Top 30 Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (hay nhất)
Tổng hợp trên 30 bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu 1)
- Dàn ý Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu 2)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu 3)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu 4)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu 5)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu 6)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu 7)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu 8)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu 9)
- Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (mẫu khác)
Top 30 Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm (hay nhất)
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 1
Đạo đức, phẩm chất là những điều làm nên giá trị của một con người. Bởi vậy mà ông cha ta đã có lời khuyên răn: “Đói cho sạch, rách cho thơm” để nhắc nhở con cháu.
Câu tục ngữ gồm hai vế là “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Từ “đói” và “rách” ý chỉ cuộc sống vật chất nghèo khổ, thiếu thốn của con người. Còn “sạch” và “thơm” muốn nói về vẻ đẹp phẩm chất của con người. Qua đó, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng dù sống trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.
Có ai đó đã từng khẳng định rằng: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra nhưng ta được lựa chọn cách mình sống”. Mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng. Chẳng ai có thể tự vẽ ra cho bản thân rằng bố mẹ của ta sẽ là ai, gia đình của ta sẽ như thế nào, quê hương nơi ta sinh sống ở đâu. Xuất thân chính là điều mà con người không có quyền được lựa chọn. Nhưng con người có quyền lựa chọn cách sống cho mình. Lựa chọn làm một người có ích, biết vượt lên trên mọi khó khăn nghịch cảnh. Hay chỉ làm một người tự ti, mặc cảm với xuất thân và coi đó là nguyên nhân để bản thân tìm đến với con đường sai trái. Lựa chọn giữ được phẩm chất trong sạch, tốt đẹp. Hay chỉ biết chạy theo giá trị vật chất, sống thực dụng và ích kỉ.
Câu tục ngữ trên chính là lời răn dạy cho con người về lựa chọn cách sống. Có thể kể đến tấm gương của các bậc tiền nhân như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi đã cáo quan về ở ẩn để tránh xa khỏi chốn quan trường xô bồ. Hay không thể không nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã phải kiếm sống bằng nhiều công việc lao động khác nhau. Dù khó khăn, vất vả nhưng Bác vẫn giữ được tấm lòng trong sáng, lý tưởng cao cả của bản thân. Không chỉ là những bậc hiền triết, vĩ nhân mà có rất nhiều con người giản dị, họ cũng có cách sống tốt đẹp ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn.
Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời răn dạy đúng đắn. Chúng ta hãy sống như hoa sen vậy, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Dàn ý Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
2. Thân bài
a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
b. Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”:
- Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.
- Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.
- Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.
- Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách.
- Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.
- Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh thản cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh “Đói cho sạch, rách cho thơm” là cách sống đúng:
Ví dụ như câu chuyện về người đàn ông thất nghiệp phải đi ăn xin ở Mỹ. Dù nghèo đói nhưng ông không tham lam và đã trả lại chiếc thẻ tín dụng có số tiền gần một triệu USD cho người bố thí ông sau đó ông nhận được sự tin trân trọng, giúp đỡ của rất nhiều người và được tin tưởng giao cho một công việc ổn định… (có thể dẫn chứng ngắn gọn một vài ví dụ thực tế mà em biết).
3. Kết bài
Khẳng định lại suy nghĩ về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 2
Ông cha ta đã gửi gắm những lời răn dạy cho con cháu qua những câu tục ngữ. Và “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng là một trong số đó.
Câu tục ngữ có hai về “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” muốn chỉ sự thiếu thốn về vật chất - không được ăn no mặc đủ. Còn “sạch” và “thơm” nhằm nói đến vẻ đẹp ở bên trong con người. Từ đó, câu tục ngữ gửi gắm mỗi người bài học dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.
Mỗi người sinh ra đều có một cảnh ngộ riêng. Có người sung sướng, đầy đủ. Cũng có người khó khăn, thiếu thốn. Nhưng điều đó không làm nên giá trị của con người. Cũng giống như câu nói: “Ta không được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn nơi mình sẽ sống”. Trước hoàn cảnh khó khăn, con người vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, để lại “tiếng thơm” bay xa mới thật đáng trân trọng.
Chúng ta có thể kể rất nhiều tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay cả Hồ Chủ tịch. Họ đều là những con người dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Mà cốt cách thanh cao, nhân cách tốt đẹp vẫn sáng ngời cao quý. Ngay cả trong cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người dù sống trong khó khăn, thiếu thốn vẫn có tấm lòng trong sách, không màng vật chất.
Vậy mà có không ít người lại sống phụ thuộc vào hoàn cảnh. Họ sẵn sàng bỏ qua đạo đức để có giàu sang. Cuộc sống luôn có nhiều bất trắc khiến con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Nhưng người bản lĩnh là trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được cốt cách - “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Đối với một học sinh cần phải tích cực trau dồi kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi. Và trên hành trình bước đến tương lai, chúng ta có thể tự mình lựa chọn một cách sống ý nghĩa, đẹp đẽ hơn trong bất cứ hoàn cảnh nào của cuộc sống.
Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên giá trị. Phẩm chất, nhân cách mới là điều đáng trân trọng. Cũng giống như bông hoa sen - “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 3
Ca dao Việt Nam đã ca ngợi phẩm chất cao quý của con người Việt Nam như:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Chính vì vậy mà ông cha ta cũng đã đưa ra lời khuyên qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” để răn dạy thế hệ sau phải giữ gìn phẩm chất tốt đẹp đó.
Đầu tiên, câu tục ngữ gồm có hai vế: “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” ý chỉ hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn của con người về vật chất. Còn “sạch” và “thơm” nói đến vẻ đẹp hình thức bên ngoài cũng như tâm hồn bên trong. Như vậy đó là lời khuyên nhủ con người dù trong hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn vẫn phải giữ tấm lòng trong sạch, không để hoàn cảnh chi phối bản thân.
Con người sinh ra không phải ai cũng được sống trong sung sướng, hạnh phúc. Có nhiều người phải trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Nhưng càng sống trong hoàn cảnh đó, chúng ta càng phải giữ được phẩm chất, đạo đức tốt đẹp. Bởi khi nếu chịu khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại. Nếu như giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Đặc biệt, người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.
Bác Hồ chính là một minh chứng cho lối sống trong sạch. Trong suốt những năm bị giam giữ trong nhà tù Tưởng Giới Thạch. Bác vẫn giữ được cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng. Nhà tù chỉ có thể giam giữ được thể xác, chứ không thể giam giữ được tâm hồn của Người. Như vậy, mỗi học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước. Chúng ta cần phải ý thức rèn luyện phẩm chất, đạo đức của bản thân. Và dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ được tâm hồn trong sáng, giản dị và sáng ngời những phẩm chất cao đẹp.
Như vậy, câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Sống trong sạch, ngay thẳng để góp phần xây dựng một xã hội văn minh hơn.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 4
Kho tàng tục ngữ đã để lại những bài học vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” nhằm khuyên nhủ về con người về cách sống.
Câu tục ngữ gồm có hai về là “đói cho sách” và “rách cho thơm”. Ông cha ta đã mượn hình ảnh “đói” và “rét” nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Như vậy, câu nói muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Trong xã hội phong kiến, nhân dân thường phải chịu sự bóc lột của giai cấp thống trị. Với bản năng của con người, khi đến bước đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào. Liệu có mấy ai còn nghĩ được đến việc giữ gìn phẩm chất? Nhưng với câu tục ngữ này, chúng ta đã có suy nghĩ hoàn toàn khác. Nhân dân lao động dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lụi. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, ám ảnh bởi những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Từ xưa đến nay, có rất nhiều tấm gương tiêu biểu về lối sống trong sạch. Ở quá khứ, chúng ta có thể kể đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm… - những con người lựa chọn lui về ở ẩn, làm bạn với thiên nhiên và rời xa chốn quan trọng lắm bon chen, lọc lừa. Ở hiện tại, chúng ta phải kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tấm gương về lối sống giản dị. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ được phẩm chất thanh cao của mình.
“Cái sạch, cái thơm” chính là tấm lòng khẳng khái, dù sống trong bùn đục nhưng như bông hoa sen vẫn tỏa ngát hương. Có như vậy dù cuộc sống còn khó khăn, thiếu thốn nhưng tâm hồn vẫn luôn thảnh thơi, cuộc sống vẫn tràn đầy niềm vui và nhàn nhã. Bài học về lòng tự trọng đó thật sâu sắc và ý nghĩa biết bao.
Như vậy, đây là một lời khuyên vô cùng quý giá cho con người. Chúng ta hãy giữ gìn cho mình một tấm lòng trong sạch dù trong bất kì hoàn cảnh nào:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 5
Cuộc sống của mỗi người luôn đầy biến động, có những nốt thăng và nốt trầm. Trước sự thay đổi của cuộc sống chúng ta cần giữ vững ý chí, niềm tin và hơn hết là giữ gìn phẩm giá của bản thân. Để nói về điều này, ông cha ta đã gửi gắm qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, khá cân đối và nhịp nhàng. Trước hết, chúng ta cần hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ. Con người trong hoàn cảnh đói nghèo vẫn phải ăn uống sạch sẽ. Hay dù ta có nghèo, quần áo cũng phải gọn gàng, thơm tho và không được ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm. Đằng sau lớp nghĩa bề mặt đó, ông cha ta còn gửi gắm đến thế hệ sau một thông điệp vô cùng sâu sắc, ý nghĩa. “Đói và rách” ở đây chỉ cuộc sống khó khăn, túng quẫn; “sạch và thơm” không chỉ dùng chỉ hình thức bề ngoài mà còn thể hiện phẩm chất, tính cách bên trong mỗi con người: sự trong sạch, trung thực và không tham lam, lừa dối. Câu tục ngữ khuyên nhủ mỗi người dù cuộc sống có khó khăn hay vất vả, phải chịu nhiều khổ cực cũng phải luôn giữ gìn nhân cách, phẩm chất của bản thân. Không bởi vì hoàn cảnh thay đổi mà bán rẻ nhân phẩm, lương tâm cũng như đạo đức của chính mình.
Khi gặp những khó khăn, người ta thường dễ dàng suy sụp, có những hành động không đúng với chuẩn mực đạo đức: “đói ăn vụng, túng làm càn”. Nếu là người có ý chí, có bản lĩnh vững vàng sẽ không bị sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống, sẽ giữ được lương tâm, phẩm giá, nhân cách của bản thân. Ngược lại, người dễ bị cám dỗ sẽ trở thành kẻ xấu, tha hóa về đạo đức. Với xã hội hiện đại, đây là câu nói răn mình mà mỗi người cần phải ghi nhớ để không sa đà vào những tệ nạn khi gặp khó khăn, vất vả.
Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần, thái độ sống đúng đắn, đúng mực, không bị cám dỗ trước những sa hoa của cuộc sống. Khổng Tử - một người có phẩm hạnh, đạo đức cao thượng. Dù cả đời ông sống trong nghèo túng, nhưng chưa bao giờ ông bị những lời dụ dỗ làm cho mất đi những nét phẩm cách của một bậc thánh nhân. Gần hơn là cụ Phan Bội Châu - vị anh hùng của dân tộc, là một người tài giỏi, ông đã lãnh đạo nhân dân cứu nước theo con đường dân chủ. Mặc dù nhiều lần bị thực dân Pháp dụ dỗ, đe dọa nhưng ông vẫn kiên trinh tấm lòng cứu nước, cứu dân. Còn rất nhiều tấm gương khác trong cuộc sống thể hiện đức tính tốt đẹp, không bán rẻ lương tâm, nhân cách của bản thân trước những cám dỗ của cuộc sống.
Bên cạnh đó vẫn còn những con người coi thường những giá trị tốt đẹp của dân tộc, bán rẻ nhân phẩm của mình vì những lợi ích trước mắt như: buôn bán ma túy, ăn trộm, ăn cắp. Những hành động này thật đáng lên án và những kẻ đó cần có những hình phạt thích đáng.
Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 6
Sống trên đời, ai chẳng muốn cuộc sống của mình được trọn vẹn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng đôi khi, hoàn cảnh lại không cho phép ta có được những gì mà mình mong muốn. Trong những trường hợp như vậy, con người ta dù lâm vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa cũng cần biết giữ gìn, bảo vệ chính tâm hồn mình, giống như ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.
Ông cha ta muốn gửi gắm điều gì qua câu tục ngữ trên. Trước hết chúng ta cần hiểu, “đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, câu tục ngữ đã khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.
Lời nhắn gửi thật đúng đắn và sâu sắc làm sao. Vậy thì tại sao con người cần “đói cho sạch rách cho thơm”. Trước tiên, cần phải hiểu rằng, không ai trong cuộc sống này được quyết định hoàn cảnh sống, nơi mà mình sinh ra trong cuộc đời. Có người may mắn được sống trong một gia đình giàu có, khá giả, nhận được tình yêu thương từ đầy đủ từ ông bà, cha mẹ, nhưng cũng có những người khi sinh ra đã không may mắn sống trong hoàn cảnh cơ cực từ bé, không người thân, không gia đình, điều kiện khó khăn, nghèo khổ. Với những hoàn cảnh sống “đói” và “rách” ấy, không ai là muốn mình cứ mãi phải thu mình trong một hoàn cảnh như vậy, họ chọn cách vươn lên số phận, khẳng định chính mình để tìm đến những cơ hội mới, những sự giải thoát mới.
Có những người chống chọi với hoàn cảnh bằng cách làm những điều trái với lương tâm, đạo đức như đi cướp bóc, buôn bán trái phép… làm những việc gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và những người xung quanh. Họ cho rằng, chỉ cần có tiền, có được cơ hội để thoát khỏi hoàn cảnh thì việc gì họ cũng sẽ làm. Đó là những kẻ mà đã để tâm hôn mình bị vẩn đục, ô uế với những quan niệm, suy nghĩ sai trái. Ngược lại, nếu ta biết vượt lên hoàn cảnh bằng cách không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội cho mình một cách trong sạch, đi lên từ những bước đi nhỏ nhất, cộng với sự chăm chỉ, quyết tâm thì chắc chắn nỗ lực của ta sẽ được đền đáp xứng đáng. Vậy nên dù cho bản thân có “đói” và “rách”, thì chỉ cần một khi tâm hồn ta vẫn còn trong sạch, lòng tự trọng của ta vẫn còn vẹn nguyên để không làm những điều sai trái với tiêu chuẩn đạo đức, ta vẫn có cơ hội để tìm đến một cuộc sống mới.
Bản thân mỗi người cần biết tự ý thức sâu sắc về hoàn cảnh của chính mình, sống một cách ngay thẳng, lương thiện thì dù cho hoàn cảnh của bạn thế nào, bạn vẫn luôn được người xung quanh yêu mến và tôn trọng. Còn những kẻ vì mọi thứ mà bán rẻ lương tâm, lòng tự trọng của mình, sẽ luôn bị bị người đời chê trách và xa lánh. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc giữ gìn lòng tự trọng, nhân phẩm của mình đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, cho dù lão Hạc đã lâm đến bước đến cùng của sự nghèo khổ, thiếu thốn, lão vẫn nhất quyết giữ trọn nhân phẩm của mình bằng cách ăn bả chó để tự kết liễu đời mình, đẻ không phải đi vào con đường tội lỗi, xấu xa như Binh Tư chỉ để kiếm miếng ăn cho chính mình. Do đó, có thể thấy, lòng tự trọng luôn là một cái gì đó mà con người cần hết mực trân trọng và giữ gìn, không để nó bị vẩn đục.
“Bạn không thể chọn nơi mình sinh ra nhưng bạn được chọn cách mình sẽ sống”, nếu bạn sinh ra là một viên kim cương, hãy sống sao cho đúng với giá trị của mình. Còn nếu bạn sinh ra là một bông hoa dại dù cho không hương, hãy sống rực rỡ dưới ánh mặt trời bằng vẻ đẹp của chính bạn, để người đời dù không biết đến hương thơm nhưng vẫn nhớ được tên loài hoa ấy.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 7
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của cha ông ta có rất nhiều câu nói mang ý nghĩa răn dạy lối sống lành mạnh để ngày càng hoàn thiện bản thân mình. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện rõ nét lối sống mà con người cần hướng tới đó.
Cha ông ta lấy bối cảnh nghèo khó của xã hội để thử thách lòng người. Câu tục ngữ gồm hai vế, sóng đôi bổ sung ý nghĩa cho nhau. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ muốn nói đến những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Mặc dù đói nghèo thì việc ăn uống cũng cần phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, không nên ăn thức ăn bẩn, ôi thiu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Nhà dù có nghèo, quần áo dù có rách rưới thì ít nhất cũng cần phải giữ cho luôn sạch sẽ, thơm tho. Đây là lối sống đẹp đẽ. Xét về nghĩa bóng thì ý câu tục ngữ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có sống trong bần hàn, nghèo khổ thì cũng phải luôn giữ cho lương tâm mình trong sạch. Đây là lối sống cần phải trân trọng và rèn luyện hằng ngày. Điều kiện vật chất là rất cần thiết nhưng cũng không nên vì “tiền”, vì “danh lợi” mà đánh mất đi nhân phẩm của mình. Điều này thật không nên và nó ảnh hưởng đến cốt cách của mỗi con người.
Để giữ cho bản thân mình trong sạch, không bị vướng bẩn khi xung quanh có nhiều kẻ muốn dụ dỗ, lôi kéo bạn vào những con đường mờ ám. Bản lĩnh của bạn là phải vượt qua được những cám dỗ, lôi kéo ấy. Nhân cách con người không thể bị đánh mất bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài. Trong thực tế, có nhiều gia đình nghèo và thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn được người khác ngưỡng mộ và khâm phục. Đó chính là vì họ có được một nhân cách đang được tôn trọng. Dù nghèo, dù đói nhưng tấm lòng sạch trong và đáng kính.
Chúng ta bắt gặp rất nhiều người trong những tác phẩm như Lão Hạc, Làng, Chị Dậu. Họ là những con người bần hàn, bị đẩy đến tận cùng của xã hội nhưng tấm lòng của họ, chữ tâm của họ vẫn luôn khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục.
Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn chính là việc nhiều người vì thiếu thốn vật chất mà dẫn đến những hành động sai trái, đi ngược với lương tâm và nhân cách của bản thân mình. Khi đã có suy nghĩ tiêu cực thì sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến bản thân và cả xã hội.
Mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội, việc sống lành mạnh, không hổ thẹn với lương tâm sẽ tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này sẽ khiến cho bản thân có thể hoàn thiện mình, vừa trở thành một người có ích, đóng góp sức lực vào xây dựng đất nước. Bản thân học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần nhìn nhận bản thân mình cần trở thành một học trò chăm ngoan, học giỏi, không chạy theo bệnh thành tích.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời nhắn nhủ của cha ông ta đối với con người. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân, đừng để cái xấu xa dụ dỗ, lôi kéo, như thế mỗi người sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội hơn
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 8
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ luôn là những kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên răn mà ông cha ta để lại cho con cháu. Trải qua bao nhiêu năm, đó vẫn luôn là những món quà tinh thần có giá trị rất lớn trong cuộc sống của chúng ta mà không bị lỗi thời. Và câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng là một lời khuyên cho mỗi chúng ta, rằng sống phải không được làm điều gì trái với lương tâm cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu.
Về nghĩa đen, đó chính là câu ca dao khuyên nhủ chúng ta về cách ăn ở hàng ngày. Trong vế câu thứ nhất, ý chỉ dù cho đói, nhưng cũng không được ăn những thứ bậy bạ, không hợp vệ sinh mà dẫn đến không đảm bảo cho sức khỏe. “Miếng ăn là miếng nhục”, khi rơi vào hoàn cảnh túng quẫn thì con người thường làm mọi thứ để bất chấp danh dự để có được cái ăn, giống như câu “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Cái đói thúc đẩy người ta làm rất nhiều điều không đúng với đạo lý và nguyên tắc bình thường. Ỏ vế câu thứ hai, ý nhắc nhở chúng ta phải ăn mặc quần áo rách, quần áo vá nhưng vẫn phải giữ cho quần áo của mình thơm tho, sạch sẽ. Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ con người cần cố gắng giữ cho mình trong sạch, dù cho hoàn cảnh có khó khăn thế nào.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Cũng có lúc sẽ gặp phải rất nhiều chông gai, trắc trở. Những lúc ấy, con người ta rất dễ đánh mất bản ngã của mình, sẽ rất dễ bị sa vào những tội lỗi, rất dễ lầm đường lạc lối. Có bao nhiêu người được như lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, khi bị đẩy vào đường cùng, ông quyết tâm tự tử chứ không chịu làm điều trái với lương tâm của mình? Vì thế, ông cha ta khuyên chúng ta, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn phải giữ vững bản ngã của mình, sống sao cho không phải thẹn với lương tâm, không thẹn với mọi người.
Mỗi chúng ta, hãy sống như câu tục ngữ trên của ông cha ta: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, để trở thành những công dân tốt, cả xã hội là một xã hội tốt, luôn giữ một tinh thần vững vàng, tự tin và không thẹn với lòng khi gặp những khó khăn, trắc trở.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 9
Nhân cách và đạo đức là thước đo giá trị của con người. Chính vì lẽ đó chăng mà từ ngàn đời nay, ông cha ta đã luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức cho con cháu. Như vậy, việc tu dưỡng đạo đức của bản thân trong đời sống hằng ngày đã trở thành những bài học quý giá mà chúng ta cần phải thấm nhuần. Và câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một câu tục ngữ quen thuộc đã cho chúng một bài học ý nghĩa.
Trước hết, ta có thể hiểu câu tục ngữ là một lời khuyên về việc ăn, cách mặc của con người. Đó là dù bản thân có đói đến đâu chăng nữa thì ta cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh - “đói cho sạch”; quần áo tuy có cũ nhường nào nhưng vẫn còn sử dụng được thì ta phải chú ý ăn mặc sao cho sạch sẽ, tinh tươm - “rách cho thơm”. Nhưng sâu xa trong câu tục ngữ này, ngoài việc nhắc nhở con cháu trong cách ăn, mặc, cha ông ta còn nhắn nhủ một lời khuyên quý báu về lối sống, về cách gìn giữ đạo đức, nhân cách của bản thân con người thông qua lối nói ẩn dụ. Cặp hình ảnh “đói - rách” là nói về hoàn cảnh sinh sống của con người còn rất khó khăn, thiếu thốn nhiều về mặt vật chất; còn “sạch - thơm” là cặp hình ảnh nói về nhân cách, đạo đức và phẩm chất của con người. Như vậy, ta có thể khẳng định được rằng, nguyên cả câu tục ngữ là một lời khuyên cho mọi người về việc gìn giữ nhân phẩm bản thân trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc sống.
Nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định như lòng biết ơn, sự hiếu thảo, lòng dũng cảm, tính kiên trì, tinh thần yêu nước. Con người phải giữ gìn nhân cách đầu tiên là do nhân cách chính là thước đo giá trị của mỗi con người, khẳng định vị trí của người đó trong cộng đồng xã hội. Chẳng phải vậy sao mà xã hội luôn trân trọng, yêu quý và tôn vinh những người có nhân cách, có đạo đức tốt đẹp. Từ đó mà luôn lấy họ làm tấm gương sách để răn dạy cháu con mình noi theo. Thật vậy, lịch sử chẳng bao giờ quên tôn vinh những tấm gương con người có nhân cách, đạo đức đáng khâm phục, và tiêu biểu chính là người thầy đạo cao, đức trọng Chu Văn An. Thầy đã đem nhân học suốt cuộc đời mình để truyền dạy cho tất cả học trò để rồi cho đến cả một con vật, do quá kính trọng thầy nên đã hóa thành người mà đến theo học lớp thầy dạy. Năm tháng trôi qua, nghe thầy giảng đạo lí, nó đã được thầy cảm hóa. Tôn kính thầy, nghe lời răn dạy của thầy mà thấm nhuần trong tim, nó đã phá luật trời, cho mưa xuống vùng nhiều năm hạn hán để người dân đỡ khổ, đỡ cực. Ngoài ra, thầy thuốc - vị danh y Lê Hữu Trác cũng là một người như thế. Và tấm gương đạo đức ngời sáng về lòng kiên trì vượt mọi trở ngại, khó khăn của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cũng cần chúng ta phải nhắc đến. Bên cạnh đó, trong tài cầm quân đánh giặc, thao lược trong chiến trận, Trần Hưng Đạo quả thực là một đại tướng tài giỏi. Và còn rất nhiều tấm gương ngời sáng khác trong thực tế cuộc sống của chúng ta hiện tại. Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn vinh những con người như vậy, xã hội ta cũng luôn lên án những kẻ thiếu đạo đức, coi nhân phẩm của mình nhẹ hơn tiền tài, vật chất. Nhìn lại lịch sử, trong thời đại phong kiến nước nhà, thường có những kẻ phản dân hại nước như Nguyễn Ánh, như Lê Chiêu Thống hay ngay cả vua Khải Định... và còn nhiều kẻ khác nữa. Đặc biệt trong thời đại ngày nay cũng có không ít kẻ hám tiền, tham quyền rồi làm nhũng nhiễu nhân dân bằng cách tham nhũng, nhận hối lộ khiến cho đất nước ngày một thêm nghèo.
Mặt khác, nhân cách trong bản thân mỗi người thường được biểu hiện qua hành động và việc làm của họ. Chính vì thế mà người ta có thể dùng hành động để làm ra tiền bạc nhưng chắc chắn không thể dùng tiền bạc mua nhân cách bản thân mình. Cụ thể, với một kẻ đã vào tù vì những hành động phi pháp của anh ta thì tất nhiên, anh ta chẳng thể dùng tiền để mua chuộc mọi người xóa mờ đi quá khứ lỗi lầm ấy được. Mà anh ta chỉ có thể làm lại chính mình bằng những việc làm tốt đẹp, bằng những cố gắng thay đổi bản thân của chính con người anh thôi. Hơn nữa, trong thực tế, con người chúng ta thường có một thói quen xấu khá phổ biến là "Đói ăn vụng, túng làm liều". Nghĩa là, khi ở trong hoàn cảnh quá khó khăn, đói khổ mà không tìm ra giải pháp và lối thoát cho mình, con người thường không còn tỉnh táo để suy xét về hành động của bản thân mà lại sinh ra thói trộm cắp nhằm giải quyết cái đói, cái khát trước mắt nên vì thế mà đánh mất nhân cách của bản thân. Ngoài ra, trong xã hội hiện tại còn có một số cá nhân thích đua đòi theo bè bạn để đúng với thời thượng, đẳng cấp. Họ ăn chơi xa hoa, coi trọng vật chất, tiền tài, danh vọng hơn cả phẩm giá của bản thân mình, chính thế mà những người này sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm vì những mục đích xa xỉ. Vậy ra những việc làm tai hại như thế đâu chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới họ - bản thân những người gây ra như bị bè bạn khinh rẻ, bị mọi người lánh xa, bị luật pháp trừng trị nghiêm khắc mà còn ảnh hưởng rất xấu tới xã hội, tới cộng đồng khi gây mất trật tự, an ninh và cũng còn muôn vàn tệ nạn xã hội khác nữa...
Và chúng ta cũng biết rằng, từ xưa đến nay, việc giữ gìn nhân cách, phẩm chất đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, dân tộc Việt Nam anh hùng. Chính thế mà chúng ta luôn phải tiếp thu, biết kế thừa và phát huy để mãi mãi gìn giữ vẻ đẹp này của dân tộc. Như vậy, để lời khuyên về nhân cách luôn được truyền lưu cho các thế hệ mai sau, các thể loại văn học dân gian đã đúc kết đưa ra những bài ca dao, các câu tục ngữ thực sự ý nghĩa như bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” hay “Giấy rách phải giữ lấy lề”, “Chết vinh hơn sống nhục”, “Chết đứng hơn sống quỳ” cũng là những câu tục ngữ thực sự thâm thúy. Và đặc biệt nhất có lẽ là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta, người đã bảo: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì là người vô dụng”.
Tóm lại, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” mãi mãi là một lời khuyên đúng đối với tất cả mọi người trong mọi thời đại. Chúng ta cần sống một cách chân thật với mình, với mọi người, sống trong sạch, lương thiện để bản thân ta là một người tốt. Điều đó không chỉ đem lại lợi ích cho chính bản thân ta mà còn góp phần đảm bảo cuộc sống tốt đẹp chung cho tất cả mọi người.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 10
Đạo lý làm người của dân tộc ta được thể hiện khá rõ ràng trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Nói về lối sống thanh cao, trong sạch, giữ gìn phẩm giá trong hoàn cảnh khó khăn, tục ngữ có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Người xưa mượn hai yếu tố thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày của con người là ăn và mặc để thông qua đó thể hiện quan niệm sống của mình. Trong xã hội phong kiến trước đây, người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường, rẻ rúng. Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn này: “Bần cùng sinh đạo tặc”, hay “Đói ăn vụng, túng làm càn”. Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh nhưng đó chỉ là rất ít, còn phần lớn người lao động chân chính vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh, trong sạch truyền thống của cha ông.
Lúc đói bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống. Liệu có còn đủ lý trí để giữ cho sạch sẽ/ Khi nghèo nàn, rách rưới, mấy người còn nghĩ tới thơm tho?
Câu tục ngữ lấy “đói và rách” là hai biểu hiện cụ thể của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để tượng trưng cho cuộc sống gian truân, vất vả. Nước ta là một nước nông nghiệp, trước đây hơn 90% dân số sống bằng nghề làm ruộng. Quanh năm họ dầu dãi nắng mưa, đổ mồ hôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai, hạt lúa. Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu cao, thuế nặng, bởi chính sách áp bức, bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị. Đời người nông dân nghèo, hỏi có mấy khi được ấm no, vui vẻ?
Sống trong cảnh đói rách kéo dài triền miên như vậy, nếu không giữ gìn phẩm cách, con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy, những lời khuyên nhủ, những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết. Người lao động khuyên nhau, nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch, đúng với bản chất thiên lương, sao cho khỏi cúi xuống thẹn đất, ngẩng lên thẹn trời và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.
Quan điểm này đối lập với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột; là sự tự khẳng định và đề cao quan điểm sống thanh cao của người lao động. Không một uy lực nào, một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.
Trong sạch trong lối sống, trong nếp nghĩ. Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến... Quan niệm sống ấy là quan niệm sống cao đẹp của nhân dân ta từ ngàn xưa truyền lại. Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và mùi hương thơm ngát.
Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là lời khuyên giữ gìn những giá trị, nhân cách cao đẹp của con người. Chúng ta hãy biết giữ gìn điều đó để xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 11
Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều lời răn dạy sâu sắc dành cho con người. Một trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” - đã đem lại một lời răn dạy thật sâu sắc.
Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nó còn ẩn chứa một bài học đạo lí về cách sống của con người thông qua nghĩa bóng. Dù đói rách, túng quẫn hay gặp khó khăn cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng và trong sạch.
Nếu như con người chịu khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại. Nhiều người mượn cớ rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng. Đồng thời nếu biết giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Con người nếu có được lối sống đẹp đẽ như vậy sẽ luôn nhận được sự kính trọng, yêu mến của những người xung quanh.
Có lẽ không ai là không biết đến chủ tịch Hồ Chí Minh. Người chính là tấm gương tiêu biểu cho cách sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Hiếm có một nguyên thủ quốc gia nào có lối sống như Bác Hồ. Nơi ở của Bác - mà nhà văn gọi là “cung điện” của một vị Chủ tịch nước chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Chỉ vẻn vẹn có vài phòng để “tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ”, đồ đạc trong đó cũng “rất mộc mạc, đơn sơ”. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” - Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là : cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Cách sống giản dị mà thanh cao của một con người vĩ đại.
Như vậy, với câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”, chúng ta như có thêm một bài học ý nghĩa về cách sống. Mỗi người hãy tự biết tôi dưỡng đạo đức cá nhân để trở thành một người có lối sống đẹp.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 12
Tục ngữ đã gửi gắm nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” nhắc nhở mỗi người dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn phẩm chất, đạo đức tốt đẹp.
Trước hết, câu tục ngữ có hai vế “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Hai từ “đói” và “rét” chỉ hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống đẹp đẽ của con người. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Tóm lại, “Đói cho sạch, rách cho thơm” muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn đạo đức, phẩm chất tốt đẹp trong mọi hoàn cảnh.
Mỗi người đến với cuộc đời là một sự sắp đặt kỳ diệu của số phận. Chúng ta không được lựa chọn bố mẹ của mình, gia đình của mình giàu có hay nghèo khổ, quê hương của mình ở đâu. Nhưng chúng ta lại có thể lựa chọn cách sống của chính mình. Nhân cách, đạo đức của một con người có thể được định hình và thay đổi theo thời gian. Khi con người được định hướng và lựa chọn một lối sống đúng đắn thì cuộc đời sẽ trở nên tốt đẹp, hạnh phúc và thành công hơn. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp mới đáng trân trọng, ngưỡng mộ.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người có đời sống vật chất khó khăn. Nhưng họ vẫn sống trong sạch, cố gắng nỗ lực để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngược lại vẫn còn rất nhiều người khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn dễ dàng sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Họ không chịu cố gắng trau dồi kiến thức cũng như phẩm chất đạo đức. Đối với một học sinh như em, câu tục ngữ là một lời răn dạy có giá trị, giúp em biết sống tốt đẹp hơn để trở thành người có ích trong tương lai.
Như vậy, câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Từ đó, con người cần phải ý thức giữ gìn phẩm chất tốt đẹp, sống một cuộc đời có ích.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 13
Con người Việt Nam được biết đến với những phẩm chất tốt đẹp. Và điều đó đã được thể hiện qua những câu ca dao, tục ngữ. Đặc biệt là câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” - một lời khuyên vô cùng quý giá với mỗi người.
Câu tục ngữ có hai vế “đói cho sạch” và “rách cho thơm”. Hai từ “đói” và “rét” chỉ hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn. Còn “sạch” và “thơm” ý chỉ cách sống đẹp đẽ của con người. Hai chữ “cho” được lặp có nghĩa là giữ lấy. Như vậy, câu nói muốn răn dạy chúng ta phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách dù trong hoàn cảnh khó khăn.
Con người, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn phải giữ được phẩm chất tốt đẹp. Khi chúng ta sống trong sạch sẽ giúp nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường. Đồng thời cách sống trên còn giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách. Người có lối sống tốt đẹp sẽ nhận được tình yêu thương, sự giúp đỡ của những người xung quanh. Mỗi người biết sống tốt sẽ góp phần xây dựng xã hội, đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn.
Từ xưa cho đến nay, chúng ta có thể kể đến rất nhiều những con người có lối sống thanh cao. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát hay chủ tịch Hồ Chí Minh… Họ đều là những con người đã lựa chọn rời xa chốn quan trường để tìm về với thiên nhiên đẹp đẽ, không màng những bon chen quyền lực, địa vị.
Bên cạnh đó, có không ít người vì hoàn cảnh khó khăn mà đánh mất đi nhân cách tốt đẹp. Họ chỉ biết chạy theo đồng tiền, sống không có mục đích hay thậm chí là sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Đó là một lối sống thật đáng lên án, cần phải tránh xa. Với một học sinh, việc rèn luyện đạo đức là một điều vô cùng cần thiết. Chúng ta cần sống ngay thẳng, trung thực và nói không với các tệ nạn xã hội… Bởi mỗi học sinh chúng ta chính là chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, một đất nước phát triển.
Như vậy, “Đói cho sạch, rách cho thơm” đã đưa ra lời khuyên ý nghĩa cho con người. Chúng ta hãy sống giống như bông hoa sen, dù trong hoàn cảnh bùn lầy vẫn tỏa hương thơm ngát.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 14
Tục ngữ là những câu nói chứa đựng bài học quý giá của ông cha ta. Trong số đó là câu “Đói cho sạch, rách cho thơm” - một lời khuyên quý giá về cách sống.
Câu tục ngữ gồm hai vế, đối xứng nhau “đói cho sạch” - “rách cho thơm”. “Đói” và “rách” là tượng trưng cho hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, cùng cực của con người, một đời sống vất vả, không được ấm no, hạnh phúc. Trong hoàn cảnh ấy, câu tục ngữ đã khuyên nhủ mỗi người cần phải giữ cho mình được “sạch” và “thơm”, không chỉ nói đến hình thức bên ngoài mà còn là tâm hồn bên trong. Cần biết giữ cho mình lòng tự trọng, không để tâm hồn bị vẩn đục, có những suy nghĩ xấu xa để khắc phục hoàn cảnh sống, luôn sống ngay thẳng, trong sạch.
Trong cuộc sống, con người sẽ có lúc gặp khó khăn. Những thiên tai, dịch bệnh… là những hiểm họa khó lường. Khi đứng trước những gấp khúc cuộc đời, dân gian có lời khuyên chí lí: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Nghèo đói mà sống trong sạch, khó khăn thiếu thốn mà giữ được phẩm cách, danh dự. Đó là điều không đơn giản, không phải ai cũng làm được. Nhưng đó là điều cần thiết để khiến bản thân ngày càng tốt đẹp hơn.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết tu dưỡng đạo đức, giữ cho tâm hồn trong sáng. Con người có biết lao động cần cù, sống giản dị, tiết kiệm thì mới có thể biến câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thành hiện thực. Đối với một học sinh, việc giữ gìn phẩm chất trong sạch được thể hiện ở những hành động nhỏ hàng ngày. Ví dụ như không gian lận trong thi cử, cố gắng học tập dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống giản dị không đua đòi…
Tóm lại, đây câu tục ngữ ấy đã trở thành bài học luân lý. Và cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 15
Chúng ta có thể sống ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, có người no đủ, có người đói khổ. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào hãy luôn nhớ giữ cho bản thân mình một bản chất tốt đẹp, đúng như ông cha ta đã từng dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ này khuyên nhủ con người dù sống trong hoàn cảnh nào, khó khăn bần cùng đến bao nhiêu thì hãy luôn ngay thẳng, giữ cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp vốn có; không nên tha hóa theo cái xấu, theo những điều sai trái.
Người sống ngay thẳng là những người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt. Họ cũng là những người không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải và luôn biết giữ mình trước những cám dỗ, không bán rẻ bản thân vì những lợi ích nhỏ nhoi trước mắt.
Việc sống ngay thẳng, sống đúng có vai trò to lớn và mang đến nhiều ý nghĩa đối với con người. Người sống ngay thẳng sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý. Ngoài ra, người sống ngay thẳng sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, bản lĩnh, tự tin,… Khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực, ngay thẳng với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích và cần khắc phục nếu muốn cuộc sống của mình thêm tốt đẹp hơn.
Chúng ta chỉ có một lần được sống. Hãy tạo ra những giá trị tốt đẹp của bản thân và sống với lòng tự trọng, giữ cho mình những giá trị đó để cuộc đời thêm an yên, tươi đẹp hơn và cảm nhận được cuộc sống tươi đẹp hơn.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 16
Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội. Mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Để khuyên nhủ con người sống có lòng tự trọng, ông cha ta đã sáng tác câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm". Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng bạn sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Bạn phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy bạn mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện. Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng. Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác bởi cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 17
Mỗi người có một môi trường sống khác nhau ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy, sự phát triển của người đó. Môi trường sống có vai trò quan trọng đối với con người. Để khuyên nhủ con người ta giữ vững lập trường ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất, ông cha ta đã có câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Câu tục ngữ khuyên nhủ con người dù sống trong hoàn cảnh nào, khó khăn bần cùng đến bao nhiêu thì hãy luôn ngay thẳng, giữ cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp vốn có; không nên tha hóa theo cái xấu, theo những điều sai trái. “Đói cho sạch, rách cho thơm” cũng chỉ những người có lòng tự trọng. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy. Sống tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Một dân tộc có lòng tự trọng khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao theo thời gian. Lòng tự trọng phải luôn đi kèm với tính khiêm nhường, từ tốn, biết người biết ta. Chính lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực… Vì vậy mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong cuộc sống, có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Chúng ta hãy sống với những nhận định đúng đắn, cố gắng vươn lên và đạt được những giá trị tốt đẹp cho bản thân cũng như xã hội.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 18
Từ xưa đến nay, ca dao tục ngữ luôn là những kinh nghiệm quý báu, những lời khuyên răn mà ông cha ta để lại cho con cháu. Trải qua bao nhiêu năm, đó vẫn luôn là những món quà tinh thần có giá trị rất lớn trong cuộc sống của chúng ta mà không bị lỗi thời. Và câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" cũng là một lời khuyên cho mỗi chúng ta, rằng sống phải không được làm điều gì trái với lương tâm cho dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu.
Về nghĩa đen, đó chính là câu ca dao khuyên nhủ chúng ta về cách ăn ở hàng ngày. Dù cho đói, nhưng cũng không được ăn những thứ bậy bạ, không hợp vệ sinh mà dẫn đến không đảm bảo cho sức khỏe. Trong thời phong kiến, khi lâm vào cảnh đói nghèo, con người ta trong lúc túng quẫn có thể ăn mọi thứ mà mình có được, làm mọi thứ để có được cái ăn, như câu nói: "Đói ăn vụng, túng làm càn". Cái đói thúc đẩy người ta làm rất nhiều điều không đúng với đạo lí và nguyên tắc bình thường. Tiếp đến, ở vế thứ hai, đó là dù phải ăn mặc quần áo rách, quần áo vá nhưng vẫn phải giữ cho quần áo của mình thơm tho, sạch sẽ, không hôi hám, bẩn thỉu. Con người ta khi bị cái ăn, cái mặc làm cho túng quẫn, bần cùng, họ sẽ trở nên túng quẫn, bản năng sẽ trỗi dậy, phần "con" sẽ lấn át phần người, liệu có bao nhiêu người còn giữ được tỉnh táo để có thể làm chủ được bản thân? Khi đói mà thấy cái ăn dù là mất vệ sinh, khi đang mặc rách mà thấy cái mặc, dù bẩn thì cũng có mấy ai đủ tỉnh táo để từ bỏ? Bần cùng sinh đạo tặc, những thứ nhu cầu thiết yếu nhất sẽ làm cho con người ta trở nên mất đi lí trí.
Câu tục ngữ lấy bối cảnh là ngay thực tế của những người nông dân ta thời phong kiến. Đó là lúc mà người nông dân phải vất vả trên đồng, lại phải chịu đủ loại sưu thuế nặng nề, khiến cho việc ăn mặc của họ - những nhu cầu thiết yếu nhất cũng khó có thể đảm bảo được. Trong hoàn cảnh ấy, phải có một sự quyết tâm rất lớn, cùng với việc mọi người thường xuyên nhắc nhở nhau, người nông dân mới có thể giữ được đạo đức và bản tính trong sạch, lương thiện của mình.
Đó là nghĩa đen. Nhưng những câu tục ngữ của ông cha ta luôn có hàm nghĩa sâu xa nào đó. Ở đây, câu tục ngữ khuyên chúng ta nên cố gắng giữ cho mình trong sạch, dù cho hoàn cảnh có khó khăn thế nào. Trong cuộc sống của chúng ta, sẽ có rất nhiều chông gai, trắc trở. Những lúc ấy, con người ta rất dễ đánh mất bản ngã của mình, sẽ rất dễ bị sa vào những tội lỗi, rất dễ lầm đường lạc lối. Có bao nhiêu người được như lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, khi bị đẩy vào đường cùng, ông quyết tâm tự tử chứ không chịu làm điều trái với lương tâm của mình. Rất nhiều người mặc kệ lương tâm của mình vì những cám dỗ trong cuộc sống. Vì thế, ông cha ta khuyên chúng ta, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn phải giữ vững bản ngã của mình, sống sao cho không phải thẹn với lương tâm, không thẹn với mọi người.
Mỗi chúng ta, hãy sống như câu tục ngữ trên của ông cha ta: "Đói cho sạch, rách cho thơm", để mỗi chúng ta là một công dân tốt, cả xã hội là một xã hội tốt, luôn giữ một tinh thần vững vàng, tự tin và không thẹn với lòng khi gặp những khó khăn, trắc trở.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 19
Trong cuộc sống, nhân cách và đạo đức muôn đời là thước đo giá trị của mỗi người chúng ta. Chính vì lẽ đó chăng mà từ ngàn đời nay, ông cha ta đã luôn chú trọng việc giáo dục đạo đức cho cháu con mình? Như vậy, việc tu dưỡng đạo đức của bản thân trong đời sống hằng ngày đã trở thành những bài học quý giá mà chúng ta cần phải thấm nhuần. Và "Đói cho sạch, rách cho thơm" – một câu tục ngữ quen thuộc đã cho chúng ta thấy rằng cuộc sống dù có khó khăn, thiếu thốn đến đâu thì chúng ta nhất thiết luôn phải sống sao cho trong sạch, sao cho giữ gìn được nhân cách và phẩm chất của chính bản thân mình. Vậy nhân cách là gì? Tại sao chúng ta phải gìn giữ nhân cách bản thân? Là những điều ta cần tìm hiểu trong câu tục ngữ này.
Trước hết, ta có thể hiểu câu tục ngữ là một lời khuyên về việc ăn, cách mặc của con người. Đó là dù bản thân có đói đến đâu chăng nữa thì ta cũng phải biết ăn uống cho hợp vệ sinh - "đói cho sạch"; quần áo tuy có cũ nhường nào nhưng vẫn còn sử dụng được thì ta phải chú ý ăn mặc sao cho sạch sẽ, tinh tươm - "rách cho thơm". Nhưng sâu xa trong câu tục ngữ này, ngoài việc nhắc nhở con cháu trong cách ăn, mặc, cha ông ta còn nhắn nhủ một lời khuyên quý báu về lối sống, về cách gìn giữ đạo đức, nhân cách của bản thân con người thông qua lối nói ẩn dụ. Cặp hình ảnh "đói - rách" là nói về hoàn cảnh sinh sống của con người còn rất khó khăn, thiếu thốn nhiều về mặt vật chất; còn "sạch - thơm" là cặp hình ảnh nói về nhân cách, đạo đức và phẩm chất của con người. Như vậy, ta có thể khẳng định được rằng, nguyên cả câu tục ngữ là một lời khuyên cho mọi người về việc gìn giữ nhân phẩm bản thân trong bất kì hoàn cảnh nào của cuộc sống.
Vậy thế nào là nhân cách? Nói chung, nhân cách là những đức tính tốt đẹp của con người và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định như lòng biết ơn, sự hiếu thảo, lòng dũng cảm, tính kiên trì, tinh thần yêu nước...
Thế tại sao con người phải giữ gìn nhân cách của mình? Đầu tiên, đó là bởi, chính nhân cách là thước đo giá trị của mỗi con người, khẳng định vị trí của người đó trong cộng đồng xã hội. Chẳng phải vậy sao mà xã hội luôn trân trọng, yêu quý và tôn vinh những người có nhân cách, có đạo đức tốt đẹp. Từ đó mà luôn lấy họ làm tấm gương sách để răn dạy cháu con mình noi theo. Thật vậy, lịch sử chẳng bao giờ quên tôn vinh những tấm gương con người có nhân cách, đạo đức đáng khâm phục, và tiêu biểu chính là người thầy đạo cao, đức trọng Chu Văn An. Thầy đã đem nhân học suốt cuộc đời mình để truyền dạy cho tất cả học trò để rồi cho đến cả một con vật, do quá kính trọng thầy nên đã hóa thành người mà đến theo học lớp thầy dạy. Năm tháng trôi qua, nghe thầy giảng đạo lí, nó đã được thầy cảm hóa. Tôn kính thầy, nghe lời răn dạy của thầy mà thấm nhuần trong tim, nó đã phá luật trời, cho mưa xuống vùng nhiều năm hạn hán để người dân đỡ khổ, đỡ cực. Ngoài ra, thầy thuốc - vị danh y Lê Hữu Trác cũng là một người như thế. Và tấm gương đạo đức ngời sáng về lòng kiên trì vượt mọi trở ngại, khó khăn của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu cũng cần chúng ta phải nhắc đến. Bên cạnh đó, trong tài cầm quân đánh giặc, thao lược trong chiến trận, Trần Hưng Đạo quả thực là một đại tướng tài giỏi. Và còn rất nhiều tấm gương ngời sáng khác trong thực tế cuộc sống của chúng ta hiện tại... Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn vinh những con người như vậy, xã hội ta cũng luôn lên án những kẻ thiếu đạo đức, coi nhân phẩm của mình nhẹ hơn tiền tài, vật chất... Nhìn lại lịch sử, trong thời đại phong kiến nước nhà, thường có những kẻ phản dân hại nước như Nguyễn Ánh, như Lê Chiêu Thống hay ngay cả vua Khải Định... và còn nhiều kẻ khác nữa. Đặc biệt trong thời đại ngày nay cũng có không ít kẻ hám tiền, tham quyền rồi làm nhũng nhiễu nhân dân bằng cách tham nhũng, nhận hối lộ... khiến cho đất nước ngày một thêm nghèo.
Mặt khác, nhân cách trong bản thân mỗi người thường được biểu hiện qua hành động và việc làm của họ. Chính vì thế mà người ta có thể dùng hành động để làm ra tiền bạc nhưng chắc chắn không thể dùng tiền bạc mua nhân cách bản thân mình. Cụ thể, với một kẻ đã vào tù vì những hành động phi pháp của anh ta thì tất nhiên, anh ta chẳng thể dùng tiền để mua chuộc mọi người xóa mờ đi quá khứ lỗi lầm ấy được... Mà anh ta chỉ có thể làm lại chính mình bằng những việc làm tốt đẹp, bằng những cố gắng thay đổi bản thân của chính con người anh thôi. Hơn nữa, trong thực tế, con người chúng ta thường có một thói quen xấu khá phổ biến là "Đói ăn vụng, túng làm liều". Nghĩa là, khi ở trong hoàn cảnh quá khó khăn, đói khổ mà không tìm ra giải pháp và lối thoát cho mình, con người thường không còn tỉnh táo để suy xét về hành động của bản thân mà lại sinh ra thói trộm cắp nhằm giải quyết cái đói, cái khát trước mắt nên vì thế mà đánh mất nhân cách của bản thân. Ngoài ra, trong xã hội hiện tại còn có một số cá nhân thích đua đòi theo bè bạn để đúng với thời thượng, đẳng cấp. Họ ăn chơi xa hoa, coi trọng vật chất, tiền tài, danh vọng hơn cả phẩm giá của bản thân mình, chính thế mà những người này sẵn sàng bán rẻ nhân phẩm vì những mục đích xa xỉ. Vậy ra những việc làm tai hại như thế đâu chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới họ – bản thân những người gây ra như bị bè bạn khinh rẻ, bị mọi người lánh xa, bị luật pháp trừng trị nghiêm khắc mà còn ảnh hưởng rất xấu tới xã hội, tới cộng đồng khi gây mất trật tự, an ninh và cũng còn muôn vàn tệ nạn xã hội khác nữa...
Và chúng ta cũng biết rằng, từ xưa đến nay, việc giữ gìn nhân cách, phẩm chất đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, dân tộc Việt Nam anh hùng. Chính thế mà chúng ta luôn phải tiếp thu, biết kế thừa và phát huy để mãi mãi gìn giữ vẻ đẹp này của dân tộc. Như vậy, để lời khuyên về nhân cách luôn được truyền lưu cho các thế hệ mai sau, các thể loại văn học dân gian đã đúc kết đưa ra những bài ca dao, các câu tục ngữ thực sự ý nghĩa như bài ca dao "Con cò mà đi ăn đêm" hay "Giấy rách phải giữ lấy lề", "Chết vinh hơn sống nhục", "Chết đứng hơn sống quỳ"... cũng là những câu tục ngữ thực sự thâm thúy. Và đặc biệt nhất có lẽ là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta, người đã bảo: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì là người vô dụng"
Tóm lại, câu tục ngữ "Đói cho sạch, rách cho thơm" mãi mãi là một lời khuyên đúng đối với tất cả mọi người trong mọi thời đại. Vì một lẽ rằng: nhân cách chính là tài sản vô giá mà chúng ta cần phải biết coi trọng và giữ gìn nhưng cũng đừng quên thường xuyên rèn giũa. Chúng ta cần sống một cách chân thật với mình, với mọi người, sống trong sạch, lương thiện để bản thân ta là một người tốt. Điều đó không chỉ đem lại lợi ích cho chính bản thân ta mà còn góp phần đảm bảo cuộc sống tốt đẹp chung cho tất cả mọi người. Để gìn giữ nhân cách cho bản thân, thực sự có rất nhiều cách nhưng có lẽ phổ biến nhất là việc siêng năng, cần cù và chăm chỉ học tập là những đức tính mà trước tiên ta phải chú ý đến.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 20
Có những nơi làm ta mê mẩn không phải vì cảnh “sơn thủy hữu tình” mà là vì vẻ đẹp từ con người tỏa ra. Có những con người dẫu không giàu sang, tài giỏi nhưng vẫn đủ để khiến chúng ta khâm phục. Bởi ở họ, có cái đẹp hơn ánh hào quang lấp lánh của tiền tài hay trí tuệ, đó là lòng tự trọng, là sự coi trọng phẩm cách, là cách sống: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
“Đói, rách” là hình ảnh sự thiếu thốn, bất hạnh do hoàn cảnh sống, do cuộc đời dành cho con người. Còn “sạch, thơm” là thể hiện thái độ sống thanh bạch, luôn giữ gìn phẩm giá, cách sống đúng với những quy định, đạo đức. Những hình ảnh ẩn dụ đơn giản để nhắn nhủ về một bài học sống, về cách sống đã thành lẽ sống đẹp: sống thanh sạch, tự trọng dẫu trong hoàn cảnh thiếu thốn, “cùng đường”. Câu không có chủ ngữ, không nhắc đến đối tượng nào, cũng không loại trừ bất kì ai, là lời nhắc nhở, là cách sống của tất cả mọi người.
Cuộc sống không phải một con đường thẳng, không phải là bức tranh được tô bởi hoàn toàn những màu sắc tươi sáng và tươi đẹp. Ở đâu đó còn có những mảng tối, những mảnh đời bị Thượng Đế bỏ rơi: những con người sinh ra trong nghèo khó, đói khổ, thường gặp những bất hạnh, những sự việc không mong muốn. Ở Nhật Bản, những trận động đất khiến bao nhiêu người hóa hư vô, những người còn lại thì thêm một khoảng trống trong tâm hồn. Trên dải đất hình chữ S xinh đẹp này, luôn có những cuộc đời phải lo tránh bão lũ, lo về thiên nhiên để đến khi hạnh phúc đơn giản chỉ là có một cuộc sống không phải chạnh vạnh, nay đây mai đó. Bên cạnh cuộc sống giàu sang, hạnh phúc còn có những góc tối, những cuộc đời chỉ mong có một chốn ở, có một bữa ăn giản dị... Những mảnh đời, sống trong cái “đói, rách” vẫn luôn hiển hiện trong cuộc sống này.
Nhưng dẫu vậy, họ vẫn sống như là một con người. Chúng ta được sinh ra, khác với con vật ở chữ “NGƯỜI”. Không như loài làm theo bản năng, chỉ cần có thứ để ăn, để sống, chúng làm mọi cách, dù có bẩn, có chẳng “thơm” gì; chúng ta có ý chí, có quan điểm và có lòng tự trọng của mình. Con người sẽ không dễ bị khuất phục bởi hoàn cảnh, bởi những nhu cầu vật chất tầm thường. Dẫu có chịu nhiều bất hạnh, những bà con miền Trung vẫn luôn tăng gia sản xuất, cần cù lao động, kiếm miếng ăn trên bàn tay của chính mình. Hành động để người Nhật Bản đối diện với đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng năm 2010, sự đói khát sau những ngày chờ đợi mỏi mệt là sự nghiêm chỉnh xếp hàng đợi phát đồ cứu trợ. Sự trật tự và kiên cường của họ khiến chúng ta phải kinh ngạc và thán phục. Dẫu có “đói” vẫn phải sạch. Và dẫu có bị đẩy đến “bước đường cùng”, Lão Hạc vẫn chọn cái chết để dành tiền cho con, để không phải làm phiền hàng xóm, để chút lương tâm cuối cùng này không bị rơi nốt xuống vực thẳm. Những nỗi đau thể xác không thể khiến những người chiến sĩ cách mạng phản bội lí tưởng của mình được. Những tấm lòng trung trực ấy chỉ có một điều hướng tới: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm”, chỉ có một lí tưởng: “Chết vinh còn hơn sống sống nhục”. Sống không hổ thẹn với lương tâm của mình, không phải cúi đầu trước cuộc đời thì chẳng có gì khiến cho con người ta phải sợ hãi và lo nghĩ cả. Tiền có thế mua được nhà cao cửa rộng nhưng không mua được hạnh phúc, có thể làm nhàn thân nhưng không thể khiến tâm nhàn được. Những giá trị vật chất không thể đổi lấy được sự tĩnh tại trong tâm hồn. Chắc chắc, những con người ấy, những con người sống sạch như nước suối, thơm như hoa nhài ấy, cuộc đời của họ sẽ không bao giờ ngừng tỏa hương.
Những thiếu thốn, mất mát là những thứ không thể tránh khỏi, ta không được quyết định. Nhưng dù gì cũng phải đối mặt, sao ta không nhìn nó một cách hiên ngang và tự tin. Đó là thuốc thử tâm hồn, để con người nhìn ra chính mình, để sống một cuộc sống, của một con người thực sự. Thế nhưng, có những người, lại dễ bị đánh gục bởi vật chất và hào quang, bỏ cái “sạch”, cái “thơm” để được sống, được tồn tại. Nhưng đổi lại, cuộc sống lại luôn bao quanh bởi những lo lắng, suy nghĩ, tranh đấu để kiếm lợi cho mình, về mình. Và rồi, ta cũng chẳng biết sống để tận hưởng hay để chịu đựng khổ đau nữa!
Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để tận hưởng. Sống sao cho không hổ thẹn với mình, với đời và để sau này nằm xuống, có thể “in dấu chân” trong tâm trí mọi người nhé!
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 21
“Đói cho sạch, rách cho thơm” là một lời khuyên răn đầy ý nghĩa. Về nghĩa đen của câu nói, ông cha ta muốn nhắc nhở với chúng ta về cách ăn uống vệ sinh thường ngày. Đó là thời kì phong kiến lúc mà người nông dân phải vất vả làm lụng trên đồng, một mình họ lại phải gánh trên vai đủ loại thuế má vô lí càn quấy, họ bị tước đoạt quyền lợi, bị đem ra để làm công cụ, những nạn đói, thiếu cái ăn, cái mặc, sự bóc lột của giai cấp trên đã khiến cho những nhu cầu thiết yếu nhất của con người là ăn và mặc cũng không thể tự đảm bảo.
Trong hoàn cảnh ấy, người nông dân phải có một sự kiềm mình rất lớn, mọi người từ già trẻ gái trai đều theo ý thức, nhắc nhở nhau giữ lấy bản tính và trái tim trong sạch, lương thiện của mình. Ông cha ta luôn dùng những câu nói ngắn gọn, súc tích nhưng lại hàm chứa những ý sâu xa nhằm khuyên răn, nhắc nhở con cháu của mình luôn thực hiện tốt và đúng ý. Đó là dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, nghiệt ngã đến nhường nào, cũng phải cố giữ lấy phần lương thiện trong sạch trong mình, không thể vì túng quá mà làm càn, huỷ hoại đi bản tính tốt đẹp của mình, ông cha ta đã khéo léo sử dụng cặp từ “đói”, “rách” để chỉ những nghiệt ngã, khó khăn của con người khi phải đối mặt với bao thế lực ngoại cảnh ảnh hưởng, dân gian còn ghép với cặp từ “sạch”, “thơm” ý để chỉ đức tính tốt đẹp cần được gìn giữ của con người. Như vậy, câu tục ngữ ngắn gọn nhưng là thông điệp ý nghĩa mà ông cha ta đã nhắn nhủ, đừng để mình cuốn vào vòng xoáy dơ bẩn mà phải giữ mình trong sạch.
Bởi một khi con người đã sa ngã, rơi vào sự dễ dãi của bản thân, nhất là với những việc đơn giản, nhu cầu thiết yếu nhất là ăn và mặc thì chắc chắn có lần một, rồi sẽ có lần hai và rồi lún chân sâu xuống hố đen đến mức không thể chạy ra ngoài. Càng dễ dãi, tự thuyết phục mình trước lỗi lầm thì con người lại càng đánh mất đi nhân phẩm của mình. Hơn nữa, người Việt vốn tin vào sự nhân quả, nếu như vì cái trước mắt mà đánh mất chính mình thì rồi cũng phải lãnh nhận hậu quả xứng đáng. Có biết bao người vì thế mà trở nên trắng tay, đến mức cứu vãn cũng không thể nữa.
Chính vì vậy, khi con người giữ vững tinh thần trước cuộc sống, chính trực, ngay thẳng thì ta có thể rèn luyện bản thân trở nên dẻo dai, kiên cường hơn cho dù đứng trước bất kì thế lực đen tối nào cám dỗ, mà hơn nữa ta cũng có thể được nhận những phần quà xứng đáng với nỗ lực ấy. Giống như câu chuyện của chàng bồi bàn Kasey Simmons đang đứng trước chờ thanh toán, chợt anh phát hiện ra người đứng phía trước mình đang khóc và anh nghĩ rằng có lẽ là cô ấy không đủ tiền để thanh toán và anh đã sẵn sàng trả tiền hộ cô và mang đồ hộ. Hôm sau, một số tiền và lá thư cảm ơn được gửi đến nhà anh. Bức thư nói rằng cảm ơn anh vì đã biến một ngày buồn vì người thân của cô mất đã trở thành một ngày có ý nghĩa.
Cho nên, ta thấy bất kì hành động nào cũng có điều ý nghĩa của nó. Ông cha ta thật sự đã khiến cho con cháu ta trong thời này phải suy nghĩ về thông điệp không đánh mất mình. Một đất nước đang vươn lên có những con người tốt đẹp thì sẽ càng phát triển và lan toả những điều trân trọng này tới mọi người khác.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 22
Trước hết, ta có thể hiểu câu tục ngữ là một lời khuyên của ông cha ta về cách ăn mặc của con người. Vế câu “đói cho sạch” muốn nói cho dù bản thân mình có đói đến đâu thì bản thân chúng ta cũng phải đảm bảo vệ sinh, ăn uống sạch sẽ; còn vế câu “rách cho thơm” ý muốn nói cho dù ta không có quần áo đẹp, trong xã hội xưa dù quần áo có phải vá, đụp, vụng về nhưng cũng phải tươm tất, chỉnh trang quần áo cho gọn gàng, sạch sẽ, tạo hảo cảm cho người đối diện.
Nhưng sâu xa trong câu tục ngữ thoạt nhìn ngắn gọn, súc tích này, không chỉ đơn giản là lời khuyên răn về cách ăn, mặc sao cho phải, cha ông ta còn nhắn nhủ một lời khuyên quý báu về lối sống. Cặp hình ảnh " đói – rách" là nói về những khó khăn, thiếu thốn mà người dân khốn khổ phải đối mặt, là những nhu cầu thiết yếu nhất của con người; còn "sạch – thơm" là những từ chỉ đến nhân cách tốt đẹp, phẩm hạnh đáng mến của con người. Trước sự cắt nghĩa trên, ta càng thêm hiểu rõ về lời khuyên răn tốt đẹp của cha ông gửi gắm đến con cháu, cho dù là hoàn cảnh khó khăn, những nhu cầu thiết yếu nhất cũng không đầy đủ, nhưng cũng vẫn phải giữ trọn nhân cách, ứng xử phù hợp.
Nhân cách của mỗi người là thước đo cần thiết cho bản thân, khẳng định bản thân mình, đồng thời giữ gìn phẩm cách tốt đẹp, con người càng kiên cường trước khó khăn thì bản lĩnh ngày càng được rèn luyện và mọi gian lao, thử thách sẽ dễ dàng vượt qua. Có những lúc mà vật chất là quan trọng đối với con người, khi đó để tranh giành, thoả mãn chính bản thân, con người sẽ không còn quan tâm đến nhân cách của bản thân, sẽ tự thuyết phục mình để dễ dàng thoả mãn nhu cầu trước mặt, bao nhiêu người còn đủ lí trí để giữ lại phần người trong mỗi chúng ta. Hơn thế nữa, ranh giới giữa nó rất mỏng manh, chỉ một hành động nhỏ cũng có thể khiến cho ranh giới mỏng manh đó đứt và không bao giờ gắn lại được nữa. Vì thế trong bất kì tình huống nào, ta cũng nhớ về những người đi trước đã lấy tấm gương cho ta, thầy giáo Chu Văn An, dù bị vua giáng chức vì dâng sớ xin chém đầu bảy tên tội thần, đã về ở ẩn và giữ cuộc sống làm thầy giáo thanh cao, giản dị, không màng sự đời. Cho dù, học trò, cả vua cũng xin ông về làm quan nhưng ông đều từ chối. Trong những khó khăn ấy, nếu như có thể vượt qua được tất cả, thì bản tính trong con người được rèn luyện trở nên vững chắc, tất yếu hơn. Có bảo toàn được lòng tự trọng thì con người trở nên trong sáng, nhẹ nhàng hơn, mạnh mẽ hơn. Bản thân câu nói đã gợi ra một thông điệp đầy ý nghĩa, nếu như con cháu làm theo lời ông cha, tất trở nên tốt đẹp hơn, bởi đó là kinh nghiệm của cha ông đã đúc kết được từ nhiều đời.
Tôi có lần đọc được câu chuyện cảm động này: Vào một đêm khuya nọ, một người phụ nữ Mĩ đang đứng run rẩy bên lề đường cao tốc, cô ướt sũng bởi chiếc xe bị tắt máy giữa đường, người phụ nữ thì đang gấp gáp nên vẻ mặt trông tuyệt vọng. Một chiếc xe dừng lại và một người đàn ông Mĩ mời cô lên xe, việc này quá hiếm bởi chiến tranh đang bao trùm đầy thù hận. Người đàn ông chở cô đến nơi và giúp cô. Bảy ngày trôi qua, người đàn ông bất ngờ nhận được chiếc tivi màn hình phẳng – món quà quý lúc bấy giờ. Trên chiếc tivi là một tờ giấy note với dòng chữ: Cảm ơn anh rất nhiều vì đã giúp đỡ tôi vào đêm mưa bão ấy, chồng tôi đang trên giường bệnh, nhờ có anh nên tôi đã đến kịp bên chồng lúc anh ấy trút hơi thở cuối cùng.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 23
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Trong cuộc sống, đôi khi con người ta vì một lý do nào đó mà không thể được lựa chọn môi trường, hoàn cảnh sống, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì con người vẫn cần lưu giữ những tâm tính tốt đẹp của chính mình, như ông cha ta đã khuyên rằng “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
“Đói” và “rách” chính là những hoàn cảnh sống đầy khó khăn, đầy thiếu thốn. Trong hoàn cảnh sống như vậy, người ta rất dễ bị tha hóa, do đó cần phải giữ cho “thơm”, cho sạch”, nói cách khác là sống trong sạch, không biến mình trở thành nạn nhân của hoàn cảnh.
Sở dĩ lại nói như vậy bởi con người sinh ra không có quyền quyết định, không có quyền lựa chọn số phận cho riêng mình. Hoàn cảnh sa cơ lỡ vận là điều chúng ta không thể tránh khỏi bởi cuộc đời trong sự đa đoan, đa chiều của nó, mọi những nghịch lý đều có thể xảy đến. Đặc biệt, trong xã hội phong kiến xa xưa, đại đa số là người nông dân lao động nghèo khổ, vất vả. Tầng lớp quý tộc, phong kiến bóc lột con người, đẩy họ vào những hoàn cảnh trớ trêu thì họ càng phải sống cho sạch, cho thơm, họ không vì đói nghèo mà trở thành kẻ cướp, cướp đi miếng ăn, thức uống của đồng loại mình, càng không vì đói, vì nghèo mà đánh mất nhân cách.
Nhưng con người sinh ra cũng không phải vốn là nạn nhân của cuộc đời. Mỗi chúng ta có một dù bất hạnh đến đâu nhưng vẫn được tạo hóa ban cho một cái tên, một sự sống giữa cõi đời này, ấy chính là điều quý giá. Do đó, khi chúng ta không thể lựa chọn hoàn cảnh sống cho chính mình, thì hãy đừng để bản thân, đừng để nhân cách bị tha hóa, rơi vào cảnh đánh mất đi con người, phần tâm tính thiện lành. Chúng ta đã nhìn thấy một Lão Hạc dù bị đẩy vào đường cùng nhưng vẫn sống “sạch”, sống cho “thơm” bằng cách tự tử để giữ mãi vẻ đẹp của riêng mình. Ngược lại, những cảnh đói rách, nghèo khổ nếu đẩy con người ta vào đường cùng, con người rất dễ trỗi dậy phần bản năng bên trong và đánh mất chính mình.
Con người cần sống “đói cho sạch, rách cho thơm” để xứng đáng với hai chữ “con người” của mình. Macxim Gorki từng khẳng định rằng tự hào và thiêng liêng làm sao hai chữ “con người” cũng bởi vậy.
Khi chúng ta sống tốt đẹp, không bị dẫn dụ bởi hoàn cảnh, tự chúng ta cũng cảm thấy yêu chính mình hơn và nỗ lực không ngừng để thoát ra khỏi những nghịch cảnh đó. Chúng ta tự cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản với chính mình hơn bởi dù hoàn cảnh tác động mà ta vẫn không làm điều gì xấu ảnh hưởng đến mọi người xung quanh ta. Khi đó, chính chúng ta cũng được mọi người yêu quý và kính trọng.
Nhưng thực ra không phải chỉ sống trong hoàn cảnh “đói”, “nghèo”, người ta mới đánh mất đi nhân tính của mình. Cuộc sống ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, nhưng có những người dù sống trong cảnh lâu đài xa hoa, trong lụa là gấm vóc mà vẫn trượt dài trong nhân cách. Do đó, dù sống trong hoàn cảnh nào thì con người cũng vẫn phải giữ lấy nhân cách tốt đẹp của mình.
Câu tục ngữ đã đưa ra một bài học quý giá trong việc sống sao cho đúng mực. Mỗi chúng ta, khi đã hiểu sâu sắc về điều đó, hãy sống đúng với lương tâm, với tâm tính tốt đẹp của chính mình, để không hổ thẹn với bản thân. Hành trình sống của chúng ta cần lắm những nhân cách tốt đẹp.
Suy nghĩ về câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm - mẫu 24
Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.
Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.
Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.
Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.
Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.
Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mamg chút gì đó về.
Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.
Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.
Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới.
Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình
Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
- Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
- Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Một điều nhịn chín điều lành".
- Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn "Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc".
- Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu danh ngôn "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST