Top 30 Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc (hay nhất)

Tổng hợp trên 30 bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn "Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc" hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc (hay nhất)

Quảng cáo

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 1

Không ai có thể phủ nhận được vai trò của đồng tiền, nhất là trong thời buổi kinh tế hàng hóa hiện nay. Nhiều người cho rằng, đồng tiền có tác dụng vạn năng nhưng cũng có người cho rằng: “Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc”. Vậy, những ý kiến trên đúng sai như thế nào?

Nhu cầu vật chất ngày càng tăng, đồng tiền ngày càng có giá trị. Con người như nhận thức được tầm quan trọng của đồng tiền, càng ra sức kiếm tiền, phục vụ cho nhu cầu vật chất của mình. Đồng tiền không những có giá trị thực dụng, chi phối cả yếu tố tinh thần, tình cảm cảm xúc của con người. Đồng tiền là phương tiện làm cho con người có được những trò tiêu khiển, giải trí, những món quà đem lại nụ cười… Đồng tiền đem lại vật chất, những gì người ta muốn: nhà lầu, xe hơi, kim cương… hay những gì quý giá hơn nữa. Đồng tiền là công cụ cho con người làm việc: xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết các chi phí…

Quảng cáo

Trong xã hội hiện nay, dường như hầu hết mọi vấn đề đều động chạm đến tiền. Càng ngày, đồng tiền càng có thế lực, con người không còn coi đồng tiền là phương tiện làm việc, đồng tiền đã hoá thành mục đích. Trong một xã hội kinh tế như hiện nay, quả nhiên, đồng tiền rất có giá trị. Nhưng, đồng tiền có thực sự mua được tất cả, nắm tiền trong lay liệu ta có thể có được những gì mong muốn? Đồng tiền mua được vật chất vậy, có thể mua được hạnh phúc? Đồng tiền mua được nhà lầu, xe hơi… Vậy, có thể mua được nụ cười, niềm vui, tình yêu…? Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là những rung cảm chân thành sâu sắc nhất từ tận đáy lòng, là lúc ta muốn ôm cả thế giới vào lòng, ta thấy ấm ngay giữa trời đông băng giá. Hạnh phúc không bắt nguồn từ những giá trị vật chất mà bắt nguồn từ tâm hồn, trái tim. Hạnh phúc chưa chắc có trong xa hoa tráng lệ nhưng tràn ngập trong nụ cười, niềm vui, tình yêu…

Người phụ nữ sống trong nhung lụa vàng son mà cô đơn lạnh lẽo liệu có hạnh phúc? Một cái dạ dày no đủ và một trái tim chết đói liệu có hạnh phúc? Hạnh phúc đến đơn giản nhẹ nhàng, không cần tiền bạc, không xa hoa phù phiếm. Là một buổi sáng ngắm bình minh trên mặt biển, là nhìn ngắm một bông hoa nở muộn đẫm mình trong sương đêm và nắng sớm, là chiếc hôn nhẹ nhàng của người chồng lên trán vợ để xua đi bao mệt mỏi, toan lính hàng ngày… Hạnh phúc tràn ngập quanh ta, nhưng hạnh phúc đến rất khẽ, chỉ cần ta im lặng lắng nghe tiếng gõ cửa của hạnh phúc. Tuyệt nhiên đồng tiền không thể xen vào những khoảnh khắc đó mặc dù đồng tiền đã len lỏi đến tận mọi ngóc ngách, ngõ hẻm nhưng đã không thể chạm đến hạnh phúc. Hạnh phúc là những thời khắc con người ta trở nên trong lành, thanh khiết, không toan tính chuyện vật chất. Cuộc sống ngắn ngủi, con người ta lại mãi chạy theo đồng tiền. Vậy đồng tiền có mua được tuổi xuân, nhiệt huyết và sự bất tử? Cho dù y học ngày nay phát triển như thế nào, với đồng tiền, ta xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất, loại thuốc tốt nhất, điều trị hiện đại nhất cũng không giữ chân được thời gian. Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền. Chúng ta là con người của thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không có phương tiện liền bạc, là khó lòng đạt được mục đích. Bản thân những học sinh, để được đi học nên người cũng phải đóng học phí. Đã từ rất lâu, đồng tiền thâm nhập vào thế giới con người, giúp đỡ con người nhưng cũng có lúc điều khiển con người. Đồng tiền là con dao hai lưỡi, góp phần tạo nên hạnh phúc và cũng có thể giết chết hạnh phúc.

Quảng cáo

Ta không phủ nhận đồng tiền và cũng không phủ nhận hạnh phúc. Đồng tiền hay những giá trị vật chất, hạnh phúc hay những giá trị tinh thần đều không thể thiếu đối với con người và cuộc sống. Thiếu một trong hai, con người không thể tồn tại.

Dàn ý Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc.

2. Thân bài

a. Giải thích

- Tiền: vật dụng, phương tiện để con người trao đổi hàng hóa với nhau. Đồng tiền có nhiều mệnh giá, giá trị khác nhau. Đồng tiền vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn của con người.

- Tiền có thể giúp con người thỏa mãn được những nhu cầu của cá nhân, có thể mua được nhiều thứ nhưng sẽ không bao giờ mua được tình cảm chân chính của con người cũng như không mua được hạnh phúc.

Quảng cáo

→ Câu danh ngôn đề cao vai trò của tình cảm, hạnh phúc đối với đời sống con người cũng như là lời cảnh tỉnh con người không nên quá phụ thuộc, lạm dụng vào đồng tiền.

b. Phân tích

- Có tiền con người ta sẽ dễ dàng giải quyết những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần, nó giúp cuộc sống của chúng ta trở nên thoải mái, tiện nghi hơn.

- Trước đây, con người tạo ra tiền bạc dùng để thay thế giá trị hàng hóa. Nhưng khi đồng tiền trở nên hữu ích vì tiện lợi thì tiền bạc lại tác động chi phối ngược lại đến đời sống con người.

= Đồng tiền luôn tồn tại 2 mặt, cho nên chúng ta cần nhận thức rõ và đúng đắn vai trò của đồng tiền để tránh bị nó tiêu khiển, trở thành một người xấu, có những suy nghĩ và hành động tiêu cực, xấu xa.

c. Phản đề

- Có nhiều người để đồng tiền chi phối, không nhận ra được bản thân mình bị đồng tiền điều khiển, sẵn sàng làm mọi việc để có tiền, kiếm những đồng tiền không chân chính. Lại có những người tiêu tiền hoang phí, không biết cách tiết kiệm,… những người này cần phải xem xét lại những hành động của bản thân mình.

d. Liên hệ bản thân

Là một học sinh, trước hết chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về đồng tiền, sống và hướng đến những điều tốt đẹp, không để đồng tiền điều khiển suy nghĩ, hành động của bản thân, không tham lam,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu danh ngôn: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc; đồng thời nêu cảm nghĩ của bản thân.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 2

Có người cho rằng: "Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc”, nhận định trên đúng hay sai khi trong thời đại hiện nay, con người buộc mình phải gắn vật chất và trở nên thực dụng hơn. Nhưng song song cùng những giá trị vật chất, cuộc sống tinh thần, những tình cảm cảm xúc không thể thiếu đối với con người. Liệu tất cả đều bị chi phối bởi đồng tiền?

Từ lúc được tạo hoá sinh ra, con người phải gắn liền với vật chất, có nhu cầu đòi hỏi về vật chất. Con người cần ăn, uống, mặc… nhưng lúc bấy giờ, tuyệt nhiên chưa xuất hiện, sự có mặt của đồng tiền. Tiến thêm một bước nữa, khi thế giới nguyên thuỷ đã ổn định, đi vào trật tự, vật chất có dư thừa, con người bắt đầu thực hiện trao đổi vật chất, không có tiền - một đơn vị trao đổi nhất định, người ta chỉ đổi thứ này lấy thứ khác.

Đến lúc hình thành xã hội thực sự, đơn vị trao đổi đòi hỏi phải xuất hiện, vật chất trao đổi càng nhiều, nhu cầu trao đổi càng cao. Lúc đầu, đơn giản chỉ là những vỏ ốc, những đồng xu, cắc bạc, đơn vị trao đổi lúc ấy còn rất đơn thuần, chưa thống nhất. Dần dần, xã hội kinh tế hoá, tiền ra đời và thực sự thâm nhập, đi sâu vào xã hội, vào mỗi gia đình, mỗi con người.

Nhu cầu vật chất ngày càng tăng, đồng tiền ngày càng có giá trị. Con người như nhận thức được tầm quan trọng của đồng tiền, càng ra sức kiếm tiền, phục vụ cho nhu cầu vật chất của mình. Đồng tiền không những có giá trị thực dụng, đồng tiền chi phối cả yếu tố tinh thần, tình cảm cảm xúc của con người. Đồng tiền là phương tiện đưa con người có được những trò tiêu khiển, giải trí, những món quà đem lại nụ cười… Đồng tiền đem lại vật chất, những gì người ta muốn: nhà lầu, xe hơi, kim cương… hay những gì quý giá hơn nữa. Đồng tiền là công cụ cho con người làm việc: xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết các chi phí…

Trong xã hội hiện nay, dường như hầu hết mọi vấn đề đều động chạm đến tiền. Đồng tiền đã ăn sâu vào tiềm thức con người, chi phối tư tưởng con người, hể làm việc gì mà không có tiền hoặc không vì tiền, không dễ dàng gì người ta làm. Người ta làm việc hăng say, hứng thú khi treo trên đầu là một khoản tiền lớn nhận được sau khi hoàn thành công việc.

Càng ngày, đồng tiền càng có thế lực, con người không còn coi đồng tiền là phương tiện làm việc, đồng tiền đã hoá thành mục đích. Trong một xã hội kinh tế như hiện nay, quả nhiên, đồng tiền rất có giá trị. Nhưng, đồng tiền có thực sự mua được tất cả, nắm tiền trong tay liệu ta có thể có được những gì muốn. Đồng tiền mua được vật chất vậy có thể mua được hạnh phúc. Đồng tiền mua được nhà lầu, xe hơi… Vậy có thể mua được nụ cười , niềm vui, tình yêu…?

Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là những rung cảm chân thành sâu sắc nhất từ tận đáy lòng, là lúc ta muốn ôm cả thế giới vào lòng , ta thấy ấm ngay ngay giữa trời đông băng giá. Hạnh phúc không bắt nguồn từ những giá trị vật chất mà bắt nguồn từ tâm hồn, trái tim. Hạnh phúc chưa chắc có trong xa hoa tráng lệ nhưng tràn ngập trong nụ cười, niềm vui, tình yêu… Người phụ nữ sống trong nhung lụa vàng son mà cô đơn lạnh lẽo liệu có hạnh phúc? Một cái dạ dày no đủ và một trái tim chết đói liệu có hạnh phúc.

Hạnh phúc đến đơn giản nhẹ nhàng, không cần tiền bạc, không xa hoa phù phiếm. Là một buổi sáng ngắm bình minh trên mặt biển, là nhìn ngắm một bông hoa nở muộn đẫm mình trong sương đêm và nắng sớm, là chiếc hôn nhẹ nhàng của người chồng lên trán vợ để xua đi bao mệt mỏi, toan tính trong ngày… Hạnh phúc tràn ngập quanh ta, nhưng hạnh phúc đến rất khẽ, chỉ cần ta im lặng lắng nghe tiếng gõ cửa của hạnh phúc.

Tuyệt nhiên đồng tiền không thể xen vào những khoảnh khắc đó mặc dù đồng tiền đã len lỏi đến tận mọi ngóc ngách, ngõ hẻm nhưng đã không thể chạm đến hạnh phúc. Hạnh phúc là những thời khắc con người ta trở nên trong lành, thanh khiết, không toan tính, tính toán chuyện vật chất.

Cuộc sống ngắn ngủi, con người ta lại mãi chạy theo đồng tiền. Vậy đồng tiền có mua được tuổi xuân, nhiệt huyết và sự bất tử? Cho dù y học ngày nay phát triển như thế nào, với đồng tiền ta xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất, loại thuốc tốt nhất, điều trị hiện đại nhất cũng không giữ chân được thời gian. Bữa cơm thịt cá ê hề trong căn nhà sang trọng, những thành viên hờ hững với bữa ăn, không có một tiếng nói cười, nếu có chỉ là những lời trách mắng, chửi rủa có sung sướng hơn mâm cơm đạm bạc, gia đình quây quần bên nhau, đầm ấm, hạnh phúc.

Nếu con người ta quay ngược trở lại thời cổ đại nhưng vẫn giữ nếp sống, nếp nghĩ như bây giờ, liệu con người có thể tồn tại không có sự có mặt của đồng tiền. Tổ tiên ta xưa cũng đã tồn tại và phát triển đấy thôi. Nhưng với con người của thời hiện đại có lẽ không dễ dàng , họ đã quá quen với lối sống hiện đại, chạy theo đồng tiền, lối nghĩ “có tiền mua tiên cũng được”, họ đã chạy quá nhanh theo đồng tiền mà ngu ngốc bỏ phí những khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời, vô giá mà họ không phải tốn một xu nào.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền. Chúng ta là con người của thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không có phương tiện tiền bạc, ta khó lòng đạt được mục đích. Bản thân những học sinh, để ngồi ở ghế nhà trường, tiếp thu tri thức để sau này nên người phải đóng học phí.

Bệnh nhân muốn khoẻ mạnh phải điều trị, thuốc thang, phải thanh toán viện phí. Doanh nhân muốn phát triển, mở rộng công ty phải đầu tư vốn… Những hoạt động đó không bị đồng tiền chi phối mà sử dụng đồng tiền đúng chức năng giá trị, chuyển tiếp từ thứ này sang một thứ tốt hơn trên phương tiện tiền bạc.

Bởi vậy, vô số các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhà từ thiện đã từ đông tiền biến đồng tiền thành hạnh phúc, đó là những xuất học bổng, những ca mổ không mất chi phí, những khoản tiền đầu tư… Nếu sử dụng đồng tiền đúng cách, ta sẽ mua được hạnh phúc vô giá.

Đã từ rất lâu, đồng tiền thâm nhập vào thế giới con người, giúp đỡ con người nhưng cũng điều khiển con người. Giăng-van-giăng bị bỏ tù chỉ vì ăn trộm một chiếc bánh mì cho cháu. Chị Dậu bán con, bán chó lấy mấy đồng cắc về chuộc chồng… Tất cả chẳng phải đều vì đồng tiền, đồng tiền không sai khiến họ, đồng tiền sai khiến kẻ khác dồn ép họ, buộc họ vào bước đường cùng.

Đồng tiền là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. Liệu có hạnh phúc được khi dạ dày lép kẹp, tâm trí chỉ nghĩ đến miếng ăn, và khi nghĩ đến miếng ăn, miếng ăn choán toàn bộ suy nghĩ, không còn chỗ cho điều gọi là hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc ấm êm và không bao giờ phải lo nghĩ vấn đề tiền bạc nhưng sẽ sao nếu vấn đề cơm áo gạo tiền xuất hiện thường nhật trong những bữa ăn, cuộc trò chuyện. Sự bon chen, tính toán đời thường, tính thực dụng che đi cái hạnh phúc ngọt ngào mà mỏng manh.

Ta không phủ nhận đồng tiền và cũng không phủ nhận hạnh phúc. Đồng tiền hay những giá trị vật chất, hạnh phúc hay những giá trị tinh thần đều không thể thiếu đối với con người và cuộc sống. Thiếu một trong hai, con người không thể tồn tại hoặc tồn tại không đúng nghĩa

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 3

"Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc”. Thật vậy! Tiền bạc là vật dụng được phép sử dụng trong việc mua bán trao đổi các hàng hóa, vật chất, dịch vụ. Tuy nhiên, nó không thể mua được các giá trị tinh thần, trong đó có sự hạnh phúc. Bởi hạnh phúc là trạng thái tình cảm xuất phát từ trái tim, là cảm xúc vui sướng khi ta đạt được hoặc làm được điều gì đó có ý nghĩa, còn tiền bạc chỉ thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Một ví dụ đơn giản cho điều này, đó là tiền có thể mua được nhà cửa, nhưng không thể mua được tình cảm gia đình. Nếu chúng ta cứ mải chạy theo giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì chúng ta sẽ bị sa ngã vào lối sống thực dụng, ích kỉ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận giá trị của tiền bạc trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo ra cơ sở vật chất, hạ tầng, cải thiện đời sống xã hội. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị thực của hạnh phúc, không để nhân cách bị tha hóa bởi sức mạnh của đồng tiền. Có như vậy, con người mới hiểu được giá trị thực sự của cuộc sống, của bản thân, từ đó xây dựng xã hội thêm văn minh, gắn kết.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 4

Nhận định trên đúng hay sai khi trong thời đại hiện nay khi con người buộc mình phải gắn vào cuộc sống vật chất và ngày càng trở nên thực dụng. Nhưng những giá trị vật chất ấy có thực sự chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng ta! Một cuộc sống khác bằng tình cảm, cảm xúc và sự chân thành của con người. Liệu tất cả đều bị chi phối bởi đồng tiền?

Tiền có thể mua được tất cả những gì thuộc về vật chất nhưng với những giá trị thuộc về tinh thần mà đặc biệt hơn cả đó là hạnh phúc thì cũng mua đặng chăng!. “Hạnh phúc” - từ thường được nhiều người nhắc đến nhưng đã mấy ai trong chúng ta thấu hiểu được ý nghĩa đích thực của nó. Hạnh phúc ư! Nghe sao có vẻ hoa mỹ nhưng hết sức giản dị, thế nhưng tại sao chúng ta lại luôn cố tìm. Hạnh phúc chính là những giá trị cao quý, thiêng liêng nhất, toàn vẹn nhất mà con người chúng ta luôn muốn hướng đến.

Tiền bạc có thể mua được rất nhiều thứ ngoại trừ hạnh phúc!

Giá trị của đồng tiền và giá trị của hạnh phúc sẽ được so sánh nếu chúng ta đi tìm được một đơn vị tương thích cho sự tương quan của chúng. Có thể quý vị sẽ cho rằng trong một gia đình có sự chênh lệch về giàu nghèo, những đứa con có khả năng tài chính dồi dào thường được cha mẹ yêu thương hơn và quý trọng hơn, hay trong xã hội địa vị và quyền lực những người tạo dựng cho mình vị thế sẽ khiến cho người khác cảm phục và kính trọng, nhưng có thể đã nhầm. Gia đình chúng ta cha mẹ thường thương cho “thằng Út nó khổ” chứ chưa ai bảo rằng “quý cậu hai giàu” và cảm phục giai tầng mang lại phúc lợi xã hội chứ ai mang ơn kẻ bóc lột mình.

Đó là giá trị của đồng tiền mang lại, tiền là một thứ tiêu biểu cho giá trị vật chất cho nên chỉ có thể mua những gì thuộc về vật chất còn hạnh phúc là một loại tiêu biểu cho giá trị tinh thần. Tiền chỉ có thể đem lại những yếu tố giúp cho việc tạo ra hạnh phúc dễ dàng hơn, có thể là cho bạn, cho gia đình bạn hoặc cao hơn là những người xung quanh bạn. Có nhiều người nghĩ rằng, tiền sẽ tạo ra cơm no, áo ấm, của cải vật chất và cho họ một cuộc sống thật sự trọn vẹn. Thật ra những điều ấy cho ta thấy rằng tiền bạc chỉ là một chất xúc tác giúp ta tạo ra hạnh phúc. Việc bạn có thật sự hạnh phúc hay không khi bạn có tiền tất cả đều phụ thuộc vào cách mà bạn kiếm đồng tiền ấy như thế nào, cách bạn dùng tiền trong cuộc sống của mình ra sao, và bạn có thật sự hiểu đúng được giá trị đích thực của đồng tiền hay không?

Thế Hạnh phúc là gì? Chính là những rung cảm chân thành sâu sắc nhất từ tận đáy lòng, là lúc ta muốn ôm cả thế giới vào lòng, ta thấy ấm ngay ngay giữa trời đông băng giá. Hạnh phúc không bắt nguồn từ những giá trị vật chất mà bắt nguồn từ tâm hồn, trái tim. Hạnh phúc chưa chắc có trong xa hoa tráng lệ nhưng tràn ngập trong nụ cười, niềm vui, tình yêu…

Hạnh phúc không mua được bằng tiền nhưng nếu không có tiền thì bạn không thể đảm bảo và phát triển đời sống vật chất của bản thân, của gia đình và không thể thực hiện được nghĩa vụ báo hiếu, đền đáp những món nợ tình nghĩa và đùm bọc những hoàn cảnh cần được giúp đỡ, sẻ chia khi cần. Có nhiều tiền không hẳn đã là hạnh phúc nhưng việc bạn mang tiền giúp đỡ cho người khác khi họ thật sự cần sự giúp đỡ của bạn. Điều ấy thật sự có ý nghĩa, bởi vì bạn đã mang lại hạnh phúc cho người khác. Bạn có thể dùng tiền để tạo hạnh phúc cho riêng mình, gia đình mình. Thật vậy, bạn có thể dùng tiền để thực hiện những ước mơ của mình.

Càng ngày, đồng tiền càng có thế lực, con người không còn coi đồng tiền là phương tiện làm việc, đồng tiền đã hoá thành mục đích. Trong một xã hội kinh tế như hiện nay, quả nhiên, đồng tiền rất có giá trị. Nhưng, đồng tiền có thực sự mua được tất cả, nắm tiền trong tay liệu ta có thể có được những gì muốn. Đồng tiền mua được vật chất vậy có thể mua được hạnh phúc. Đồng tiền mua được nhà lầu, xe hơi… Vậy có thể mua được nụ cười, niềm vui, tình yêu…?

Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền. Chúng ta là con người của thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không có phương tiện tiền bạc, ta khó lòng đạt được mục đích. Khi bạn thực hiện được ước mơ của mình, chắc chắn bạn đang được hạnh phúc vì bạn đã sống vì bạn. Bạn có thể dùng tiền để mua thời gian, Bạn có thể dùng tiền để nâng cao chất lượng cuộc sống cho mình bằng cách mua những trang thiết bị, dụng cụ, đồ dùng giúp bạn được giải phóng khỏi lao động, giúp bạn tiết kiệm thời gian nhiều hơn, và bạn đang hạnh phúc vì bạn sống một cuộc sống thật trọn vẹn, một cuộc sống hưởng thụ. Và bạn cũng có thể dùng tiền của mình để mua sức khỏe.… Cảm giác được sống trong sự sung túc, có một tài chính vững chãi, cuộc sống vô ưu vô lo luôn mang đến cho bạn một sự toại nguyện vô bờ. Bạn sẽ thật sự hạnh phúc nếu bạn biết cách sử dụng đồng tiền một cách khôn khéo, nó hoàn toàn có thể mang lại hạnh phúc cho bạn.

Đồng tiền là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. Liệu có hạnh phúc được khi dạ dày lép kẹp, tâm trí chỉ nghĩ đến miếng ăn, và khi nghĩ đến miếng ăn, miếng ăn choán toàn bộ suy nghĩ, không còn chỗ cho điều gọi là hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc ấm êm và không bao giờ phải lo nghĩ vấn đề tiền bạc nhưng sẽ sao nếu vấn đề cơm áo gạo tiền xuất hiện thường nhật trong những bữa ăn, cuộc trò chuyện. Sự bon chen, tính toán đời thường, tính thực dụng che đi cái hạnh phúc ngọt ngào mà mỏng manh.

Vì vậy, nếu bạn có hỏi tôi rằng tiền có thể mua được hạnh phúc hay không thì theo tôi, tiền không bao giờ có thể mua được hạnh phúc nhưng tiền có thể giúp chúng ta tự tạo ra hạnh phúc, có thể là cho bạn, cho tôi, cho những người mà bạn yêu mến nếu bạn biết cách sử dụng đồng tiền của mình vào những điều tốt đẹp nhất với những tấm lòng chân thật nhất.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 5

Tiền bạc và hạnh phúc là những thứ mà con người luôn nỗ lực hết mình để có được. Nếu tiền bạc có thể mang đến cho con người một cuộc sống sung túc, đủ đầy thì hạnh phúc lại làm cho con người vui vẻ, thỏa mãn về tinh thần. Trong thực tế cuộc sống, để có được tiền bạc, rất nhiều người đã đánh đổi tất cả, thậm chí là hạnh phúc và những nhu cầu về tinh thần. Thế nhưng cuộc sống đủ đầy về vật chất cũng chưa chắc làm cho con người cảm thấy hạnh phúc, bởi "Tiền có thể mua được tất cả trừ hạnh phúc". Tiền bạc có thể mua được nhiều thứ vật chất giá trị, mang đến cho con người cuộc sống giàu sang, sung sướng. Tuy nhiên, tiền lại không thể mua được những giá trị tinh thần, đó là tình yêu, tình cảm chân thành xuất phát từ con tim. Đã có rất nhiều những người giàu có cảm thấy cô đơn, trống trải trong chính ngôi nhà to lớn nhưng thiếu vắng tình cảm gia đình, đó là những đứa trẻ được mọi người ngưỡng mộ vì "sinh ra đã ở vạch đích" nhưng lại ao ước có một cuộc sống như một đứa trẻ bình thường, được bố mẹ quan tâm, chăm sóc. Tiền bạc và những giá trị vật chất không xấu, nó có thể mang đến cho chúng ta cuộc sống tốt đẹp, là mục tiêu để chúng ta cố gắng, phát triển. Thế nhưng, nếu mãi chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi những giá trị tinh thần thì chúng ta sẽ dần đánh mất đi ý nghĩa của cuộc sống. Chúng ta có thể có một cuộc sống sang giàu nhưng cô độc, không có hạnh phúc. Để có một cuộc sống ý nghĩa, mỗi chúng ta cần nhận thức đúng giá trị của hạnh phúc, của những giá trị tinh thần tốt đẹp bên trong tâm hồn để không bị đồng tiền chi phối, tha hóa.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 6

Bàn về bản chất và giá trị của đồng tiền, có ý kiến cho rằng "Tiền có thể mua được tất cả nhưng không mua được hạnh phúc". Câu nói đã khẳng định sức mạnh về vật chất của đồng tiền song cũng chỉ ra điều mà đồng tiền "vạn năng" không thể làm được, đó là mua được hạnh phúc hay những giá trị tinh thần tốt đẹp. "Tiền" là công cụ dùng để mua bán, trao đổi. Tiền có thể mua được rất nhiều thứ của cải vật chất, mang đến cho con người cuộc sống sung túc, "hạnh phúc" lại là trạng thái cảm xúc mãn nguyện, vui sướng khi được thỏa mãn một nhu cầu mang tính trừu tượng. Hạnh phúc được xây dựng trên những tình cảm chân thành và những giá trị tinh thần tốt đẹp. Bởi vậy mà tiền có thể mua được tất cả mọi thứ nhưng lại chẳng thể mua được hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là một thứ vật chất có thể định giá, nó được nảy sinh từ thế giới tình cảm khi những nhu cầu về tinh thần của con người được đáp ứng. Hãy sống chân thành, hãy trao đi yêu thương để nhận lại hạnh phúc đích thực. Tiền có thể làm cho chúng ta sung sướng về cuộc sống vật chất nhưng chỉ có hạnh phúc mới có thể làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên trọn vẹn, ý nghĩa. Không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền, đó là mục tiêu, động lực để chúng ta phấn đấu, nỗ lực, tiền bạc làm cho cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức được rằng, tiền quan trọng nhưng không phải là vạn năng, tiền rất giá trị nhưng lại không mua được hạnh phúc. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng những gì chúng ta đang có, cần cố gắng vun đắp để có được hạnh phúc thực sự. Cuộc sống của chúng ta chỉ thực sự ý nghĩa khi dung hòa được đời sống vật chất và những nhu cầu tinh thần.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 7

Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, đồng tiền ngày càng khẳng định được vai trò trong cuộc sống. Tiền không chỉ là đơn vị trao đổi hàng hóa, của cải vật chất mà nó còn là thước đo giá trị sản phẩm và cả giá trị, sức mạnh của con người. Đồng tiền có thể thỏa mãn những nhu cầu về vật chất, làm nên giá trị, uy tín của con người. Thế nhưng đồng tiền không mang sức mạnh vạn năng giống trong suy nghĩ của nhiều người. Tiền có thể mua được tất cả mọi thứ nhưng lại không mua được hạnh phúc. Bởi hạnh phúc là những giá trị tình cảm tốt đẹp, nó không phải một sản phẩm có thể định giá hay mua bán. Hạnh phúc chỉ có được khi con người biết trao đi tình cảm yêu thương chân thành, tự nguyện nên không thể ép buộc hay trao đổi bằng tiền. Cố gắng để có được tiền bạc không xấu, nó là nhu cầu chính đáng của con người. Đồng tiền có thể làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn, kích thức sự nỗ lực, sáng tạo để tạo ra thành quả. Thế nhưng nếu con người mù quáng chạy theo đồng tiền mà qua qua những giá trị về tinh thần, đạo đức thì đó là điều đáng lên án. Nếu quá lệ thuộc vào đồng tiền sẽ làm cho con người dần trở nên ích kỉ, xấu xa. Qua đây chúng ta cũng cần nhận thức rõ ràng về tiền bạc và hạnh phúc, đồng tiền rất đáng quý nhưng cuộc sống hạnh phúc còn đáng quý hơn. Tiền bạc không thể tạo ra hạnh phúc, nó chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc. Cuộc sống của chúng ta sẽ thực sự ý nghĩa nếu biết theo đuổi những giá trị vật chất chính đáng và biết bồi đắp những giá trị tinh thần tốt đẹp.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 8

Không ai có thể phủ nhận vai trò quan trọng của đồng tiền, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế hàng hóa đang diễn ra ngày nay. Có những người cho rằng đồng tiền có sức mạnh tuyệt đối, nhưng cũng có người cho rằng: "Tiền có thể mua tất cả, trừ hạnh phúc." Vậy, những ý kiến trên thể hiện đúng đắn ra sao?

Nhu cầu về vật chất ngày càng gia tăng, và giá trị của đồng tiền cũng ngày càng nổi bật. Con người đã nhận thức được tầm quan trọng của đồng tiền và đang nỗ lực để kiếm tiền, đáp ứng nhu cầu vật chất của họ. Tuy nhiên, đồng tiền không chỉ có giá trị thực tiễn, mà còn chi phối tinh thần và cảm xúc của con người. Đồng tiền là công cụ để con người thỏa mãn sở thích, giải trí, và tặng quà đem lại niềm vui. Nó giúp con người thu nạp vật chất, từ những thứ mà họ mong muốn như căn hộ sang trọng, xe hơi, đến những thứ quý giá hơn. Đồng tiền cũng là công cụ giúp con người xây dựng cơ sở vật chất và giải quyết các khoản chi tiêu hằng ngày.

Trong xã hội hiện đại, có vẻ như hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống đều liên quan đến tiền bạc. Điều này làm cho đồng tiền trở thành một yếu tố quyết định. Tuy nhiên, liệu đồng tiền có thật sự có khả năng mua được mọi thứ và mang lại hạnh phúc? Đồng tiền có thể mua được tài sản vật chất, nhưng liệu nó có thể mua được hạnh phúc? Có thể mua được biệt thự xa hoa, chiếc ô tô tiền tỷ... Nhưng liệu nó có thể mua được nụ cười, niềm vui, tình yêu? Hạnh phúc thực sự là gì? Hạnh phúc nảy sinh từ những cảm xúc chân thành, từ sâu thẳm của trái tim, là khi ta muốn ôm cả thế giới vào lòng, khi ta cảm nhận ấm áp giữa cái rét buốt của mùa đông. Hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vật chất, mà chủ yếu xuất phát từ tâm hồn và trái tim. Hạnh phúc không nhất thiết phải đắm chìm trong sự xa hoa, mà có thể tồn tại trong nụ cười, niềm vui, và tình yêu.

Một người phụ nữ sống trong nhung lụa vàng son, nhưng đơn độc và lạnh lẽo, liệu cô ta có thể hạnh phúc? Người có bao nhiêu tài sản vật chất vàng bạc, nhưng bất kỳ trái tim nào cũng đói khát, liệu họ có thể hạnh phúc? Hạnh phúc thường đơn giản, nhẹ nhàng, không cần đến tiền bạc, không phải là sự xa hoa hoặc thị phi. Nó có thể là việc ngắm bình minh trên bãi biển vào một buổi sáng, là việc ngắm nhìn một bông hoa nở muộn trong sương sớm, là nụ hôn nhẹ nhàng của người chồng lên trán vợ để xua tan mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả... Hạnh phúc tồn tại xung quanh chúng ta, chỉ cần ta im lặng và lắng nghe tiếng gõ cửa của nó. Đồng tiền có vai trò quan trọng, nhưng không thể thay thế hạnh phúc. Hạnh phúc xuất phát từ những khoảnh khắc trong sạch, không gò bó bởi vật chất. Cuộc sống ngắn ngủi, và đôi khi con người lại quên mất ý nghĩa thực sự của nó, cuộc chạy đua với đồng tiền dường như không bao giờ dừng lại. Vậy đồng tiền có thể mua được tuổi trẻ, sự nhiệt huyết và sự bất tử? Dù cho y học phát triển đến đâu, với đồng tiền, ta có thể xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất, dùng những loại thuốc hiện đại nhất, nhưng không thể thách thức được thời gian. Tuy vậy, không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền. Chúng ta sống trong thời đại công nghiệp hoá và hiện đại, và trong thế giới này, đồng tiền là công cụ không thể thiếu để đạt được các mục tiêu. Ngay cả những học sinh cũng phải trả học phí để có thể học. Đã từ lâu, đồng tiền đã trở thành một phần không thể tách rời của cuộc sống con người, giúp đỡ và đôi khi thậm chí là điều khiển con người. Đồng tiền có thể coi như một thanh gươm hai lưỡi, vừa tạo nên hạnh phúc, vừa có thể đe dọa hạnh phúc.

Chúng ta không nên phủ nhận giá trị của đồng tiền, cũng như không nên bỏ qua giá trị của hạnh phúc. Cả đồng tiền và giá trị tinh thần đều đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Thiếu bất kỳ điều gì trong hai yếu tố này, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên không hoàn hảo.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 9

"Tiền có thể mua đủ mọi thứ ngoại trừ hạnh phúc" - Câu nói này đã trở thành một phát ngôn phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Thực sự, tiền bạc là một công cụ mạnh mẽ cho phép chúng ta tham gia vào các hoạt động thương mại, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là tiền không thể mua được những giá trị tinh thần, đặc biệt là hạnh phúc.

Hạnh phúc không thể được mua bằng tiền vì nó bắt nguồn từ trái tim của chúng ta, từ cảm giác hạnh phúc khi chúng ta đạt được hoặc làm được điều gì đó mang ý nghĩa. Hạnh phúc xuất phát từ những mảnh ghép tinh thần của cuộc sống: tình bạn, tình yêu, sự thấu hiểu, và cảm giác đóng góp cho xã hội.

Một ví dụ đơn giản là, tiền có thể mua cho bạn một ngôi nhà sang trọng, nhưng nó không thể mua được tình thân gia đình ấm áp. Nếu chúng ta chỉ tập trung vào việc tích luỹ tài sản vật chất mà bỏ qua những giá trị tinh thần, chúng ta có thể lạc hậu trong cuộc sống, trở nên ích kỷ và mất đi ý nghĩa thực sự.

Tuy nhiên, không nên bỏ qua vai trò quan trọng của tiền bạc trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, và cải thiện chất lượng cuộc sống của xã hội. Tiền có thể giúp chúng ta tạo ra cơ hội, nhưng điều quan trọng là phải sử dụng nó một cách có trách nhiệm và không để nó chi phối cuộc sống của chúng ta hoàn toàn.

Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ giá trị thực sự của hạnh phúc và không để tiền bạc làm cho bản dạng con người bị lạc hậu bởi sự cuốn hút của đồng tiền. Chỉ khi nhận ra điều này, con người mới có thể đánh giá đúng giá trị của cuộc sống và xây dựng một xã hội đầy văn minh và tình thần đoàn kết.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 10

Có một quan điểm cho rằng: "Tiền có thể mua được mọi thứ, ngoại trừ hạnh phúc." Câu nói này đã thúc đẩy chúng ta suy nghĩ về vai trò của tiền bạc trong thời đại hiện đại, khi con người dường như phải dấn thân sâu vào cuộc đua vật chất và trở nên thực tế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem thường giá trị của cuộc sống tinh thần và tình cảm trong bối cảnh này. Vậy liệu mọi thứ đều bị thống trị bởi đồng tiền?

Con người, từ khi ra đời, đã có mối liên hệ sâu sắc với vật chất và luôn có những nhu cầu liên quan đến nó. Chúng ta cần thức ăn, nước uống, quần áo... Nhưng vào thời điểm đó, tiền bạc chưa tồn tại, và sự hiện diện của nó là điều tưởng chừng không thể. Tiến xa hơn, khi thế giới đã ổn định và thất thoát vật chất đã xuất hiện, con người đã bắt đầu thực hiện trao đổi vật chất. Trong thời kỳ này, tiền bạc vẫn chưa tồn tại, và người ta thực hiện trao đổi bằng các phương tiện đơn giản như vỏ ốc, đồng xu, hoặc cắc bạc - đơn vị trao đổi không thống nhất.

Khi xã hội bắt đầu hình thành, nhu cầu về vật chất gia tăng, và cần phải có một đơn vị trao đổi cố định. Vật chất được trao đổi nhiều hơn, và nhu cầu trao đổi càng tăng cao. Ban đầu, đơn vị trao đổi vẫn đơn giản, nhưng dần dần, xã hội tiến hóa, và tiền bạc đã xuất hiện và thâm nhập sâu vào xã hội, vào cuộc sống của từng gia đình và cá nhân.

Nhu cầu về vật chất ngày càng gia tăng, và giá trị của tiền bạc cũng tăng lên. Con người đã nhận thức được tầm quan trọng của tiền bạc, và họ đã nỗ lực để kiếm tiền để đáp ứng nhu cầu vật chất của họ. Tiền bạc không chỉ có giá trị thực tiễn mà còn ảnh hưởng đến khía cạnh tinh thần và tình cảm của con người. Tiền bạc là phương tiện để con người trải qua những trải nghiệm thú vị, tìm kiếm niềm vui, và đem lại nụ cười. Nó cung cấp cho chúng ta vật chất và những điều chúng ta muốn, như những ngôi nhà sang trọng, chiếc xe hơi, hoặc thậm chí là kim cương. Tiền bạc là công cụ giúp chúng ta xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết các khoản chi phí...

Trong xã hội hiện đại, có vẻ như hầu hết mọi vấn đề đều dính líu đến tiền bạc. Tiền bạc đã thâm nhập sâu vào tiềm thức con người và chi phối tư tưởng của họ. Con người làm việc chăm chỉ và hào hứng khi có cơ hội kiếm được một khoản tiền lớn sau khi hoàn thành công việc.

Ngày càng, tiền bạc có quyền lực, và con người không còn xem tiền bạc chỉ là phương tiện để làm việc, mà nó đã trở thành mục tiêu cuối cùng. Trong xã hội kinh tế hiện đại, không thể phủ nhận giá trị của tiền bạc. Nhưng liệu tiền bạc có thực sự có thể mua được tất cả, có thể đem lại mọi thứ chúng ta muốn? Tiền bạc có thể mua được vật chất, nhưng liệu nó có thể mua được hạnh phúc? Nó có thể mua được nụ cười, niềm vui, và tình yêu không?

Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là những cảm xúc chân thành, sâu sắc nhất từ tận đáy lòng, là lúc ta muốn ôm cả thế giới vào lòng, là lúc ta cảm thấy ấm áp ngay giữa băng giá của mùa đông. Hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vật chất, mà nó bắt nguồn từ tâm hồn và trái tim. Hạnh phúc không nhất thiết phải xuất hiện trong sự xa hoa và phô trương, mà nó tỏa sáng trong nụ cười, niềm vui, và tình yêu. Người phụ nữ sống trong một môi trường lộng lẫy nhưng cô đơn có thể không có hạnh phúc. Một bữa ăn đơn giản và một trái tim hạnh phúc có thể vượt trội hơn một bữa ăn xa hoa, một gia đình hạnh phúc, ấm áp, đầm ấm.

Hạnh phúc có thể đến đơn giản và dễ nhẹ, không cần tiền bạc, không cần xa hoa. Đó có thể là việc thưởng thức bình minh trên bãi biển vào mỗi sáng, việc nhìn thấy một bông hoa nở muộn đẫm sương đêm và ánh nắng sớm, hoặc một cái hôn nhẹ nhàng của người chồng lên trán vợ để xua đi mọi mệt mỏi, lo âu trong cuộc sống hàng ngày. Hạnh phúc tràn ngập xung quanh chúng ta, và đôi khi, chỉ cần chúng ta lắng nghe, chúng ta có thể cảm nhận được hạnh phúc đang gõ cửa.

Tất nhiên, tiền bạc không thể can thiệp vào những khoảnh khắc đó, mặc dù nó đã len lỏi vào mọi góc cạnh của cuộc sống chúng ta. Hạnh phúc là những khoảnh khắc khi chúng ta trở nên trong sạch, thanh khiết, không áp lực từ vật chất.

Cuộc sống ngắn ngủi, và con người thường chạy theo tiền bạc. Liệu tiền bạc có thể mua được tuổi trẻ, nhiệt huyết, và sự bất tử? Dù y học phát triển đến đâu, với tiền bạc, chúng ta có thể xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất, sử dụng loại thuốc tốt nhất, và điều trị bằng phương pháp hiện đại nhất, nhưng nó không thể giữ lại thời gian. Bữa cơm xa hoa trong một căn nhà sang trọng, mà không có sự hòa hợp và tình thân thương, có thể không mang lại hạnh phúc bằng một bữa cơm bình dị, một gia đình quây quần bên nhau, đầm ấm và hạnh phúc.

Nếu chúng ta quay trở lại thời cổ đại mà vẫn giữ phong cách sống và tư duy như bây giờ, liệu con người có thể tồn tại mà không cần tiền bạc? Tổ tiên của chúng ta đã tồn tại và phát triển ở thời kỳ đó. Nhưng đối với con người hiện đại, điều này có thể không dễ dàng. Chúng ta đã quá quen với cuộc sống hiện đại, cuộc đua theo tiền bạc, và lối tư duy "có tiền có thể mua mọi thứ". Chúng ta đã chạy quá nhanh theo tiền bạc mà đã lỡ bỏ lỡ những khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời, không cần phải chi tiêu bất kỳ đồng nào.

Tuy nhiên, không thể bỏ qua giá trị của tiền bạc. Chúng ta sống trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa, và không có cách nào để đạt được mục tiêu mà không cần đến tiền bạc. Học sinh phải trả học phí để nhận kiến thức trong trường học. Bệnh nhân cần thanh toán viện phí để được điều trị. Doanh nhân cần đầu tư vốn để phát triển công ty... Những hoạt động này không phải là sự lãng phí tiền bạc, mà là việc sử dụng tiền bạc đúng cách để tạo ra giá trị, chuyển đổi từ tiền bạc này sang cái khác.

Vì vậy, nhiều nhà đầu tư, nhà tài trợ và nhà từ thiện đã biến tiền bạc thành hạnh phúc, thông qua việc tạo ra học bổng, thực hiện các ca mổ không tính phí, hoặc đầu tư vào những dự án mang lại lợi ích cho xã hội. Nếu sử dụng tiền bạc một cách đúng đắn, chúng ta có thể mua được hạnh phúc không giá trị.

Từ lâu, tiền bạc đã thâm nhập vào cuộc sống con người, giúp đỡ họ nhưng cũng kiểm soát họ. Chúng ta đã nghe về những vụ án lạm dụng tiền bạc, như người bị tù vì ăn trộm một ổ bánh mì để nuôi cháu. Chị Dậu đã phải bán con, bán chó chỉ để kiếm một ít đồng cắc để chuộc lại người chồng... Tất cả những việc này có thể đều do tiền bạc thúc đẩy, tiền bạc ép buộc họ vào tình thế khó khăn.

Tiền bạc giống như một con dao hai lưỡi, nó có thể mua hạnh phúc, nhưng cũng có thể chấm dứt hạnh phúc. Có hạnh phúc khi dạ dày bị căng thẳng, khi tâm trí bị chi phối bởi suy nghĩ về tiền bạc, và khi suy nghĩ về tiền bạc áp đảo mọi suy tư, không còn chỗ cho những điều gọi là hạnh phúc. Gia đình hạnh phúc không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc, nhưng nếu vấn đề tiền bạc luôn hiện diện trong cuộc sống hàng ngày, nó có thể che khuất đi sự hạnh phúc tinh thần và tình cảm.

Chúng ta không thể phủ nhận giá trị của tiền bạc, nhưng cũng không thể bỏ qua giá trị của hạnh phúc. Tiền bạc và giá trị tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Thiếu một trong hai, chúng ta không thể tồn tại hoặc tồn tại không đúng nghĩa.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 11

Thời đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, các ngành nghề sản xuất và kinh doanh phát triển. Nền kinh tế thị trường nước ta tăng trưởng mạnh, năm sau hơn hẳn năm trước. Đất nước trên đà đổi mới, ngày một đổi thay toàn diện. Đời sống nhân dân ngày một khá hơn; tỉ lệ hộ nghèo, khó khăn ở vùng sâu, vùng xa được giảm đáng kể.

Trong phong trào thi đua sản xuất và kinh doanh hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nhân trẻ, nhiều tỉ phú năng động và sáng tạo. Biệt thự mọc lên làm thay đổi bộ mặt các đô thị: nhiều gia đình mua sắm ô tô riêng, đi du lịch, cho con cái du học ở Mĩ, Pháp, Anh… đi chữa bệnh ở nước ngoài… Trong bối cảnh ấy, bàn về vấn đề tiền tài và hạnh phúc thật có nhiều ý nghĩa. Tiền tài, tiền bạc, tiền của đều cùng chung một khái niệm. Ở đời, tiền tài có khi mang lại hạnh phúc, nhưng cũng có trường hợp chỉ mang lại sự đổ vỡ, bất hạnh.

Tiền bạc là thước đo giá trị và phẩm hạnh. Ai tài giỏi sẽ làm được nhiều tiền. Trong khi lương công nhân chỉ được một hai triệu thì lương giám đốc có thể hàng chục triệu đồng. Đồng tiền do mồ hôi công sức, do chất xám mang lại thì thật quý giá và đáng tự hào. Sản xuất và kinh doanh làm giàu, ước mơ trở thành tỉ phú, được xã hội đồng tình, được khuyến khích và hoan nghênh. Ở nông thôn hiện nay đã xuất hiện nhiều hộ nuôi cá, nuôi tôm, chăn nuôi gia súc, trồng rau, trồng hoa, trồng lúa cao sản, phát triển ngành nghề thủ công… mà trở nên giàu có. Họ xây nhà, mua sắm, sống sung túc, sang trọng, tích cực tham gia phong trào cứu đói xóa nghèo, đóng góp các quỹ từ thiện. Họ được tôn vinh, được cộng đồng ca ngợi. Qua đó, ta thấy tiền tài đem lại hạnh phúc, tiền tài gắn liền với hạnh phúc.

Nhưng tiền tài lại có những mặt trái của nó thật ghê gớm: Đồng bạc đâm toạc tờ giấy (tục ngữ), Hoàng kim hắc nhân tâm (cổ ngữ). Quan lại tham nhũng, cán bộ tham nhũng mà giàu có, mà xài sang, đối với loại người này, tiền tài đã làm cho họ bị sa đọa, bị nhân dân coi khinh, bị pháp luật trừng trị. Chuyện bán tước mua danh, chuyện chạy chức chạy quyền lâu nay đã cho thấy mặt trái của đồng tiền đã làm tha hóa đạo đức con người một cách cực độ. Báo chí gần đây (tháng 5-2008) đưa tin ông Bí thư Cà Mau, ông Chủ tịch Cao Bằng “dính” đến hàng trăm triệu, hàng tỉ đồng… Thử hỏi, những con người này có còn là công bộc của dân nữa hay không? Những vụ trọng án từng làm ồn ào dư luận một thời, dù có mờ đi theo thời gian, nhưng tất cả đều nói lên một sự thật: Tiền tài không song hành với hạnh phúc. Càng hám danh lợi, tham lam bạc tiền thì càng bất hạnh. Đó là bài học đáng đời cho bất cứ ai.

Bàn về tiền tài và hạnh phúc chúng ta hãy cùng nhau nhắc lại, nhớ lại một đôi lời của các cụ ngày xưa, cũng là một cách ôn cố tri tân. Nguyễn Bỉnh Khiêm chê cười cái thói đời đen bạc:

Còn bạc còn tiền còn đệ tử

Hết xôi hết rượu hết ông tôi.

Nguyễn Công Trứ chế giễu:

Tiền tài hai chữ son khuyên ngược,

Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi!

Nguyễn Khuyến hóm hỉnh châm biếm:

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?

Đời trước làm quan cũng thế a?

Tóm lại, sống ở đời ai cũng muốn được giàu sang, có nhiều tiền của. Xã hội hiện nay đang khuyến khích người người làm giàu, nhà nhà làm giàu; làm giàu chính đáng bằng tài năng, bằng sức lao động của bản thân mình. Biết làm ra tiền của, biết sử dụng tiền của, không thể vì tiền tài mà biến thành kẻ bất lương. Bàn về vấn đề tiền tài và hạnh phúc, ta càng cảm thấy bài học về cần, kiệm, liêm, chính của Bác Hồ dạy là vô cùng sâu sắc.

Tuổi trẻ chúng ta hãy nỗ lực học giỏi, tu dưỡng đạo đức để mai sau bước vào đời đem tài năng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, biết làm giàu trên cương vị một doanh nhân giỏi, một chuyên gia giỏi, một nhà quản lí tài năng, để trở nên giàu sang, sống hạnh phúc và góp phần đem lại hạnh phúc cho cộng đồng. Chúng ta hãy hướng về mục tiêu dân giàu nước mạnh thì càng thấy rõ ý nghĩa rộng lớn và sâu sắc của vấn đề tiền tài và hạnh phúc.

Suy nghĩ về câu Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc - mẫu 12

Trong xã hội hiện nay, tiền bạc và hạnh phúc đóng một vai trò quan trọng. Hai điều đó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết. Vậy ta hiểu như thế nào về tiền bạc và hạnh phúc?

Thật vậy, tiền bạc và hạnh phúc thực sự rất quan trọng. Hạnh phúc là cảm giác rất sung sướng, thỏa mãn vì đạt được những gì mình muốn. Còn tiền bạc là công cụ để trao đổi cho những chi tiêu hằng ngày. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau.

Tiền bạc có tầm ảnh hưởng lớn đối với chúng ta. Nó là thứ cần cho nhiều hoạt động sống hàng ngày như học tập, ăn uống, đi lại. Mỗi việc chúng ta làm đều cần tiền. Chúng ta phải có tiền mới mua được lương thực, thực phẩm ta cần. Chúng ta cần tiền để đổ xăng phục vụ cho nhu cầu đi lại của chúng ta. Và nếu như một ngày chúng ta không có tiền chi tiêu thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng ta hằng ngày. Lúc đó ta sẽ bị giảm sút sức khỏe và kéo theo đó là nhiều điều tồi tệ khác. Bên cạnh những giá trị vật chất, chúng ta có khi đáp ứng những giá trị tinh thần khi có tiền. Như đi chơi vào những ngày cuối tuần để thư giãn. Dường như đồng tiền đã là một phần nào đó của cuộc sống chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu được điều kiện kinh tế của gia đình và bản thân để chi tiêu hợp lí.

Nhưng dù có nhiều tiền hay không có nhiều tiền, với nhu cầu của bản thân chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống tuy có lúc cũng chưa được sự hài lòng. Tiền bạc là một điều kiện cần có của cuộc sống, của sự hạnh phúc nhưng đó không phải là điều kiện của hạnh phúc. Có rất nhiều người chỉ biết kiếm tiền, họ chỉ mải mê làm việc mà bỏ quên đi những thứ quý giá xung quanh, không biết trân trọng những điều mình đang có. Đối với họ hạnh phúc là làm ra tiền. Nhưng khi họ nhận ra tiền không mang lại cho họ sự hạnh phúc thì đã quá muộn. Những đồng tiền mà họ làm ra không thể đổi lấy hạnh phúc. Như vậy chúng ta có thể nói tiền bạc là một điều kiện cần nhưng chưa đủ cho hạnh phúc.

Mặt khác, ngày nay có rất nhiều người không biết quý tiền, sinh ra những thói hư tật xấu: lười biếng, hư hỏng, trì trệ. Cái gì cũng đã có, không làm gì và chỉ biết hưởng thụ những gì tiền đem tới. Và chắc họ sẽ không có được hạnh phúc. Chúng ta cũng cần phải phê phán những người sử dụng đồng tiền sai trái vào những việc xấu. Chúng ta cần phải bác bỏ những quan niệm sai trái về đồng tiền. Chúng ta cần phải hướng dẫn họ biết giá trị cuộc sống và làm thế nào có hạnh phúc thật sự.

Tóm lại, chúng ta đã hiểu rõ thêm thế nào là tiền bạc và hạnh phúc. Và hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vật chất mà đồng tiền mang đến mà là sự nâng niu trân trọng trong cuộc sống mà chúng ta đang có.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên