Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - Cánh diều

Với soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) trang 13, 14 Ngữ văn lớp 9 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):

- Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam và tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc.

Trả lời:

* Thơ Đường luật:

-Thơ Đường luật là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc.

- Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.

- Về hình thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn; biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác.

Quảng cáo

* Văn bản Sông núi nước Nam:

- Bài thơ chưa rõ tác giả là ai và có nhiều lời kể về sự ra đời của bài thơ, trong đó truyền thuyết được nhiều người tin tưởng nhất kể như sau: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

2. Đọc hiểu

Nội dung chính: “Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) | Hay nhất Soạn văn 9 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi (trang 14 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Chú ý yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản Tuyên ngôn Độc lập”.

Quảng cáo

Trả lời:

- Yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản Tuyên ngôn Độc lập” là được ghi ở sách trời - Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thần?

Trả lời:

- Bối cảnh xuất hiện trong bài Sông núi nước Nam là: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm)

Trả lời:

Quảng cáo

- Bài thơ có tất cả 4 câu thơ (dòng thơ), mỗi câu thơ có 7 chữ.

- Gieo vần:

+ Cách 1: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc) - bài thơ Nam quốc sơn hà gieo vần theo cách này

+ Cách 2: Gieo vần chéo vào tiếng cuối các câu 1 - 3 (tiếng cuối các câu 2 - 4 phải là thanh trắc) hay các câu 2 - 4 (tiếng cuối các câu 1 - 3 phải là thanh trắc)

+ Cách 3: Gieo vần ôm tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối câu 4, tiếng cuối câu 2 vần với tiếng cuối câu 3.

Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?

Trả lời:

- Hai câu thơ đầu khẳng định chủ quyền của đất nước.

- Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của đất nước. Đồng thời nó còn khẳng định sự tự tôn, lòng tự hào dân tộc - nước ta là một quốc gia có độc lập, chủ quyền ngang hàng với Trung Quốc, không hề thua kém gì.

Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.

Trả lời:

Phiên âm

Dịch thơ

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"

“Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”

- "Nghịch lỗ" nghĩa là quân mọi rợ làm trái lại với ý trời - chỉ kẻ dám đem quân sang xâm lược nước ta, ở đây chính là quân Tống.

→ Hành động của quân Tống là phi nghĩa, không thể chấp nhận, là vi phạm lại ý trời.

→ Vì thế chúng nhất định phải chuốc lấy bại vong.

- Câu thơ cuối là một lời khẳng định và cảnh cáo về số phận của những kẻ làm việc sai trái, nhưng đồng thời còn thể hiện sự tự tin vào sức mạnh của dân tộc ta, thể hiện niềm tin vào chiến thắng tất yếu của phe chính nghĩa.

Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thư cuối có mối liên hệ như thế nào?

Trả lời:

- Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối quan hệ gắn kết, bổ sung cho nhau.

+ Hai dòng đầu là lời khẳng định chủ quyền của đất nước.

+ Hai dòng cuối là quyết tâm bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ Văn lớp 9 Tập 1): Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc gì? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ ngày nay?

Trả lời:

- Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em niềm tự hào, lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp và truyền thống quý báu của dân tộc.

- Nội dung bài thơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ ngày nay. Bài thơ là lời nhắc nhở, động viên thế hệ trẻ phải luôn cố gắng phấn đấu, tự hào, mạnh mẽ giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa của dân tộc, xứng đáng với những gì mà thế hệ cha anh đã đổ cả xương máu để giữ gìn và bảo vệ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn SALE shopee tháng này:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên