Top 30 Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
Tổng hợp trên 30 bài văn Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (mẫu 1)
- Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (mẫu 2)
- Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (mẫu 3)
- Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (mẫu 4)
- Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (mẫu 5)
- Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (mẫu 6)
- Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (mẫu 7)
Top 30 Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi (hay nhất)
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - mẫu 1
Xin chào các bạn mình là… là học sinh lớp… Hôm nay mình sẽ giới thiệu tới các bạn một trò chơi truyền thống ở quê hương Tuyên Quang mình, thường được tổ chức vào mỗi dịp Tết đến xuân về đó là trò chơi ném còn. Ném còn là trò chơi dân gian phổ biến của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Vào mỗi dịp lễ hội, Tết, ở địa phương có đông người Tày, Nùng sinh sống thì đều tổ chức trò chơi này với mong ước về một mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
Theo quan niệm của người dân nơi đây, quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Ngay từ trước lễ hội ném còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 - 8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu. Họ còn may thêm các tua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này còn biểu trưng cho những tia nắng, tia mưa cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Cây còn được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m -30 m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng).
Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi lên trời quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt, quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh, một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no.
Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu. Đó là trò chơi truyền thống ở quê hương Tuyên Quang của mình. Hãy chia sẻ với mình những trò chơi truyền thống ở quê hương bạn nhé.
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - mẫu 2
Không biết từ khi nào, thi nấu cơm đã trở thành một trong những trò chơi dân gian phổ biến tại các làng quê ở Việt Nam. Là trò chơi độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống gắn với những nét đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước.
Cách chơi cũng rất phong phú. Đầu tiên, tập hợp tất cả người chơi rồi chia thành từng đội mỗi đội có ít nhất 2 – 4 người nam nữ bằng nhau. Địa điểm tổ chức lí tưởng sẽ là những khu vực rộng rãi, bằng phẳng, sạch sẽ như sân nhà, sân trường, sân nhà văn hóa hay bãi cỏ. Tùy theo hình thức thi nấu cơm, mỗi đội chuẩn bị một khúc cây dài 3m làm đòn gánh, một đoạn dây thép để làm giá giống quang gánh để treo nồi nấu cơm, nếu nồi có quai treo thì không cần làm giá. Kẻ trên hai đầu sân chơi vạch xuất phát và vạch đích đến. Thông báo thể lệ trò chơi, thời gian quy định, đánh số thứ tự từng đội chơi, kiểm tra số người chơi của từng đội, và công tác chuẩn bị của các đội. Cấp vật liệu nấu cơm cho các đội thi: Mỗi đội được cấp 1 nồi nấu cơm, 1 lon gạo, 1 lít nước, 2 – 3 cây củi hoặc tre nứa chẻ nhỏ rồi nhóm thành từng bó dài 0,5m đường kính 1,5 – 2m, 2 cây diêm, giấy mồi lửa. Tất cả đội chơi tập trung tại vạch xuất phát. Với các nguyên liệu là thóc, củi, các đội phải làm gạo, tạo ra lửa, đi lấy nước về nấu cơm.
Cuộc thi có ba bước: thì làm gạo; tạo lửa, lấy nước và thổi cơm. Sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, dần sàng. Đội nào có được gạo trắng trước là thắng cuộc. Sau đó, lấy lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau, áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn vào 4 cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Đội nào lấy được lửa trước và lấy nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc. Đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội đó sẽ được dùng để cúng thần.
Có hai cách nấu cơm. Cách thứ nhất là bịt mắt nấu cơm. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, hai người chơi một người bịt mắt, một người bị buộc hai tay vào nhau. Người buộc tay phải ngồi một chỗ và điều khiển người bịt mắt thực hiện các thao tác nấu cơm bằng lời nói. Cách thứ hai là vừa đi vừa nấu cơm. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, đội chơi vừa đi vừa thực hiện các thao tác vo gạo, nhóm lửa, treo nồi nấu cơm. Phân công hai bạn khiêng nồi một người nấu cơm, một người cầm củi. Đội dành chiến thắng sẽ là đội nấu cơm chín, dẻo, thơm trong thời gian sớm nhất.
Đây là trò chơi đòi hỏi sự nhanh nhẹn và khéo léo rất cao. Không chỉ đơn thuần là một trò chơi có tính giải trí cao, thi nấu cơm còn phản ánh đậm nét đời sống lao động của cư dân trồng lúa, từ đó giúp con người, đặc biệt là các em nhỏ ý thức được việc tôn trọng từng hạt cơm mà trẻ được ăn hằng ngày. Ngoài ra, trò chơi này còn giúp người chơi rèn luyện được sự khéo léo và kỹ năng ứng xử nhanh nhẹn trong mọi tình huống, hỗ trợ các con tốt hơn trong quá trình phát triển thể chất lẫn trí tuệ.
Trò chơi Thi nấu cơm là trò chơi dân gian độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống gắn với những nét đặc trưng vốn có của nền nông nghiệp lúa nước.
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - mẫu 3
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó các trò chơi dân gian được xem là những món ăn tinh thần có giá trị vô cùng to lớn đối với đời sống của con người. và một trong những trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời và cho đến ngày nay vẫn giữ nguyên được giá trị trong các lễ hội, cuộc thi ta có thể kể đến là trò kéo co.
Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.
Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.
Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.
Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - mẫu 4
Việt Nam là một đất nước có đời sống văn hóa vô cùng phong phú. Ngày nay cùng với sự phát triển của mạng xã hội trẻ em phần nào đã bị cuốn hút bởi những thiết bị điện tử. Tuy nhiên không vì thế mà văn hóa dân gian bị mai một đi. Một trong những trò chơi dân gian vẫn được các em thiếu nhi yêu thích và thường xuyên xuất hiện trong các hội thi là trò chơi kéo co.
Có thể nói, kéo co là một trò chơi tập thể không thể thiếu trong các lễ hội cũng như đời sống văn hóa của người Việt.
Trước khi tiến hành chơi kéo co, người ta thường phải chuẩn bị một sợ dây thừng dài, chắc chắn. Phần giữa của sợi dây sẽ được buộc dấu bằng vải đỏ. Cách vạch trung tâm về hai phía khoảng một mét là vạch xuất phát của hai đội. Tùy vào số lượng người chơi mà chia ra số người trong hai đội sao cho bằng nhau. Thông thường số người chơi của mỗi đội là mười người. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi đều là nữ, hoặc năm nam năm nữ xen kẽ,…
Khi trọng tài ra hiệu lệnh, thường là một hồi còi (hoặc một tiếng trống) hai bên sẽ ra sức kéo sợi dây về phía mình. Bên nào kéo được dấu vải đỏ về phía mình qua vạch xuất phát là bên đó chiến thắng. Tùy vào thể trạng của người chơi và cách phân bố đội hình mà có thể dẫn đến kết quả thắng – bại khác nhau. Thông thường, các đội sẽ bố trí hai người khỏe mạnh nhất của đội ở vị trí đầu và cuối, như vậy sẽ tổng hợp được tất cả lực kéo của các thành viên trong đội, dễ dàng giành chiến thắng hơn.
Một hình thức kéo co khác đó là người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co chứ không có sợi dây thừng, Khi ấy, hai người đứng đầu hai đội nắm lấy tay nhau, còn các thành viên phía sau ôm bụng người trước mà kéo. Nếu bên bên nào có người bị “đứt dây” rời ra là thua bên kia. Tuy nhiên, để phân thắng bại chung cuộc thì hai đội phải tiến hành ba trận đấu. Bên nào thắng hai trận thì bên đó mới là đội chiến thắng cuối cùng.
Mỗi trận kéo như vậy có thể diễn ra vài giây nhưng cũng có khi căng thẳng hơn kéo dài đến cả vài phút. Trò chơi kéo co không chỉ là một trò chơi dân gian của trẻ em, mà nó còn được đưa vào chơi trong các dịp lễ hội, hội trại để đem lại không khí sôi động với những tiếng hò reo rộn ràng nhất. Các cổ động viên sẽ nhiệt tình cổ động, khua chiêng, đánh trống và hò reo để cổ vũ. Đôi khi sự cổ vũ nhiệt tình từ phía khán giả cũng là động lực giúp cho đội chơi giành chiến thắng nhanh chóng hơn.
Hiện nay, ở Việt Nam đã xuất hiện những trò chơi hiện đại đầy mới mẻ và hấp dẫn hơn nhưng cho dù thế, những trò chơi dân gian, đặc biệt là trò chơi kéo co chắc chắn sẽ vẫn còn là trò chơi thu hút người chơi, người tham gia. Với tuổi thơ mỗi người, chắc chắn đây cũng là trò chơi nhớ mãi không quên. Và dù sau này có đi đâu xa trở về, thăm lại quê hương sẽ vẫn bồi hồi xúc động nhớ lại trò chơi kéo co thuở nào.
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - mẫu 5
Hoạt động đấu vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của mảnh đất bên bờ sông Cầu - Bắc Giang. Với những quy tắc, luật lệ riêng biệt, hội đấu vật ở nơi đây không chỉ thu hút người dân trong vùng mà còn hấp dẫn biết bao khách thập phương.
Trước hết, mỗi địa phương của Bắc Giang luôn có các sới vật chuẩn, chứa đựng nhiều ý nghĩa truyền thống xa xưa. Sới vật được đặt trước sân đình. Điểm đặc biệt mà ta dễ dàng nhận thấy là sới vật thường hình tròn, sân đình hình vuông. Hai hình tròn - vuông biểu tượng cho trời và đất, thể hiện sự trọn vẹn, hài hòa.
Khâu đầu tiên và quan trọng nhất là chọn ra hai đô vật để tiến hành tổ chức trận đấu mở đầu. Những người này phải là đô vật nổi tiếng trong vùng, có tài năng, đức độ. Đồng thời, có khoảng thời gian công hiến dài lâu cho phong trào vật.
Mở đầu hội thi, ban tổ chức giới thiệu đầy đủ thông tin của các đô vật như: tên tuổi, địa chỉ, thành tích đạt được và sở trường thi đấu. Tiếp đến, tùy vào mỗi lần tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ thực hiện những động tác, tư thế khác nhau để làm lễ. Trong đó, tư thế chứa đựng ý nghĩa sâu sắc nhất - "bái tổ tam cấp" được dùng để thông báo với thần linh và truyền đạt mong ước, nguyện cầu của nhân dân về một năm hạnh phúc, tốt đẹp.
Sau khi bái tổ xong, các đô vật tiếp tục tiến tới nghi thức xe đài. Họ cùng thể hiện những động tác, tư thế thuộc phong cách xe đài chung như "đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu", "dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ" hay "dòng sông Thương nước chảy đôi dòng".
Cuối cùng, trận đấu mở đầu hay còn gọi là keo vật thờ chính thức bắt đầu khi nghi thức xe đài kết thúc. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem dễ dàng quan sát, theo dõi từng miếng đánh. Trên sân đấu, hai đô vật biểu diễn vô cùng nhịp nhàng, uyển chuyển và đẹp mắt. Keo vật thờ chỉ dừng lại khi một trong hai đô vật "lấm lưng trắng bụng".
Như vậy, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang đã cho thấy tinh thần thượng võ cao đẹp của ông cha ngàn đời nay. Đồng thời, góp phần tô đậm vẻ đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mong rằng, mỗi người sẽ có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị truyền thống của nước nhà.
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - mẫu 6
Khi nhắc tới xứ Huế mộng mơ, chúng ta không thể bỏ qua hoạt động biểu diễn ca Huế. Trình diễn ca Huế có rất nhiều quy tắc, luật lệ độc đáo. Chính điều này đã làm nên nét đặc trưng cho ca Huế.
Ca Huế được coi là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Cố đô. Trước kia, do có nguồn gốc từ cung đình, phủ vua chúa nên chỉ giới thượng lưu, tầng lớp cao sang mới được thưởng thức hoạt động biểu diễn này. Sau này, theo nhịp chảy của thời gian, ca Huế dần trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân.
Trình diễn ca Huế có rất nhiều quy tắc, luật lệ độc đáo. Đầu tiên, môi trường biểu diễn phải là không gian hẹp. Thay vì cần nhiều khán giả thì ca Huế lại rất "khiêm tốn", không trình diễn trước đám đông và hát dưới ánh nắng Mặt Trời. Tiếp theo, chỉ có khoảng 8 đến 10 người tham gia trình diễn, trong đó nhạc công chiếm khoảng 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ cũng được yêu cầu cụ thể: đạt chuẩn 4 hoặc 5 loại đàn: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam và đàn tranh. Tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp mà nhạc công có thể thay đàn tam thành đàn bầu. Cuối cùng, ca Huế có hai phong cách biểu diễn hoàn toàn khác nhau. Biểu diễn truyền thống được xen kẽ với hoạt động nhận xét, đánh giá về âm nhạc, nghệ thuật. Người trình diễn và người thưởng thức thường có mối quan hệ gần gũi, quen biết nhau. Còn biểu diễn cho du khách lại diễn ra theo một trình tự khác. Bắt đầu là giới thiệu chương trình, sự hình thành, phát triển và giá trị của thể loại âm nhạc này. Sau đó sẽ biểu diễn minh họa một vài tiết mục tiêu biểu. Hình thức trình diễn cho du khách thường xuất hiện trong hội làng, đám cưới và phục vụ hoạt động du lịch trên sông Hương.
Có thể nói, ca Huế là thể loại âm nhạc đỉnh cao khi có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều chất liệu, từ dân gian tới chuyên nghiệp, bác học. Đồng thời, là biểu tượng đẹp của mảnh đất Cố đô lịch sử. Nhắc tới ca Huế, chúng ta sẽ nhớ mãi về một di sản văn hóa tốt đẹp.
Những lời ca thiết tha, trữ tình của ca Huế đã nuôi dưỡng bao tâm hồn con người. Mong rằng, chúng ta sẽ biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý giá mà cha ông dựng xây.
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - mẫu 7
Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.
Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.
Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.
Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trang 13
- Kể lại một truyện ngụ ngôn
- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ
- Trao đổi về một vấn đề trang 31
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 7 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều