã bảo tạo không đòi tiền!...Tao muốn làm người lương thiện....
Đây không phải là lời của một kẻ say, đây chính là lời của một Chí Phèo chân chính muốn nói, hắn đã tỉnh táo sau khi gặp thị Nở, con người chân chính của hắn đã quay về và hắn muốn trở lại làm người, làm một người bình thường như hắn từng mong ước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11. Ý nghĩa của hình ảnh cái lò gạch cũ là gì?
A. Gợi ra vòng luẩn quẩn của cuộc đời Chí Phèo, bi kịch của những kiếp người bị áp bức
B. Gợi ra kí ức liên tưởng sâu sắc về cuộc đời bi kịch của người nông dân trong xã hội xưa.
C. Là nơi Chí Phèo bị vứt bỏ từ khi mới được sinh ra.
D. Tất cả các đáp án trên
- Về ý nghĩa tả thực chỉ là hình ảnh của chiếc lò nung gạch cũ, đã bị bỏ hoang, không còn giá trị sử dụng. Là nơi Chí Phèo bị vứt bỏ từ khi mới được sinh ra.
- Về ý nghĩa biểu tượng:
+ Hình ảnh “Cái lò gạch cũ" gợi ra vòng luẩn quẩn của cuộc đời Chí Phèo, bi kịch của những kiếp người bị áp bức, chà đạp đến khốn khổ và tước đi quyền được sống, cái gọi hạnh phúc.
+ “Bi kịch Chí Phèo” không chỉ là bi kịch của cá nhân riêng biệt mà là hiện trạng phổ biến quy luật trong xã hội xưa.
- Nghệ thuật: Việc hình ảnh được đặt ở đầu cuối tương ứng gợi ra kí ức liên tưởng sâu sắc về cuộc đời bi kịch của người nông dân trong xã hội xưa.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12. Người kể chuyện bộc lộ thái độ như thế nào đối với Chí Phèo và thị Nở qua hệ thống điểm nhìn và lời kể.
A. Thái độ tôn trọng
B. Thái độ phê phán
C. Thái độ trung lập
D. Tất cả các đáp án trên
Người kể không hề bộc lộ thái độ khinh miệt hay kì thị đối với Chí Phèo và thị Nở dù cả hai đều không phải là người hoàn hảo. Người kể chuyện đã đặt mình và vị trí của nhân vật, nói lên tâm tư, nguyện vọng của họ. Chí Phèo thì muốn quay lại làm người lương thiện, muốn có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Thị Nở thì khát khao hạnh phúc dù xấu xí và đã quá tuổi lấy chồng.
Tất cả đều thể hiện sự tôn trọng đối với mỗi nhân vật qua lăng kính khách quan, những đánh giá chân thực của tác giả để từ đó lột tả được hết những tính cách tốt đẹp của hai nhân vật này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13. Giá trị nội dung của tác phẩm Chí Phèo là?
A. Là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.
B. Ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.
C. Là lời phê phán tầng lớp địa chủ
D. A và B đúng
Giá trị nội dung:
- Lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa.
- Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính. Đáp án cần chọn là: D
Câu 14. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo là?
A. Biệt tài phân tích tâm lí nhân vật
B. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
C. Nghệ thuật trần thuật
D. Tất cả các đáp án trên
Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ vừa có tính chung tiêu biểu vừa có những điểm riêng biệt không trộn lẫn.
- Nam Cao có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật khiến nhân vật của ông thật hơn con người thật.
- Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ.
- Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống.
- Giọng văn biến hóa đa dạng.
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: