Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) trang 13, 14, 15 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - ngắn nhất Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 13 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Xem lại các kiến thức về thơ Đường luật đã học ở sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập hai để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Đọc trước văn bản Sông núi nước Nam và tìm hiểu bối cảnh ra đời của tác phẩm. Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là “bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên” của dân tộc.
Trả lời:
* Thơ Đường luật:
- Thơ Đường luật là thể thơ Đường cách luật xuất hiện từ thời nhà Đường ở Trung Quốc.
- Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.
* Văn bản Sông núi nước Nam:
- Bài thơ chưa rõ tác giả là ai.
- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính: Sông núi nước Nam” là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu hỏi (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý yếu tố khẳng định chủ quyền trong một “bản Tuyên ngôn Độc lập”.
Trả lời:
- Yếu tố khẳng định chủ quyền: Lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối bỏ.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua các tài liệu đã tìm hiểu, hãy trình bày bối cảnh xuất hiện bài Sông núi nước Nam và cho biết: Vì sao bài thơ được gọi là Thơ thẩn?
Trả lời:
- Bối cảnh xuất hiện của bài thơ: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.
- Đây là bài thơ thần là vì đây là một trong những áng thơ đầu tiên thể hiện tấm lòng yêu nước mạnh mẽ, sục sôi trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm.
Câu 2 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số dòng, số chữ, niêm, luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm)
Trả lời:
- Bài thơ có tất cả 4 câu thơ (dòng thơ), mỗi câu thơ có 7 chữ.
- Gieo vần: Gieo vần vào tiếng cuối các câu 1 - 2 - 4 (tiếng cuối câu 3 bắt buộc thanh trắc).
Câu 3 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hai dòng thơ đầu khẳng định điều gì? Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò gì trong việc khẳng định điều đó?
Trả lời:
- Hai câu thơ đầu khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của đất nước.
- Các từ ngữ “Nam quốc”, “Nam đế” “tiệt nhiên”, “định phận”. “thiên thư” đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của đất nước ngoài ra thể hiện sự tự tôn, lòng tự hào dân tộc.
Câu 4 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích hai dòng thơ cuối để làm rõ nội dung (tư tưởng và tình cảm) mà tác giả muốn thể hiện.
Trả lời:
"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư"
Hai câu thơ cuối là lời cảnh báo đanh thép, kiên quyết thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vững nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời khẳng định vững chắc chủ quyền độc lập và bình đẳng của dân tộc ta.
Câu 5 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em, hai dòng thơ đầu và hai dòng thư cuối có mối liên hệ như thế nào?
Trả lời:
- Hai dòng thơ đầu và hai dòng thơ cuối có mối quan hệ bổ sung. Nếu hai dòng thơ đầu khẳng định chủ quyền của đất nước thì hai dòng thơ sau lời cảnh báo đanh thép, kiên quyết thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng để giữ vững nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bài Sông núi nước Nam gợi lên trong em những tình cảm, cảm xúc gì? Theo em, nội dung tư tưởng bài thơ có ý nghĩa như thế nào với thế hệ trẻ ngày nay?
Trả lời:
- Bài thơ gợi lên trong em niềm tự hào, lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước.
- Nội dung bài thơ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với thế hệ trẻ ngày nay. Bài thơ là lời nhắc nhở thế hệ trẻ phải luôn cố gắng học tập tốt, giữ vững truyền thống văn hóa của dân tộc.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều