Top 15 Tóm tắt Hội lồng tồng (hay, ngắn nhất) - Kết nối tri thức

Với tóm tắt Hội lồng tồng Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, ngắn nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Hội lồng tồng lớp 7.

Tóm tắt Hội lồng tồng - Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 1

Khi ngao du tìm hiểu về Hội mùa Tây Bắc, tác giả thuyết minh về hội lồng tồng và những nét độc đáo trong việc tổ chức lễ hội ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh. Đây là một nét đẹp văn hóa của dân tộc ta.

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 2

Văn bản cung cấp những thông tin cơ bản đến chi tiết về hội lồng tồng. Từ những chi tiết về thời gian, địa điểm tổ chức, cho đến phần lễ hội, cúng tế, vui chơi văn nghệ đều được thông tin đầy đủ đến người đọc. Những hoạt động đó thể hiện những phẩm chất và khả năng của con người: chăm chỉ, cần cù lao động, nhanh nhẹn, khỏe khoắn. Đặc biệt nó còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu mùa xuân và sự duyên dáng trong những câu hát. Khi tổ chức hội lồng tồng, người dân gửi gắm mong ước về mùa màng tươi tốt, sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

Quảng cáo

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 3

Văn bản ra đời khi tác giả ngao du tìm hiểu về Hội mùa Tây Bắc, hội Lồng tồng cũng thường gọi là Lễ hội xuống đồng, là một lễ hội của dân tộc được tổ chức sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh. Tất cả những sản vật đều là những sản phẩm của ngành nông, dâng lên Thần thành hoàng để cầu mùa. Qua lễ hội, người dân gửi gắm mong ước về mùa màng tươi tốt, sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

Top 15 Tóm tắt Hội lồng tồng (hay, ngắn nhất) | Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 4

Hội lồng tồng được tổ chức ở vùng Việt Bắc từ sau Tết Nguyên đán đến Tết Thanh minh à Trong những ngày hội lồng tồng, dân làng mang cỗ đến cúng Thần Nông à Sau lễ cúng người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, các loại bánh, loại rượu làm từ các sản phẩm nông nghiệp à tiếp đó là phần hội với các hoạt động như kéo co, thi bắn, ném còn, múa sư tử và lượn lồng tồng, đáng chú ý nhất là các trò ném còn, múa sư tử và lượn lồng tồng…

Quảng cáo

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 5

Giới thiệu phong tục truyền thống đầy ý nghĩa và đặc sắc của người dân Việt Bắc qua hình ảnh của lễ hội lồng tồng, từ đó thể hiện tình yêu của tác giả với những nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc.

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 6

Văn bản tái hiện lại hình ảnh của lễ hội Lồng tồng, qua đó thể hiện tình yêu của tác giả với những nét đẹp đậm đà bản sắc dân tộc.

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 7

Vùng Việt Bắc mở hội lồng tồng từ sau Tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh. “Lồng tồng” tiếng Tày - Nùng có nghĩa là “xuống đồng”. Trong những ngày hội lồng tồng cầu mùa, vui xuân, dân làng mang cỗ đến cúng thần nông. Hội cũng là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng. Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, bánh chưng hay bánh lá ngải, xôi nhuộm lá cẩm, uống rượu nếp, rượu mác mật… Những trò chơi dân gian làm cho hội lồng tồng rộn rịp có đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ thuật... hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”. Trò chơi ném còn có dụng cụ chính là một chiếc còn. Người nào nhanh tay bắt được còn của tung đến mới được ném. Người ném trúng thủng vòng giấy thì được thưởng, nếu ném thủng hồng tâm thì được thưởng to hơn. Múa sư tử thực chất là một điệu múa võ. Theo tục lệ, con sư tử nào đến trước giữ vai trò đàn anh, có quyền chủ trì các buổi biểu diễn, nếu tranh chấp sẽ tổ chức một cuộc đấu miếng giữa hai con sư tử. Nhân dịp hội lồng tồng, thanh niên gái trai tụ họp thành những đám hát lượn, hát đối đáp những bài “lượn lồng tồng” để cầu mùa màng, chúc mừng dân làng được mọi sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

Quảng cáo

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 8

Ở Việt Bắc, người ta sẽ mở hội lồng tồng từ sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh. Trong những ngày hội lồng tồng cầu mùa, vui xuân, dân làng mang cỗ đến cúng thần nông. Đó cũng là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng. Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ và tổ chức các trò chơi trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ thuật... hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”. Về trò chơi ném còn có dụng cụ chính là một chiếc còn. Người nào nhanh tay bắt được còn của tung đến mới được ném. Người ném trúng thủng vòng giấy thì được thưởng, nếu ném thủng hồng tâm thì được thưởng to hơn. Múa sư tử được đồng bào Tày - Nùng, đặc biệt là thanh niên yêu thích vì tinh thần thượng võ của nó. Đây thực chất là một điệu múa võ. Các miếng võ được biểu diễn rõ nhất trong màn múa sư tử đùa nghịch vờn nhau với đười ươi và hai khỉ. Nhân dịp hội lồng tồng, thanh niên gái trai tụ họp thành những đám hát lượn, hát đối đáp những bài “lượn lồng tồng” để cầu mùa màng, chúc mừng dân làng được mọi sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 9

Từ sau Tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh, ở vùng Việt Bắc sẽ mở hội lồng tồng. Theo tiếng Tày - Nùng, “lồng tồng” có nghĩa là “xuống đồng”. Trong những ngày hội, dân làng mang cỗ đến cúng thần nông. Ngoài ra, đây cũng là dịp để bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng. Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ với thịt gà, thịt lợn, bánh chưng hay bánh lá ngải, xôi nhuộm lá cẩm, uống rượu nếp, rượu mác mật… Rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ thuật... hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”.

Tóm tắt Hội lồng tồng - Mẫu 10

Những nét chính của văn bản Hội lồng tồng:

- Địa điểm tổ chức: vùng Việt Bắc

- Thời gian: từ sau tết Nguyên đán đến tết Thanh minh

- Mục đích: cầu mùa, vui xuân

- Trong những ngày hội lồng tồng cầu mùa, vui xuân, dân làng mang cỗ đến cúng thần nông

- Cũng là dịp trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của dân làng

- Sau khi cúng tế, người ta ăn cỗ, chơi trò chơi dân gian: đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ thuật... hấp dẫn nhất là tung còn, múa sư tử và "lượn lồng tồng"

- Trò chơi ném còn có dụng cụ chính là một chiếc còn. Người nào nhanh tay bắt được còn của tung đến mới được ném. Người ném trúng thủng vòng giấy thì được thưởng, nếu ném thủng hồng tâm thì được thưởng to hơn.

- Múa sư tử thực chất là một điệu múa võ. 

- Nhân dịp hội lồng tồng, thanh niên gái trai tụ họp thành những đám hát lượn, hát đối đáp những bài "lượn lồng tồng" để cầu mùa màng, chúc mừng dân làng được mọi sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

Để học tốt bài học Hội lồng tồng lớp 7 hay khác:

Tác giả - tác phẩm: Hội lồng tồng

I. Tác giả văn bản Hội lồng tồng

Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Từ

II. Tìm hiểu tác phẩm Hội lồng tồng

1. Thể loại: 

Hội lồng tồng thuộc thể loại văn thuyết minh

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 

Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây. Giữa tiết trời ấm áp ấy, người dân rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống hạnh phúc. Mùa xuân, với những phong tục lâu đời gắn liền trong nhân dân ta rất bền chặt. Mùa xuân chính là mùa hội tụ nhiều phong tục và lễ hội nhất.

Quyển sách “Mùa xuân và phong tục Việt Nam” do Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo và Dương Tất Từ biên soạn sẽ đưa người đọc khám phá những khía cạnh khác nhau của phong tục và lễ hội vào mùa xuân ở nước ta. Sách do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Phát hành năm 2006.

3. Phương thức biểu đạt: 

Văn bản Hội lồng tồng có phương thức biểu đạt là thuyết minh.

4. Tóm tắt văn bản Hội lồng tồng: 

Khi ngao du tìm hiểu về Hội mùa Tây Bắc, tác giả thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh.

5. Bố cục bài Hội lồng tồng: 

Văn bản Hội lồng tồng có bố cục gồm 2 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “một cách tài tình”): Giới thiệu về hội lồng tồng.

- Phần 2 (còn lại): Các hoạt động và ý nghĩa của hội lồng tồng.

6. Giá trị nội dung: 

Bài văn thuyết minh về hội lồng tồng ở vùng Việt Bắc, hội được mở từ sau tết Nguyên Đán đến tết Thanh minh.

7. Giá trị nghệ thuật: 

- Miêu tả chi tiết hội lồng tồng

- Kiến thức xã hội sâu sắc thể hiện qua ngôn ngữ thuyết minh của tác giả

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên