Soạn bài Mẹ (trang 44, 45, 46) - Ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Mẹ trang 44, 45, 46 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 7 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 7 dễ dàng hơn.

Soạn bài Mẹ (trang 44, 45, 46) - Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 44 Sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Bài thơ bốn chữ mà em biết là bài Lượm của Tố Hữu và bài Chị em của Lưu Trọng Lư.

- Đỗ Trung Lai sinh năm 1950 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp khoa Vật lý, Trường Đại học quốc gia Hà Nội, nhà thơ Đỗ Trung Lai từng làm giáo viên trường Văn hoá quân đội, phóng viên rồi Phó trưởng phòng báo Quân đội Nhân dân cuối tuần. Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.

- Mỗi khi nghĩ về mẹ, em sẽ cảm thấy biết ơn, yêu thương và trân trọng. Bởi đó là người đã sinh ra em, đưa em đến với thế giới này. Nuôi nấng em và chăm lo cho em về mọi mặt. Em cảm thấy rất biết ơn về những việc mẹ đã làm cho em. Vì vậy em sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo với mẹ, chăm chỉ học tập để sau này có thể báo đáp ơn dưỡng dục của mẹ.

2. Đọc hiểu

Quảng cáo

* Nội dung chính: Bài thơ là cảm xúc của người con trước sự ngày càng già đi của mẹ mình qua việc đối chiếu hình ảnh mẹ với cây cau.

Soạn bài Mẹ | Ngắn nhất Soạn văn 7 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Vần: vần cách (thẳng-trắng), vần liền (tư-tám, ngày-ngày, gần-gần), vần hỗn hợp (khô-khô)

- Nhịp thơ: 2/2, 1/3

Quảng cáo

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Các từ “mẹ” và “cau” ở khổ 1 và khổ 2 có mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tác giả sử dụng hình ảnh mẹ song hành với hình ảnh cau nhằm chỉ ra sự bất tương đồng giữa mẹ và cau. Từ đó làm nổi bật lên hình ảnh mẹ ngày càng già.

Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

“nâng” và “cầm” thể hiện một sự nâng niu, trân trọng của người con trước sự già đi của mẹ.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Dòng 18 dùng để bộc lộ cảm xúc thay vì hỏi. Như một sự bất lực đến tột cùng, người con thốt ra những lời tuyệt vọng như không thể chấp nhận sự thật. Bởi ai rồi cũng già đi ta và mẹ ta cũng vậy.

* Trả lời câu hỏi cuối bài: 

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Quảng cáo

- Số tiếng: 4 chữ trên một dòng, bốn câu trong một khổ

- Nhịp: 2/2, 1/3

- Vần: vần cách (thẳng-trắng), vần liền (tư-tám, ngày-ngày, gần-gần), vần hỗn hợp (khô-khô).

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Bài thơ mẹ là lời của người con bộc lộ sự tiếc nuối, bất lực, xót xa trước sự già đi của người mẹ. 

Từng lời thơ của tác giả đều thể hiện rõ sự yêu thương, trân trọng của người con dành cho mẹ của mình. Ai cũng vậy, rồi cũng sẽ già đi và chết, cả chúng ta và mẹ của chúng ta cũng vậy. Nhìn ta ngày một lớn lên, dõi theo cuộc đời ta còn bản thân thì ngày một già yếu đi. Đến đây không khỏi khiến chúng ta – những người con không khỏi nhói lòng. Ai cũng mong muốn mẹ của mình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc nhưng mong muốn đó không thể đánh bại được sự tạo hóa. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể trân trọng mẹ, yêu thương và chăm sóc mẹ nhiều hơn.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: “còng”, “thẳng”, “xanh rờn”, “bạc trắng”, “cao-thấp”, “gần giời”, “gần đất”, “bổ”, “khô”…

- Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ tương phản (người mẹ ngày càng già đi – cau ngày càng lớn lên)

→ Tác dụng: làm nổi bật sự ngày càng già yếu của người mẹ qua việc đối chiếu sự tương phản giữa mẹ và cây cau.

Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ ở hai khổ thơ cuối bài: “Khô gầy như mẹ/ Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ”, “Ngẩng hỏi giời vậy/ - Sao mẹ ta già?”.

- Những hình ảnh trên thể hiện sự yêu mến, xót xa và trân trọng người mẹ của mình. Mẹ đã ngày càng già yếu, thói quen cũng dần thay đổi. Chứng kiến sự già yếu đó, người con không khỏi xót xa, bất lực và ngày càng thương mẹ. Người đã chịu biết bao đắng cay, ngọt bùi để con có được ngày hôm nay, điều đó khiến tác giả không tự khỏi trách cứ bản thân không làm gì được cho mẹ.

Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Trong những hình ảnh tác giả dùng để khắc họa hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh cây cau. Sự đối lập của nó với người mẹ đã làm nổi bật nên hình ảnh một người mẹ đang ngày càng già yếu theo dòng chảy của thời gian. Cau thì vẫn vậy, ngày càng lớn lên, cao thêm, nhưng còn mẹ, ngày càng yếu đi, già đi. Đó là một hình ảnh gần gũi, giản dị và thân thương.

Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Quan sát người thân trong gia đình em qua năm tháng, sự thay đổi của họ tạo cho em cảm giác vui buồn lẫn lộn. Vui vì em trai của em ngày càng lớn lên, biết nghĩ và biết giúp đỡ bố mẹ. Buồn vì bố mẹ ngày càng già đi, tóc ngày càng bạc trắng. Nó khiến em có cảm giác xót xa, tiếc nuối bởi bản thân chưa làm được gì nhiều cho bố mẹ, vậy mà bố mẹ đã già đi, yếu đi. Đồng thời, nó khiến em càng biết trân trọng những khoảnh khắc bên cạnh những người thân yêu hơn. Em tự nhủ bản thân phải yêu thương bố mẹ nhiều hơn, nghe lời nhiều hơn và luôn khiến bố mẹ vui lòng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 ngắn nhất được biên soạn bám sát sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên