Soạn bài Đêm trăng và cây sồi - Cánh diều

Với soạn bài Thực hành đọc hiểu: Đêm trăng và cây sồi (Trích Chiến tranh và hòa bình) trang 49 → trang 53 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Soạn bài Đêm trăng và cây sồi - Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 49 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

- Đọc trước đoạn trích Đêm trăng và cây sồi, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Lép Tôn-xtôi và bộ tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu thêm đoạn trích:

Giữa năm 1805, khi các binh đoàn thiện chiến của Na-pô-lê-ông (Napoleon) đang hành quân tiến dần về phía đông thì các quý tộc Nga ở thủ đô Pê-téc-bua (Saint-Petersburg) chỉ biết tụ tập tiệc tùng, khiêu vũ, cờ bạc và tán gẫu. Công tước An-đrây Bôn-côn-xki (Andrey Bolkonsky) cảm thấy cuộc sống quý tộc ở thủ đô quá nhàm chán, giả dối và vô nghĩa. An-đrây quyết định nhập ngũ, tham gia đoàn quân viễn chinh, làm sĩ quan phụ tá bên cạnh tướng Cu-tu-dốp (Koutouzov), mơ sẽ lập được chiến công hiển hách, có được vinh quang chói lọi như Na-pô-lê-ông. Sau khi trải qua cuộc viễn chinh và bị thương trong trận Au-xtéc-lít (Austerlitz), tháng 12-1805, chàng tỉnh ngộ, trở về nhà đúng lúc vợ chàng tắt thở vì sinh nở. Những thất vọng và mất mát liên tiếp khiến chàng bi quan về cuộc sống. Mùa xuân năm 1809, An-đrây có chuyến đi đến nhà bá tước Rô-xtốp (Rostov), tình cờ gặp cô gái Na-ta-sa (Natasha), con gái của bá tước.

Đoạn trích dưới đây kể về những thay đổi trong tâm trạng của An-đrây trong và sau chuyến đi đến nhà bá tước Rô-xtốp.

Quảng cáo

Trả lời:

- Tác giả Lép Tôn-xtôi (1828-1910)

+ Vai trò, vị trí: là nhà văn vĩ đại của Nga và thế giới

+ Đặc điểm sáng tác: Ông luôn tìm tòi sự thật, về bản chất con người Nga. Ông coi quần chúng nhân dân như người sáng tạo lịch sử, như ngọn nguồn đạo đức và sức mạnh của cộng đồng.

+ Tác phẩm tiêu biểu: Thời thơ ấu (1852); Thời niên thiếu (1855); Nguời tù Kavzaz (1863); Chiến tranh và hòa bình (1865); Anna Karenina (1877)

- Tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình

+ Vị trí: Gorrki nhận xét Chiến tranh và hoà bình là “tác phẩm vĩ đại của thế kỷ XIX"

+ Nội dung: Viết về chủ đề chiến tranh, ca ngợi cuộc chiến tranh nhân dân và những giằng xé nội tâm, đi tìm chân lý trong một số thanh niên quý tộc tiến bộ.

+ Giá trị: Tác phẩm là đỉnh cao của nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý con người, còn được gọi là nghệ thuật về “phép biện chứng tâm hồn”

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ vô tình giữa An-đrây và Na-ta-sa trong chuyến đi đến nhà bá tước Rô-xtốp. Thể hiện những thay đổi trong tâm trạng của An-đrây trong và sau chuyến đi đến nhà bá tước Rô-xtốp.

Soạn bài Đêm trăng và cây sồi | Hay nhất Soạn văn 12 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý các từ ngữ thể hiện tâm trạng và tình cảm của nhân vật An-đrây

Trả lời:

- “Chợt thấy lòng se lại, chẳng hiểu vì sao”

- Vui vẻ: “Ngày hôm nay trời đẹp quá,… chung quanh tươi vui quá”

Câu hỏi (trang 50 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hình dung khung cảnh đêm trăng ở Ô-trát-nôi-ê

Quảng cáo

Trả lời:

- Khung cảnh đêm trăng: tràn đầy ánh trăng, không khí mát mẻ, trong sáng và yên tĩnh, nền trời trong sáng, lác đác mấy vì sao.

Câu hỏi (trang 51 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Hình dung tâm trạng vui tươi, cảm giác bay bổng của nhân vật Na-ta-sa

Trả lời:

Na-ta-sa hào hứng, cảm thấy thích thú trước đêm trăng. Cô vội vã gọi Xô-nhi-a cùng tận hưởng đêm trăng đẹp đẽ và chỉ cô cách ngồi để có được cảm giác bay bổng.

Câu hỏi (trang 51 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Minh họa dưới đây liên quan gì đến nội dung văn bản ?

Trả lời:

Hình minh họa giúp người đọc hình dung rõ hơn chân dung nàng Na-ta-sa và dáng ngồi để có được cảm giác bay bổng của nàng. Gắn liền với nội dung “Đây này, cứ ngồi xổm như thế này nhé, vòng tay xuống dưới đầu gối thế này ôm thật chặt…bay bổng lên cho mà xem”

Câu hỏi (trang 52 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Chú ý những chòm lá xanh mơn mởn trên cây sồi già

Trả lời:

- Cây sồi già tỏa rộng một vòm lá xum xuê xanh tốt thẫm màu

- Những đám lá non xanh tươi đã đâm thẳng ra ngoài

- Những chòm lá xanh mơn mởn ấy

Câu hỏi (trang 52 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Dõi theo tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc của An-đrây

Trả lời:

- “Chàng bỗng vô cớ có cảm giác vui mừng, sảng khoái, tưởng chừng như mỗi tế bào trong người mình đổi mới, sống lại”

-“Chàng nhớ lại tất cả những giờ phút tốt đẹp nhất của đời mình”

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki chú ý đến cô gái Na-ta-sa Rô-xtốp trong tình huống nào? Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của nhân vật Na-ta-sa.

Trả lời:

- An-đrây chú ý đến Na-ta-sa trong tình huống: Anh đến nhà bá tước Rô-xtop thỉnh cầu về công việc, anh chú ý đến Na-ta-sa đang vui đùa trong đám thanh niên, anh mấy lần nhìn cô và băn khoăn trong lòng về cô.

- Na-ta-sa mang một vẻ đẹp của sức sống, cô luôn vui vẻ, hạnh phúc và tràn đầy nhiệt huyết. Là “một cô gái mảnh dẻ, xinh xắn” mang tâm hồn bay bổng, thể hiện rõ nhất qua đêm trăng thơ mộng.

Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Đêm trăng ở Ô-trát-nôi-ê có gì đặc biệt? Đêm trăng này có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật An-đrây Bôn-côn-xki?

Trả lời:

- Đó là một đêm trăng tràn đầy ánh trăng, không khí mát mẻ, trong sáng và yên tĩnh, nền trời trong sáng, lác đác mấy vì sao.

- Chính tại đêm trăng đấy, chàng một lần nữa tình cờ gặp gỡ Na-ta-sa ở tầng trên. Cả hai người đều đăm chiêu trước vẻ đẹp đêm trăng ấy, hai tâm hồn gặp gỡ, hòa quyện.

Câu 3 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Vì sao An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường? Nêu những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già. Theo em, cây sồi trong văn bản tượng trưng cho điều gì?

Trả lời:

- An-đrây quan tâm đến cây sồi già bên đường vì chàng có những ấn tượng khó quên “Chàng bỗng vô cớ có cảm giác vui mừng, sảng khoái, tưởng chừng như mỗi tế bào trong người mình đổi mới, sống lại”, “Chàng nhớ lại tất cả những giờ phút tốt đẹp nhất của đời mình”

- Những chi tiết cho thấy sự thay đổi của cây sồi già :

+ “Cây sồi già đã hoàn toàn đổi mới, tỏa rộng một vòm lá xum xuê xanh tốt”

+ “Không còn thấy những ngón tay co quắp, những vết nứt sứt sẹo”

- Cây sồi tượng trưng cho thế giới nội tâm của chính nhân vật An-đrây. Từ cảm xúc buồn bã, chán nản, bi quan của An-đrây đầu chuyến đi xa, giờ đây đã trở thành một tâm hồn hồi sinh, tràn ngập lòng yêu đời, yêu sự sống. Tác giả sử dụng thiên nhiên làm tấm gương phản ánh tâm lý con người.

Câu 4 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây. Từ đó, nhận xét về cách thể hiện tâm lí nhân vật của nhà văn Tôn-xtôi.

Trả lời:

- Diễn biến tâm trạng của nhân vật An-đrây:

+ Đầu đoạn trích, An-đrây mang tâm trạng không vui và tư lự đến nhà bá tước Rô-xtop thỉnh cầu về công việc

+ Lần đầu gặp gỡ với Na-ta-sa, anh cảm thấy “chợt thấy lòng se lại”, mọi thứ xung quanh đều trở nên rực rỡ, tươi vui.

+ Khi gặp lại cây sồi : “bỗng vô cớ có cảm giác vui mừng, sảng khoái” sau đó anh “nhớ lại tất cả những giờ phút tốt đẹp nhất của đời mình”

+ Những dòng suy tư, thức tỉnh về cuộc đời “Không, cuộc đời chưa chấm dứt ở tuổi ba mươi mốt”, sống sao cho “cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người cùng sống chung với ta”

- Nhận xét: Tác giả thể hiện quá trình phát triển tâm lý con người đạt đến trình độ phân tích tâm lý xuất sắc. Ông luôn coi cuộc sống là một quá trình vận động và tâm lý con người “như một dòng sông”, lưu chuyển không ngừng.

Câu 5 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại của tác giả trong đoạn trích Đêm trăng và cây sồi.

Trả lời:

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đạt đến độ tinh xảo, miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết thể hiện qua đêm trăng và trong chính sự thay đổi của cây sồi. Đằng sau bức tranh thiên nhiên là những sắc thái tình cảm ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật.

- Ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ đối thoại: Đưa người đọc vào sâu bên trong dòng suy tư và cảm xúc của nhân vật. Tác giả giải thích những chuyển biến thầm kín mà tinh vi trong tâm hồn nhân vật, giúp nhân vật mang chiều sâu tâm lý.

Câu 6 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trên đường về nhà, An-đrây Bôn-côn-xki đã tìm được lẽ sống mới. Lẽ sống đó là gì? Em suy nghĩ gì về lẽ sống đó?

Trả lời:

- Lẽ sống đó là cuộc sống không chỉ của riêng ta mà còn là sống cho mọi người. Lẽ sống ấy được thể hiện rõ nhất qua câu văn “cuộc đời của ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi người cùng sống chung với ta”.

- Đó là một lẽ sống cao đẹp, thể hiện một tâm hồn cao cả bên trong nhân vật. Từ lẽ sống ấy, nhân vật đã thoát khỏi những đau khổ, vượt qua những kí ức khó khăn và đau thương để hướng đến tương lai tươi sáng.

Câu 7 (trang 53 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Em thích nhất hình ảnh, nhân vật hoặc sự việc nào trong đoạn trích? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất hình ảnh cây sồi già bên đường. Bởi lẽ đó là một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa và tư tưởng. Cây sồi tượng trưng cho thế giới nội tâm của nhân vật An-đrây. Sự thay đổi của cây sồi với những mần xanh mơn mởn chính là biểu tượng cho một tâm hồn hồi sinh, tràn ngập lòng yêu đời, yêu sự sống. Thông qua hình ảnh cây sồi, Lép Tôn-xtôi đã lấy thiên nhiên làm tấm gương phản chiếu tâm hồn con người, đưa nghệ thuật miêu tả tâm lý lên một tầm cao mới với những biến thái tinh vi và sâu sắc hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên