Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục (4 mẫu)

Trình bày ý kiến suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục (4 mẫu)

Quảng cáo

Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục - mẫu 1

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục.

Đọc sách luôn là một hành động đẹp của con người và từ lâu việc đọc sách cũng đã được nâng tầm lên thành một nét văn hóa đẹp không chỉ của người Việt mà còn trên toàn thế giới.

Quảng cáo

Không thể phủ nhận được, ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin dường như cũng đã có những tác động không nhỏ tới giới trẻ. Nếu như xét về mặt ích cực cũng được xem là nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Các bạn có thể đọc rất nhiều thông tin trên mạng xã hội một cách nhanh chóng nhất. Tất cả các thông tin bạn cần cũng sẽ có trên mạng. Một góc tiêu cực mà ta nhận thấy ở đây mà thế giới hiện đại như tác động vào đó chính là văn hóa đọc sách như ngày càng mai một dần đi.

Vậy chúng ta hiểu được văn hóa đọc được nhắc đến ở đây đó chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Con người chúng ta cũng phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sách đúng cách đó chính là “đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức”. Có lẽ rằng, tất cả chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách thực sự được biết đến chính là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức của nhân loại. Việc đọc sách được đánh giá chính là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, đồng thời cũng chính là việc tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy.

Quảng cáo

Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc đọc sách, thế nhưng ta như cũng đã biết được rằng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ. Họ thậm chí như cũng thật là lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Nguyên do có lẽ rằng chính bản thân họ nghĩ với những thông tin hiện đại đã vậy lại thông dụng cho nên họ không cần tới sách nữa? Nhận định về ý kiến này thì chính nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi đó chính là câu: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và cũng chính bản thân ông cũng đã tự trả lời bằng câu: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn nhìn nhận về văn hóa đọc thì ông khẳng định một ý kiến hết sức là sâu sắc đó chính là câu “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.

Trong xã hội hiện đại ngày nay thì văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Có lẽ, ta dường như cũng thấy được cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng, thực sư ta như thấy được rằng chính sự hiện đại, máy móc như lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc sách đẹp đẽ vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn như trên các phương truyền thông đại chúng như hiện nay. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta hiện nay đó chính là việc liệu có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin không? Ta như cũng thấy được sự khác biệt với vài chục năm về trước, thị trường sách của chúng ta hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Trrong khi đó thì giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Thực tế đáng buồn là lại có một bộ phận các bạn trẻ chạy theo phong trào để đọc sách. Họ dường như chỉ có mua sách về và để trưng bày cho đẹp mắt, trông cho có trí thức mà thôi. Còn khi hỏi về nội dung họ cũng chẳng biết cuốn sách họ đã mua, để vào vị trí đẹp nói về điều gì nữa.

Quảng cáo

Có lẽ rằng, tất cả chúng ta ai mà đã từng yêu sách thì sẽ không thể nào quên được có một thời gian những cuốn sách như “Mãi mãi tuổi 20”, hay đó là cuốn “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Các cuốn sách kinh điển không thể thiếu trong giá sách của độc giả yêu sách. Thế rồi có cuốn sách hay khó bỏ qua cũng rầm rộ như “Thế giới phẳng” của nhà kinh tế - xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách “Thế giới phẳng” như cũng đã trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa. Thực sự “Thế giới phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, có lẽ phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả gửi gắm qua đó thì các bạn trẻ vẫn cứ mua về cho mình, thể hiện ta là người có học thực, biết nắm bắt thị hiếu của nhân loại.

Sách khác với những thông tin nhanh, vắn tắt trên mạng. Sách đúng là người thầy của mỗi người. Mỗi cuốc sách như thể hiện được một khối lượng kiến thức khổng lồ, đọc lần một ta mới vỡ ra một số điều, nhưng đọc đến nhiều lần sau đó, nhiều năm sau đó thì mới hiểu được biết bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Sách cũng có rất nhiều loại khác nhau cho nên là người đọc thông thái thì hãy biết chọn lựa sách đúng và phù hợp với chính mình.

Và tóm lại đọc sách chính là một nét văn hóa đẹp của con người. Có đọc sách thì chúng ta mới có thể tìm hiểu, tích lũy được nhiều kiến thức của nhân loại. Đọc sách để có thể suy ngẫm cũng như chiêm nghiệm về cuộc đời của mỗi người. Sách là người thầy soi đường chỉ lối về tri thức cũng như những kỹ năng cần thiết cho con người. Bạn và tôi trong xã hội ngày nay hãy biết phục dựng lại nét văn hóa đọc tố đẹp của dân tộc ta bạn nhé!

Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục (4 mẫu)

Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục - mẫu 2

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục.

Từ lâu, con người đã biết sách là một báu vật kì diệu do nhân loại tạo nên. Từ ngàn năm trước, khi con người chưa phát minh ra máy in, thì những cuốn sách đó đã được viết bằng tay. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức, ý tưởng, khái niệm mà ông cha ta đã dạy, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vậy còn học sinh hiện nay nên có thái độ như thế nào về việc đọc sách?

Từ hàng ngàn năm xưa, việc đọc sách rất quan trọng, nhất là thời còn vua, còn trường học Quốc Tử Giám. Khi đó, việc đọc sách cực kì quan trọng. Còn hiện nay, thời đại công nghệ thông tin phát triển, đất nước đã và đang phát triển thì con người không chú tâm đến việc đọc sách. Có một thời, người Việt Nam rất chú trọng đến việc đọc sách, bất cứ lúc nào rảnh rỗi, họ đều đem sách ra mà đọc, họ yêu thích đến nỗi đi đâu họ cũng mang sách theo mà đọc. khi đi chợ xếp hàng mua rau, khi đợi bạn bè,… Đọc sách giúp chúng ta tăng cưòng khả năng giao tiếp, giúp chúng ta tự tin hon khi giao tiếp mà không bị ấp a ấp úng đối với mọi người.

Vậy làm sao để học sinh thích đọc sách? Trước tiên chúng ta phải làm cho họ hiểu rõ hơn về việc đọc sách. Đọc để làm gì? Đọc như thế nào? Việc đọc sách phải xuất phát từ tâm trí, niềm đam mê, yêu thích từ học sinh. Nếu như thích đọc sách thì họ có thể đọc thầm những cuốn truyện mà họ yêu thích. Việc đọc sách cũng có thể là nguồn giải trí bổ ích.

Việc học sinh hiện nay không thích đọc sách có rất nhiều nguyên nhân. Ngày xưa chỉ có ai biết chữ thì mới tự mình đọc sách, còn nhũng người không biết chữ thì không. Sang thời hiện đại, sự phát triển của khoa học đã tạo ra một cách đọc khác khiến chúng ta lười biếng đi. Đó là cách đọc nhờ vào phương tiện nghe, nhìn. Chỉ cần một cái máy đọc chữ thôi thì toàn bộ không cần huy động, trí tưởng tưởng của cá nhân. Việc học đã mang tính chất giải trí thay cho tính chất suy ngẫm. Lâu ngày, tính chất đọc sách sẽ mất dần đi, thay vào đó là thú vui hưởng thụ việc “đọc” theo kiểu tập thể và dễ dãi hơn. Đó là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng học kém Văn và không thích học Văn.

Chừng nào học sinh chưa thấy sự hấp dẫn của việc đọc sách, chừng đó hãy đừng nói đến việc bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhưng quan trọng nhất là niềm đam mê, yêu thích của họ mới quyết định được thái độ với việc đọc sách. Như vậy, việc học sinh hiện nay không thích đọc sách là một hiện tượng xấu đối với giới trẻ, cần phải có giải pháp để khắc phục ngay.

Tóm lại những điều chúng ta nói ở trên, việc học sinh không thích đọc sách hiện nay cho ta thấy đã có những tác hại đáng kể và đã nêu ra tác hại của việc không đọc sách. Để khuyên họ cần hãy tự đọc sách và suy ngẫm nhiều hơn, chúng ta sẽ biết được sách rất có nhiều thú vui trong đó.

Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục - mẫu 3

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục.

Ai cũng biết sách có một vai trò quan trọng trong việc hình thành tri thức, nhân cách cho mỗi con người, nhất là đối với các em học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng trên thực tế, học sinh ngày nay rất ít đọc sách, thờ ơ với sách. Vì sao vậy, có phải là các em không yêu sách?

Thứ nhất, muốn học sinh ham đọc sách thì trước hết chúng ta phải tạo cho các em có thói quen yêu sách và tiếp cận với sách báo từ nhỏ. Nhưng, thử hỏi trong gia đình cha mẹ, ông bà đã hướng cho con em mình thói quen đọc sách hay chưa?

Nhiều gia đình cứ mải mê với chuyện cơm áo gạo tiền, rồi ngay từ khi các em còn nhỏ đã định hướng cho con đi theo các môn tự nhiên để sau này ra trường dễ xin việc và có nhiều tiền. Nhiều cha mẹ còn định kiến với con cái khi các em say mê với những tờ báo hay quyển sách trên tay bởi cho đó là điều viển vông, thiếu thực tế...

Chính từ những suy nghĩ như vậy nên bây giờ vào các gia đình ta vẫn thường thấy cha mẹ sắm cho con em mình đồ chơi hiện đại, đắt tiền để chơi hoặc các em cứ cắm cúi vào các game online trên điện thoại của cha mẹ. Trong khi đó lại rất hiếm những gia đình có tủ sách. Còn với các gia đình làm nông thì do điều kiện kinh tế còn khó khăn và cũng ít biết được những giá trị của sách, hoặc có biết nhưng cũng “lực bất tòng tâm” vì sách bây giờ có giá cao quá.

Thứ hai là thư viện nhà trường hiện nay quá thừa nhưng lại rất thiếu sách. Cái thừa là phần lớn sách trong thư viện là sách giáo khoa được cấp về (học sinh không có nhu cầu về sách này), còn lại một số đầu sách thì không phù hợp với lứa tuổi học sinh, hoặc không có liên quan, các em dù có đọc nhưng chưa chắc có thể hiểu được (bởi nhiều sách nghiên cứu). Trong khi những đầu sách dành cho tuổi mới lớn, sách khám phá về khoa học, lịch sử lại ít hoặc không có. Các thư viện nhà trường chưa chú ý đến các đầu sách hữu ích phục vụ cho văn hóa đọc của các em học sinh. Phần lớn sách có ở thư viện hiện nay là sách… từ trên cấp về. Mà sách cấp về thì mục đích của người mua và cấp không dễ gì phù hợp với học sinh và thầy cô giáo!

Thứ ba là hiện nay các đầu sách xuất bản có số lượng rất ít nhưng giá lại quá cao. Sách viết cho thiếu nhi không nhiều và phần lớn viết theo đơn đặt hàng nên nội dung các cuốn sách chưa cuốn hút được các em. Thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp những cuốn sách viết và xuất bản cho thiếu nhi, cho lứa tuổi học trò nhưng lại chạy theo thị hiếu thị trường, quá nhiều ngôn ngữ, hình ảnh bạo lực và nhạy cảm…

Thứ tư là hiện nay giới trẻ có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, mạng Internet được lắp đặt rộng rãi, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh, sinh viên quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Những thông tin mới, cập nhật được những vấn đề thời sự, ít tốn kém và phù hợp với lứa tuổi.

Hướng học sinh đến với văn hóa đọc trước hết cần tạo cho các em niềm say mê đọc sách từ nhỏ. Cha mẹ hãy tìm và hướng cho các em loại sách phù hợp với lứa tuổi. Thư viện nhà trường cần được đầu tư về phòng ốc, sách báo đúng nghĩa, khuyến khích các em đến đọc sách. Thầy cô giảng dạy cần khuyến khích những bài viết sáng tạo, hướng các em tìm tòi qua sách báo, tài liệu. Xã hội cần định hướng và xuất bản những đầu sách hay… Đó là những cách tốt để giúp các em tiếp cận tri thức, nâng cao chất lượng học tập, đạo đức của học sinh trong nhà trường mà lại hạn chế được các trò chơi vô bổ khác trong giới trẻ hiện nay.

Suy nghĩ về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục - mẫu 4

Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: Suy nghĩ của em về vấn đề một số học sinh ngại đọc sách và cách khắc phục.

Người ta thường nói “Nhân bất học, bất tri lí. Ấu bất học, lão hà vi” – người không học thì không hiểu đạo lí, trẻ không học thì già khốn khó. Một trong những cách học tập tốt nhất, có khả năng khai sáng con người là đọc sách. Thế nhưng, nhiều học sinh lại ít đọc sách hoặc thờ ơ với sách.

Trải qua quá trình học tập và lao động lâu dài, con người chọn sách vở làm nơi lưu giữ kiến thức, kinh nghiệm sống. Sách chứa đựng nguồn tri thức dồi dào ở mọi lĩnh vực. Nhờ có sách mà tâm hồn của con người trở nên cao đẹp hơn. Với học sinh, đọc sách có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ và nhân cách. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều thanh thiếu niên rất lười đọc. Các bạn đắm chìm trong điện thoại, máy tính cùng những trang mạng xã hội nhiều hơn là dành thời gian với sách. Sự phát triển của công nghệ khiến con người trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Giới trẻ là lớp người ưa chuộng sự tiện lợi, nhanh chóng nên các bạn ưa thích việc tìm kiếm những thông tin vắn tắt trên Google thay vì nghiên cứu kĩ càng kiến thức trong sách. Bên cạnh đó, nhiều học sinh coi việc đọc sách là phương pháp đối phó với thầy cô hay cha mẹ nên chỉ đọc sách giáo khoa rồi học tủ và học vẹt. Sự sáng tạo của con người đang chết dần, chết mòn với tình trạng này.

Việc lười đọc sách, thờ ơ với sách bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Về phía chủ quan, học sinh còn là lứa tuổi ham chơi, chưa trưởng thành nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của đọc và học. Nhiều bạn trẻ lười biếng, luôn có tư tưởng “Ngồi mát ăn bát vàng”, không học tập nhưng lại muốn có thành quả tốt. Về phía khách quan, Internet với sự đa năng của nó đã hấp dẫn các bạn học sinh, khiến học sinh xao nhãng học hành. Ngoài ra, những yếu tố như áp lực thi cử, lịch học dày đặc và sự giáo dục chưa chặt chẽ từ phía gia đình, nhà trường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thanh thiếu niên lười đọc.

Hiện tượng này có thể không đem lại hậu quả ngay tức khắc nhưng sẽ để lại tai vạ về sau. Ta lãng phí thời gian và tiền bạc, bỏ lỡ cơ hội học tập tốt nhất khi còn ở độ tuổi trẻ trung. Ngoài ra, không đọc sách, con người không có kiến thức nền tảng để áp dụng vào thực tế. Bước ra xã hội, những bạn trẻ vốn quen được bao bọc mới nhận ra bản thân dốt nát và vô dụng đến mức nào. Không chỉ vậy, lười đọc còn khiến tâm hồn con người nghèo nàn và tăm tối. Những đức tính, phẩm chất tốt đẹp không được bồi đắp. Với cộng đồng, việc người trẻ thờ ơ với sách quả thực là tai họa. Học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước. Thật kinh khủng làm sao nếu một quốc gia được lãnh đạo bởi những người mù văn hóa, thiếu kiến thức!

Để khắc phục tình trạng này, ta cần kết hợp giữa bản thân học sinh cùng gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh phải ý thức được tầm quan trọng của sự học, sống có kỉ luật, chủ động tìm tòi tri thức và không ngừng sáng tạo trong học tập. Các bạn trẻ có thể lựa chọn cho mình những thể loại sách yêu thích, phù hợp với lứa tuổi và nhu cầu học của bản thân. Gia đình, nhà trường cần quan tâm tới sự phát triển tinh thần của học sinh, tránh đặt gánh nặng thành tích lên vai con trẻ và đồng hành cùng các con trên con đường chinh phục sách.

Để sách thực sự là người bạn tốt của con người, hãy chăm chỉ đọc sách hơn. Mỗi ngày một trang sách, cuộc đời sẽ đổi thay.

Xem thêm các bài Soạn văn 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên