Soạn bài Cảnh ngày xuân - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Cảnh ngày xuân trang 34, 35, 36, 37 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Cảnh ngày xuân - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 35, 36 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc đoạn trích của một truyện thơ Nôm, các em cần lưu ý:

+ Tìm hiểu để biết được bối cảnh của đoạn trích.

+ Xác định được chủ đề của đoạn trích.

+ Các nhân vật gồm những ai và mối quan hệ giữa họ như thế nào?

+ Nội dung và ý nghĩa của đoạn trích có gì sâu sắc?

+ Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích, đặc biệt là nghệ thuật tự sự (diễn biến sự việc), miêu tả tâm lí (diễn biến nội tâm), nghệ thuật sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật khác, …

- Đọc trước đoạn trích Cảnh ngày xuân; tìm hiểu thêm thông tin về đại thi hào – Danh nhân văn hoá Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.

Trả lời

- Đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du):

+ Đoạn trích nằm nằm ở phần 1 - Gặp gỡ và đính ước.

Quảng cáo

+ Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

+ Nhân vật trong đoạn trích là chị em Thuý Kiều.

+ Nội dung: Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

+ Ý nghĩa: “Cảnh ngày xuân" là đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu tính chất tạo hình của Nguyễn Du.

+ Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và tâm trạng con người, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.

- Tác giả Nguyễn Du:

+ Nguyễn Du sinh năm 1765, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.

 + Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên.

+ Từ năm 1789, Nguyễn Du đã rơi vào cuộc sống khó khăn gian khổ hơn chục năm ở các vùng nông thôn khác nhau đã tạo điều kiện cho Nguyễn Du có một vốn sống thực tế phong phú thô thúc ông suy ngẫm nhiều về xã hội, thân phận con người tạo tiền đề cho việc hình thành tài năng và bản lĩnh văn chương.

Quảng cáo

Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là danh nhân văn hóa thế giới.

- Tác phẩm Truyện Kiều:

+ Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805 - 1809).

+ Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc.

+ Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và sức hấp dẫn cho tác phẩm.

+ Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích đã khắc họa một bức tranh xuân trong sáng, tươi đẹp. Đồng thời gợi lên một không khí lễ hội rộn ràng và tưng bừng.

Soạn bài Cảnh ngày xuân | Ngắn nhất Soạn văn 9 Cánh diều

Quảng cáo

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý việc sử dụng từ ngữ để miêu tả mùa xuân.

Trả lời:

- Thời gian: “ngày xuân”, “chín chục đã ngoài sáu mươi”

- Không gian: “thiều quang” - ánh sáng đẹp đẽ của mùa xuân bao trùm không gian.

Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Lễ hội mùa xuân được khắc họa qua những hình ảnh nào?

Trả lời:

- Lễ hội mùa xuân có hai hoạt động chính của mùa xuân:

+ “nô nức yến anh”

+ “Ngựa xe như nước; áo quần như nêm"

+ …

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cảnh vật buổi chiều được miêu tả có gì khác với cảnh buổi sáng?

Trả lời:

- Cảnh vật buổi sáng: mang vẻ đẹp tinh khôi, giàu sức sống, rộn ràng…

- Cảnh vật buổi chiều: mang vẻ trầm buồn, nao nao mất đi không khí háo hức rộn ràng của buổi sáng.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đoạn trích Cảnh ngày xuân kể lại việc gì? Xác định bố cục của đoạn trích?

Trả lời:

- Nội dung: Đoạn trích khắc họa bức tranh thiên nhiên vào lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng.

- Bố cục: Theo trình tự thời gian của cuộc du xuân

+ Đoạn 1 (4 câu đầu): Khung cảnh màu xuân

+ Đoạn 2 (8 câu tiếp): khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh

+ Đoạn 3 (6 câu cuối): Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua bốn dòng thơ đầu, em hình dung quang cảnh được Nguyễn Du miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Quang cảnh được miêu tả:

- Thời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

- Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi”

- Cảnh vật:

+ “Cỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống

+ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Gọi hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào trong tám dòng thơ tiếp theo?

Trả lời:

- Lễ hội mùa xuân hiện lên với Lễ tảo mộ và Hội đạp thanh

+ Các tính từ được sử dụng: “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang” làm rõ hơn tâm trạng của người đi lễ hội

+ Các danh từ sự vật: “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần”: gợi tả sự tấp nập đông vui của người đi hội

+ …

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hãy so sánh bức tranh thiên nhiên ở bốn dòng thơ đầu và sáu dòng thơ cuối, phân tích để thấy được mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của chị em Thuý Kiều trong đoạn trích.

Trả lời:

- Bức tranh thiên nhiên trong 4 dòng thơ đầu và 6 dòng thơ cuối đều miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa xuân. Nhưng chúng khác nhau bởi tâm cảnh của con người. Bức tranh mùa xuân buổi sáng vô cùng sinh động, náo nức, tinh khôi, giàu sức sống với cỏ non, cành hoa lê trắng… Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu...nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người. “Tà tà bóng ngả về tây” gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng. Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về. Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc. Đây là cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của người thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng.

Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Khái quát những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (việc sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình ảnh; những biện pháp nghệ thuật chủ yếu; thể thơ lục bát, …).

Trả lời:

- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, nhiều từ láy miêu tả cảnh vật và tâm trạng con người, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật.

- Miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của hai chị em.

- Tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu chất tạo hình

Câu 6 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong đoạn trích trên, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích nhất hình ảnh: 

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Hai câu thơ gợi lên một không gian tràn ngập hương thơm, màu sắc non tơ, mềm mại của cỏ non. Màu xanh ấy trải dài đến tận cuối trời. Trên nền xanh ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng muốt như một điểm nhấn đặc biệt. Bông hoa trên cành lê cũng là bông hoa của mùa xuân, của sức sống và của sự tinh khôi.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên