Top 30 Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi

Tổng hợp trên 30 bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi (hay nhất)

Quảng cáo

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi - mẫu 1

Ném còn là trò chơi dân gian phổ biến của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng ở Tuyên Quang. Vào mỗi dịp lễ hội, Tết, ở địa phương có đông người Tày, Nùng sinh sống thì đều tổ chức trò chơi này với mong ước về một mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.

Theo quan niệm của người dân nơi đây, quả còn tượng trưng cho hồn núi, hồn sông, hồn đất và hồn nước. Chính vì vậy quả còn bao giờ cũng làm bằng vải màu đỏ, màu đen, màu xanh và màu trắng. Ngay từ trước lễ hội ném còn, các cô gái khéo tay đã chuẩn bị những quả còn với nhiều múi vải màu xanh đỏ, sặc sỡ được ghép nối với nhau. Bên trong quả còn, họ nhồi thóc, hạt vừng, hạt cải, hạt bông. Những loại hạt này thể hiện khát vọng sinh sôi nảy nở, thóc nuôi sống con người, còn bông cho sợi vải. Thường quả còn chỉ có khoảng 4 - 8 múi, nhưng với người khéo tay, họ có thể may quả còn với 12 múi gồm 12 màu. Họ còn may thêm các tua vải nhiều màu sắc trang trí và giúp định hướng quả còn khi bay. Các tua rua này còn biểu trưng cho những tia nắng, tia mưa cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Quảng cáo

Cây còn được làm từ thân cây tre mai có chiều cao khoảng 20 m -30 m, tùy theo lựa chọn của người dân. Ngọn cây còn được uốn thành hình vòng cung có dán giấy đỏ, hồng tâm để người dân có thể tung còn vào vòng tròn đó. Đồng bào Tày, Nùng quan niệm, khung còn một mặt dán giấy đỏ (biểu tượng cho mặt trời), mặt kia dán giấy vàng (biểu tượng cho mặt trăng).

Người chơi đứng đối mặt với nhau qua cây còn. Người tung quả còn bay cao mang đi cái rủi ro, đau ốm, cái úa vàng héo hon của cây trái. Sau khi lên trời quả còn rơi xuống, người đón còn đón lấy cái may mắn, tốt đẹp, xanh tươi về cái phúc, lộc, thọ cho một năm mới thịnh vượng. Chính vì thế khi ném còn, người ném cố tung cao để vượt qua vòng tròn tượng trưng cho mặt trời xua đi mọi điều bất hạnh và người đón còn thế nào cho khéo không để còn rơi xuống đất. Người tung, người bắt rồi tung trở lại, ai cũng được tung và ai cũng được bắt, quả còn phơi phới trên trời cao, bay đi, bay lại như rồng uốn, lượn quanh, một vũ điệu tươi vui tràn đầy hạnh phúc ấm no.

Với người Tày, Nùng, trò chơi ném còn mang ý nghĩa cầu mùa. Nếu ném trúng vòng tròn và xuyên thủng làm rơi giấy là âm, dương giao hoà, cuộc sống sẽ sinh sôi, mùa màng sẽ bội thu.

Quảng cáo

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi - mẫu 2

Đấu vật là một môn thể thao, là một loại hình trò chơi dân gian thường được tổ chức trong các lễ hội truyền thống của từng vùng. Quê hương của em cũng vậy, đấu vật luôn được tổ chức một cách có quy mô vào tuần đầu của tháng Giêng âm lịch được gọi là Hội vật Liễu Đôi. Đây là một hoạt động văn hóa rất tuyệt vời và thú vị ở quê hương em.

Đấu vật thường là sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn, có một vòng tròn lớn ở giữa sân. Các đô vật thường đóng khố màu, thân trần, đầu trần hoặc quấn khăn đầu rìu. Hội thường mở đầu bằng lễ rước Thánh vào sáng nay diễn ra đấu vật. Từng đôi đô vật đi song song vào đình làm lễ trước hương án. Tiếp đến là màn vật mở đầu như thay cho lời giới thiệu, rồi mới đến vật chính thức. Thành phần giám khảo ngồi một bên để quan sát và trao thưởng. Đồng thời trên sân cũng có hai người một người phất cờ, một người đánh trống nhằm tạo không khí sôi sục, khích lệ của hai đô vật.

Quảng cáo

Hội vật ở quê em có nhiều sự khác biệt so với những nơi khác. Trong khi vật, người tham gia sử dụng nhiều loại võ truyền thống của địa phương như vạch sườn, sốc nách, miếng gồng,…tạo nên những cú tấn công mạnh mẽ, đẹp mắt khiến người xem phải reo hò. Cùng với đó, những đòn hiểm bị cấm trong khi đấu vật nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia đấu vật. Đô vật nào vi phạm sẽ bị đuổi ra ngoài, nặng hơn có thể bị phạt án treo một thời gian. Người thắng cuộc là người khiến đối thủ bị “tấm lưng, trắng bụng” hoặc bị nhấc bổng. Những người tham gia cũng sẽ được trao giải thưởng.

Như vậy, dù ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam này, đấu vật luôn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc của thế hệ sau.

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi - mẫu 3

Đập niêu đất là trò chơi không biết có từ bao giờ nhưng đến nay, nó đã trở thành hoạt động không thể thiếu trên quê hương em trong những ngày đầu xuân năm mới.

Đập niêu đất là một trò chơi thú vị. Vì vậy, nó đã thu hút sự tham gia cổ vũ của rất nhiều người. Trò chơi thường được làng em tổ chức vào mồng 4 Tết hàng năm. Trong làng lại có các thôn, xóm nhỏ nên các thôn, xóm sẽ cử ra hai người làm thành một đội chơi tham gia tranh tài.

Để chơi trò chơi, người ta dựng đoạn tre to, chắc khỏe cao khoảng hai mét xuống đất. Sau đó, nối hai cây lại với nhau bằng một đoạn tre nằm ngang. Lúc này ba đoạn tre đã tạo thành hình giống như một cái cổng nhà. Trên thanh tre nằm ngang, ban tổ chức sẽ treo khoảng năm, sáu niêu đất lủng lẳng. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Để cho cuộc chơi thêm phần hấp dẫn, ban tổ chức đã yêu cầu một đội chơi phải có một người cõng một người trên lưng, cả hai người sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.

Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ phải dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định và tiến đến vị trí của niêu đất; người được cõng trên lưng sẽ cố gắng đập vỡ niêu đất, còn người cõng sẽ cố gắng đứng vững và di chuyển theo sự chỉ dẫn của dân làng. Vì thế, mỗi khi một đội chơi xuất phát là tiếng hò reo, cổ vũ lại vang lên tạo thành một bầu không khí rất vui nhộn.

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi - mẫu 4

Lễ hội là tín ngưỡng văn hóa của mỗi dân tộc. Hầu như làng, xã nào cũng có lễ hội được tổ chức vào đầu xuân. Mọi người dân Thuận Thành, Bắc Ninh thường có câu ca:

Dù ai buôn đâu, bán đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Câu ca dao như một lời nhắc nhở các tín đồ phật giáo hãy nhớ về hội Dâu được tổ chức vào đầu xuân hàng năm.

Hội Dâu được tổ chức vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm. Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm đầu thế kỉ XV. Mặc dù vậy chùa Dâu vẫn giữ được những nét nguyên bản từ khi được xây dựng tới nay. Hàng năm, chùa Dâu thu hút rất nhiều tín đồ đến thắp hương, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Vào mỗi dịp lễ hội, người dân háo hức tổ chức sửa sang chùa chiền. Ngay từ chiều mùng 7 đã có lễ rước các bà Dâu, bà Đậu, bà Đàn, bà Keo mà theo truyền thuyết bốn bà được tạc từ một cây dâu, chị cả là bà Dâu nên chùa Dâu được xây dựng lớn nhất. Đặc biệt vào ngày mồng 7, các vãi đến để cúng, quét dọn và làm lễ rửa chùa. Ngày hội chính diễn ra rất sôi động, náo nhiệt. Mọi người đến đây với lòng thành kính, kính mong đức phật ban cho sự an lành, ấm no. Chùa có rất nhiều gian, điện, đặc biệt có pho tượng Kim Đồng - Ngọc Nữ đạt đến chuẩn mực nghệ thuật cao với các tỉ lệ của người thật. Hành lang hai bên có những pho tượng với nhiều tư thế, nét mặt khác nhau. Người ta đến lỗ hội không chỉ để thắp hương, cầu an mà còn để vui chơi, đón không khí ngày xuân. Có rất nhiều trò chơi được tổ chức trong lễ hội như: đu quay, hát quan họ đối đáp, giao duyên giữa các liền anh, liền chị dưới thuyền rồng với những trang phục mớ ba, mớ bảy cổ truyền. Khắp sân chùa là những hàng bán đồ cúng, những nén hương trầm, hay những đồ chơi dân gian cho trẻ em như sáo, trống... hoặc chỉ là những bông lan thơm ngát. Tất cả tạo ra một không khí cộng đồng ấm cúng. Mọi người quên đi sự bận rộn, quên đi sự bon chen, thách thức để nhớ tới đức phật cùng sự thánh thiện, nhớ tới cõi bình an của tâm hồn. Khoảng 7 giờ sáng ngày 8/4, người ta đã nghe thấy tiếng chiêng, tiếng trống và tiếng cúng tế dâng sớ cầu mong bình an, lạy tạ các vị thánh thần, phật pháp của đội tế lễ tứ sắc chùa lập ra. Đặc biệt, ở lễ hội Dâu thờ Tứ Pháp là Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ, Pháp Điện, Pháp Lôi.

Sau khi các cụ làm lễ xong, đoàn rước từ chùa Tổ bắt đầu quay về, hàng đoàn người kéo nhau đi theo hộ tống. Người đi đầu cầm bình nước, người thứ hai dâng hương, tiếp đó là đoàn kiệu được những trai tráng của lồng khiêng. Họ mặc những trang phục như quân tốt đỏ thời xưa, theo sau là các bà mặc áo nâu đội sớ. Người cầm nước vừa đi vừa cầm cành trúc vẩy nước vào những người xung quanh như ban sự may mắn cho mọi người. Người ta quan niệm rằng ai được vẩy nước vào sẽ may mắn, được Phật ban phước quanh năm và được Phật phù hộ, bảo vệ. Khi hội tan, mọi người về rồi thắp hương ở ngoài sân thờ nhớ lời hẹn gặp năm sau. Nhưng lạ lùng hơn hầu như năm nào sau hội trời cũng mưa và người dân cho đấy là lễ tẩy chùa, ở một khía cạnh nào đó thì đây được coi như một điều linh nghiệm huyền bí.

Lễ hội thể hiện trình độ tổ chức cao, sự kết hợp giữa làng xã và ý thức cộng đồng, cuốn hút khách thập phương với những nét nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, phong phú. Đối với Bắc Ninh, cái nôi của Phật giáo thì đây là dịp thể hiện sự tài hoa, tinh tế, lịch lãm trong văn hóa ứng xử, giao tiếp. Là một người con của Bắc Ninh, em cảm thấy tự hào về truyền thống của quê hương mình và em sẽ luôn có ý thức bảo vệ và gìn giữ những nét văn hóa ấy, đặc biệt là những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa dân tộc vào những ngày đầu xuân.

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi - mẫu 5

Từ xa xưa, trò chơi dân gian đã giúp con người, đặc biệt là trẻ em giải trí, thư giãn. Một trong những trò chơi hay và hấp dẫn mà nhiều người sẽ biết đến đó chính là cờ vua.

Trò chơi cờ vua có luật chơi khá đơn giản. Về số lượng người, trò chơi này không bị giới hạn. Tuy nhiên, người chơi phải chia thành hai đội nên tổng số người chơi phải là số chẵn. Mỗi đội thường có từ ba đến năm thành viên. Một người sẽ được chỉ định làm quản trị viên. Không gian chơi thường ở những nơi rộng rãi, thoáng mát và bằng phẳng như sân trường, nhà thi đấu,… Đầu tiên, người chơi sẽ phải chọn một đồ vật làm “cờ”. Đây là hạng mục mà cả hai đội sẽ phải thi đấu. Người chơi có thể dùng khăn đỏ, cành cây … làm “cờ”. Tiếp theo, người chơi sẽ phải vẽ sân chơi. Ở giữa sân chơi vẽ một vòng tròn đường kính khoảng 20-25cm. Ở trung tâm của vòng tròn, đặt đối tượng cờ. Ở mỗi đầu của tòa nhà kẻ hai đường thẳng song song, đối xứng với nhau qua đường tròn, cách đường tròn khoảng 6 đến 7m. Đây là vị trí đứng của mỗi đội.

Sau khi chuẩn bị xong, trò chơi sẽ bắt đầu. Mỗi đội sẽ đứng dọc theo các hàng được cung cấp. Các thành viên lần lượt đếm từ một đến hết và phải nhớ chính xác số của mình. Quản trị viên đứng giữa sân chơi, điều khiển lần lượt hô số lượng người chơi. Khi quản trò gọi ra một số, thành viên của hai đội có số thứ tự tương ứng sẽ được chạy dàn hàng ngang đến vòng tròn giữa sân để giành “cờ”. Admin có thể được phép gọi nhiều số cùng một lúc. Hoặc gọi hai hoặc ba số với nhau. Người cướp được “cờ” đầu tiên phải nhanh chóng chạy về vạch xuất phát của đội mình. Người chơi còn lại phải tìm cách đuổi theo và chạm vào người đang cầm “cờ”. Nhưng hãy chắc chắn rằng chỉ những người chơi có cùng số mới có thể chạm vào nhau. Nếu bạn có thể chạm vào người đó, điểm sẽ thuộc về đội của người chơi đuổi theo. Nếu không, đội nào chụp được cờ về đích an toàn, đội chụp được cờ sẽ được một điểm. Ban quản trị trò chơi tiếp tục tiến hành các trò chơi tiếp theo. Số lượt chơi sẽ có giới hạn. Sau một số lượt nhất định, cộng điểm chiến thắng cho mỗi đội. Đội nào được nhieeuf điểm hơn là đội chiên thắng chung cuộc.

Một số lưu ý khi chơi cướp cờ như: Chỉ những người chơi gọi đúng số của mình mới được chạy lên cướp cờ. Người chơi chạy sai số sẽ trừ một điểm vào số điểm của đội mình. Nếu một người chơi đã vượt qua vạch đích, đừng tiếp tục đánh người đó …

Trò chơi cờ vua giúp rèn luyện khả năng phản xạ, sự linh hoạt và nhanh nhẹn của mỗi người. Không chỉ vậy, trò chơi này còn giúp rèn luyện tinh thần đồng đội và khả năng hợp tác của mỗi người. Đây là một trò chơi rất hấp dẫn, thú vị.

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi - mẫu 6

Mỗi độ xuân về, quê hương em thường tổ chức lễ hội để tưởng nhớ các vị thành hoàng làng có công dựng xây, bảo vệ thôn xóm. Trong không khí tưng bừng, nhộn nhịp của ngày hội, em còn được chứng kiến, quan sát cảnh mọi người chơi các trò chơi dân gian. Tiêu biểu nhất phải kể đến là trò nhảy bao bố.

Đầu tiên, để trò chơi diễn ra an toàn và thuận lợi, ban tổ chức thường lựa chọn các địa điểm, không gian rộng rãi, bằng phẳng. Đó có thể là sân bóng hoặc sân đình. Trên sân, người ta sẽ kẻ hai vạch gồm: vạch xuất phát, vạch đích. Hai vạch này cách nhau khoảng 8m. Dụng cụ dùng trong quá trình chơi chỉ đơn giản là những chiếc bao bố màu trắng, có kích thước giống hệt nhau.

Trước khi bắt đầu, quản trò sẽ phụ trách chia đội chơi. Tùy vào lượng người tham gia mà quản trò sẽ chia thành ba, bốn hoặc năm đội. Mỗi đội thường có số lượng người bằng nhau, từ 5 đến 7 thành viên, đảm bảo mọi cá nhân sức khỏe tốt, không mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Tiếp đến, các đội chơi di chuyển tới vạch xuất phát của đội, đứng thành hàng dọc. Người đầu hàng sẽ bước vào trong bao, hai tay túm lấy miệng bao, chuẩn bị sẵn sàng. Về vị trí, tất cả người chơi phải đứng dưới vạch kẻ xuất phát. Sau khi còi hiệu lệnh vang lên hoặc quản trò hô "bắt đầu", người đứng đầu nhảy từng bước tới đích. Đến vạch đích, người chơi cần nhanh chóng xoay mình, nhảy quay trở lại điểm xuất phát. Tiếp tục, người thứ hai bắt đầu nhảy sau khi người thứ nhất về tới vị trí ban đầu. Cứ lần lượt như vậy cho đến người cuối cùng trong đội. Đội nào về trước thì sẽ giành chiến thắng.

Trong quá trình trò chơi diễn ra, các thành viên của mỗi đội phải thi đấu nghiêm túc. Ban tổ chức nghiêm cấm các hành vi dùng khuỷu tay xô đẩy hoặc nhảy sang đường nhảy của đội khác. Ngoài ra, khi người trước chưa về tới vạch xuất phát mà người tiếp theo đã nhảy thì bị tính là phạm quy.

Có thể nói, tham gia trò chơi nhảy bao bố là cách để mọi người rèn luyện sức khỏe, cơ thể thêm dẻo dai, bền bỉ. Đồng thời, là cơ hội giúp bồi dưỡng tinh thần đoàn kết, gắn kết cộng đồng.

Theo thời gian, quê em vẫn lưu giữ và thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy bao bố, kéo co trong dịp lễ hội đầu năm. Em rất hạnh phúc, vui sướng khi được chứng kiến, tham gia những trò chơi ấy.

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi - mẫu 7

Khi nhắc tới xứ Huế mộng mơ, chúng ta không thể bỏ qua hoạt động biểu diễn ca Huế. Trình diễn ca Huế có rất nhiều quy tắc, luật lệ độc đáo. Chính điều này đã làm nên nét đặc trưng cho ca Huế.

Ca Huế được coi là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Cố đô. Trước kia, do có nguồn gốc từ cung đình, phủ vua chúa nên chỉ giới thượng lưu, tầng lớp cao sang mới được thưởng thức hoạt động biểu diễn này. Sau này, theo nhịp chảy của thời gian, ca Huế dần trở nên phổ biến trong mọi tầng lớp nhân dân.

Trình diễn ca Huế có rất nhiều quy tắc, luật lệ độc đáo. Đầu tiên, môi trường biểu diễn phải là không gian hẹp. Thay vì cần nhiều khán giả thì ca Huế lại rất "khiêm tốn", không trình diễn trước đám đông và hát dưới ánh nắng Mặt Trời. Tiếp theo, chỉ có khoảng 8 đến 10 người tham gia trình diễn, trong đó nhạc công chiếm khoảng 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ cũng được yêu cầu cụ thể: đạt chuẩn 4 hoặc 5 loại đàn: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam và đàn tranh. Tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp mà nhạc công có thể thay đàn tam thành đàn bầu. Cuối cùng, ca Huế có hai phong cách biểu diễn hoàn toàn khác nhau. Biểu diễn truyền thống được xen kẽ với hoạt động nhận xét, đánh giá về âm nhạc, nghệ thuật. Người trình diễn và người thưởng thức thường có mối quan hệ gần gũi, quen biết nhau. Còn biểu diễn cho du khách lại diễn ra theo một trình tự khác. Bắt đầu là giới thiệu chương trình, sự hình thành, phát triển và giá trị của thể loại âm nhạc này. Sau đó sẽ biểu diễn minh họa một vài tiết mục tiêu biểu. Hình thức trình diễn cho du khách thường xuất hiện trong hội làng, đám cưới và phục vụ hoạt động du lịch trên sông Hương.

Có thể nói, ca Huế là thể loại âm nhạc đỉnh cao khi có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều chất liệu, từ dân gian tới chuyên nghiệp, bác học. Đồng thời, là biểu tượng đẹp của mảnh đất Cố đô lịch sử. Nhắc tới ca Huế, chúng ta sẽ nhớ mãi về một di sản văn hóa tốt đẹp.

Những lời ca thiết tha, trữ tình của ca Huế đã nuôi dưỡng bao tâm hồn con người. Mong rằng, chúng ta sẽ biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý giá mà cha ông dựng xây.

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi - mẫu 8

Từ xa xưa, trong các lễ hội của một số làng thuộc miền Bắc và miền Trung Việt Nam, nhân dân lao động thường tổ chức hoạt động thi thổi cơm. Các hội thi dân gian này khiến em không khỏi tò mò, yêu thích. Trong đó, em ấn tượng nhất với cuộc thi nấu cơm ở Thị Cấm (Từ Liêm - Hà Nội) bởi chính những quy định, luật lệ độc đáo.

Để diễn lại câu chuyện gắn liền với một vị tướng thời vua Hùng thứ 18 - Phan Tây Nhạc, nhân dân làng Thị Cấm đã mở hội thi nấu cơm vào dịp đầu năm. Có thể thấy, cuộc thi diễn ra trong tiết trời ấm áp của mùa xuân, trong không khí rộn ràng của những ngày Tết Nguyên đán.

Khi tham gia hội thi, các đội sẽ được phát nguyên liệu gồm: thóc, củi. Trong quá trình cuộc thi diễn ra, mười thành viên của đội phải tự tay làm tất cả mọi việc. Muốn có hạt gạo trắng thơm, mỗi đội phải xay thóc rồi giã, giần và sàng. Tiếp đến, các thành viên cần nhanh tay tạo ra lửa và nhanh chân đi kiếm nước. Những hoạt động này đòi hỏi người chơi phải đoàn kết, đồng lòng đồng sức ở cả ba bước thi.

Bước đầu tiên của hội thi là làm gạo. Sau tiếng trống lệnh báo hiệu, các đội chơi cần khẩn trương đổ thóc vào xay để loại bỏ vỏ. Tiếp đến, tiến hành giã, giần, sàng giúp gạo được sạch sẽ. Bước thứ hai là tạo lửa và lấy nước. Trước tiên, thành viên trong đội sẽ cọ hai thanh nứa già vào nhau để tạo lửa. Muốn lửa bén cháy hơn, các đội cần áp bùi nhùi rơm khô gần hai thanh nứa kia. Về hoạt động đi lấy nước, mọi người phải di chuyển tới vị trí cách đó khoảng 1 km. Nước thường được chuẩn bị sẵn trong bốn cái be bằng đồng. Sau khi hoàn thành bước này, đội nào tạo ra lửa, lấy xong nước và về đích trước là đội chiến thắng.

Cuối cùng, bước ba là thi nấu cơm. Đội thắng cuộc là đội nấu chín xong đầu tiên. Cơm phải derp mềm, ngon và thơm. Cơm của đội ấy sẽ dùng để cúng tế thần.

Có thể nói, hội thi nấu cơm ở làng Thị Cấm đã trở thành nét đẹp truyền thống văn hóa không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Hội thi là dịp để người dân tưởng nhớ về vị tướng Phan Tây Nhạc và vui chơi, tụ họp đầu năm.

Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi - mẫu 9

Hoạt động đấu vật từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của mảnh đất bên bờ sông Cầu - Bắc Giang. Với những quy tắc, luật lệ riêng biệt, hội đấu vật ở nơi đây không chỉ thu hút người dân trong vùng mà còn hấp dẫn biết bao khách thập phương.

Trước hết, mỗi địa phương của Bắc Giang luôn có các sới vật chuẩn, chứa đựng nhiều ý nghĩa truyền thống xa xưa. Sới vật được đặt trước sân đình. Điểm đặc biệt mà ta dễ dàng nhận thấy là sới vật thường hình tròn, sân đình hình vuông. Hai hình tròn - vuông biểu tượng cho trời và đất, thể hiện sự trọn vẹn, hài hòa.

Khâu đầu tiên và quan trọng nhất là chọn ra hai đô vật để tiến hành tổ chức trận đấu mở đầu. Những người này phải là đô vật nổi tiếng trong vùng, có tài năng, đức độ. Đồng thời, có khoảng thời gian công hiến dài lâu cho phong trào vật.

Mở đầu hội thi, ban tổ chức giới thiệu đầy đủ thông tin của các đô vật như: tên tuổi, địa chỉ, thành tích đạt được và sở trường thi đấu. Tiếp đến, tùy vào mỗi lần tiếng trống chầu vang lên, hai đô vật sẽ thực hiện những động tác, tư thế khác nhau để làm lễ. Trong đó, tư thế chứa đựng ý nghĩa sâu sắc nhất - "bái tổ tam cấp" được dùng để thông báo với thần linh và truyền đạt mong ước, nguyện cầu của nhân dân về một năm hạnh phúc, tốt đẹp.

Sau khi bái tổ xong, các đô vật tiếp tục tiến tới nghi thức xe đài. Họ cùng thể hiện những động tác, tư thế thuộc phong cách xe đài chung như "đại bàng tung cánh, sư tử vờn cầu", "dòng sông Cầu nước chảy lơ thơ" hay "dòng sông Thương nước chảy đôi dòng".

Cuối cùng, trận đấu mở đầu hay còn gọi là keo vật thờ chính thức bắt đầu khi nghi thức xe đài kết thúc. Keo vật thờ được thể hiện chậm rãi để người xem dễ dàng quan sát, theo dõi từng miếng đánh. Trên sân đấu, hai đô vật biểu diễn vô cùng nhịp nhàng, uyển chuyển và đẹp mắt. Keo vật thờ chỉ dừng lại khi một trong hai đô vật "lấm lưng trắng bụng".

Như vậy, hoạt động đấu vật ở Bắc Giang đã cho thấy tinh thần thượng võ cao đẹp của ông cha ngàn đời nay. Đồng thời, góp phần tô đậm vẻ đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mong rằng, mỗi người sẽ có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị truyền thống của nước nhà.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên