Trắc nghiệm Vợ nhặt (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 28 câu hỏi trắc nghiệm Vợ nhặt Ngữ văn lớp 11 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 11.

Trắc nghiệm Vợ nhặt (có đáp án) - Kết nối tri thức

Tác giả Kim Lân

Câu 1. Tác giả Kim Lân tên thật là?

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

A. Nguyễn Kim Thành

B. Nguyễn Văn Tài

C. Bùi Đình Diệm

D. Kim Lân

Câu 2. Ngoài viết văn, Kim Lân còn được biết đến với vai trò nào?

A. Diễn viên

B. Nhạc sĩ

C. Đạo diễn

D. Nhà nghiên cứu

Quảng cáo

Câu 3. Kim Lân chủ yếu sáng tác ở thể loại nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Thơ

D. Bút kí

Câu 4. Các sáng tác của Kim Lân thường viết về đề tài nào?

A. Chiến tranh và cuộc sống của người nông dân

B. Số phận bất hạnh của người phụ nữ

C. Cuộc sống và con người ở nông thôn

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5. Truyện ngắn nào sau đây không phải sáng tác của Kim Lân?

Quảng cáo

A. Làng

B. Cái lò gạch cũ

C. Vợ nhặt

D. Nên vợ nên chồng

Câu 6. Ý nào sau đây đúng khi nói về phong cách sáng tác của nhà văn Kim Lân?

A. Có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật

B. Ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn

C. Văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn.

D. Tất cả các đáp án trên

Tìm hiểu chung Vợ nhặt

Câu 1. Tác phẩm được in trong tập?

A. Hoa dọc chiến hào?

B. Con chó xấu xí

C. Nên vợ nên chồng

D. Làng

Quảng cáo

Câu 2. Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt là gì?

A. Mở ra cảnh ngộ éo le

B. Thể hiện việc giá trị con người bị coi thường và rẻ rúng thời kì đó

C. Thể hiện khát khao được hạnh phúc

D. Cả ba đáp án trên

Câu 3. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm là gì?

A. Tiền thân của tác phẩm này là tiểu thuyết Thôn ngụ cư, được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết lại cốt truyện ngắn này.

B. Tiền thân của tác phẩm này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết lại cốt truyện ngắn này.

C. Tiền thân của tác phẩm này là tiểu thuyết Làng ngụ cư, được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (năm 1954), ông dựa vào một phần truyện cũ để viết lại cốt truyện ngắn này.

D. Đáp án khác

Câu 4. Phần nào sau đây không nằm trong bố cục văn bản?

A. Cảnh Tràng gia nhập Việt Minh

B. Cảnh Tràng dẫn vợ về nhà

C. Cuộc gặp gỡ giữa bà cụ Tứ và nàng dâu mới

D. Cảnh buổi sáng hôm sau ở nhà Tràng

Tìm hiểu chi tiết Vợ nhặt

Câu 1. Nạn đói ở Việt Nam xảy ra đỉnh điểm vào thời gian nào?

A. Tháng 1 năm 1945

B. Tháng 3 năm 1945

C. Tháng 1 năm 1946

D. Tháng 3 năm 1946

Câu 2. Khung cảnh ngày đói được gợi ra qua những hình ảnh nào?

A. Xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, mấy đứa trẻ con trong xóm

B. Xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, các xó tường

C. Xóm ngụ cư, buổi chiều muộn, mấy đứa trẻ con trong xóm, các xó tường

D. Xóm ngụ cư, buổi chiều muộn

Câu 3. Tâm trạng của Tràng được bộc lộ qua những biểu hiện nào?

A. Người hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt.

B. Mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.

C. Mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, nghiêm mặt

D. Mặt phớn phởn khác thường, tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh, nghiêm mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng với đám trẻ con.

Câu 4. Người dân trong xóm có cảm xúc gì khi thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ về nhà?

A. Họ bỗng rạng rỡ, tươi tắn hẳn lên như có ý muốn chúc mừng Tràng vì có vợ.

B. Họ thở dài, nghi hoặc

C. Họ bỗng rạng rỡ, tươi tắn hẳn lên như có ý muốn chúc mừng Tràng vì có vợ. Nhưng cũng có người thở dài, nghi hoặc.

D. Họ không quan tâm

Câu 5. Chi tiết nào thể hiện sự thay đổi trong tâm trạng của Tràng khi về đến nhà?

A. Xăm xăm bước vào trong nhà, nhấc tấm phên rách sang một bên.

B. Thu dọn những niêu bát, xống áo.

C. Tủm tỉm cười một mình

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6. Ngôn ngữ của người vợ nhặt trước khi theo Tràng về nhà là?

A. Cẩn trọng

B. Cong cớn, xưng xỉa

C. Dịu dàng, nhẹ nhàng

D. Lịch sự, giữ khoảng cách

Câu 7. Việc Tràng chấp nhận hành động “theo về” của một người phụ nữ xa lại thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?

A. Một người vô tư

B. Một người tính toán

C. Một người cẩn trọng, có cân nhắc kĩ càng

D. Đáp án khác

Câu 8. Khi nhìn thấy người phụ nữ lạ trong nhà, bà cụ Tứ có tâm trạng như thế nào?

A. Vui mừng

B. Ngạc nhiên

C. Tức giận

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 9. Tình cảm của bà cụ Tứ dành cho người con dâu mới được thể hiện qua lời nói như thế nào?

A. “Ừ thôi thì các con đã phải duyên kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”

B. “Vợ chồng chúng mày liệu bảo nhau mà làm ăn”

C. “Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống cho đỡ mỏi chân”

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 10. Khung cảnh ngày mới được cảm nhận chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào?

A. Nhân vật Thị

B. Nhân vật Tràng

C. Nhân vật bà cụ Tứ

D. Tác giả

Câu 11. Bà cụ Tứ có tâm trạng thế nào trong buổi sáng của ngày đầu tiên sau khi có con dâu mới?

A. thấy nhẹ nhõm, tươi tỉnh lên hẳn.

B. bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa

C. thấy yêu đời hơn

D. A và B đúng

Câu 12. Người vợ nhặt có thay đổi như thế nào trong buổi sáng của ngày đầu tiên khi về nhà Tràng làm dâu?

A. thấy nhẹ nhõm, tươi tỉnh hơn hẳn

B. vẫn đanh đá, chua chát

C. trở thành người đàn bà hiền hậu đúng mực

D. A và C đúng

Câu 13. Nhân vật Tràng có sự thay đổi tâm trạng như thế nào trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ?

A. Bắt đầu có những dự tính cho tương lai

B. Thấy cảm động với những cảnh tượng quen thuộc

C. Cảm nhận những thanh âm quen thuộc xung quanh thay đổi mới mẻ, khác lạ

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14. Vai trò của chi tiết nồi chè khoán là gì?

A. Tố cáo tội ác của thực dân phát xít gây nên nạn đói

B. Nói lên tình cảnh thảm hại của người dân nghèo khổ

C. Thể hiện tấm lòng đôn hậu của người mẹ

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 15. Hình ảnh “lá cờ đỏ” hiện lên trong tâm trí của Tràng có ý nghĩa gì?

A. Hình ảnh tượng trưng cho niềm tin, niềm hy vọng về tương lai tươi sáng

B. Là suy nghĩ bất chợt, không mang ý nghĩa.

C. Thể hiện niềm vui của Tràng

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 16. Ý nghĩa của tình huống truyện là gì?

A. Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đẩy con người vào hoàn cảnh khổ đau.

B. Tạo kết cấu chặt chẽ cho tác phẩm, là cơ sở cho các sự việc diễn ra sau đó

C. Làm nổi bật nên mong muốn được sống, được hạnh phúc

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 17. Chủ đề của tác phẩm là?

A. Hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân xưa trong nạn đói 1945.

B. Mong muốn vượt lên số phận, vượt qua nạn đói, kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân.

C. Hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân xưa trong nạn đói 1945 và mong muốn vượt lên số phận, vượt qua nạn đói, kiếm tìm hạnh phúc cho bản thân.

D. Số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 18. Ý nào sau đây đúng khi nói về giá trị tư tưởng của tác phẩm?

A. Phản ánh chân thực tình cảnh khốn khổ, thê thảm của nông thôn Việt Nam trong nạn đói 1945.

B. Phát hiện và phản ánh khát vọng của con người.

C. Tố cáo tội ác của bọn đế quốc, thực dân đã đẩy những người dân Việt Nam vào cùng đường bí lối.

D. Tất cả các đáp án trên

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 11 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 11 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên