Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Kết nối tri thức

Với soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu trang 82, 83 Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 8.

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Soạn bài: Lễ xướng danh khoa Đình Dậu - Cô Lê Hạnh (Giáo viên VietJack)

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kỳ thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kỳ thi cho sĩ tử tham gia nhằm tìm ra người tài giỏi để phục vụ cho triều đình và nhân dân.

Câu hỏi 2 (trang 82 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?

Trả lời:

Mục đích của lễ xướng danh là khen ngợi những người có tài, đỗ đạt cao được để tên trên bảng vàng.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc

1. Theo dõi: Các chi tiết miêu tả con người và khung cảnh lễ xướng danh.

- Con người: Luộm thuộm sĩ tử vai đeo lọ

Quảng cáo

- Khung cảnh: Trường Nam thi lẫn với trường Hà; quan trường miệng thét loa.

2. Chú ý: Sự xuất hiện của các nhân vật người nước ngoài trong kì thi.

Các nhân vật nước ngoài: quan sứ và mụ đầm.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Tác phẩm miêu tả tình trạng thảm hại của kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, đồng thời thể hiện sự đau đớn, xót xa của nhà thơ đối với tình cảnh hiện thực nhốn nháo và bất ổn của xã hội thực dân nửa phong kiến ở thời điểm đó.

Soạn bài Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu | Hay nhất Soạn văn 8 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Bố cục bài thơ gồm mấy phần. Đó là những phần nào.

Trả lời:

Bố cục 4 phần.

- Phần 1: Hai câu đề: Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu.

Quảng cáo

- Phần 2: Hai câu thực: Cảnh trường thi trong thực tế.

- Phần 3: Hai câu luận: Cảnh người nước ngoài xuất hiện.

- Phần 4: Hai câu kết: Tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ.

Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Hai câu đề cho biết điều gì về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX?

Trả lời:

Chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX qua hai câu đề:

- Thời gian: Ba năm mở một khoa

- Hình thức: Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

=> Sự lộn xộn, láo nháo, lôi thôi, thiếu nề nếp, quy củ của đất nước.

Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”? Nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt.

Trả lời:

- Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử; ậm ọe quan trường.

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.

+ Làm nổi bật đối tượng người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo. Cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ, không mang tính chất của cuộc thi.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Phân tích tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực.

Trả lời:

Tác dụng của phép đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực:

Nhấn mạnh cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ của trường thi năm Đinh Dậu:

- Sĩ tử:

+ Vai đeo lọ: dáng dấp luộm thuộm.

+ Lôi thôi sĩ tử: nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử.

- Quan trường: dáng vẻ ra oai, nạt nộ.

+ Ậm ọe quan trường: người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.

+ Miệng thét loa: sự nhốn nháo, lộn xộn của cảnh trường thi.

Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Tiếng cười trào phúng được thể hiện như thế nào qua việc đặc tả, nhấn mạnh hai hình ảnh mang tính chất “ngoại lai” là quan sứ và mụ đầm?

Trả lời:

 Hình ảnh: quan sứ, mụ đầm 🡪 làm tăng sự lố bịch của cuộc thi.

+ Cở kéo rợp trời: đón tiếp trang nghiêm, linh đình.

+ Váy lê quét đất: cách ăn mặc lòe loẹt, lố lăng.

=> Sự phô trương về hình thức, nhố nhăng, lôi thôi. Bức tranh biếm họa về trường thi đầy rẫy những đối lập, ngược đời, trớ trêu. Thể hiện tiếng cười mỉa mai, chua chát của Tú Xương.

Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhắc đến “nhân tài đất Bắc”, tác giả muốn ám chỉ những đối tượng nào? Em cảm nhận được thái độ gì của tác giả qua lời nhắn nhủ ấy?

Trả lời:

- Nhắc đến “nhân tài đất Bắc” tác giả muốn ám chỉ đến những người có lòng tự tôn dân tộc, người có tài.

- Thái độ của tác giả: căm ghét bọn thực dân xâm lược, thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc.

Câu 7 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Nhân vật nào trong bài thơ để lại ấn tượng cho em nhiều nhất? Vì sao?

Trả lời:

Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất là sĩ tử. Bởi vì các sĩ từ trong bài thơ này được khắc họa với dáng dấp lôi thôi luộm thuộm. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi. Từ đó cho thấy được sự đau buồn, thất vọng cùng tiếng cười mỉa mai, chua chát của Tú Xương.

Câu 8 (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ này là gì?

Trả lời:

Cảm xúc chủ đạo của tác giả:

+ Thái độ châm biếm, đả kích của Tú Xương

+ Tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực của đất nước

* Viết kết nối với đọc

Bài tập (trang 83 sgk Ngữ văn 8 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

Đoạn văn tham khảo

Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả lễ xướng danh khoa thi tại trường Nam 1897, thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhốn nháo:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa”

Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.

Bài giảng: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Cô Phương Thảo (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên