Bố cục Thân thiện với môi trường chính xác nhất - Kết nối tri thức
Với bố cục bài Thân thiện với môi trường Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức chính xác nhất giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Thân thiện với môi trường từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.
Bố cục văn bản Thân thiện với môi trường - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức
Có thể chia văn bản thành 2 phần:
- Phần một: từ đầu đến “túi ni lông”: đặt vấn đề về khái niệm “thân thiện với môi trường
- Phần hai: còn lại: các tiêu chí đảm bảo yêu cầu “thân thận với môi trường”
Tóm tắt Thân thiện với môi trường
Tóm tắt tác phẩm Thân thiện với môi trường - Mẫu 1
Kỷ nguyên “thân thiện với môi trường” được dán mác lên mọi thứ nhằm đem lại trải nghiệm tiêu dùng dễ chịu cho khách hàng. Tuy nhiên khái niệm này chưa đủ rõ ràng để đánh giá là dấu hiệu chứng minh cho nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hay sứ mệnh, tầm nhìn của nhà sản xuất. Mọi vật liệu, dịch vụ, địa điểm thân thiện với môi trường cần đáp ứng những tiêu chí sau:
* Đối với vật liệu: không gây tổn hại đến môi sinh, tài nguyên trong quá trình khai thác;
* Đối với thời gian sử dụng và quy trình khai thác: thời gian sử dụng dài; quy trình khai thác, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải loại cần nên theo hướng vòng tròn khép kín; trong dịch vụ cần có sự nhất quán trong việc bảo vệ môi trường.
Tóm tắt tác phẩm Thân thiện với môi trường - Mẫu 2
Văn bản được viết dựa trên vấn đề cần bàn luận: “Thân thiện với môi trường”. Hiện này, nhiều sản phẩm mà thị trường Việt Nam dán mác là “thân thiện với môi trường” trong những năm gần đây chưa hẳn đã là sản phẩm thân thiện với môi trường. Để thật sự trở nên tốt cho môi trường sống, vật liệu, dịch vụ, địa điểm thân thiện với môi trường cần đáp ứng những tiêu chí như không gây tổn hại đến môi sinh, tài nguyên trong quá trình khai thác, kéo dài thời gian sử dụng, thải loại cần nên theo hướng vòng tròn khép kín, trong dịch vụ cần có sự nhất quán trong việc bảo vệ môi trường…
Nội dung chính Thân thiện với môi trường
Bài viết là lời góp ý thẳng thắn, chân thành về thực trạng lạm dụng khái niệm “thân thiện với môi trường” hiện nay. Qua bài viết người đọc nhận thức được rõ ràng hơn về quá trình sử dụng sản phẩm “thân thiện với môi trường”.
Tác giả - tác phẩm: Thân thiện với môi trường
I. Tác giả văn bản Thân thiện với môi trường
- Nguyễn Hữu Quỳnh Hương sinh năm 1997 ở Bà Rịa - Vũng Tàu
- Cô là tác giả của nhiều bài báo, cuốn sách có vũ nhiệt thành cho “lối sống xanh", dùng bút danh Mình là Hũ khi viết cuốn Sống xanh rồi mới sống nhanh.
II. Tìm hiểu tác phẩm Thân thiện với môi trường
1. Thể loại:
Thân thiện với môi trường thuộc thể loại văn bản nghị luận
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Tác phẩm Thân thiện với môi trường được trích trong cuốn Sống xanh rồi mới sống nhanh của Nguyễn Hữu Quỳnh Hương
- Trong đoạn trích, tác giả dùng dấu ngoặc kép ở nhan để nhằm lưu ý: vấn đề sẽ bàn trong văn bản liên quan đến cụm từ thân thiện với môi trường - một cụm từ thông dụng trong đời sống hiện nay nhưng có lúc được dùng chỉ như một cách quảng cáo thuần túy và không phản ánh chính xác bản chất của đối tượng được nói tới.
3. Phương thức biểu đạt:
Văn bản Thân thiện với môi trường có phương thức biểu đạt là nghị luận
4. Tóm tắt văn bản Thân thiện với môi trường:
Kỷ nguyên “thân thiện với môi trường” được dán mác lên mọi thứ nhằm đem lại trải nghiệm tiêu dùng dễ chịu cho khách hàng. Tuy nhiên khái niệm này chưa đủ rõ ràng để đánh giá là dấu hiệu chứng minh cho nguồn gốc, chất lượng sản phẩm hay sứ mệnh, tầm nhìn của nhà sản xuất. Mọi vật liệu, dịch vụ, đỉa điểm thân thiện với môi trường cần đáp ứng những tiêu chí sau:
* Đối với vật liệu: không gây tổn hại đến môi sinh, tài nguyên trong quá trình khai thác; * Đối với thời gian sử dụng và quy trình khai thác: thời gian sử dụng dài; quy trình khai thác, sản xuất, phân phối, sử dụng và thải loại cần nên theo hướng vòng tròn khép kín; trong dịch vụ cần có sự nhất quán trong việc bảo vệ môi trường.
5. Bố cục bài Thân thiện với môi trường:
Thân thiện với môi trường có bố cục gồm 2 phần:
Phần một: từ đầu đến “túi ni lông”: đặt vấn đề về khái niệm “thân thiện với môi trường
Phần hai: còn lại: các tiêu chí đảm bảo yêu cầu “thân thận với môi trường”
6. Giá trị nội dung:
Bài viết là lời góp ý thẳng thắn, chân thành về thực trạng lạm dụng khái niệm “thân thiện với môi trường” hiện nay. Qua bài viết người đọc nhận thức được rõ ràng hơn về quá trình sử dụng sản phẩm “thân thiện với môi trường”.
7. Giá trị nghệ thuật:
- Câu văn ngắn gọn, lập luận sắc bén, dẫn chứng minh họa thuyết phục.
- Lối viết mạnh mẽ, tác động lớn tới tâm trí người đọc.
Để học tốt bài học Thân thiện với môi trường lớp 7 hay khác:
Xem thêm bố cục các văn bản Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chính xác nhất hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT