Soạn bài Ông đồ (trang 46, 47, 48) - Ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Ông đồ trang 46, 47, 48 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài Ông đồ (trang 46, 47, 48) - Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 46 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em còn biết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.

- Vũ Đình Liên (1913-1996), quê ở Hải Dương. Ông là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới và là nhà giáo nhân dân Việt Nam. Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. 

- Chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp): Chữ Nho có gốc là chữ Hán nhưng lại được phát âm bằng tiếng Việt. Nhờ mượn chữ Hán về dùng mà chúng ta bổ sung thêm rất nhiều kho từ cho tiếng Việt. Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ chuẩn xác, cho đẹp, nhưng cùng với thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, tạo ra những hình tượng nghệ thuật thể hiện ý tứ sâu xa của tác giả. Thư Pháp vốn xuất thân từ Trung Hoa và được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu Công nguyên thời nhà Hán. 

Quảng cáo

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Bài thơ kể về sự ngày càng mai một của một nét đẹp truyền thống dân tộc “xin chữ Nho”.

ong-do-vu-dinh-lien

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Vần: vần cách (già-qua, đâu-sầu, hay-bay)

- Nhịp: 2/3, 3/2, ¼

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Cảnh và người ở phần đầu bài thơ hiện lên thật đẹp, tràn đầy sức sống với hoa đào nở, ông đồ già, phố đông người. Nó gợi lên một không khí tấp nập, đông vui, háo hức trong không khí Tết đến xuân về.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Tài năng viết chữ của ông đồ được thể hiện qua những nét chữ ngay ngắn, đẹp đẽ như phương múa rồng bay trên giấy, cùng với đó là lời khen của những người xin chữ và những vị khách qua đường.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Từ “nhưng” ở dòng 9 như thể hiện một sự đối lập giữa câu trước và câu sau, khép lại những hình ảnh tuyệt đẹp và dự báo chẳng lành về những hình ảnh sẽ xuất hiện phía sau.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Hình ảnh ở khổ thơ cuối đối lập với hình ảnh ở khổ thơ đầu. Nếu khổ thơ đầu là hình ảnh ông đồ đang ở trên phố, hòa mình vào không khí tấp nập ngày Tết với đào nở, giấy đỏ thì đến câu cuối lại gợi ra liên tưởng về một khung cảnh có chút thiếu. Vẫn là hoa đào nở, người người vẫn tấp nập nhưng không còn thấy sự xuất hiện của ông đồ xưa. Điều đó gợi lên một sự thiêu thiếu, sự mai một của một giá trị văn hóa.

Quảng cáo

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Bài thơ viết về ông đồ và sự ngày càng mai một của một nét đẹp văn hóa truyền thống “xin chữ Nho”. 

- Tác giả là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ.

- Đó là sự tiếc nuối, xót xa cho sự mất đi của một nét đẹp văn hóa truyền thống xưa của người Việt – truyền thống xin chữ Nho trong ngày Tết cổ truyền của người dân Việt Nam.

Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian.

- Cách trình bày như vậy có tác dụng thể hiện sự mai một, mất dần của một nét đẹp văn hóa truyền thống theo thời gian.

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Hình ảnh ông đồ ở khổ 1 và 2: đó là hình ảnh về một con người đầy tài hoa với tài thư pháp, chữ Nho tuyệt đỉnh (Như phượng múa rồng bay) được mọi người ca ngợi (Tấm tắc ngợi khen tài). Mọi người đều chú ý, quan tâm đến tài năng của ông, đến xin chữ để treo ngày Tết.

- Hình ảnh ông đồ ở khổ 3 và 4: vẫn là con người tài hoa ấy, nhưng dường như mọi người không còn quan tâm đến sự tồn tại của ông. Ông vẫn ngồi đó, mọi người vẫn đi qua và chẳng ai xin chữ hay để ý đến.

→ Sự khác nhau ấy nói lên sự mờ nhạt dần của văn hóa truyền thống trong lòng mọi người. Ông đồ vẫn vậy, vẫn là người tài hoa đầy mình, chờ đợi mọi người. Nhưng những người đi qua lại thờ ơ, như thờ ơ với chính nét đẹp văn hóa truyền thống câu đối trong ngày Tết. Mọi thứ trở nên tấp nập và con người cũng dần quên đi những giá trị văn hóa đẹp đẽ đó.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?; Hồn ở đâu bây giờ), liệt kê (hoa đào, mực, giấy đỏ)

→ Tác dụng: như một lời tự vấn, thể hiện sự ngậm ngùi xót xa cho một thời huy hoàng đã qua, nay chỉ còn lại màu sắc phai nhạt. Qua đó, thể hiện sự nuối tiếc khôn nguôi.

Câu 5 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Những câu thơ trên vừa tả cảnh vừa tả tình. Cảnh ở đây chỉ giấy vốn đỏ, nhưng vì bỏ bê mà không thắm được. Nghiên mực cũng vậy, không được dùng để viết, mực cũng dần đông lại. Hay giấy cứ để đó, lá rơi xuống cũng chẳng được gạt đi, mưa bụi thì cứ bay bay. Đây là một khung cảnh đầy hữu tình. Ngay cả cảnh vật cùng nhuốm màu tâm trạng như Nguyễn Du từng nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.”. Nỗi buồn từ lòng người đã thấm cả vào những vật vô tri. Từ giấy, đến nghiên mực mang nỗi buồn trĩu nặng lòng người. Qua đó thể hiện sự tiếc nuối, day dứt, thậm chí là khóc thầm của tác giả về một thời huy hoàng nay chỉ còn là vương vấn, lưu luyến.

Câu 6 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Em hiểu tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến là tập tục cho chữ bắt nguồn từ những người hiếu học, trân trọng nét chữ đẹp. Nên đến dịp Tết đến xuân về, họ xin chữ như xin một thứ phúc lộc may mắn đầu năm. Đây là nét đẹp văn hóa có từ lâu đời thể hiện sự trọng chữ nghĩa, kiến thức và thể hiện mong muốn xin được chữ lấy may mắn, cầu cho một năm tài lộc và bình an.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 ngắn nhất được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên