Bố cục Ông đồ chính xác nhất - Cánh diều

Với bố cục bài Ông đồ Ngữ văn lớp 7 Cánh diều chính xác nhất giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Ông đồ từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.

Bố cục văn bản Ông đồ - Cánh diều

Quảng cáo

Chia làm 3 phần:

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế

- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)

- Phần 3: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm

Tóm tắt Ông đồ

Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Quảng cáo

Nội dung chính Ông đồ

Bài thơ thể hiện tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

Tác giả - tác phẩm: Ông đồ

I. Tác giả văn bản Ông đồ

Ông đồ | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

1. Tiểu sử

- Vũ Đình Liên (1913 - 1996)

- Quê quán: Quê gốc là ở Hải Dương nhưng sống chủ yếu ở Hà Nội

2. Sự nghiệp sáng tác

- Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào thơ mới

- Ngoài sáng tác thơ, ông còn nghiên cứu, dịch thuật, giảng dạy văn học

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang nặng nỗi niềm xưa, nỗi niềm hoài cổ, hoài vọng

- Tác phẩm tiêu biểu: Lũy tre xanh, Mùa xuân cộng sản, Hạnh phúc…

II. Tìm hiểu tác phẩm Ông đồ

1. Thể loại: Thể thơ 5 chữ

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Từ đầu thế kỉ XX, nền văn Hán học và chữ Nho ngày càng suy vì trong đời sống văn hóa Việt Nam, khi mà Tây học du nhập vào Việt Nam, có lẽ vì đó mà hình ảnh những ông đồ đã bị xã hội bỏ quên và dần vắng bóng. Vũ Đình Liên đã viết bài thơ Ông đồ thể hiện niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa.

Ông đồ | Ngữ văn lớp 7 Cánh diều

3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Biểu cảm

4. Tóm tắt:

Bài thơ thể hiện t ình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.

5. Bố cục:

Chia làm 3 phần:

- Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Hình ảnh ông đồ thời Nho học còn thịnh hành, thịnh thế

- Phần 2 (hai khổ tiếp theo): Hình ảnh ông đồ khi Nho học suy vi (lụi tàn)

- Phần 3: Tâm tư thầm kín, niềm tiếc thương tác giả gửi gắm

6. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tư vấn của nhiều độc giả

7. Giá trị nghệ thuật:

- Bài thơ được viết theo thể thơ ngụ ngôn gồm nhiều khổ

- Kết cấu đối lập đầu cuối tương ứng, chặt chẽ

- Ngôn từ trong sáng bình dị, truyền cảm

Quảng cáo

Để học tốt bài học Ông đồ lớp 7 hay khác:

Xem thêm bố cục các văn bản Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều chính xác nhất hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

Săn shopee giá ưu đãi :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên