Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - Cánh diều

Với soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trang 79, 80 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Soạn bài Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

a) Xem lại yêu cầu so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ đã nêu ở phần Viết.

b) Để trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ, các em cần lưu ý:

- Xác định được hai văn bản thơ chứa đựng những phương diện có thể so sánh và đánh giá.

- Chú ý các yêu cầu về trình bày bằng lời trước tập thể (văn nói khác với văn viết như thế nào; sự kết hợp các phương tiện và yếu tố phi ngôn ngữ trong khi trình bày).

2. Thực hành

Bài tập (trang 80 sgk Ngữ văn 12 Tập 2): Trình bày ý kiến so sánh, đánh giá hai bài thơ (hoặc hai đoạn ở hai bài thơ khác nhau).

a) Chuẩn bị

- Lựa chọn hai bài thơ (hoặc hai đoạn ở hai văn bản thơ khác nhau) mà em tâm đắc. Ví dụ: bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) và Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao).

Quảng cáo

- Xác định và tìm hiểu nội dung so sánh, đánh giá ở hai bài thơ (hoặc hai đoạn thơ). Ví dụ: Phong vị dân gian trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) và Bài thơ của một người yêu nước mình (Trần Vàng Sao).

- Xây dựng và thể hiện nội dung so sánh, đánh giá hai bài thơ (hai đoạn thơ) trên giấy A0 hoặc phần mềm trình chiếu (Ví dụ: PowerPoint).

b) Tìm ý và lập dàn ý

Tham khảo phần Viết, mục 2.1, ý b, có thể thêm bớt các ý cho phù hợp với yêu cầu trình bày.

c) Nói và nghe

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục c (trang 31); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Em chào cô và các bạn! Em xin phép trình bày bài viết của mình về vấn đề so sánh nét đặc sắc nội dung và nghệ thuật trong bài thơ Việt Bắc Tố Hữu và Bài thơ của một người yêu nước mình của Trần Vàng Sao.

Nhà thơ Tố Hữu được mệnh danh là lá cờ đầu cho phong trào thơ ca cách mạng Việt Nam. Những vần thơ của ông luôn mang nặng tình yêu Tổ quốc. Ta bắt gặp tình yêu ấy trong Bài thơ của một người yêu nước mình của Trần Vàng Sao. Hai bài thơ tuy chung đề tài và một nguồn cảm hứng nhưng vẫn ánh lên những nét riêng độc đáo.

Quảng cáo

Hai bài thơ đều thể hiện tình cảm keo sơn gắn bó giữa con người, là tình cảm thiết tha, mặn nồng với quê hương, đất nước. Đặc biệt ở Trần Vàng Sao, ông đã mang đến một thứ keo sơn kỳ lạ để kết nối những bình diện tưởng chừng đối lập hòa quyện vào nhau, làm cho tình yêu nước không còn xa vời, cao siêu mà trở nên gần gũi.

Bên cạnh tình yêu đất nước nồng nàn, sâu lắng, ta bắt gặp hình tượng người mẹ Việt Nam tỏa sáng trong những vần thơ êm dịu. Trong “Việt Bắc” đó là hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng”,vất vả gian khổ để chắt chiu từng hạt bắp. Còn trong “Bài thơ của một người yêu nước mình” là hình ảnh điển hình cho bao người mẹ Việt tảo tần “áo rách” và thương con vô bờ bến, thầm lặng hy sinh. Đều viết về người mẹ nhưng trong “Việt Bắc” là tình thân mến của các chiến sĩ cách mạng dành cho người mẹ Việt Nam, còn trong “Bài thơ của một người yêu nước mình”, ấy là tình mẫu tử thiêng liêng, niềm thương xót của một đứa con giành cho mẹ của mình. Dù có khác nhau là vậy nhưng cả hai tác phẩm đã xây dựng lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam chịu thương, chịu khó, tần tảo, cống hiến cho Tổ Quốc.

Nét riêng và độc đáo của hai bài thơ thể hiện ở chính âm hưởng của nó. Nếu trong “Việt Bắc” bài thơ là một khúc ca đẹp trong bản tình ca Việt Bắc, thì  “Bài thơ của một người yêu nước mình” lại mang một âm hưởng ngược lại, đó là nỗi niềm thương nhớ về dòng kí ức đã qua của một tuổi thơ mang nhiều nỗi suy tư sâu lắng. Bên cạnh đó, xét về mặt thể loại,“Việt bắc” là thể lục bát truyền thống với cách gieo vần đặc trưng đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái, mang tính dân tộc đậm đà. Với Trần Vàng Sao, ông đưa đến thể loại thơ tự do với việc sử dụng những dòng thơ liền mạch, không có dấu câu, như để thể hiện mạch nguồn cảm xúc trào dâng khi viết về đất nước.

Quảng cáo

Sự khác biệt giữa hai đoạn thơ có lẽ đến từ chính bối cảnh sáng tác nên nó. Đối với “Việt bắc” được sáng tác khi miền Bắc nước ta được giải phóng, điều đó đã tạo nên âm hưởng vui tươi, lạc quan cho bài thơ. Ngược lại, “Bài thơ của một người yêu nước mình” được sáng tác vào năm 1967, khi đất nước ta vẫn chưa được thống nhất, nhân dân miền Nam đang lầm than, vì vậy trong những vần thơ ta cảm nhận được âm hưởng đau thương, một nỗi buồn man mác.

Qua hai bài thơ đã mang đến dòng cảm xúc sâu lắng về tình yêu thương, hơi ấm con người và lòng yêu nước nồng nàn trong tác giả. Đó là những tình cảm rất đỗi chân thành, là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân tình giữa tâm hồn người con Việt với quê hương, đất nước.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 6, phần Nói và nghe, mục d (trang 31); đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở bài này.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên