Top 50 phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học
Tổng hợp trên 50 bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu 1)
- Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu 2)
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu 3)
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu 4)
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu 5)
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu 6)
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu 7)
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu 8)
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu 9)
- Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (mẫu khác)
Top 50 phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (hay nhất)
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 1
Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.
Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.
Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.
Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.
Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật hài hước, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơn, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.
Dàn ý Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học
a. Mở bài
- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.
- Nêu ấn tượng về nhân vật
b. Thân bài
Phân tích đặc điểm nhân vật.
* Giới thiệu khái quát về nhân vật
- Sự xuất hiện.
- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.
* Đặc điểm của nhân vật
- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.
- Ngôn ngữ của nhân vật.
- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.
c. Kết bài
- Đánh giá về nhân vật.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 2
Ai đó đã từng nói: "Truyện cổ tích là thế giới hiện thực biết ước mơ". Vâng, truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian Việt Nam nói chung là tiếng nói, là nỗi niềm, tiếng lòng của người bình dân trong xã hội cũ. Song những tiếng lòng ấy không hề ủy mị, không hề mềm yếu dẫu rằng nó được cất lên trong bùn đen cơ cực. "Tấm Cám" là một truyện cổ tích thể hiện rõ niềm lạc quan, niềm tin của nhân dân lao động. Tấm là nhân vật chính trong truyện hiện lên với số phận bất hạnh nhưng ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn.
"Tấm Cám" là một truyện cổ tích thần kỳ. Truyện kể về cuộc đời số phận của Tấm - cô gái mồ côi, bất hạnh nhưng có phẩm chất tốt đẹp, trải qua nhiều gian nan cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Thông qua số phận bất hạnh của Tấm, nhân dân gửi gắm ước mơ, khát vọng lí tưởng xã hội của mình về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác.
Tấm là một cô gái có số phận bất hạnh. Tấm mồ côi từ nhỏ: "Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám". Tác giả dân gian đã đưa người đọc đến với số phận rất quen thuộc trong truyện cổ tích: đó là người mồ côi. Ở với dì ghẻ, Tấm phải sống một cuộc sống khổ cực, bị mẹ con Cám hành hạ. Tấm phải làm lụng suốt ngày đêm trong khi Cám thì thảnh thơi. Đâu chỉ có thế, Tấm còn bị Cám lừa lấy mất giỏ cá. Mất giỏ cá là Tấm mất đi phần thưởng của dì, mất đi cái yếm đẹp, mất đi tình yêu thương mà Tấm khao khát có được. Không chỉ có vậy, khi chỉ còn con cá bống bầu bạn, Tấm cũng bị mẹ con Cám bắt lấy và giết thịt. Cuộc đời Tấm dường như bị bủa vây trong sự hãm hại. Bống là con cá duy nhất còn sót lại trong giỏ cá. Bị lấy mất cá là Tấm mất đi người bạn ngày ngày tâm sự, sẻ chia, mất một niềm an ủi cuối cùng. Tấm là hiện thân của một cuộc đời đày đoạ, tước đoạt, một hình ảnh tiêu biểu cho những số phận thấp cổ bé họng, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội phân chia giai cấp. Bởi vậy tiếng khóc tội nghiệp của Tấm mỗi khi bị chèn ép, áp bức có sức lay động mỗi trái tim nhân hậu, khơi dậy niềm cảm thông chia sẻ ở mọi người.
Nhờ Bụt, Tấm từ một cô gái mồ côi đã trở thành hoàng hậu. Bụt xuất hiện mỗi khi Tấm khóc, buồn tủi cần sự an ủi, giúp đỡ. Tấm bị mất chiếc yếm đỏ, Bụt cho hi vọng là con cá bống. Tấm bị mất cá bống, Bụt lại cho hi vọng. Tấm không được đi xem hội, Bụt cho một cho đàn chim sẻ đến giúp để đi hội làng gặp nhà vua. Lúc đi hội, Tấm làm rơi giày. Chính chiếc giày giúp Tấm gặp lại được vua trở thành hoàng hậu. Đó chính là ước mơ của người xưa về một sự đổi đời trở thành hoàng hậu, bước lên ngôi vị tối cao, là ước mơ, khát vọng lớn lao của người dân bị đè nén, áp bức. Hạnh phúc ấy chỉ dành cho những con người hiền lành, lương thiện.
Tấm là một con người sẵn sàng đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho chính mình. Thông qua các cuộc đấu tranh của Tấm, nhân dân lao động gửi gắm niềm tin, ước muốn về khát khao đổi đời,về cuộc chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Tấm phải nhiều lần hóa thân: Tấm bị giết hóa thành chim Vàng Anh, Vàng Anh bị giết mọc lên cây xoan đào, xoan đào bị chặt, Tấm hóa khung cửi, khung cửi bị đốt, Tấm hóa quả thị, từ quả thị Tấm bước ra làm người. Cuộc đấu tranh giành lại quyền sống của Tấm là vô cùng gian nan, quyết liệt, không khoan nhượng. Cuộc đấu tranh cho thấy cái ác luôn hiện hữu, luôn xuất hiện đầy ắp hành hạ cái thiện. Khi Tấm trở thành hoàng hậu, mẹ con Cám vẫn đeo bám tiêu diệt Tấm tới cùng. Sự đày đoạ của Tấm đã đến tận cùng, bị tước đoạt cả hạnh phúc lẫn tính mạng.
Lần hóa thân cuối cùng, cô Tấm bước ra làm người đã gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc. Có lẽ hạnh phúc nơi trần thế mới là hạnh phúc đích thực và đáng trân trọng. Hạnh phúc giữa cuộc sống đời thực, được bên cạnh những người mình thương yêu. Đặc biệt, để có được hạnh phúc ấy, Tấm đã phải đấu tranh rất nhiều lần. Nếu như lúc trước lúc khó khăn, đau khổ, Tấm có Bụt hiện ra giúp đỡ thì lúc này đây, Tấm chủ động đấu tranh giành lấy hạnh phúc cho mình. Gửi hồn mình vào chim Vàng Anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị,... sau bao lần hóa thân, bị hãm hại, Tấm trở lại làm người. Tấm lại trở về là Tấm - một hoàng hậu xinh đẹp. Nhưng hạnh phúc sẽ chẳng bền lâu khi cái ác chưa bị diệt trừ tận gốc. Tấm tự tay trừng trị mẹ con Cám, để mẹ con cám phải nhận cái kết thích đáng. Nhân dân đã đứng về phía Tấm, công lý đứng về phía Tấm, hạnh phúc lại trở về bên cô Tấm nết na.
"Tấm Cám" là một truyện cổ tích mà ở đó mà không hề thấy người nông dân bi quan. Cái hiện thực với xã hội bất công vẫn cứ hiện ra thông qua số phận của nhân vật Tấm nhưng cũng qua nhân vật Tấm, nhân dân gửi gắm những ước mơ, khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, được thể hiện bằng cốt truyện chặt chẽ, có sự tham gia của các yếu tố thần kì tạo hấp dẫn cho truyện. Thông qua nhân vật Tấm, người đọc hiểu được những ước mơ, khát vọng mà nhân dân gửi gắm, ta thấy được sự đấu tranh của tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội xưa.
Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, văn học dân gian đã và mãi có chỗ đứng trong lòng bạn đọc và có giá trị sâu sắc trong kho tàng văn học Việt Nam nói chung. Bởi thông qua văn học dân gian, người đọc hiểu được đời sống cũng như tâm tư tình cảm người nông dân xưa, càng thêm trân trọng hơn kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 3
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có vô vàn những câu truyện dân gian hay, cảm động và có ý nghĩa, trong số đó có truyện “Sọ Dừa” một câu chuyện với nhiều tình tiết hoang đường đầy ly kì nhưng cũng mang rất nhiều ý nghĩa cuộc sống nhất là ước mơ của những người nông dân nghèo.
Sọ Dừa ra đời một cách vô cùng huyền bí và li kì với nhiều tình tiết hư cấu, kì ảo. Một bà mẹ đã lâu chưa có con một ngày bà đi làm đồng do khát nước lại thấy nước trong một chiếc sọ dừa liền uống. Về nhà bà có thai sau đó đẻ ra một bé trai không chân và không tay, duy nhất chỉ có mỗi một cái đầu nhìn như sọ dừa, nên cậu bé được đặt là Sọ Dừa. Khi Sọ Dừa lên 7-8 tuổi thì cuộc sống ngày càng khó khăn hơn. Khi mẹ nói Sọ Dừa rằng nhà càng lúc càng nghèo và không biết lấy gì để nuôi Sọ Dừa nữa, không biết rồi cuộc sống của hai mẹ con ta sẽ ra sao. Sọ Dừa liền nói với mẹ: “mẹ yên tâm con lớn rồi con sẽ đi ở đợ cho nhà phú hộ kiếm tiền nuôi mẹ”. Cho thấy Sọ Dừa tuy là đứa trẻ tật nguyền nhưng lại vô cùng có hiếu, là đứa con ngoan biết giúp đỡ gia đình.
Tuy Sọ Dừa mang hình hài xấu xí nhưng lại vô cùng nhanh nhẹn và hoạt bát, nên khi xin đi ở đợ cho nhà phú ông, ban đầu phú ông không nhận nhưng sau một hồi tính toán thiệt hơn, thấy Sọ Dừa nuôi cơm đỡ tốn nên nhận Sọ Dừa. Sọ Dừa hàng ngày đều đưa trâu đi ăn đồng xa, nhìn con nào con nấy đều béo tốt và khỏe mạnh, phú ông lấy làm mừng lắm, càng tin tưởng Sọ Dừa hơn. Nhà phú ông có ba cô con gái nhưng chỉ có cô út là dịu dàng, nết na, hay nhận việc mang cơm cho Sọ Dừa. Chính việc đi đưa cơm cho Sọ Dừa nên cô út mới biết được bí mật rằng Sọ Dừa là một chàng trai khôi ngô, lại còn biết thổi sáo hay nữa.
Sọ Dừa nói với mẹ mình muốn lấy con gái phú ông, vì thương con mẹ Sọ Dừa cũng qua thưa chuyện. Phú ông lấy làm điều nực cười lắm nhưng không từ chối thẳng thừng mà thách Sọ Dừa mang thật nhiều sính lễ là vàng bạc châu báu thì phú ông mới gả con gái cho. Sọ Dừa vốn dĩ là tiên xuống trần gian để thử lòng con người, vì vậy Sọ Dừa biến được nhiều vàng bạc để làm sính lễ.
Hai cô chị nhà phú ông thấy Sọ Dừa xấu xí, khác người thì đã lắc đầu bĩu môi không thèm nhìn, chỉ có mỗi cô út là gật đầu đồng ý. Sau khi lấy được vợ Sọ Dừa trở về hình hài là một chàng trai tuấn tú, thông minh, Sọ Dừa đã biến một ngôi nhà vô cùng khang trang, tráng lệ, có người hầu đi lại liên tục. Chính điều này đã làm cho hai cô chị nhà phú ông không khỏi tiếc nuối và nghiên tức với cô Út.
Hình ảnh Sọ Dừa khác người, hình dạng xấu xí, đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự thương cảm và lòng ưu ái, cảm thông của nhân ta đối với những số phận thiếu may mắn, bất hạnh, khi sinh ra bị khiếm khuyết. Câu truyện cũng muốn nhắn nhủ đến mọi người không nên chỉ chú trọng vẻ bên ngoài mà đánh đồng những đức tính bên trong của con người. Sọ Dừa khiếm khuyết nhưng nhiều tài, thông minh, nhanh nhẹn. Vẻ bề ngoài không thể biểu hiện được cả mặt chất và lượng của một con người.
Qua nhân vật Sọ Dừa nhân dân ta khi xưa muốn ngợi ca tình yêu một tình yêu trong sáng, không hám danh lợi, tình yêu chung thủy, không vì cái ngoại hình bên ngoài mà chia rẽ được tình cảm lứa đôi. Vì tình yêu con người ta có thể vượt qua được tất cả những khó khăn, thử thách. Đó chính là ước muốn, thông điệp của nhân dân qua hình ảnh nhân vật Sọ Dừa.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 4
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha.
Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha.
Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.
Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”…
Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết.
Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần gũi con cái của mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 5
Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Sơn.
Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937). Sơn là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, được nhà văn xây dựng để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc.
Mở đầu truyện, Thạch Lam đã có những câu văn miêu tả tinh tế về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Nhân vật Sơn thức giấc và cảm nhận được cái lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.
Sống trong sự chăm sóc của mẹ và chị, nhưng Sơn không kiêu ngạo và xa cách. Cậu sống rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.
Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ đem đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.
Qua nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm bài học về tình yêu thương, cũng như tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ và đồng cảm của con người trong cuộc sống.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 6
Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.
Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu
Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”
Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”
Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.
Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.
Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.
Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 7
Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.
Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…
Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.
Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.
Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 8
Cậu bé Mên là nhân vật mà em yêu thích nhất trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của nhà văn Nguyến Quang Thiều.
Mên là một cậu bé vừa có vẻ trưởng thành của người lớn, vừa mang nét tinh nghịch của trẻ em. Sự trưởng thành của cậu, thể hiện rõ nét trong mối quan hệ với em trai của mình là Mon. Chính sự tin tưởng, dựa dẫm và đặt câu hỏi liên tiếp về mọi thắc mắc của Mon, đã làm cho hình dáng của Mên càng thêm chín chắn trưởng thành. Trong các tình huống xảy ra, Mên là người giải đáp, đưa ra quyết định và chỉ huy cho hai anh em cùng làm. Tựa như việc quyết định lấy đò, chèo ra bờ sông xem bầy chìa vôi non, hay kéo đò vào bờ để cất kẻo trôi trong đêm mưa vậy. Nhưng ở Mên, cũng có những nét trẻ con lộ rõ. Thể hiện qua những lần chợt sợ hãi khi nghĩ về bố - một chi tiết rất thú vị, đặc trưng về tâm lí của trẻ em.
Nhưng tuyệt vời nhất ở nhân vật Mên, thì phải nhắc đến trái tim ấm áp, giàu tình yêu thương của cậu. Hành động lo lắng, cùng em trai chèo đò ra bờ sông trong đêm mưa gió để kiểm tra tình hình mấy chú chìa vôi non đã khẳng định được điều đó. Từng giây phút thấp thỏm theo nhịp vỗ của cánh chim của nhân vật Mên, đã thể hiện được một tâm hồn giàu tình yêu thương của cậu. Sự yêu thương ấy, khiến cậu lo lắng, rồi vui sướng vỡ òa đến bật khóc khi những chú chim được an toàn.
Có thể nói, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã rất thành công khi xây dựng nên một nhân vật hay và ấn tượng như cậu bé Mên trong truyện Bầy chim chìa vôi.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 9
Cậu bé An trong đoạn trích Đi lấy mật, là một nhân vật mà em rất yêu quý và ấn tượng ngay từ lần đầu tiên đọc tác phẩm.
An là một cậu bé với tình yêu dành cho thế giới thiên nhiên xung quanh minh vô cùng cháy bỏng. Đồng thời, ở cậu cũng luôn rạo rực khát khao được học hỏi và khám phá những cái mới. Nét tính cách này đã được thể hiện rõ qua hành trình đi lấy mật của An cùng cha nuôi và thằng Cò. Trong hành trình lấy mật, An chăm chú và tận hưởng mọi thứ xung quanh mình bằng cả tâm hồn và mọi giác quan. Cậu “đảo mắt khắp nơi” khi nghe lời kể của thằng Cò, rồi nhìn chăm chú, “mắt không rời khỏi tổ ong” mà cha nuôi chỉ. Dù mệt nhọc, vất vả khi lần đầu đi rừng, An vẫn không hề than thở một lời, quyết tâm theo mọi người tiến về phía trước. Tinh thần ấy của cậu bé khiến em vô cùng khâm phục. Tình yêu thiên nhiên ở An được thể hiện rõ nét qua sự thích thú của cậu khi lần đầu được đi “săn ong”. Qua sự thán phục, chăm chú lắng nghe khi cha nuôi và thằng Cò kể về rừng cây, về loài ong mật. Rồi lại ngây ngất trước vẻ đẹp của núi rừng.
Ở nhân vật An, em còn thấy những nét tính cách trẻ con, tinh nghịch rất thú vị, Khi cậu "chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé" để theo cha nuôi vào rừng. Rồi lại giận dỗi thằng Cò khi bị nó trêu chọc. Nhưng An giận nhanh mà quên cũng nhanh, chẳng mấy mà cậu lại tíu tít với thằng Cò như trước.
Những đặc điểm ấy đã cùng nhau tạo nên sự thú vị và hấp dẫn cho nhân vật vật An nói riêng cũng như đoạn trích Đi lấy mật nói chung.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 10
“Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An- đéc- xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 11
Nguyễn Ngọc Thuần là một cây bút chuyên sáng tác cho trẻ em. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ. Nổi bật trong truyện là nhân vật người bố được khắc họa vô cùng chân thực, sinh động.
Qua những câu văn đầu tiên, người bố hiện lên với tình yêu thiên nhiên. Nhà của “tôi” có một khu vườn rất rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, bố thường dắt tôi ra vườn tưới nước cho cây. Tình yêu của người bố dành cho khu vườn cũng giống như dành cho đứa con.
Bên cạnh đó, nhân vật này còn là một một người tinh tế, kiên nhẫn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, người bố vẫn dành thời gian để trò chuyện và chia sẻ với đứa con của mình. Bố đã nghĩ ra những trò chơi thú vị để dạy con cách cảm nhận thiên nhiên. Ông đã bảo con nhắm mắt lại, sau đó dẫn cậu đi đến để chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Từ trải nghiệm đó, đứa con đã nhận ra được bài học ý nghĩa về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Sau đó, người bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ con sẽ chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Lúc đó, nhân vật tôi cũng nhận ra rằng chính những bông hoa là người đưa đường, dẫn lối cho cậu trong khu vườn.
Không chỉ vậy, người bố còn rất nhân hậu, giàu tình yêu thương. Chính bố đã cứu thằng Tí thoát chết. Với những món quà của Tí, bố đã đón nhận bằng một niềm trân trọng và nâng niu. Mặc dù rất ít khi ăn ổi nhưng vì đó là món quà của Tý nên bố đã vui vẻ thưởng thức nó. Khi nhận được câu hỏi thắc mắc của “tôi”, bố đã giải thích cho tôi hiểu về ý nghĩa của những món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó…”.
Có thể thấy, nhân vật người bố trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” là một người cha tuyệt vời, một tấm gương đáng để học theo.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 12
Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn nổi tiếng, với nhiều tác phẩm tiêu biểu. Trong đó có truyện ngắn Bầy chim chìa vôi. Trong truyện, nhân vật Mon được khắc họa là một cậu bé giàu tình yêu thương.
Truyện kể về cuộc trò chuyện của hai anh em Mon và Mên. Gần hai giờ sáng, Mon tỉnh dậy. Cơn mưa lớn khiến nước sông dâng nhanh. Cậu lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bãi sông. Sau một hồi trò chuyện, Mon đã đề nghị với Mên sẽ chèo đò ra sông vào giữa đêm để cứu giúp, mang bầy chim non vào bờ. Khi đến nơi, cả hai nhìn thấy những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước bay lên, tạo nên một dòng cảm xúc khó tả, cảm động bất ngờ trong lòng hai bạn nhỏ.
Nhân vật Mon hiện lên là một cậu bé tốt bụng. Vì lo cho đàn chim chìa vôi, cậu không thể ngủ ngon giấc. Mon tỉnh dậy lúc hai giờ sáng, rồi đánh thức anh trai là Mên đang nằm bên cạnh dậy. Cậu liên tiếp hỏi Mên những câu hỏi như: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy sự lo lắng của Mon. Cuối cùng, cậu nói với anh trai: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Dường như vì quá lo lắng, Mon còn hỏi Mên rằng tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông. Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão.
Mặc dù Mon đã nằm xuống, cố gắng để ngủ lại, nhưng cậu vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “Anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Có thể thấy, đây là một quyết định rất quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ người anh trai là Mên mà lại đến từ chính Mon.
Như vậy, qua nhân vật Mon, tác giả đã gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, trân trọng dành cho loài vật.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 13
Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi. Một trong số đó là truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi”. Nổi bật trong truyện là nhân vật Mon - một cậu bé tốt bụng.
“Bầy chim chìa vôi” xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật là Mon và Mên. Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc, rồi quay sang gọi Mên. Cậu cảm thấy lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bãi sông. Mưa lớn khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông dần bị nhấn chìm. Sau một lúc trò chuyện, cả hai quyết định sẽ ra đưa bầy chim vào bờ. Từ chiều qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Cứ thế, chúng tiến đến phần cao nhất của dải cát. Đến sáng, bầy chim đã bứt khỏi dòng nước, bay lên cao. Tấm thân của nó vụt ra khỏi mặt nước, bay cao hơn hẳn lần cất cánh đầu tiên. Chứng kiến cảnh đó, Mon và Mên đều cảm thấy hạnh phúc, sung sướng.
Dù chỉ là một đứa trẻ, nhưng Mon đã có suy nghĩ, lo lắng cho đàn chim chìa vôi làm tổ ở ngoài sông. Mon lo lắng những chú chim có thể bị nước sông cuốn trôi. Cậu liên tục đặt câu hỏi cho anh trai: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Dù cậu đã tự nghĩ đến những chuyện vui khác, nhưng vẫn nghĩ đến bầy chim: “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”.
Điều đó khiến Mon đưa ra đề xuất với anh trai: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Thế rồi, Mon và Mên cùng nhau ra ngoài bờ sông để Khi nhìn thấy bầy chim đã an toàn, Mon đã khóc khi nhìn thấy bầy chim chìa vôi có thể cất cánh bay lên, đó là giọt nước mắt của hạnh phúc và niềm vui. Mon hiện lên là một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương động vật.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 14
Người thầy đầu tiên là một tác phẩm nổi tiếng của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật thầy Đuy-sen được nhà văn khắc họa hiện lên đầy chân thực và sinh động.
Nhân vật “tôi” nhận được bức thư của dân làng mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và về người thầy đầu tiên của mình. An-tư-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học.
Trong kí ức của An-tư-nai, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Thầy là người đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để đến học. Chính thầy cũng đã khơi dậy khao khát được đi học của các em: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”; Thầy còn an ủi khi biết được hoàn cảnh của An-tư-nai: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Học sinh trong làng đều rất yêu mến thầy Đuy-sen. Riêng An-tư-nai lại thầm ước có một người anh trai như thầy. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã thôi thúc nhân vật tôi vẽ một bức tranh về “Người thầy đầu tiên”.
Dưới lời kể của “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một người hết lòng vì học trò. Khi thấy học trò phải mang những bao ki-giắc, thầy đã động viên, an ủi. Lời nói quan tâm ấy như xua đi bao mệt nhọc cùng sự giá lạnh của trời đông. Trước hành động của bọn nhà giàu sống trên núi, thầy Đuy-sen không hề tỏ ra tức giận, mà thầy lại “nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự”. Sau mỗi buổi học, thầy còn cố gắng kiếm đủ gỗ để làm một chiếc cầu bắc qua dòng suối dưới chân đồi. Nhận ra phương án này không khả thi, thầy Đuy-sen lại tiếp tục lấy đá cùng những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp học trò đi lại không bị ướt chân. Thầy làm tất thảy mọi việc với mong muốn học trò sẽ luôn an toàn trên con đường tới trường. Có thể thấy, tất cả những lời nói, hành động đã minh chứng cho tấm lòng nhân hậu, trái tim cao cả của thầy Đuy-sen.
Tóm lại, nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của một người giáo viên. Điều đó càng khiến mỗi người thêm yêu mến và cảm phục nhân vật này.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 15
Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.
Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”
Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.
Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.
Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 16
Đoạn trích “Đi lấy mật” trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. Cậu bé An là nhân vật trung tâm được khắc họa qua nhiều phương diện.
Nội dung của đoạn trích kể về hành trình đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Ở đây, nhân vật An được khắc họa chủ yếu qua hành động, lời nói, suy nghĩ, cảm xúc cũng như mối quan hệ với các nhân vật khác. Đầu tiên, nhân vật An hiện lên là một cậu bé nghịch ngợm, hiếu động nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”.
Dù vậy, An vẫn là một cậu bé biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. An chăm chú lắng nghe thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Hay khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”...
Không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”.
Những trạng thái, cảm xúc của nhân vật này cũng hết sức đa dạng. An mệt mỏi sau một quãng đường dài. Cậu vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy đàn chim, tổ ong… An cảm thấy yêu mến và khâm phục tía nuôi, má nuôi; hay cãi nhau với Cò nhưng cũng rất yêu quý cậu… Nhân vật An đã được khắc họa qua hành động, lời nói cụ thể. Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, đoạn trích được kể qua chính lời của nhân vật An góp phần khắc họa tính cách nhân vật chân thực hơn. Đồng thời tác giả còn sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, đậm chất Nam Bộ. Từ đó, nhân vật An đã hiện lên mang vẻ đẹp của con người Nam Bộ.
Như vậy, nhân vật cậu bé An hiện lên với vẻ những đặc điểm tính cách hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 17
Trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi, Mon là nhân vật để lại trong em rất nhiều tình cảm và cảm xúc đặc biệt.
Mon là một cậu bé còn rất nhỏ. Cậu được xây dựng trong mối quan hệ khăng khít với người anh trai là Mên. Cậu cũng giống anh trai của mình ở trái tim ấm áp, giàu tình yêu thương loài vật. Nhưng nếu anh trai giống như một ông cụ non với nhiều suy nghĩ. Thì Mon lại bộc bạch tình cảm của mình một cách trực tiếp nhất. Mon không suy nghĩ quá nhiều, cậu hành động ngay khi thấy các con vật gặp điều nguy hiểm. Tựa như cậu lén thả con cá bống nhỏ mà bố bắt về vậy. Tình cảm bộc trực, thẳng thắn ấy, thể hiện rõ nét qua sự việc giải cứu bầy chim chìa vôi non. Rõ ràng là một đêm mưa bão tối tăm, nước sông chảy xiết đầy nguy hiểm, thế mà một đứa trẻ như Mon lại chẳng hề sợ hãi một chút nào. Cậu bám theo anh trai của mình ra bờ sông, tìm cách giải cứu mấy chú chim nhỏ. Tuy cậu không thể trực tiếp giúp đỡ chúng, nhưng chắc chắn, khi đứng ở bờ sông, Mon đã thầm cầu nguyện cho chúng rất nhiều. Giọt nước mắt hạnh phúc và cái ôm vỡ òa dành cho anh trai khi bầy chim thoát nạn đã khẳng định rõ hơn bao giờ hết trái tim nóng bỏng tình yêu động vật trong Mon.
Em nhìn thấy được ở nhân vật Mon một tâm hồn trong sáng, lương thiện, giàu tình yêu và dũng cảm. Tất cả những phẩm chất lớn lao ấy hội tụ trong một hình hài nhỏ bé, tạo nên sự hấp dẫn riêng cho nhân vật này.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 18
Trong các nhân vật “vượt khó” thành công mà em đã từng đọc được, thì An-tư-nai là nhân vật mà em có ấn tượng sâu sắc nhất.
An-tư-nai là một bé gái mồ côi cha mẹ từ sớm, và phải sống nhờ trong nhà họ hàng. Tuổi thơ của cô bé là những ngày cô đơn, phải làm việc nặng nhọc, vất vả. Sự thiếu thốn, buồn tủi ấy khiến cô bé phải sống những ngày xám xịt. Nhưng thật may mắn, khi cô được gặp thầy Đuy-sen- người thầy giáo đầu tiên và vĩ đại nhất của đời mình. Nhờ thầy Đuy-sen yêu thương, quan tâm, cổ vũ, động viên mà An-tư-nai dần lấy lại sự tự tin và dám thực hiện ước mơ của mình. Bên cạnh đó, em rất khâm phục sự thông minh, kiên trì và nỗ lực của cô gái nhỏ ấy. Từ một bé gái mồ côi có cuộc sống nghèo khó, mà khi trưởng thành An-tư-nai lại trở thành một nghị viên có chỗ đứng trong xã hội. Sự thành công đó là minh chứng rõ rệt nhất cho sự tài giỏi và nỗ lực bền bì của An-tư-nai. Nhưng điều khiến em quý mến nhân vật này hơn cả, là sự biết ơn của cô dành cho thầy giáo Đuy-sen. Dù sau này, An-tư-nai đã lên thành phố để học, gặp gỡ nhiều giáo viên khác. Và dù cô đã trưởng thành, đã là một nghị viên, thì tình cảm biết ơn, yêu mến dành cho thầy Đuy-sen vẫn chưa hề phai nhạt. Tình cảm chân thành đó của của cô, đã khiến người đọc vô cùng trân trọng.
Đối với em, An-tư-nai không chỉ là một tấm gương hiếu học, vượt khó để vươn tới thành công. Mà cô còn là một tấm gương sáng về lòng biết ơn, kính trọng dành cho những người thầy, người cô của mình.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 19
Nhân vật thầy giáo Đuy-sen giàu tình yêu thương và hi sinh cho học trò trong đoạn trích Người thầy đầu tiên, là nhân vật văn học mà em yêu thích nhất.
Trong đoạn trích, người thầy giáo hầu như không được miêu tả về ngoại hình, mà chủ yếu hiện lên qua những hành động cụ thể. Chỉ một chi tiết duy nhất nói về dáng vẻ của thầy khi thầy gặp các học trò của mình thì lại là vẻ dính đầy bùn đất. Nhưng điều đó không hề khiến người đọc cảm thấy chê trách gì thầy. Mà trái lại càng thêm yêu quý thầy hơn. Bởi vì thầy lấm lem như vậy, là do đã tự mình sửa sang lại lớp học, cắt rạ trải nền để cho học sinh được học trong sự ấm áp. Để cho các bạn học sinh băng qua suối đến lớp không bị ướt, bị rét, thầy Đuy-sen còn cõng rồi bế các bạn qua suối. Và còn đắp đất thành những ụ nhỏ cho các bạn dẫm lên đi qua suối nữa. Đôi chân trần của thầy dẫm dưới dòng nước buốt nhưng chẳng ảnh hưởng đến hành động của thầy. Ngay cả những lời cười chê của bọn nhà giàu cũng chẳng khiến thầy lay chuyển.
Sự hy sinh cao cả ấy của thầy Đuy-sen còn hơn cả bao lời mật ngọt. Chính chúng đã thể hiện sâu sắc nhất tình yêu thương và đức hi sinh cao cả của thầy dành cho những người học trò nhỏ của mình.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 20
An-tư-nai, nhân vật trong truyện "Người thầy đầu tiên" của Ai-tơ-ma-tốp, được tác giả tạo hình thông qua hoàn cảnh khó khăn và những đặc điểm tích cực trong tính cách của cô bé. An-tư-nai là một cô bé mồ côi, phải sống cùng chú thím và đối mặt với những khó khăn về tài chính và tình cảm. Cuộc sống của cô bé trở nên khốn khó hơn khi chú thím đối xử với cô một cách tàn nhẫn và thậm chí định bán cô cho bọn nhà giàu. Điều này tạo nên một bối cảnh đau lòng và khó khăn cho An-tư-nai.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, An-tư-nai vẫn giữ được những phẩm chất tích cực. Tác giả mô tả tính cách của An-tư-nai chủ yếu qua hành động và lời nói của cô bé. Trước hết, An-tư-nai thể hiện tấm lòng lương thiện và tốt bụng khi bảo vệ thầy Đuy-sen khỏi sự xâm phạm của lũ nhà giàu. Hành động nắm lấy cương ngựa và quát thẳng vào mặt họ thể hiện sự can đảm và lòng trắc ẩn của cô bé. Ngoài ra, An-tư-nai còn thể hiện lòng trắc ẩn và đồng cảm khi hiểu được những khó khăn mà thầy Đuy-sen đang phải vượt qua. Cô bé không ngần ngại hi sinh bản thân, từ việc trút bỏ ki-giắc ở trường cho đến việc giúp đỡ thầy Đuy-sen xây dựng các ụ nhỏ giữa trời đông buốt. Nhân vật An-tư-nai trong "Người thầy đầu tiên" là một hình ảnh mảnh mai, màu sắc, nhưng đầy lòng lương thiện và can đảm giữa những khó khăn của cuộc sống.
Nhờ sự giúp đỡ của thầy Đuy-sen, An-tư-nai không chỉ có cơ hội được đi học mà còn phát triển và trưởng thành với những phẩm chất đáng ngưỡng mộ. Cô bé không quên lòng biết ơn và yêu mến thầy Đuy-sen vì những điều tốt lành mà ông đã làm cho cô. An-tư-nai được mô tả là một học trò chăm chỉ và hết lòng với việc học hành. Sự cố gắng và lòng nhiệt huyết của cô bé được thể hiện qua việc cô luôn nỗ lực học tập và giữ vững tinh thần lạc quan trong bối cảnh khó khăn. Mỗi bước tiến trong hành trình học vấn của An-tư-nai cũng là bước tiến cho cuộc sống của mình.
Qua những lời nói của An-tư-nai, cô bé không chỉ đại diện cho bản thân mình mà còn truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh, đặc biệt là tuổi trẻ. Sự kiên cường, lòng biết ơn và tình cảm yêu mến của An-tư-nai đã tạo nên một hình ảnh đẹp, gửi đi thông điệp tích cực về ý chí và nỗ lực vượt qua khó khăn. Sau nhiều năm, khi An-tư-nai đã trở thành một bà viện sĩ, hình ảnh của thầy Đuy-sen vẫn đọng mãi trong tâm trí cô. Câu chuyện về thầy Đuy-sen không chỉ là câu chuyện cá nhân của An-tư-nai mà còn là nguồn động viên, khích lệ cho những người khác. Điều này thể hiện sự tận tâm và ý nghĩa sâu sắc của giáo dục đối với cuộc sống.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 21
Trong tác phẩm "Gió lạnh đầu mùa" của nhà văn Thạch Lam, nhân vật Sơn là một hình ảnh sống động được xây dựng qua những đặc điểm về tính cách, hành động và tư tưởng, tạo nên một cái nhìn ấm áp và giàu ý nghĩa về tình yêu thương con người trong cuộc sống. Thạch Lam chủ yếu khắc họa nhân vật Sơn qua những hình ảnh về hành động và mối quan hệ tình cảm. Sơn được mô tả khi tỉnh dậy với hành động tự tin, một cậu bé có tình yêu thương và sự quan tâm đặc biệt đối với gia đình. Chi tiết Sơn mặc chiếc áo dạ đỏ của mẹ không chỉ là một tình huống thông thường mà còn là một cách tinh tế thể hiện sự ấm áp và quan tâm nhỏ nhất trong gia đình.
Tính cách nhân hậu của Sơn được thể hiện qua mối quan hệ với em gái Duyên và bạn bè xóm. Sự nhớ nhung và cảm động khi nhìn thấy em gái mất từ nhỏ đồng thời thể hiện sự chia sẻ tình cảm với người xung quanh, như trường hợp của Hiên, cô bé hàng xóm nghèo. Hành động chia sẻ áo bông của em Duyên cho Hiên không chỉ là một cử chỉ nhân ái mà còn là biểu hiện của lòng tốt và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Bài học về tình yêu thương con người được truyền đạt một cách tinh tế qua nhân vật Sơn, tạo nên một hình ảnh tích cực và đầy ý nghĩa về sự nhân ái trong cuộc sống hàng ngày. Nhân vật Sơn không chỉ là người anh trai quan tâm đến gia đình mình mà còn là biểu tượng của sự ấm áp và lòng nhân ái trong xã hội.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 22
Dưới bàn tay tài năng của nhà văn Tô Hoài, đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" từ truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" không chỉ khắc họa ngoại hình của nhân vật Dế Mèn mà còn làm nổi bật tính cách và bài học quan trọng trong cuộc sống của nó. Ngoại hình của Dế Mèn được mô tả rất sinh động, từ đôi càng "mẫm bóng" đến móng vuốt và đầu to ra nổi, tạo nên hình ảnh mạnh mẽ và "ưa nhìn". Điều này tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ về sức mạnh và hùng dũng của nhân vật. Sự mô tả chi tiết của nhà văn giúp độc giả hình dung được Dế Mèn như một con dế mạnh mẽ, tự tin và hơi hướng mưu mô.
Tuy nhiên, qua đoạn trích, nhà văn cũng nhấn mạnh tính cách xấu xa, hống hách của Dế Mèn. Cách Dế Mèn coi thường người khác, đặc biệt là Dế Choắt, đã góp phần dẫn đến cái chết đau đớn của nó. Nhân vật Dế Mèn không chỉ được đặc trưng bởi vẻ ngoại hình mạnh mẽ mà còn là tâm hồn xấu xa, hơi hướng độc ác. Bài học đầu tiên trong cuộc đời của Dế Mèn là một quãng đường đau thương, nhưng qua đó, nó học được giá trị của lòng nhân ái, tôn trọng người khác và sự quan trọng của tình cảm con người. Từ đó, nhân vật này trở nên phức tạp và đầy ý nghĩa, thể hiện tâm lý và sự phát triển của một con dế thông minh và sâu sắc.
Đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" từ truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài giới thiệu về tính cách, hành động, và quá trình học hỏi của nhân vật Dế Mèn, đồng thời nói lên sự thay đổi tích cực trong tâm hồn của nó sau bài học đau đớn. Dế Mèn được mô tả là một con dế mạnh mẽ, tự lập, và luôn coi thường người khác. Điều này được thể hiện qua sự kiêu ngạo của nó, đặc biệt là trong mối quan hệ với Dế Choắt - hàng xóm của mình. Dế Mèn luôn tỏ ra hống hách và khinh bỉ Dế Choắt, từ chối sự giúp đỡ và giao lưu.
Tuy nhiên, quãng đời sống của Dế Mèn thay đổi đột ngột khi nó trêu đùa chị Cốc ốc và cuối cùng, Dế Choắt phải chịu hậu quả thay thế. Bài học đắt giá này khiến Dế Mèn nhận ra sự hối hận và tiếc nuối. Sự thay đổi trong tâm hồn của Dế Mèn được thể hiện khi nó đứng lặng suy ngẫm về bài học đầu tiên trong đời và hứa hẹn sẽ sống một cuộc sống chan hòa hơn. Bài học này không chỉ giáo dục về sự khiêm tốn và lòng nhân ái, mà còn làm thức tỉnh Dế Mèn về ý thức trách nhiệm của mình trong xã hội. Nhân vật Dế Mèn không chỉ là một con dế thông minh mà còn là biểu tượng cho sự trưởng thành và sự nhận thức về giá trị nhân bản.
Phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học - mẫu 23
Nguyễn Ngọc Thuần, một tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tác cho trẻ em, đã tạo nên một trong những tác phẩm ấn tượng nhất của mình, "Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ." Trong truyện này, nhân vật người bố được mô tả vô cùng chân thực và sinh động, là một hình ảnh cha tuyệt vời đầy tình yêu và sự tận tụy. Người bố của "tôi" xuất hiện ngay từ những câu văn đầu tiên với tình yêu thiên nhiên sâu sắc. Khu vườn rộng lớn của gia đình là nơi người bố thể hiện sự say mê với việc trồng hoa. Hình ảnh buổi chiều, bố dắt "tôi" ra vườn tưới nước cho cây, đặc biệt làm nổi bật tình yêu của bố với khu vườn, giống như tình yêu của ông dành cho đứa con.
Đồng thời, nhân vật này còn là người tinh tế và kiên nhẫn. Dù mệt mỏi sau một ngày làm việc, bố vẫn dành thời gian trò chuyện và chia sẻ với đứa con. Hành động dạy con cảm nhận thiên nhiên qua các trò chơi thú vị như nhắm mắt chạm hoa, ngửi và đoán tên hoa đã tạo nên những kí ức đáng nhớ và bài học vô cùng ý nghĩa. Tình yêu và lòng nhân ái của bố còn được thể hiện khi ông cứu sống thằng Tí và đón nhận món quà của cậu bé với sự trân trọng và lòng biết ơn. Trong mỗi hành động và lời nói của người bố, đọc giả không chỉ thấy sự tận tụy và say mê với thiên nhiên mà còn nhận thức được giá trị của sự tặng quà và lòng nhân ái. Bố đã giải thích cho "tôi" về ý nghĩa sâu sắc của những món quà, khiến cho nhân vật chính nhận ra rằng sự đẹp đẽ không chỉ nằm ở món quà mà còn nằm ở tình cảm và lòng chân thành của người trao tặng.
Cuối cùng, nhân vật người bố trong "Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa ổ" là một tấm gương cha mẫu mực, một người cha có tâm hồn nhân ái, luôn tận tụy với gia đình và truyền đạt những giá trị cuộc sống quý báu cho thế hệ trẻ.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
- Bạn có cho rằng: Tự học không cần sự trợ giúp của người khác. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) để trao đổi về ý kiến này.
- Kí ức ngày đầu tiên đi học là ấn tượng khó phai trong tâm trí mỗi người. Em hãy chia sẻ những kỉ niệm ấy với các bạn.
- Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.
- Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.
- Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (hay nhất)
- Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo (ngắn nhất)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 7 - CTST
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 7 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 7 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 7 - CTST
- Giải sgk Tin học 7 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 7 - CTST