Top 30 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Tổng hợp trên 30 bài Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 1)
- Dàn ý Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 2)
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 3)
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 4)
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 5)
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 6)
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 7)
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 8)
- Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu 9)
Top 30 Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Mặt Trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
Mặt Trời giả có thể xuất hiện như một đốm màu của ánh sáng ở bên trái hoặc bên phải của mặt trời, vị trí 22° và tại cùng một khoảng cách trên đường chân trời như Mặt Trời, trong quầng sáng băng. Chúng có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu trên thế giới trong bất cứ mùa nào, nhưng chúng không luôn luôn rõ ràng hoặc sáng. Mặt Trời giả dễ thấy nhất khi mặt trời ở vị trí thấp.
Hiện tượng Mặt Trời giả xuất hiện khi ánh sáng Mặt Trời trên cao đi qua các tinh thể băng trong không khí. Ngoài Mặt Trời thật ở vị trí trung tâm, người quan sát còn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu ở hai bên.
Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ thấp hơn -30 độ C, không khí có nhiều hơi nước và các tinh thể băng.
Quầng tinh thể được nhìn thấy khi Mặt Trời ở gần đường chân trời, trên cùng mặt phẳng theo phương ngang của người quan sát và các tinh thể băng. Khi ánh sáng xuyên qua tinh thể băng, nó bị bẻ cong một góc khoảng 22 độ trước khi phản chiếu đến mắt.
Mặt trời giả được hình thành khi những tinh thể băng hình lục giác trong những đám mây ti ở trên cao và lạnh trong điều kiện thời tiết rất lạnh, bởi những tinh thể băng trôi dạt trong không khí ở cao độ thấp. Những tinh thể này tác dụng như những lăng kính, làm bẻ cong các tia sáng đi qua chúng. Khi các tinh thể rơi trong không khí, chúng bị canh thẳng đứng, làm khúc xạ ánh sáng mặt trời theo phương ngang nên mặt trời giả xuất hiện.
Khi mặt trời dâng lên cao, mặt trời giả thật sự có thể trôi giạt ra khỏi điểm 22 độ. Cuối cùng, mặt trời leo lên đến một điểm đủ cao thì mặt trời giả hoàn toàn biến mất.
Người Hi Lạp cổ đại đã nhận ra rằng mặt trời giả là điềm báo mưa khá chính xác. Những tinh thể băng tạo ra vầng hào quang và mặt trời giả cũng hình thành nên những đám mây ti, chúng tạo nên loại mây tiêu biểu báo trước sự ngưng tụ nước ấm áp.
Ngoải hiện tượng Mặt Trời giả còn có hiện tượng Mặt Trăng giả xuất hiện bên cạnh mặt trăng và hình thành do ánh sáng mặt trời đi xuyên qua các tinh thể băng. Mặt trăng giả, hay paraselenae, không xuất hiện thường xuyên như mặt trời giả vì chúng chỉ được nhìn thấy khi mặt trăng chiếu sáng và vì chúng xuất hiện vào ban đêm.
Dàn ý Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên
- Mở bài: Nêu hiện tượng tự nhiên và đưa ra cái nhìn bao quát về hiện tượng này.
- Thân bài:
+ Miêu tả hay thuật lại các biểu hiện điển hình của hiện tượng tự nhiên.
+ Nêu lần lượt các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tự nhiên, kết hợp trích dẫn ý kiến của các chuyên gia và bổ sung trên cơ sở một số tài liệu được cập nhật.
+ Xác định mối liên hệ giữa hiện tượng tự nhiên với đời sống của con người, nêu, đánh giá khái quát về thái độ và những việc con người đã làm trước hiện tượng tự nhiên đó.
- Kết bài: Nêu ấn tượng hay đánh giá chung của bản thân về hiện tượng tự nhiên.
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Núi lửa
Núi lửa là một hiện tượng thiên nhiên khá quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tự hỏi núi lửa được hình thành như thế nào và hoạt động ra sao chưa?
Núi lửa là gì?
Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua đó, từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng.
Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.
Theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành ba loại: Núi lửa đang hoạt động. Núi lửa đang hồi dung nham. Núi lửa đã không hoạt động nữa.
Cấu tạo của núi lửa: Một núi lửa hoàn chỉnh có cấu tạo gồm nhiều bộ phận như: nguồn dung nham, ống dẫn, đường dẫn nhanh, ngưỡng, lỗ thoát, cổ họng núi lửa, miệng núi lửa. Các sản phẩm núi lửa phun ra bên ngoài bao gồm lớp tro bụi, dòng dung nham, khói.
Nguyên nhân hình thành núi lửa: Do hiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.
Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn. ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên dòng mắc ma được hình thành. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa
Tuy nhiên, núi lửa cũng có những lợi ích và tác hại riêng. Khi chúng ta hiểu rõ hơn về núi lửa, con người sẽ có thêm những hiểu biết về hiện tượng tự nhiên này để có các biện pháp phòng tránh và bảo vệ môi trường tự nhiên.
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Sóng thần
Sóng thần là gì?
Sóng thần (tsunami) là một loạt các đợt sóng tạo nên khi một thể tích lớn của nước đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn. Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn bên trên hoặc bên dưới mặt nước, núi lửa phun và va chạm thiên thạch đều có khả năng gây ra sóng thần.
Nguyên nhân hình thành sóng thần
Các trận sóng thần có thể hình thành khi đáy biển, đột ngột bị biến dạng theo chiều dọc, chiếm chỗ của lượng nước nằm trên nó. Những sự di chuyển lớn theo chiều dọc như vậy của vỏ Trái Đất có thể xảy ra tại các rìa mảng lục địa. Những trận động đất do nguyên nhân va chạm mảng đặc biệt hay tạo ra các cơn sóng thần. Khi một mảng đại dương va chạm với một mảng lục địa, đôi khi nó làm rìa mảng lục địa chuyển động xuống dưới. Cuối cùng, áp suất quá lớn tác dụng lên rìa mảng khiến nó nhảy giật lùi lại (snaps back) tạo ra các đợt sóng chấn động vào vỏ Trái Đất, khiến xảy ra cơn địa chấn dưới lòng biển, được gọi là động đất tại đáy biển.
Các đặc điểm của sóng thần
- Tốc độ di chuyển của các cột sóng cực lớn, có thể lên đến 800km/h
- Trong đại dương có độ sâu khoảng 6100m, sóng thần sẽ di chuyển với tốc độ 890km/h (bằng tốc độ máy bay) và có thể lướt từ bên này đến bên kia của Thái Bình Dương trong không đầy một ngày.
- Độ cao của cột sóng ở vùng nước nông có thể cao hơn 30 mét hoặc hơn.
- Đặc tính của sóng thần là sóng nước nông, cơn sóng thần khi đổ bộ vào đất liền chủ yếu là sóng tần nước nông.
- Sóng thần có chu kỳ từ 10 – 120 phút, bước sóng có thể lên đến 500km
- Sức tàn phá của sóng thần là cực kỳ lớn, có thể phá hủy cả một thành phố, kéo dài cả ngàn km.
- Sóng thần dịch chuyển ngầm trong đại dương, có thể đi cực nhanh mà không mất nhiều năng lượng. Đây chính là lý do vì sao khi đến đất liền, tốc độ của sóng giảm nhưng năng lượng của sóng gần như là giữ nguyên.
Dấu hiệu của một đợt sóng thần sắp tới
- Cảm thấy động đất. Nếu cảm thấy nền đất rung lắc mạnh đến mức không còn đứng vững được, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một trận sóng thần.
- Các bong bóng chứa khí gas nổi lên mặt nước làm ta có cảm giác như nước đang bị sôi.
- Nước trong sóng nóng bất thường.
- Nước có mùi trứng thối (khí hyđro sulfua) hay mùi xăng, dầu.
- Nước làm da bị mẩn ngứa.
- Nghe thấy một tiếng nổ như là: tiếng máy nổ của máy bay phản lực, tiếng ồn của cánh quạt máy bay trực thăng, hay là tiếng huýt sáo.
- Biển lùi về sau một cách đáng chú ý.
- Mây đen vần vũ đầy trời.
- Vệt sáng đỏ ở đường chân trời.
- Khi sóng thần ập vào bờ, sẽ có tiếng gầm rú giống như chuyến tàu hỏa đang đến gần.
- Hàng triệu con chim hải âu bay ngược biển.
- Nhiều đất nước khi có sóng thần, thường hay có những tiếng còi cảnh báo rú lên.
Tác hại của sóng thần
Sóng thần là những cột nước cao hàng chục mét, càn quét mọi thứ xung quanh chúng ta, gây ra nhiều thiệt hại không thể lường trước được. Ảnh hưởng của sóng thần vô cùng nặng nề.
Vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất của sóng thần đó là vùng ben biển, có chiều cao thấp hơn 15 mét so với nước biển. Bên cạnh đó, vùng vịnh có cửa biển hẹp sẽ chịu tác động lớn hơn do sức mạnh của sóng thần được khuếch đại hơn.
Biện pháp ngăn chặn sóng thần
- Hiểu biết về sóng thần để biết rằng khi mực nước rút xuống lần đầu tiên, mức độ nguy hiểm sóng thần mang lại chưa hề qua.
- Những khu vực có nguy cơ sóng thần xảy ra cần có những hệ thống cảnh cáo để người dân nắm được.
- Một số biện pháp giảm bớt như xây dựng bức tường chắn sóng cao trước biển, trồng cây dọc bờ biển,..
- Khi tàu thuyền đang ở trên biển, nếu nhận được tin cảnh báo cần quay trở lại càng nhanh chóng, hoặc di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu, không ở lại trên tàu đang neo đậu.
- Nếu đang ở trên bãi biển, cần quay vào khu vực an toàn một cách nhanh nhất, báo cho mọi người biết để sơ tán kịp thời.
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Sao băng
Sao băng hay sao sa, sao đổi ngôi là sự bốc cháy của các thiên thạch hay vẩn thạch khi bay vào bầu khi quyển của Trái Đất với tốc độ khoảng 100.000km/h.
Tại sao lại có sao băng?
Khi di chuyển với vận tốc khoảng 100.000km/h, các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức khiến nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng.
Thực chất, các sao chổi chính là nguyên nhân khiến mưa sao băng xuất hiện. Sao Chổi là những thiên thể quay quanh Mặt trời được cấu tạo bởi băng, bụi và đá. Khi chuyển động gần Mặt trời, các sao Chổi bị tan tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo.
Nếu các sao Chổi đi qua hoặc ở gần quỹ đạo của Trái Đất, và Trái Đất chuyển động đến gần điểm giao nhau đó, các bụi khí của sao Chổi sẽ bay vào trong khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng. Khi đó, chúng được gọi là Mưa Sao băng.
Các giao điểm là xác định trên đường đi của Trái Đất và mỗi năm Trái đất sẽ đi qua những giao điểm nó tại thời điểm nhất định. Do vậy, các trận mưa sao băng đều có chu kỳ là 1 năm.
Cách xem mưa sao băng
Để xem được một trận sao băng hoàn hảo thì phải xác định được hướng các chòm sao. Do tâm điểm của các trận mưa sao băng sẽ nằm trên bầu trời nên ở nơi nào có thể nhìn được những chòm sao đó thì có thể nhìn được những trận mưa sao băng.
Càng đi dần về cực thì việc nhìn được về phía bên kia bán cầu rất là khó khăn cũng như rất khó quan sát được những trận mưa sao băng. Vì thế những nơi nằm ở càng gần vùng xích đạo thì càng dễ quan sát được những trận mưa sao băng.
Sao băng có ước được không?
Rất nhiều người tin rằng khi gặp được sao băng, nhắm mắt và chắp tay cầu nguyện thì lời ước đó sẽ thành hiện thực. Điều này xuất hiện ở nhiều nền văn hóa Châu Á dẫn đến việc hình ảnh sao băng, mưa sao băng xuất hiện nhiều trong những bộ phim truyền hình tình cảm lãng mạn và thu hút lượng người xem khổng lồ.
Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian, chưa được khoa học chứng minh tính chính xác của nó nên câu trả lời cho câu hỏi sao băng có ước được không sẽ tùy thuộc vào quan niệm và niềm tin của bạn.
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Thủy triều đỏ
Thủy triều đỏ là cách gọi thông thường, nhưng các nhà khoa học thường gọi là hiện tượng nở hoa của tảo ở biển.
Hiện tượng tảo nở hoa (có tài liệu còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước) gây ra bởi các loài vi tảo và vi khuẩn lam sống trong nước biển hoặc nước ngọt khi chúng phát triển rất nhanh, bùng phát quá mức về mật độ tế bào hoặc sinh khối. Hiện tượng tảo nở hoa xảy ra cả ở biển và nước ngọt, khi xảy ra ở biển thì gọi là thủy triều đỏ. Tảo nở hoa có thể sống ở bề mặt nước hoặc ở tầng đáy.
Đặc biệt, những thực vật phù du và sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ.
Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng, thường là màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Không phải tất cả việc nở rộ tảo đều dày đặc đủ để làm cho nước đổi màu, và không phải tất cả những nước đổi màu có liên quan đến nở rộ tảo đều đỏ.
Hiện tượng tảo nở hoa có thể do các loài tảo có độc tố và các loài không có độc tố. Khi các tảo độc nở hoa, chúng tiết ra các độc tố thuộc về 3 nhóm: nhóm độc tố gan, nhóm độc tố thần kinh, nhóm độc tố gây tiêu chảy. Chúng không chỉ gây độc cho các sinh vật sống trong nước như cá, giáp xác, động vật thân mềm, động vật có vú ở biển (như cá voi, sư tử biển)… mà còn gây độc cho cả một số loài chim, cho con người khi ăn phải thủy sản bị nhiễm độc, khi tiếp xúc hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm độc.
Các độc tố có thể ảnh hưởng tới không khí, gây khó thở. Ngoài việc tạo ra các độc tố, chúng còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước do chuyển màu, có mùi tanh khó chịu, hàm lượng oxy giảm đột ngột do phân hủy một lượng sinh khối lớn.Tảo không độc khi nở hoa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước khi lượng sinh khối lớn của chúng bị chết và phân hủy.
Tóm lại, hiện tượng nở hoa của tảo, đặc biệt là tảo độc gây tác hại tới hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với con người, gây thiệt hại cho ngành kinh tế khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Thực tế, không phải đợt bùng phát tảo biển nở hoa nào cũng có hại. Chúng có thể có lợi vì là thức ăn cho sinh vật trong đại dương.
Theo một cuốn sách của ông Kin-Chung Ho, Đại học Mở Hong Kong, sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước - thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi - dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.
Thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều nước: Hoa Kỳ, Brasil, Úc, Philippines, Trung Quốc, Anh, Malaysia…và gây ra nhiều thiệt hại.
Năm 1968, tại Anh có 78 trường hợp người bị ngộ độc do ăn sò xanh nhiễm độc tố của tảo Alexandrium tamarense. Tính đến năm 1995, tại Philippines đã có 1422 người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc tảo Pyrodinium bahamense var compressum và 82 người trong số này đã tử vong. Năm 1998, một loài tảo mới xuất hiện ở vùng biển Hong Kong đã gây ra thuỷ triều đỏ, ảnh hưởng đến 20 trong tổng số 26 khu vực nuôi cá, hủy hoại hơn 80 % trữ lượng cá thường xuyên. Năm 2013, hai người Malaysia đã chết do ăn cá nhiễm tảo độc từ thủy triều đỏ ở bờ biển đảo Borneo.
Tất cả các bang ven biển của Hoa Kỳ đều bị thủy triều đỏ và chịu nhiều thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra, đặc biệt là ở New England, Florida, khu vực gần Vịnh Mexico… Thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra đối với nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch lên tới hàng chục triệu đô la.
Tại Việt Nam, hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, khu vực biển Bình Thuận là nơi có tần suất nở hoa của vi tảo cao nhất, hiện tượng này. Tháng 6 - 7/2014, thủy triều đỏ tạo nên các trận bọt biển màu đỏ vàng ở bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm (Phan Thiết, Bình Thuận). Xác cá và nhiều động vật, rong tảo biển dạt vào và phân hủy, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường. Cư dân ở đây cho biết hiện tượng thủy triều đỏ thường xuất hiện ở vùng biển này vào tháng 6 hàng năm.
Đồng thời, nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Hiện tượng nở hoa nước thường xảy ra trong các hồ nước ngọt và các ao nuôi thủy sản. Hiện tượng tảo nước ngọt nở hoa cũng đã gặp ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hồ Xuân Hương (thành phố Đà Lạt) và gần đây, trong tháng 4/2016 tại sông Ba, đoạn chảy qua xã Chư Ngọc huyện Krông Pa, Gia Lai.
Theo các nhà khoa học, hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước là một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm nghiên cứu cụ thể, lâu dài như: Về quy luật phát sinh và lan truyền của hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước; về sinh thái phát triển và sản sinh độc tố của một số loài vi tảo kể cả các loài đang hình thành có khả năng nở hoa. Trên cơ sở đó, có sự cảnh báo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời đánh giá đầy đủ về những thiệt hại mà nó gây ra.
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Biến đổi khí hậu
Một trong những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm nhất hiện nay, đó chính là biến đổi khí hậu. Khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, sự tác động đến môi trường ngày càng lớn, dẫn đến khí hậu sẽ bị biến đổi trên toàn cầu. Đây đang là vấn đề đáng lo ngại không chỉ của riêng một quốc gia nào mà là của toàn nhân loại.
Biến đổi khí hậu có thể hiểu đó là sự thay đổi của khí hậu, âm thầm ngày ngày diễn ra trong một khoảng thời gian, tác động trực tiếp đến khí hậu, đến môi trường sống của loài người cũng như hàng nghìn sinh vật khác trên trái đất. Biến đổi khí hậu có thể là sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng cao do hiện tượng băng tan, hay đó là sự thay đổi hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển…Và những thiên tai mà nhân loại đang phải hứng chịu trước mắt đó chính là những thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần… dẫn đến sự thiệt hại vô cùng lớn cho nhân loại.
Vậy nguyên nhân do đâu, vì đâu dẫn đến biến đổi khí hậu? Đầu tiên phải kể đến chính là do sự tác động của con người đến thiên nhiên như chặt phá rừng dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân bằng; sử dụng bừa bãi các loại hóa chất, thuốc trừ sâu có hại cho môi trường… rồi chất thải công nghiệp được thải ra từ những nhà máy sản xuất công nghiệp, khói thải ra từ đô thị, giao thông… dẫn đến hiệu ứng nhà kính và sự nóng dần lên của trái đất. Chính con người đang ngày đêm đục khoét, khai thác những nguồn tài nguyên quý giá, làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Không chỉ thế, chiến tranh nổ ra liên miên với bom đạn, vũ khí hạt nhân.., cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Tất cả sẽ như một ngòi nổ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên, dẫn đến sự diệt vong của trái đất và loài người trong một tương lai không xa.
Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những sinh vật trên trái đất, bao gồm cả loài người. Những hiện tượng xảy ra liên tiếp gần đây như bão lũ, sóng thần, động đất, núi lửa… đã làm cho chúng ta phải gánh chịu biết bao đau thương. Chưa kể đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của những căn bệnh lạ mà y học thế giới chưa tìm ra nguyên nhân cũng như phương án chữa trị, tất cả đều do biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường sống mà ra.
Để ngăn chặn cũng như làm chậm hơn quá trình biến đổi khí hậu, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Mỗi một người chỉ cần có ý thức, sẽ giúp cho trái đất hàng ngày không phải gánh chịu những tổn hại nặng nề thêm nữa. Ngoài ra nhà nước, các cơ quan chức năng, ban ngành cần phải có biện pháp cứng rắn, trừng phạt thích đáng những kẻ chuyên chặt phá rừng, xả chất thải gây hại cho môi trường không khí, môi trường nước. Tuyên truyền, vận động mỗi cá nhân tích cực hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, để giảm thiểu tối đa những tác hại đến thiên nhiên.
Thật vậy, có thể thấy biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của riêng mỗi người, mà là của toàn xã hội, toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, vì một tương lai tươi đẹp ở phía trước.
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Cầu vồng
Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên rất dễ để bắt gặp và được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp và ý nghĩa của mình.
Hiện tượng cầu vồng còn được gọi là quang phổ. Bản chất của nó là hiện tượng tán sắc của những tia sáng mặt trời, khi chúng được khúc xa qua các giọt nước và phản chiếu lại. Do đó, cầu vồng thường xuất hiện vào cuối các cơn mưa lớn, khi tia nắng bắt đầu xuất hiện trở lại. Cũng bởi vì cầu vồng được tạo ra từ ánh sáng, cho nên nó không phải là một khối vật chất, chỉ có thể nhìn ngắm chứ không thể chạm vào. Kích thước thật của cầu vồng là khá lớn và có hình dáng cong theo độ cong của Trái Đất. Vì vậy, cầu vồng mà chúng ta nhìn thấy chỉ là một phần của quang phổ mà thôi. Đó chính là nguyên nhân, mà ta thường thấy chân cầu vồng lẩn trong mây hay ở phía rất xa. Nếu muốn nhìn thấy toàn bộ cầu vồng, thì chúng ta chỉ có thể chọn cách quan sát bằng vệ tinh hoặc từ tàu vũ trụ.
Có một điều mà chúng ta thường nhầm lẫn về mặt trời là màu sắc của nó. Người ta thường cho rằng cầu vồng chỉ gồm bảy màu gồm đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh lam, chàm, tím - tức bảy sắc cầu vồng. Nhưng thật ra đó là một thông tin chưa chính xác. Bảy màu đó của cầu vồng chỉ là bảy màu dễ nhìn thấy nhất bằng mắt thường ở cự li xa mà thôi. Thật ra, bản thân tia sáng mặt trời đã chứa rất nhiều màu sắc. Đó là một tập hợp gồm nhiều màu khác nhau mà mắt thường không thể thấy và phân biệt được. Do đó, khi chúng khúc xạ qua hạt mưa tạo ra cầu vồng, thì những tia sáng đó sẽ bị bẻ cong thành một dải nhiều màu sắc liên tục. Dải màu đó chỉ có thể thấy rõ và đầy đủ khi ta quay lưng với mặt trời và có góc nhìn 42 độ. Còn nếu chỉ đứng nhìn một cách thông thường từ mặt đất, thì ta sẽ chỉ thấy bảy màu cơ bản và đậm nhất mà thôi.
Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên đẹp mắt, đem lại hiệu ứng tích cực cho tinh thần người xem. Vì vậy, hiện tượng này đã được con người yêu chuộng vào đưa vào thi ca, nhạc họa. Đặc biệt nhiều nền văn hóa còn cho rằng hiện tượng cầu vồng xuất hiện là tín hiệu của sự may mắn và phước lành nên rất trân trọng nó.
Có thể nói, hiện tượng cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên vô cùng phổ biến và được con người yêu thích. Bởi sự xuất hiện với tần suất lớn không phải tính toán và chờ đợi như nhật thực hay nguyệt thực. Và bản thân nó cũng không đem đến những tác hại như sóng thần hay núi lửa phun trào.
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Cực quang
Mẹ thiên nhiên luôn ẩn chứa trong mình những điều bí ẩn kì diệu. Và trong bài thuyết trình ngày hôm nay, mình xin chia sẻ đến các bạn một số thông tin tìm hiểu về hiểu tượng cực quang.
Cực quang là gì?
Cực quang là hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm. Những dải sáng đủ màu sắc thay đổi liên tục không ngừng và chuyển động lên xuống giống như những dải lụa uốn lượn mềm dẻo sặc sỡ trên bầu trời. Hiện tượng này sẽ diễn ra mạnh nhất sau khi xảy ra sự phun trào của ánh sáng mặt trời.
Nguyên nhân hình thành hiện tượng cực quang?
Theo thiên văn học, hiện tượng cực quang được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời với tầng khí quyển bên trên của Trái Đất. Giải thích cụ thể là do các hạt mang điện trong luồng vật chất từ Mặt Trời phóng tới Trái Đất, khi các hạt này tiếp xúc với từ trường của Trái Đất thì chúng bị đổi hướng do tác dụng của lực Lorentz. Lực này làm cho các hạt chuyển động theo quỹ đạo xoắn ốc dọc theo đường cảm ứng từ của Trái Đất. Tại hai cực các đường cảm ứng từ hội tụ lại và làm cho các hạt mang điện theo đó đi sâu vào khí quyển.
Khi đi sâu vào khí quyển các hạt mang điện va chạm với các phân tử, nguyên tử trong khí quyển Trái Đất và giải phóng ra các photon (ánh sáng). Do thành phần khí quyển chứa nhiều khí khác nhau, khi bị kích thích mỗi loại khí phát ra ánh sáng có bước sóng khác nhau, tức là nhiều màu sắc khác nhau do đó tạo ra nhiều dải sáng với nhiều màu sắc trên bầu trời ở hai cực.
Đặc điểm và tính chất của hiện tượng cực quang
Đặc điểm
Các hiện tượng cực quang có một đặc điểm chung đó là có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Ngoài ra, do sự tương tác của những cơn gió mang điện từ mặt trời tới trái đất là không giống nhau. Vì thế, màu sắc của các dải ánh sáng cũng sẽ khác nhau. Thông thường, cực quang sẽ có màu vàng ánh lục. Tuy nhiên, các tia trên cao có thể sẽ có màu đỏ ở đỉnh. Một số khác sẽ có màu lam nhạt do sự va chạm của ánh sáng mặt trời và phần đỉnh của các tia cực quang. Các cung cực quang sáng và rõ ở độ cao lên tới 100km trên bề mặt Trái Đất. Khi bắt đầu xuất hiện, các cung cực quang gần như đứng im sau đó sẽ chuyển động và đổi hướng.
Bên cạnh việc tạo ra các ánh sáng với nhiều dải màu khác nhau, cực quang có một đặc điểm nữa là các hạt mang năng lượng còn tạo ra nhiệt. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của bức xạ hồng ngoại và các trận gió mạnh trên lớp khí quyển, nhiệt có thể bị tiêu tan.
Tính chất
Màu của cực quang sẽ phụ thuộc vào loại khí cụ thể có trong khí quyển cũng như trạng thái cụ thể của chúng khi va chạm với các hạt mang năng lượng. Hai màu lục và đỏ được tạo bởi oxi nguyên tử và khí nitơ tạo ra cực quang màu lam.
Có thể quan sát hiện tượng cực quang ở đâu?
Ở càng gần hai cực của trái đất thì bạn càng dễ dàng quan sát được cực quang. Nhưng ở hai cực này khí hậu rất khắc nghiệt thậm chí có những nơi còn không có người sống. Tại các nước Bắc Âu bạn có thể đã quan sát hiện tượng cực quang này. Điểm “săn” cực quang được nhiều người yêu thích nhất chính là các quốc gia như: Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Iceland, Bắc Siberia, Alaska và Bắc Canada.
Như vậy, có thể thấy cực quang là một hiện tượng tự nhiên rất kì thú. Nếu có dịp các bạn có thể ghe thăm các nước du lịch có tổ chức các điểm ngắm cực quang để tự mình trải nghiệm hiện tượng tự nhiên có một không hai này nhé.
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Lũ lụt
Lũ lụt là tên gọi chung của hai hiện tượng tự nhiên thường đi cùng với nhau. Chúng kết hợp lại tạo thành loại hình thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người.
Lũ là hiện tượng dòng nước chảy xiết với cường độ mạnh trên mặt đất, có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối, xe cộ, thậm chí là các kiến trúc nhỏ trên đường nó đi qua. Thông thường lũ sẽ xuất hiện khá bất ngờ và chủ yếu có ở các vùng núi cao với địa hình đồi dốc. Còn lụt là hiện tượng nước ngập cao tại một khu vực trong thời gian nhất định và không hề có dòng chảy nào chuyển động cả. Điều này xảy ra do một lượng nước khổng lồ đột ngột xuất hiện, và bổ sung liên tục, khiến hệ thống thoát nước bị tắc hoặc không hoạt động kịp. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này thường do nước lũ quá nhiều và di chuyển nhanh khiến đê hoặc đập nước bị vỡ. Kết hợp lại, ta có thể hiểu đơn giản rằng lũ lụt là hiện tượng mực nước từ sông, hồ dâng cao quá mức bình thường gây ngập úng, vỡ đê, tràn vào khu dân cư sinh sống.
Hiện tượng lũ lụt được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do các cơn mưa lớn kéo dài khiến mực nước trong ao hồ dâng cao nhanh chóng. Hoặc cũng có thể do hiện tượng bão, thủy triều, sóng thần… gây ra, khiến mực nước đột ngột tăng cao và di chuyển nhanh. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khó có thể bỏ qua chính là do tác động đến từ chính con người. Để phục vụ cho các nhu cầu về cuộc sống, con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, chặt phá rừng bất chấp kế hoạch. Từ đó khiến đất đai bị xói mòn và không còn rừng đầu nguồn để ngăn cản bớt sự tàn phá của lũ lụt.
Mỗi khi có trận lũ lụt xảy ra, của cải và con người đều chịu thiệt hại nặng nề. Không chỉ có nhiều người bị thiệt mạng, chấn thương mà còn nhiều nhà cửa, tài sản, rau màu, vật nuôi cũng bị nước phá hủy. Không chỉ vậy, sau lũ lụt, chúng ta còn phải đổi mặt với sự ô nhiễm của nguồn nước và dịch bệnh trên cả người và vật nuôi. Điều đó không chỉ khiến mỗi con người mà còn khiến cho cả địa phương chịu thiệt hại nặng nề.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể hoàn toàn dự báo chính xác sự xuất hiện của lũ lụt. Chúng ta chỉ có thể xây dựng các công trình tương thích để sống cùng với lũ. Đồng thời luôn đề cao cảnh giác khi các nhân tố thiên tai có thể gây ra lũ lụt diễn ra. Quan trọng nhất, là cần phải đẩy mạnh việc trồng rừng và bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa tác động của hiện tượng lũ lụt.
Xem thêm các bài văn mẫu 8 Kết nối tri thức hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 8 hay khác:
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 8 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải lớp 8 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 8 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 8 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 8 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 8 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 8 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 8 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 8 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 8 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 8 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 - KNTT
- Giải sgk Tin học 8 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 8 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 8 - KNTT