10+ Lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh

Chọn một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh, lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh

Quảng cáo

Lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh - mẫu 1

* Dàn ý bài nói:

I. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: vấn đề an toàn giao thông ở nước ta hiện nay.

II. Thân bài

1. Thực trạng về an toàn giao thông hiện nay

Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng phổ biến. Theo Cục CSGT, năm 2016 thì:

- Cả nước xảy ra hơn 21.000 vụ tai nạn giao thông

- Cướp đi sinh mạng gần 9.000 người.

- Cùng nhiều thiệt hại về tài sản khác

2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông

- Do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông

- Những người điều khiển phương tiện giao thông không nắm được luật giao thông

Quảng cáo

- Sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông như: lạng lách, đua xe, đi xe không đúng tốc độ, không đúng làn đường quy định.

- Say xỉn khi tham gia giao thông

- Những người đi bộ, người bán hàng rong đi không đúng đường quy định.

- Lỗi do phương tiện giao thông yếu kém

- Những phương tiện giao thông đã quá cũ kĩ không thể tiếp tục tham gia giao thông

- Lỗi do cơ sở hạ tầng yếu kém: giao thông có những ổ voi, ổ gà, đường quá chật,….

3. Hậu quả

- Nhiều người thiệt mạng

- Mất mát về tiền của, vật chất của con người

- Ùn tắc giao thông, mất trật tự xã hội

4. Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

- Đưa ra những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của người tham gia giao thông…

Quảng cáo

- Đưa ra những chính sách phù hợp nhằm mang tính chất răn đe phòng ngừa những người tham gia giao thông để họ có thể tham gia giao thông an toàn.

- Làm tốt hơn nữa việc kiểm tra chất lượng cũng như khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông.

III. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của cá nhân em về tai nạn giao thông

* Bài nói tham khảo:

Chào cô và các bạn. Em tên là Nguyễn Văn B, hôm nay em sẽ thảo luận với cả lớp về thực trạng mất an toàn giao thông trong cuộc sống.

Một trong những chủ trương phát triển của nước ta là phải hoàn thành được điện, đường, trường, trạm. Cùng với việc xây dựng mạng lưới điện, trường học và trạm y tế, những con đường là một trong những vấn đề cốt yếu giúp đất nước phát triển hơn. Thế nhưng giao thông phát triển lại mang theo vấn đề vốn vô cùng nan giải. Giáo dục về an toàn giao thông chính là cách nâng cao dân trí của người tham gia giao thông.

Quảng cáo

An toàn giao thông có thể hiểu là sự an toàn của mỗi người khi tham gia giao thông. Ngày nay trên báo đài hoặc truyền thông công cộng, ta vẫn có thể dễ dàng nghe được những thông tin về các vụ tai nạn giao thông trên toàn quốc. Thống kê đã chỉ ra rằng trung bình mỗi ngày có khoảng 10 người bước ra khỏi nhà và mãi mãi không bao giờ quay về nhà nữa. Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia chỉ ra rằng chỉ 8 tháng đầu năm 2017, đã có gần 13.000 vụ tai nạn giao thông đã xảy ra, cướp đi mạng sống của hơn 5.000 người và khiến hơn 10.000 người khác bị thương. Những con số giật mình đó thật sự đã thức tỉnh mỗi chúng ta về ý thức tham gia giao thông. Những vụ tai nạn giao thông liên hoàn ngày một diễn ra càng nhiều, sinh mạng con người cũng vì thế mà trở nên mong manh hơn mỗi khi bước ra khỏi cửa. Không những đẩy những phận người vào chỗ chết hoặc không thì cũng tổn hại đến sức khỏe và tinh thần, chúng còn khiến những người thân của họ phải vác trên vai gánh nặng, gieo nỗi đau thương và tang tóc lên hàng triệu mái nhà trên mảnh đất hình chữ S này.

Mất an toàn giao thông hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng xét cho cùng vẫn chủ yếu do ý thức con người. Không thể phủ nhận việc ý thức tham gia giao thông của người Việt Nam vô cùng kém. Vượt đèn đỏ, lạng lách, đánh võng, đua xe trên cao tốc là những vấn đề nan giải mà hàng năm qua chúng ta vẫn loay hoay không có cách nào giải quyết. Tâm lí muốn nhanh chóng khiến nhiều người sẵn sàng vi phạm luật giao thông chỉ để nhanh thêm được vài giây ngắn ngủi nhưng lại chậm cả đời bởi tai nạn giao thông đang rình rập ở mỗi con đường. Hậu quả là hàng ngàn vụ tai nạn đã xảy ra chỉ vì lối tham gia giao thông vô ý thức, vô kỉ luật mà hàng triệu người dân đang làm. Chưa ý thức được cái chết và sự nguy hiểm của lạng lách, đánh võng, vì vậy mà nhiều người vẫn vô tư vi phạm luật giao thông để rồi mang đến hậu quả đau lòng cho người khác và cho chính mình.

Việc mất an toàn giao thông cũng do chất lượng cầu đường của chúng ta chưa đảm bảo. Việc mới là một quốc gia đang phát triển khiến kinh phí đổ vào việc đầu tư những con đường lớn còn ít, nền đất của một nước ở khu vực nhiệt đới còn yếu nên nhiều con đường được xây dựng có chất lượng kém. Những ổ gà, ổ voi xuất hiện là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn cho những người tham gia giao thông nhất là vào mùa mưa lũ.

Không chỉ vậy, có một số doanh nghiệp tư nhân vì muốn tiết kiệm chi phí mà sử dụng những phương tiện đã quá hạn bảo trì. Bởi vậy, chất lượng xe không đảm bảo khiến mỗi cung đường ta đi càng trở nên nguy hiểm hơn và mạng sống con người cũng trở nên " ngàn cân treo sợi tóc".

Vì vậy, việc nâng cao ý thức người tham gia giao thông là quốc sách mà mỗi quốc gia cần trang bị cho mình. Nâng cao chất lượng phương tiện công cộng và khuyến khích người dân tham gia là một giải pháp góp phần giải quyết nạn kẹt xe, tắc đường mỗi giờ cao điểm. Đồng thời, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc và xử phạt những doanh nghiệp sử dụng xe có chất lượng kém để răn đe. Xét đến cùng, ý thức con người vẫn là điều kiện tiên quyết. Nâng cao ý thức người tham gia giao thông bằng cách mở lớp học hay giáo dục từ khi còn tấm bé là cách chúng ta cải thiện ý thức người đi đường.

An toàn giao thông từ lâu đã trở thành một vấn đề nan giải của mỗi quốc gia, dân tộc. Để giải quyết vấn đề khó khăn này rất cần sự đồng lòng và chung tay góp sức của những người dân và các cấp chính quyền. Là người đi đường thông minh để giảm thiểu tai nạn giao thông là bạn đang góp phần rất lớn vào công cuộc hiện đại hóa và văn minh hóa đất nước.

Phần trình bày của em đến đây là kết thúc, em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn để bài nói của em hoàn thiện hơn.

Lập dàn ý cho bài nói và tập trình bày một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống của lứa tuổi học sinh - mẫu 2

- Vấn đề nghị luận: Tác hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay.

* Lập dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay.

2. Thân bài

a. Thực trạng

- Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội.

- Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau.

- Ở trên mạng xã hội, con người cư xử với nhau theo nhiều cách: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có. Một thực trạng không khó nhận ra đó là việc con người ném đá nhau trên mạng, dù không quen biết nhưng qua một bài viết, một góc nhìn, những người xa lạ có thể chửi bới, ném đá người khác thậm chí là dẫn đến xô xát ngoài cuộc sống.

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: do ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn được công nhận quan điểm của mình là đúng đắn nhất.

- Khách quan: do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

c. Hậu quả

- Nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội.

- Việc ném đá trên mạng xã hội cũng như sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người.

d. Giải pháp

- Mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: tác hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

* Bài nói tham khảo:

Xin chào các bạn, tôi tên là……………. học sinh lớp…., hôm nay tôn xin trình bày ý kiến của mình về vấn đề Tác hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay.

Như các bạn đã biết, trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến và không còn xa lạ với con người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta cũng chứng kiến sự xuất hiện đáng lo ngại của hiện tượng "ném đá tập thể". Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, được sử dụng bởi mọi người, từ các lứa tuổi khác nhau. Tại Việt Nam, chẳng thiếu những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Instagram, với hàng triệu người tham gia.

Trên mạng xã hội, mọi người tương tác với nhau theo nhiều cách khác nhau, từ lịch sự và trang nhã đến thậm chí là thô lỗ. Một hiện tượng rõ ràng là con người có thể tự do chỉ trích, phê phán nhau trên mạng, dù họ không quen biết nhau và chỉ qua một bài viết hoặc quan điểm. Điều này có thể dẫn đến cuộc xung đột và bạo lực trong cuộc sống thường ngày.

Có nhiều nguyên nhân góp phần vào hiện tượng "ném đá tập thể". Trước hết, điều này xuất phát từ ý thức cá nhân của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ muốn thể hiện mình và được công nhận như là người có quan điểm đúng đắn nhất. Ngoài ra, môi trường sống và giáo dục cũng ảnh hưởng đến hành vi trực tuyến của họ, khiến họ có thể có những hành vi không tốt.

Hậu quả của hiện tượng này là nhiều cuộc cãi vã, xung đột thậm chí là bạo lực thường bắt nguồn từ tranh cãi trực tuyến. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều thời gian trên mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong cuộc sống của con người.

Để khắc phục tình trạng này, mỗi người cần điều chỉnh hành vi cá nhân, giới hạn việc sử dụng mạng xã hội và tập trung vào những công việc quan trọng hơn. Chính phủ và các cơ quan có thể thực hiện các biện pháp để kiểm soát tình trạng này. Mỗi hành động nhỏ của mỗi người có thể làm thay đổi xã hội theo hướng tích cực, vì vậy, hãy bắt đầu sống và tương tác một cách văn minh và tôn trọng nhau ngay từ hôm nay.

Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi về vấn đề Tác hại của việc “ném đá tập thể” trên mạng xã hội hiện nay, mong cô giáo và các bạn đóng góp thêm ý kiến về vấn đề này. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã chú ý lắng nghe.

Xem thêm các bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên