Tự học - một thú vui bổ ích - Tác giả tác phẩm (mới 2024) - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
Với tác giả, tác phẩm Tự học - một thú vui bổ ích Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Tự học - một thú vui bổ ích.
Tác giả - tác phẩm: Tự học - một thú vui bổ ích - Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo
I. Tác giả văn bản Tự học - một thú vui bổ ích
- Tên: Nguyễn Hiến Lê (1912-1984)
- Quê quán: tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Ba Vì, Hà Nội)
- Ông là một học giả, nhà văn, nhà ngôn ngữ học, dịch giả, nhà giáo dục và hoạt động văn hóa độc lập của Việt Nam.
- Nguyễn Hiến Lê là người rất tin yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh và cộng sản và ông cũng công khai thể hiện tình cảm đó nhưng vẫn không bị chính quyền Việt Nam Cộng Hòa bắt bớ. Đó là bởi vì mến mộ tài năng của ông cũng như quan điểm chính trị độc lập của vị học giả nổi tiếng này
- Tác phẩm chính: Hương sắc trong vườn văn (2 quyển), Đại cương văn học sử Trung Quốc (3 quyển), Cổ văn Trung Quốc – 1966, Thế hệ ngày mai – 1953, Thời mới dạy con theo lối mới – 1958, Tìm hiểu con chúng ta – 1966, Săn sóc sự học của con em – 1954, Tự học để thành công – 1954, 33 câu chuyện với các bà mẹ – 1971, …
II. Tìm hiểu tác phẩm Tự học - một thú vui bổ ích
1. Thể loại:
Tự học – một thú vui bổ ích thuộc thể loại văn bản nghị luận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Văn bản Tự học – một thú vui bổ ích được in trong Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2007
3. Phương thức biểu đạt:
Tự học – một thú vui bổ ích có phương thức biểu đạt là nghị luận
4. Tóm tắt văn bản Tự học – một thú vui bổ ích:
Tự học là cần thiết, nhưng không phải là sự bắt buộc. Đầu tiên, tác giả so sánh thú tự học như thú đi chơi bộ. Tự học được ví như một cuộc du lịch bằng trí óc nhưng say mê gấp trăm lần đi du lịch bằng chân. Và cuộc du lịch ấy cũng tự do, ta muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Tự học cũng khiến ta hết âu sầu. Quan trọng hơn, tự học là một thú vui thanh nhã, nâng cao tâm hồn con người.
5. Bố cục bài Tự học – một thú vui bổ ích:
Tự học – một thú vui bổ ích có bố cục gồm 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “thi vị”: Cái thú tự học giống cái thú đi chơi bộ
- Phần 2: Tiếp đến “mà không hết buồn”: Tự học là phương thuốc trị bệnh âu sầu
- Phần 3: Còn lại: Tự học là một thú vui thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta
6. Giá trị nội dung:
- Văn bản Tự học – một thú vui bổ ích đã khẳng định: Tự học mang đến cho ta niềm vui, nó là một thú vui bổ ích, thanh nhã, nâng cao tâm hồn con người.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục
- Các lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp khoa học và có mối liên hệ chặt chẽ
- Các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ, …
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tự học - một thú vui bổ ích
1. Luận điểm 1: Cái thú tự học giống cái thú đi chơi bộ
- Tự học là cần thiết, nhưng không phải là sự bắt buộc.
- Đầu tiên, tác giả so sánh thú tự học như “thú đi chơi bộ”:
+ Tự học được ví như một cuộc “du lịch bằng trí óc” nhưng say mê gấp trăm lần đi du lịch bằng chân.
+ Và cuộc du lịch ấy cũng “tự do”, ta “muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng”.
- Dẫn chứng:
+ Nếu thích xã hội đời Đường bên Trung Quốc thì tìm đọc: “Dạ Minh Châu” của Đường Minh Hoàng; “Nghệ thường vũ y” của Dương Quý Phi
+ Nếu thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu thì tìm đọc của tác giả J.H. Fabre, …
→ Tự học được so sánh như một cuộc du lịch bằng trí óc tự do, đầy thú vị
2. Luận điểm 2: Tự học là phương thuốc trị bệnh âu sầu
- Tự học là phương thuốc trị bệnh âu sầu:
- Dẫn chứng:
+ Theo bác sĩ E. Groenevelt: những bệnh nhân biết đọc sách thì “mau khỏe mạnh hơn những bệnh nhân khác”
+ Lí do: Khi đọc sách, họ thấy nỗi buồn khổ, lo lắng của người viết và thấy mình không cô độc với nỗi buồn khổ của mình.
→ Tác dụng của đọc sách: Những người đang âu sầu khi đọc sách sẽ gặp “người đồng cảnh”, “đồng bệnh”. Nhờ đó mà họ thấy mình không cô độc, tinh thần sẽ phấn chấn hơn, giúp mau khỏe.
3. Luận điểm 3: Tự học là một thú vui thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên
- Tự học là một thú vui thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên
- Dẫn chứng:
+ Ta vui vì thấy khả năng của ta thăng tiến và giúp đời nhiều hơn trước
+ Bất kì ai nếu chịu học hỏi, tìm tiếm cũng có thể cải thiện phương pháp làm việc, giảng giải kinh nghiệm cho người khác
+ Nhà bác học Eistein, Pasteur, hai vợ chồng Curie, …: luôn thấy “mãn nguyện” với thú tự học của mình
→ Tự học là một thú vui thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên, giúp ta học hỏi được nhiều điều trong công việc hay cuộc sống
Học tốt bài Tự học - một thú vui bổ ích
Các bài học giúp bạn để học tốt bài Tự học - một thú vui bổ ích Ngữ văn lớp 7 hay khác:
Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST