Top 30 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ
Tổng hợp trên 30 đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu 1)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu 2)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu 3)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu 4)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu 5)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu 6)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu 7)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu 8)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu 9)
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (mẫu khác)
Top 30 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ (hay nhất)
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 1
Nhà thơ Đỗ Trung Lai bằng những cảm nhận tinh tế của mình đã gợi lên cho em nỗi xúc động qua bài thơ "Mẹ". Nhan đề bài thơ gói gọn trong một tiếng "Mẹ" đã bao trùm toàn bộ chủ đề và ý nghĩa văn bản. Thông qua sự đối lập giữa cây cau và mẹ già, tác giả cho em thấy được nỗi xót xa trước hình ảnh người mẹ tuổi cao sức yếu, không còn khỏe mạnh, minh mẫn như xưa. Ngày từ khổ đầu, câu thơ "Lưng mẹ còng rồi" như một lời khẳng định chắc nịch của con về tuổi già của mẹ. Hình ảnh người mẹ già nua được đặt trong sự tương phản với sức sống căng tràn, mãnh liệt của cây cau. Trong khi cau thẳng, ngọn xanh thì mẹ lưng còng, đầu bạc. Dòng chảy thời gian khiến cau ngày một cao lớn còn mẹ "ngày một thấp" đi khiến con không khỏi xót xa, chạnh lòng. Rồi mai này đây, mẹ sẽ trở về với đất. Mẹ ra đi để lại bao nỗi nhớ thương vô vọng trong lòng mỗi người. Hiện thực đau lòng trước mắt đã đưa chủ thể trữ tình quay trở về những ngày còn thơ với miếng cau mẹ bổ làm tư. Giờ đây, miếng cau bổ tám "mẹ còn ngại to" gợi ra vẻ móm mém của mẹ già. Biện pháp tu từ so sánh "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ" giúp em cảm nhận được sâu sắc nỗi buồn. Câu hỏi cuối bài thơ "Sao mẹ ta già?" đâu chỉ để hỏi trời cao mà đó còn là câu hỏi người con đặt ra cho chính bản thân mình. Nó cho thấy sự bất lực khi không thể thay đổi được quy luật: sinh - lão - bệnh - tử của người con. Bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, thể thơ bốn chữ ngắn gọn cùng biện pháp đối "còng - thẳng", so sánh "Khô gầy như mẹ" góp phần thể hiện cảm xúc buồn tủi khi thấy mẹ già đi.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 2
Khi đọc bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên, em không khỏi ấn tượng trước hình ảnh ông đồ già khi tết đến xuân về. Mỗi năm hoa đào nở, người dân lại thấy ông với những vật dụng quen thuộc: "mực tàu", "giấy đỏ" đang ngồi viết những nét chữ "như phượng múa, rồng bay". Tài viết chữ của ông khiến cho ai cũng phải "tấm tắc ngợi khen tài". Tuy nhiên, nền Nho học lụi tàn đồng nghĩa với việc con người dần quên đi những nét đẹp truyền thống. Cảnh tượng huyên náo của phố phường vẫn diễn ra. Ông đồ ngồi đấy nhưng hình ảnh của ông đang bị lu mờ trên phố đông người qua làm em không khỏi xót xa. Thời gian trôi qua, thu đi, xuân đến nhưng mỗi năm người thuê viết một vắng khiến "Giấy đỏ buồn không thắm;/ Mực đọng trong nghiên sầu...". Hình ảnh "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay" không chỉ khắc họa khung cảnh lạnh lẽo, buồn bã mà còn gợi nên tâm trạng cô độc, buồn tủi khi thời thế đổi thay. Câu hỏi tu từ "Người thuê viết nay đâu?" và "Hồn ở đâu bây giờ?" như một lời tiếc thương cho số phận của ông đồ, cho sự tàn lụi của những giá trị Nho học. Bằng thể thơ năm chữ, hình ảnh thơ gần gũi, bình dị, ngôn từ cô đọng đã đem đến cho người đọc những suy nghĩ về nét đẹp truyền thống của dân tộc đứng trước nguy cơ bị mai một.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 3
Bài thơ "Tiếng gà trưa" của nữ sĩ Xuân Quỳnh đã để lại cho em những cảm xúc khó phai về tình cảm của người cháu với bà, qua đó bộc lộ tình yêu gia đình sâu nặng trong mối quan hệ gắn bó với tình cảm quê hương, đất nước. "Trên đường hành quân xa, người cháu dừng chân bên xóm nhỏ". Trong khoảnh khắc nghe tiếng gà nhảy ổ, cháu như được quay trở về tuổi thơ. Tiếng gà làm xua tan đi những mệt mỏi, nóng bức của buổi trưa hè. Người cháu nhớ lại hình ảnh của con gà mái lông vàng đốm trắng, óng ả như nắng hè nhuộm lên. Cháu còn nhớ cả động tác "Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu/ Cho con gà mái ấp". Từ láy "chắt chiu" đã gợi cho em sự tần tảo, tiết kiệm, hết sức dành dụm của người bà dành cho cháu. Hình ảnh người bà còn hiện lên với biết bao nỗi vất vả, lo toan mỗi khi đông đến: "Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối". Bao nhiêu niềm hi vọng bà đều gửi hết vào đàn gà "Để cuối năm bán gà/ Cháu được quần áo mới". Mặc dù quần áo chẳng thật sự vừa vặn với người cháu "Ôi cái quần chéo go/ Ống rộng dài quét đất/ Cái áo cánh trúc bâu/ Đi qua nghe sột soạt" nhưng cháu vẫn cảm thấy vui vẻ vì đó là tất cả tình yêu thương của bà. Hình ảnh người bà trong văn bản cũng làm em nhớ đến người bà thân thương của mình. Câu thơ "Tiếng gà trưa/ Mang bao nhiêu hạnh phúc" gợi ra một cuộc sống yên bình sau lũy tre xanh để "Đêm cháu về nằm mơ/ Giấc ngủ hồng sắc trứng". Giấc mơ của cháu cũng là ước mong về những ngày tháng thanh bình, êm ả bên bà. Khổ thơ cuối cùng đã cho em thấy được mục đích chiến đấu cao cả của của người cháu. Cháu chiến đấu vì Tổ quốc thân yêu, vì bóng dáng của người bà yêu thương và vì cả tiếng gà chuyên chở bao kỉ niệm thơ ấu. Thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn từ trong sáng, giản dị cùng biện pháp điệp ngữ "vì" đã gợi cho người đọc những tình cảm gia đình sâu sắc. Từ đây, tình cảm gia đình trở thành động lực thôi thúc mỗi người chiến đấu để bảo vệ đất nước, quê hương.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 4
Biết bao bài thơ viết về mẹ ra đời để ghi nhận công ơn sinh thành và dưỡng dục, trong đó bài thơ "Một mình trong mưa" của nhà thơ Đỗ Bạch Mai đã để lại cho em nhiều cảm xúc. Thông qua hình ảnh con cò, nhà thơ bày tỏ nỗi vất vả, chịu thương chịu khó của những người mẹ nói chung, từ đó ngợi ca tình cảm gắn kết, thiêng liêng giữa mẹ và con. Xuyên suốt bài thơ, thi sĩ sử dụng hình ảnh "con cò" để ẩn dụ cho hình ảnh "người mẹ" tảo tần sớm hôm. Ngay trong khổ thơ đầu tiên, hoàn cảnh trớ trêu của cò làm em thêm thấu hiểu được nỗi vất vả của người mẹ: "Từ nay cò ơi/ Thân cò lận đận/ Một mình nuôi con". Từ láy "lận đận" gợi ra bao nhiêu khó khăn, trắc trở nhưng cò vẫn phải đối mặt, một mình nuôi đàn con thơ. Ở khổ thơ tiếp theo, em không khỏi xót thương trước thân cò nhỏ bé đối lập hẳn với không gian rộng lớn "Đồng dọc đồng ngang/ Đồng trên đồng dưới/ Đồng xa đồng gần". Hai câu thơ "Đằng đông chớp bể/ Đằng tây mưa nguồn" chính là những nỗi gian truân, vất vả mà cò phải gánh vác. Nó gợi cho chúng ta liên tưởng về nỗi cực nhọc của người mẹ trong hành trình mưu sinh để chăm lo cho đứa con của mình. Đó thật là một hành trình cô độc, khi cò luôn "Một mình một lối/ Một mình trong mưa/ Lặn lội thân cò/ Tối tăm mù mịt". Cò phải chịu đựng, không ai thấu hiểu, sẻ chia. Hình ảnh "Cò con bơ vơ/ Khắc khoải đợi cò" trở thành nguồn động lực to lớn để cò dang cánh bay về tổ ấm, chở che cho đàn con. Biện pháp điệp cấu trúc "Một mình một lối/ Một mình trong mưa", "Lặn lội thân cò" càng nhấn mạnh vào sự cô đơn, lẻ loi một mình, từ đó thể hiện sự đồng cảm, xót thương của tác giả đến người mẹ kính yêu. Thể thơ bốn chữ ngắn gọn, lời thơ dạt dào cảm xúc, hình ảnh thơ gần gũi, biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ đã gợi cho em cũng như người đọc biết bao tình cảm chứa chan. Bài thơ còn gửi gắm cho chúng ta bài học về sự trân trọng, yêu thương đối với mẹ của mình.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 5
Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên là một bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Trong bài thơ, tôi ấn tượng nhất với hình ảnh: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu". Khi đọc hai câu thơ này, người ta dễ dàng nhận thấy ở đây có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Vì giấy, mực nghiên là những vật vô tri, vô giác giờ đây lại cũng biết buồn. Vậy là những vật dụng liên quan đến thư pháp, liên quan đến một vẻ đẹp truyền thống của ông cha đã trở thành một điều gì đó thiêng liêng, tinh túy, vì chúng có "hồn". Đấy có lẽ là một trong những nét nghĩa đầu tiên của hai câu thơ này. Vậy còn nét nghĩa thứ hai? Nếu để ý, ta sẽ thấy hai câu thơ chỉ thuần tả cảnh mà không tả người. Cảnh vật ở đây có hồn, như nhuốm màu tâm trạng. Không có một từ ngữ nào nói về con người và trạng thái tâm lí của họ, nhưng "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"! Chính là vì thế, vì người không vui nên cảnh mới buồn. Nói cách khác, bóc lớp nghĩa sử dụng biện pháp nhân hóa, ta sẽ thấy được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. Vậy là chỉ hai câu thơ tưởng như đơn giản, mà có tới hai tầng ý nghĩa. Điều đó đã cho thấy sự cô đọng, gợi cảm trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 6
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình bà cháu trong bài thơ, nói rộng hơn là tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Người cháu ra đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc. "Tổ quốc" là một từ thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức trừu tượng. "Tổ quốc" có trong mình "xóm làng thân thuộc". "Tổ quốc" có trong mình những kỉ niệm với bà, giản dị như tiếng gà cục tác. Như vậy, có thể nói "Tổ quốc" thiêng liêng, trừu tượng nhưng cũng thật giản dị, gần gũi. Bài thơ Tiếng gà trưa đã nói về tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu với bà của mình. Chính vì tình cảm, kỉ niệm đó mà người cháu "chiến đấu hôm nay". Tình cảm đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng. Đó là điều được gợi ra trong tôi sau khi đọc bài thơ.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 7
Đọc bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai, em thấy rung động sâu sắc về tình cảm của người con dành cho người mẹ kính yêu. Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp hình ảnh người mẹ với tấm lưng gầy "Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng". Hai hình ảnh thơ trái ngược đã nhấn mạnh tâm trạng thảng thốt và nỗi đau thầm lặng trong lòng người con khi nhận ra mẹ đã già. Quy luật khắc nghiệt của thời gian một đi không trở lại làm lòng con càng thêm quặn thắt "Cau gần với trời/ Mẹ thì gần đất". Hình ảnh "cau bổ tám" càng ngày càng nhỏ gợi nên tuổi già móm mém của mẹ. Khi con dần trưởng thành cũng là lúc mẹ trở nên gầy yếu theo năm tháng: "Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ". Và con càng thêm kính trọng nâng niu tình mẹ "con nâng trên tay" nhưng lại không cầm được những giọt nước mắt yêu thương xót xa. Câu hỏi ở cuối bài thơ "Sao mẹ ta già?" như là lời tự vấn chính mình, đồng thời cũng gợi nỗi cô đơn trống trải trong lòng người con. Bằng hình ảnh thơ đối lập, ngôn ngữ mộc mạc và thể thơ 4 chữ ngắn gọn đã khắc họa cho chúng ta hình ảnh người mẹ già luôn tần tảo, đảm đang. Bài thơ như lời nhắc nhở mỗi người hãy biết yêu thương, quan tâm tới mẹ cùng những người thân trong gia đình.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 8
Bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh đã để lại trong em nhiều cảm nhận sâu sắc về tình bà cháu. Từ tiếng gà trưa nghe được được trên bước đường hành quân "Dừng chân bên xóm nhỏ/ Tiếng gà ai nhảy ổ/ Cục... cục tác cục ta" đã khơi dậy dòng cảm xúc trong lòng người cháu. Nghe tiếng kêu thân thuộc ấy, lòng cháu lại thổn thức, bồi hồi, nhớ về kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp bên bà. Cháu nhớ tới những hình ảnh thân thuộc, bình dị ở làng quê Việt Nam "Ổ rơm hồng những trứng/ Này con gà mái mơ...". Cháu nhớ tới người bà tần tảo, chắt chiu từng quả trứng "Cho con gà mái ấp". Cháu còn nhớ những tháng ngày sống trong tình yêu thương của bà. Bà cần mẫn chăm sóc đàn gà nhỏ để cháu được mặc bộ quần áo mới "Khi gió mùa đông tới/ Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối/ Để cuối năm bán gà". Cảm nhận được tình thương bao la, thắm thiết mà bà dành cho cháu, cháu vẫn luôn vững lòng chiến đấu nơi chiến trường khói lửa. Tình yêu cháu dành cho bà như hòa cùng tình yêu quê hương đất nước, là động lực để cháu tiến bước về phía trước "Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi, cũng vì bà/ Vì tiếng gà cục tác". Bằng biện pháp điệp ngữ "tiếng gà trưa", so sánh "Lông óng như màu nắng" cùng thể thơ năm chữ ngắn gọn đã mang đến những kỉ niệm đẹp về tuổi thơ và tình bà cháu. Bài thơ mãi để lại đấu ấn trong lòng bạn đọc bởi những hình ảnh giản dị, thân thuộc cùng tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương, đất nước thiêng liêng, cao cả.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 9
Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Trong không khí náo nhiệt, tưng bừng của Tết, người đi chơi xuân dừng bước, ghé lại thưởng thức và ngưỡng mộ, tấm tắc trước nét chữ "Như phượng múa, rồng bày" của ông đồ già. Nhưng thời thế thay đổi, Nho học suy vi và đi vào quá khứ, con người cũng theo đó mà quên đi những giá trị tốt đẹp khi xưa. Xuân lại đến, ông đồ ngồi cô đơn, lẻ loi cùng "giấy đỏ", "mực tàu", "nghiên bút". Cảnh vật như nhuốm màu tâm trạng, trở nên lạnh lẽo, đìu hiu, buồn bã "Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay". Không còn ai nhớ tới hình bóng ông đồ già bên những cành đào hồng thắm. Câu hỏi tu từ "Hồn ở đâu bây giờ?" như lời thương xót, tiếc nuối cho một lớp người tài hoa nhưng do thời thế thay đổi mà dần đi vào lãng quên. Bằng thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị kết hợp với các biện pháp tu từ nhân hóa "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu", so sánh "Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay" mang đến hình ảnh hoài niệm về ông đồ già. Qua đó, bài thơ đã bộc lộ niềm tiếc thương chân thành trước những con người tài hoa, những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 10
Ông đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Vũ Đình Liên. Bài thơ khiến tôi cảm thấy thực sự yêu thích và ấn tượng. Theo như tìm hiểu, ông đồ vốn là những người có học thức, tài năng và được trọng vọng. Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong xã hội xưa, thường vào dịp Tết cổ truyền. Ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay” khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng một thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ nữa. Những hình ảnh nhân hóa như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Và câu hỏi tu từ vang lên như một lời than trách cho số phận của ông đồ: “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ”. Bài thơ đã giúp tôi hiểu hơn về ông đồ, về một quá khứ đẹp đẽ của dân tộc.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 11
“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Tác giả đã khắc họa hình ảnh ông đồ từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, ông đồ xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay” khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Đó là một thời vàng son khi ông đồ được trân trọng. Nhưng một thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ nữa. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Câu hỏi tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Bài thơ đã thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ nhưng qua đó toát lên niềm cảm thương trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 12
Đến với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã để lại cho người đọc nhiều suy tư. Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa, họ là những người có học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển của xã hội, ông đồ vẫn ngồi đấy, nhưng không có ai hay. Những vật dụng quen thuộc như “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả nhân hóa nhằm gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Ở cuối bài thơ, câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?” giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của những giá trị truyền thống. Đây là một trong tác phẩm mà em yêu thích nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ - mẫu 13
Ông đồ là một bài thơ hay của Vũ Đình Liên. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ rất hàm súc. Ông đồ được biết đến là những người có học thức, tài năng trong xã hội xưa. Vào mỗi dịp Tết, hình ảnh ông đồ bày giấy đỏ, nghiên mực để viết câu đối rất quen thuộc. Tài năng của ông được mọi người đến xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng mùa rồng bay”. Nhưng ở hiện tại, quá khứ một thời vàng son đã không còn. Cứ mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ cũng như phong tục chơi chữ không còn phổ biến nữa. Những hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả sử dụng đã gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Câu hỏi tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh giàu tính biểu tượng, bài thơ “Ông đồ” đã giúp người đọc thấu hiểu hơn về tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Trao đổi về một vấn đề trang 54
- Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của nhà văn Đoàn Giỏi.
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc trang 75
- Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 77
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trang 94
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều