Top 15 Ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay lớp 9

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay lớp 9 hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 15 Ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay lớp 9

Quảng cáo

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 1

 Chào tất cả các bạn! Tôi tên là…. Dạo gần đây, tôi thấy một số người bạn của mình đang gặp phải một vấn nạn nhức nhối và báo động trong các nhà trường, đó là bạo lực học đường. Tuy nhiên, các bạn ấy vẫn chưa biết cách để giải quyết vấn đề này. Nên hôm nay, tôi sẽ thảo luận với các bạn về bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay, để chúng ta tìm ra những biện pháp hay, giúp ích cho những nạn nhân của bạo lực học đường.

Tôi lựa chọn đề tài này bởi tôi mong muốn chấm dứt ngay vấn đề đáng lẽ không nên xảy ra trong môi trường giáo dục, đồng thời mong muốn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với những bạn đang là nạn nhân và thức tỉnh kẻ gây ra bạo lực học đường, giúp trường học trở thành nơi mà chúng ta được bảo vệ, chia sẻ.

Quảng cáo

Trước hết, vô số những bạn học sinh khác trên cả nước đang là nạn nhân của bạo lực học đường. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2023, cả nước có gần 1600 vụ việc học sinh đánh nhau, cứ 9 trường lại có học sinh đánh nhau. Đây chỉ là con số được thống kê, ngoài ra còn có vô số những vụ việc bạo lực học đường khác chưa được cập nhật. Nạn nhân của bạo lực học đường thường là những cô, cậu học sinh tâm lý chưa vững, rất dễ bị trầm cảm, mắc bệnh tâm lý do bị dọa nạt, không tìm được hướng giải quyết, từ đó giảm khả năng học tập, nghỉ học, thậm chỉ là tự tử

Bạo lực học đường không chỉ gây ra vấn đề tâm lý cho nạn nhân, mà còn cho cả những người đang bắt nạt. Họ sẽ bị “tiêm nhiễm” những thói hư, tật xấu, coi việc bắt nạt người khác là chuyện đương nhiên. Hậu quả là, họ sẽ chểnh mảng học tập, không trở thành người có ích cho xã hội, đồng thời, vô hình chung, trở thành gánh nặng cho cả cộng động và gia đình. Một xã hội không phát triển là một xã hội nhiều kẻ bạo lực.

Quảng cáo

Vậy, giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này? Theo tôi, chúng ta nên giáo dục và tuyên truyền cho học sinh về hậu quả của bạo lực học đường. Cần có những hình phạt răn đe thích đáng cho những kẻ bắt nạt (kỉ luật, đi cải tạo,…) để các bạn trẻ noi gương mà không làm theo. Bên cạnh đó, gia đình cũng nên chú ý đến con em mình hơn. Khi thấy con mình có dấu hiệu bị bắt nạt, hãy chủ động chia sẻ, giải quyết vấn đề cùng con, luôn động viên con. Còn khi thấy con mình đang bắt nạt bạn khác, hãy lập tức ngăn chặn hành động đó lại thật quyết liệt, có thể răn dạy ở nhà hoặc báo lên chính quyền địa phương để ngăn chặn,

Quan trọng hơn cả, bản thân nạn nhân cũng nên tự tìm ra những hướng giải quyết. Đừng ngần ngại chia sẻ với người thân và thầy cô về vấn đề mình đang gặp phải. Hãy mạnh mẽ đứng lên đấu tranh, vì xung quanh bạn có rất nhiều ủng hộ, che chở cho bạn.

Quảng cáo

 Bài thảo luận của tôi đến đây là kết thúc. Tôi hi vọng bài thảo luận này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về bạo lực học đường. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ các bạn. Tôi xin cảm ơn!

Dàn ý Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay

- Mở đầu: giới thiệu vấn đề, có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách chia sẻ một trải nghiệm cá nhân hay kể lại một câu chuyện.

- Triển khai:

+ Nêu ngắn gọn lí do lựa chọn vấn đề.

+ Trình bày ý kiến về vấn đề. Chú ý sử dụng các lí lẽ và bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của mình, ưu tiên những trải nghiệm cá nhân và những sự thật mà người nghe có thể kiểm chứng được.

+ Nêu giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.

+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp với nội dung trình bày.

- Kết thúc: khẳng định ý nghĩa của việc bàn luận vấn đề.

Top 15 Ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay lớp 9

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 2

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây em xin trình bày về hiện tượng học lệch của học sinh hiện nay.

Học sinh là những cánh chim non, những chủ nhân tương lai của đất nước và trong tương lai sẽ đưa đất nước phát triển đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ việc học tập của học sinh đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa xác định đúng đắn được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng học lệch diễn ra.

Học lệch là việc học không cân đối, không đều các môn, chú trọng môn này mà xao lãng môn khác, chỉ chú tâm đến môn mình sẽ thi đại học hay là đi theo sở thích cá nhân chứ không phải học để có kiến thức toàn diện.

Biểu hiện của việc học lệch rất rõ ràng nhận ra trong suốt quá trình học tập và qua những lần kiểm tra, thi cử. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì chúng không đòi hỏi phải học thuộc quá nhiều và cũng không cần ghi chép đến mức mỏi tay mà chỉ cần có một bộ não tư duy sắc bén. Hay có những bạn lại thích học các môn xã hội vì nó không khô khan như công thức toán lí hóa và chỉ cần chăm chỉ là có thể học tốt. Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyên tâm học Ngoại ngữ mà quên đi các môn học còn lại. Vì sao vậy? Vì trong bối cảnh đất nước đang trên đà giao lưu, hội nhập có khả năng ngoại ngữ tốt là một hành trang vô cùng hữu ích cho những ai muốn nâng cao vị trí, tầm quan trọng của mình trong xã hội.

Học lệch là học chuyên sâu về một vài lĩnh vực nào đó và quả thật là chúng ta sẽ có kiến thức vô cùng vững vàng và chắc chắn trong lĩnh vực ấy. Thế nhưng đó cũng là cách ta tự tạo ra một lỗ hổng kiến thức cho mình. Kiến thức cơ bản không có người ta trở nên chán ghét môn học, dần dần cảm thấy chán nản khi nhắc đến và không muốn học. Khi đó, kết quả học tập giảm sút làm ảnh hưởng đến chính người học và sau cùng là suy giảm chất lượng giáo dục. Giáo dục kém, đất nước thiếu đi những nhân tài toàn diện là điểm yếu của một đất nước trong giai đoạn đang phát triển.

Xét về nguyên nhân, đầu tiên là phải bàn đến bản thân người học. Đôi khi là do sở thích vốn có, chỉ thích môn này, môn kia mà bỏ bê những môn còn lại. Cũng có thể do bệnh lười ăn sâu, ngại học, ngại tìm tòi, nghiên cứu. Tuy vậy yếu tố khách quan cũng có tác động mạnh. Đó là tác động của kì thi Trung học phổ thông quốc gia. Các sĩ tử chỉ tập trung vào môn học xét tuyển đại học để có được điểm số cao, đỗ vào trường mình mơ ước để sau này dễ tìm kiếm việc làm.

Bởi những hậu quả khó lường mà học lệch gây ra, mỗi chúng ta cần có ý thức nói không với học lệch, tích cực với tất cả các môn, vận dụng lý thuyết vào thực tế để ghi nhớ, khắc sâu. Cần tuyên truyền đến mọi người về những tác hại do học lệch gây ra, tham gia các diễn đàn, chương trình học tập để nâng cao vốn tri thức.

Nói tóm lại, học lệch gây ra rất nhiều tác hại, không những hổng kiến thức mà còn làm cho kiến thức không lâu bền, dễ phai mờ. Ý thức được điều đó, em sẽ phân chia thời gian cho các môn học sao cho hợp lí mà vẫn có thể nâng cao hơn những môn thi đại học.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 3

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây em xin trình bày về vấn đề nghiện game của học sinh hiện nay. Không thể phủ nhận được game online được xem chính là một trò chơi giải trí lành mạnh. Trò giải trí nào cũng sẽ có mục đích đó chính là sẽ giúp cho đầu óc thư giãn và cho chúng ta thấy được những sự thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay có thể thấy được rằng những trò game online dường như lại đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Qủa thực những vấn đề nghiện game online hiện nay dường như cũng đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để hay có cách nào triệt tiêu nó đi.

Game online chúng ta hiểu nôm na ra đó chính là những trò chơi qua mạng Internet, trò chơi này thì lại với nhiều loại hình khác nhau, nó dường như giúp cho chúng ta có thể chọn lựa thoải mái bạn trẻ chọn lựa. Nếu như các bạn mà chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng dường như nếu như nghiện, hay chúng ta lại quá mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó dường như cũng chính là nghiện game. Khi chúng ta mà nghiện game được định nghĩa chính là khi chúng ta mà sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được. Điều đó như cho con người cứ mãi chìm đắm trong thế giới game, đặc biệt là sự sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn đủ minh mẩn hay tỉnh táo nữa.

Ta như thấy được hiện nay tình trạng nghiện game online nó như đang diễn ra rất nhiều. Và đặc biệt nó lại càng diễn ra phổ biến ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Vì đây được xem chính là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, khi mà các em học sinh lại chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai. Một phần khác thì lại bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi sau rồi cũng thành nghiện lúc nào không hay. Ta như thấy được chính trò game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, và chất gây khích thích và chất gây nghiện dường như lại được nằm ở trong những trò chơi. Và ta cũng cần phải biết được rằng không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Hiện nay ta như thấy được những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, hay trong những con ngõ, đặc biệt đó chính là ở gần trường học đâu đâu cũng thấy game. Đâyđược đánh giá là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Có thể thấy được rằng quan trọng hơn tất cả thì bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, hay đó chính là những sự kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nhiều người đã từng đưa ra rất nhiều nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Đầu tiên đó có thể là do các bậc cha mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái. Khi không được quan tâm cho nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý, và mới đầu chỉ là để giải tỏa, sau lại thành nghiệ. Thực sự cũng đã có rất nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được mà dường như cũng đã bị bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Qủa thật ta có thể nhận thấy được rằng chính bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và đó cũng chính là những sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy của cơn nghiệm trò chơi điện tử.

Có thể nói rằng chính hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, nó như làm cho các em bỏ bê việc học. Lý do đó chính là các em lại như đã dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Khi tập trung vào một vấn đề quá mức thì sao các em có thể học tập tốt được. Thực sự khi các em sao nhẵng quá mức vào các trò chơi này thì như cổ nhân có một câu “Tiền mất tật mang”. Thực sự thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích cả nếu như bạn không biết làm chủ chính mình. Thế giới game dường như cũng chỉ toàn những điều tai hại.

Chúng ta rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới ảo đó, để giúp họ có thể quay về cuộc sống đời thường. Nhưng có một điều chắc chắn đó là chúng ta có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Các bậc làm cha là mẹ cũng nên động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để như là một cách có thể làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị.

Chúng ta cũng cần phải hạn chế việc nghiện game thì mới giúp chocác bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy, ta có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng báo động này. Trò chơi là để giải trí chứ đừng quá dành nhiều thời gian cho nó mà quên mất đi nghĩa vụ chính của học sinh là học tập.

Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất hi vọng bài thảo luận này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về tình trạng nghiện game. Em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ các bạn. Em xin cảm ơn!

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 4

Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây em xin trình bày về hiện tượng gian lận trong thi cử. "Điểm cấp ba và điểm đại học có thể mua được mà", câu nói từng gây phẫn nộ cộng đồng mạng vì sự ngạo mạn được cho là bịa đặt của một hotgirl trẻ tuổi hiện nay đã không hoàn toàn chỉ là một câu nói xốc nổi. Trên thực tế cho thấy, tình trạng gian lận trong thi cử đang xuất hiện ngày một nhiều và diễn biến công khai, rầm rộ.

Gian lận trong thi cử là hành vi sử dụng tài liệu giấy, "phao" hay các thiết bị điện tử tinh vi như tai nghe, máy tính bỏ túi,... để quay cóp bài trong quá trình thi. Hành động vi phạm quy chế thi này xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là những bài thi học thuộc hoặc những kì thi quan trọng như thi cuối kì, thi Đại học,..

Việc gian lận trong thi cử có quy mô rải rác từ nhỏ đến lớn. Học sinh đi học ít nhất cũng có một lần không thuộc bài, đến gì kiểm tra thì tìm cách mở sách vở, lên mạng tra bài nhắm chép lại vào bài thi của mình, tránh bị điểm kém. Tại trường học, sự gian lận có thể bắt gặp từ những mảnh phao ruột mèo chữ nhỏ li ti vứt trong thùng rác, trong ngăn bàn mỗi lần thi học kì xong, xuất hiện nhiều sau những môn thi đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn như Văn, Lịch Sử, Địa lý,... Các bạn học sinh không ngại ngần kết hợp với nhau để được cùng mở sách, cùng dùng tài liệu, trao đổi bài cho nhau, nhắc bài, thậm chí lợi dụng sơ hở của giáo viên để đổi đề làm bài hộ nhau. Sự "thông minh" và lanh lợi này của học trò dường như đã trở thành thói quen, một phòng thi vài chục thí sinh, giáo viên coi thi cũng khó có thể kiểm soát được toàn bộ tình hình để đưa ra hình thức xử phạt hợp lý.

Tinh vi hơn, có tổ chức hơn phải kể đến những hành vi gian lận sử dụng thiết bị công nghệ tiên tiến. "Siêu tai nghe" được thiết kế rất nhỏ, có kết nối với hệ thống bên ngoài để nhắc bài, hỏi bài trực tiếp mà các giám thị rất khó có thể phát hiện. Trước kì thi THPT Quốc gia năm 2018, phòng Bảo vệ an ninh Chính trị và công an Hà Nội đã bắt giữ đối tượng buôn bán hơn 40 bộ tai nghe siêu nhỏ định bán cho thí sinh có ý muốn thực hiện hành vi gian lận. Như vậy, việc gian lận trong thi cử còn được mua bán như một món hàng, thực hiện tinh vi và có tổ chức. Ngoài ra, trong hai kì thi Trung học phổ thông Quốc gia vừa qua, cả nước bàng hoàng khi phát hiện ra hàng loạt vụ gian lận, nâng điểm cho các thí sinh con ông cháu cha, thậm chí, thí sinh thủ khoa Sư Phạm năm 2019 còn được nâng tới 19 điểm. Chưa kể đến hàng loạt những tỉnh thành như Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La có tỉ lệ thí sinh được nâng điểm cao chóng mặt, rất nhiều trong số các học sinh này đã nhập học các trường nổi tiếng thuộc bộ công an, quân đội, y khoa,...

Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ nhiều khía cạnh. Đối với học sinh, xét cho cùng việc gian lận cũng chỉ để có điểm cao, không bị cha mẹ quở mắng. Như vậy, phụ huynh vô hình dung đặt lên vai con cái gánh nặng điểm số, điểm kém đồng nghĩa với việc ngu dốt, lười biếng mà không xét theo cả một quá trình cố gắng rèn luyện. Chính từ đó, các bậc phụ huynh có xu hướng mua điểm cho con để con được vào trường chuyên lớp chọn, làm rạng danh gia đình. Giáo viên vì áp lực dạy, nhà trường vì áp lực đầu vào,... tạo nên một hệ thống gian lận nhằm đảm bảo cho cái danh, cái vỏ ngoài lộng lẫy với những điểm giả cao chót vót.

Có ý kiến cho rằng, sự gian lận là do chính bản thân học sinh, vì lười biếng, ham chơi, dành thời gian học để chơi điện tử, trò chuyện với bạn bè, nước đến chân mới nhảy, không có ý chí vươn lên trong học tập mà chỉ muốn có điểm số để duy trì. Ý kiến này đúng nhưng dường như chưa đủ, vì một đứa trẻ sẽ không thể tự sinh ra những tính xấu, tìm cách lách luật nếu sống trong môi trường trong sạch, không bị đe dọa bởi đòn roi khi bị điểm kém mà thay vào đó là những lời động viên, giúp đỡ để cải thiện điểm số.

Tình trạng gian lận thi cử công khai này là một tiếng chuông báo động về tình trạng dối trá của cả một hệ thống từ nhà trường, học sinh và phụ huynh. Học sinh quen thói gian lận, quay cóp trở nên phụ thuộc, tư duy đình trệ, lười biếng, chỉ nghĩ đến việc gian lận mà không tập trung ôn luyện. Gia đình chạy theo cuộc đua điểm số, phung phí tiền bạc với thứ "hữu danh vô thực". Điều cốt lõi nhất là khi gian lận trở thành thói quen, học sinh hoàn toàn không có kiến thức nền tảng trong đầu để ứng dụng vào cuộc sống, điểm số trên bảng thành tích cao vời vợi nhưng bản chất lại rỗng tuếch. Thay vì được lấp đầy bằng kiến thức trong quá trình học tập, các em lại thuần thục những thói hư tật xấu như gian lận, dối trá,... Nhà trường từ đó không có hướng giải quyết để bù đắp lỗ hổng kiến thức cho các em học sinh, khi điểm thi học kì không phản ánh đúng thực chất. Các trường Đại học có các sinh viên vào trường do gian lận thi cử vừa bị ảnh hưởng tới danh tiếng, vừa không thể kiểm soát được quá trình đào tạo những cử nhân Đại học tương lai.

Gian lận là một hành vi xấu, gian lận trong thi cử là hành vi thể hiện sự mục ruỗng và thiếu vững chắc trong nền tảng giáo dục. Để có được một thế hệ có thể tự lực gồng gánh vận mệnh quốc gia, bản thân mỗi học sinh thay đổi thôi chưa đủ, cần có sự tác động từ cả gia đình trong việc quán xuyến, hình thành tính cách thật thà, trong sạch cho trẻ và nhà trường trong việc khuyến khích các em không đặt nặng điểm số mà hãy chú tâm vào chất lượng kiến thức. Học sinh cần hiểu rằng, điểm số không quan trọng, quan trọng là các em có gì trong tay để ra đời, có thể vận dụng những kiến thức bổ ích ấy vào xã hội.

Thế kỉ của hội nhập và phát triển sẽ không dung túng cho những trường hợp gian lận để đạt lấy thành công. Nếu chế tài xử phạt không quản lý được, ắt hẳn cuộc sống sẽ tự cô lập và đào thải các cá nhân, tổ chức có hành vi dối trá trong học tập và làm việc. Là mầm non tương lai của đất nước, bản thân mỗi chúng ta cần rèn luyện, trau dồi đạo đức và nói không với gian lận thi cử, chung tay xây dựng và kiến thiết môi trường học đường sạch sẽ, văn minh.

Bài thảo luận của em đến đây là kết thúc. Rất hi vọng bài thảo luận này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người về vấn nạn gian lận trong thi cử. Em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ các bạn. Em xin cảm ơn!

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 5

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu".

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 6

Mạng xã hội là một phương tiện kết nối con người với con người. Bên cạnh đó, nhờ có mạng xã hội mà những thông tin được lan truyền cực kì nhanh chóng. Chỉ cần một cú click chuột hay gõ một từ khoá tìm kiếm chúng ta có thể biết đầy đủ thông tin, cập nhật những tin tức mới nhất. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần, thậm chí đe doạ đến tính mạng con người, đặc biệt hiện tượng ném đá, xúc phạm trên mạng xã hội ngày nay dường như là một "trào lưu" được đông đảo mọi người tham gia và xem đó là thú vui.

Ném đá là một hành vi gây tổn thương đến danh dự và nhân phẩm của người khác bằng những phương tiện như ngôn ngữ hay hành động, khiến người bị xúc phạm cảm thấy áp lực, tiêu cực trong suy nghĩ gây nên những hệ lụy nghiêm trọng. Khi mạng xã hội phát triển, nhiều người lợi dụng nó làm nơi trút bỏ những bức xúc của bản thân, rồi buông lời lẽ thô tục, chửi rủa, lăng mạ, hạ uy tín của người khác, kêu gọi những người đồng quan điểm, ùa theo nói xấu, đe doạ người khác. Nhiều học sinh vì một chuyện nhỏ nhặt, lên Facebook chửi cô thầy là ông nọ bà kia, nói năng cộc lốc ,vô lễ, thậm chí còn bịa chuyện để làm thầy cô mất mặt. Thành phần khác vì tức giận ba mẹ mà lên mạng than vãn, chửi rủa: " Ông ấy không phải là cha tôi, ông ấy thật tàn nhẫn" kèm theo đó là những dòng bình luận tỏ thái độ bất bình, vô lễ với người lớn. Nhiều học sinh, sinh viên xem đó như là một công cụ để lăng nhục bạn bè, vào chửi rủa nhau bằng những ngôn ngữ thô tục, khó chấp nhận. Thậm chí gây gổ đánh nhau, giật tóc, lột hết quần áo của bạn mình rồi quay video đăng lên mạng xã hội để mọi người vào bàn tán, khiến xôn xao trong dư luận. Đặc biệt, một bộ phận giới trẻ , vì đam mê các thần tượng của mình mà đi lăng nhục, chửi rủa những người khác được xem là "đối thủ" của thần tượng họ với những lời lẽ vô cùng khiếm nhã, tiêu cực. Nhiều người sẵn sàng buông những lời lẽ thoá mạ người khác mà không hề nghĩ đến cảm xúc của họ, chỉ biết a-dua, fan phong trào mà vào làm những "anh hùng bàn phím" xúc phạm người khác thậm tệ, dù chưa biết mọi chuyện thực hư.

Nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này là do ý thức, văn hóa ứng xử kém, không lường trước hậu quả; xem việc xúc phạm người khác là thú vui của một bộ phận cá nhân trong xã hội.

Những hành làm nhục, xúc phạm người khác trên mạng xã hội đã để lại những hậu quả nghiêm vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là với "nạn nhân"- những người bị ném đá, xúc phạm. Những người bị xúc phạm, lăng nhục sẽ cảm thấy áp lực kinh khủng. Họ phải gặm nhấm nỗi đau với những lời lẽ thiếu suy nghĩ từ cư dân mạng, thậm chí nhiều người vì căng thẳng quá mức mà tìm đến cái chết. Một số khác, bị rối loạn tinh thần, vì sợ mất mặt mà mặc cảm, tự ti, không dám đến trường, bước ra xã hội.

Mạng xã hội không phải của riêng ai nhưng mỗi người khi tham gia cũng cần có ý thức, văn hóa. Hiện nay pháp luật đã ban hành luật xử phạt đối với hành vi xúc phạm người khác trên mạng xã hội. Hành vi xúc phạm người khác tùy vào mức độ mà có thể bị xử lý hình sự. Kêu gọi mọi người không tham gia vào các cuộc chơi, phong trào “làm nhục” và cũng cần phản đối, phê phán hành vi xúc phạm người khác. Đồng thời, tôn trọng và bảo vệ quyền tồn tại của người khác. Bản thân mỗi người khi phê bình một ai cũng cần tế nhị, nhẹ nhàng và có văn hóa.

Ai cũng có quyền tự do ngôn luận, nhưng không ai có quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm, và xâm phạm thân thể của người khác. Hãy là những người hành xử văn minh, tôn trọng người khác như đối với chính mình, xây dựng một môi trường xã hội mạng văn hoá, an toàn, thân thiện và phát triển.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 7

“Lời nói gói vàng” câu nói xưa đã nhắc nhở chúng ta về giá trị của lời nói. Nhưng với xã hội ngày nay ngôn ngữ đang ngày càng bị lạm dụng một cách vô văn hóa với những câu nói ngôn ngữ dung tục. Khiến nét đẹp của ngôn ngữ nói chung hay Tiếng Việt nói riêng dần mất hết sự thuần khiết.

“Ngôn ngữ ”được coi là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người giúp con người truyền đạt được thông tin mình muốn biểu đạt. Ngôn ngữ ngoài chức năng đưa thông tin từ người này sang người khác thì ngôn ngữ còn như một phép thử để biết được tính cách và nhân phẩm của một con người. Nói dung tục là nói những lời thô tục không có văn hóa, thiếu tế nhị mục đích là để xúc phạm hay mắng chửi, bôi nhọ, sỉ nhục người khác. Hiện trạng nói tục chửi thề ngày nay đang diễn ra tràn lan từ người già cho đến trẻ con bình thường cũng có thể văng tục và coi đó như câu nói cửa miệng. Đó là một thói hư tật xấu gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với đạo đức và hành vi ứng xử của con người.

Việc nói dung tục có ở khắp mọi nơi chủ yếu là ở giới trẻ độ thanh thiếu niên. Đặc biệt là xuất hiện rất nhiều ở các trường học. Học sinh thường dùng những lời lẽ thô tục, thiếu lễ độ, vi phạm nghiêm trọng các huấn mực đạo đức, văn hóa nhà trường trong giao tiếp. Không chỉ có ở độ tuổi bồng bột đang thiếu sự dạy bảo mà đôi khi ngay cả người lớn tuổi có lúc cũng kìm chế được bản thân và nói ra những câu tục bậy. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến nạn chửi thề vô tội vạ đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân chủ quan đến từ chính bản thân người sử dụng ngôn ngữ họ không ý thức được điều mình đang nói giận quá mất khôn. Trong lúc tức giận không kìm chế được đã nói ra những lời không sạch sẽ. Họ không kiên định để giữ được phẩm giá trong lời nói của mình bị hoàn cảnh, nhưng dung tục cuốn đi. Họ thiếu nhận thức về tác hại của việc nói tục. Còn lại là nguyên nhân khách quan đến từ phía xã hội. Do cuộc sống công nghệ ngày càng phát triển mà những văn hóa ngoại lai xâm nhập vào nước ta khiến những ai tiếp cận không đúng dẫn đến lệch lạc về mặt kiến thức dùng những từ được coi là “teen, ngầu…” mà không biết đó là lai căng, kệch cỡm, a dua vô tình chúng ta đang tiếp tay cho những ngôn ngữ bên ngoài làm vấy bẩn ngôn ngữ Việt. Từ một vài cá nhân nói tục chửi thế trở dẫn đến cả tập thể nói tục chửi thề. Người lớn thiếu gương mẫu trở thành tấm gương xấu cho người trẻ noi theo.

Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ thông tục sẽ trở thành thói quen khó sửa, làm đạo đức nhân cách con người bị suy đồi. Biến con người ta trở thành kẻ vô văn hóa thiếu thế nhị thô lỗ, làm khả năng giao tiếp giảm sút. Nói tục không chỉ làm ảnh hưởng đến trực tiếp người nói mà nó còn ảnh hưởng đến người xung quanh khi nói chuyện xuất hiện những từ tục tĩu sẽ khiến bầu không khí mất vui, đối phương sẽ thấy mình bị thiếu sự tôn trọng. Nhiều trường hợp vì một câu chửi thề mà gây xung đột đánh nhau dẫn đến hậu quả khó lường.. Nói tục còn là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và hành động phạm pháp.

Để xóa việc dùng ngôn ngữ dung tục thì mỗi người phải tự rèn luyện nhân cách, nâng cao vốn sống sự hiểu biết, bản lĩnh trước những thứ dung tục của cuộc sống. Trau dồi ngôn ngữ, học tập cách sống lành mạnh, ăn nói tế nhị lịch sự không sử dụng tiếng lóng, nhại lại… Tôn trọng đối phương khi nói chuyện, tôn trọng nhân cách và phẩm giá tốt đẹp của người xung quanh không tùy tiện xúc phạm hay chửi mắng mà chưa tìm hiểu kĩ sự việc… Tránh xa những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội bởi đó là vực thẳm không lối thoát làm phá hủy nhân cách con người.

Hãy nói và hành động đúng theo nghĩa của hai từ “văn minh” đừng để mình bị cuốn theo những thói hư tật xấu ở trên đời.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 8

Thuật ngữ "ném đá" là một trong những khái niệm phổ biến trên mạng xã hội ngày nay. Nó không chỉ đơn giản là việc tấn công cá nhân mà còn trở thành một hiện tượng xã hội rất phổ biến khi mọi người thường xuyên chia sẻ ý kiến tiêu cực về một người khác. Trong thời đại của mạng xã hội tại Việt Nam, có một câu nói của nhà thơ Nga Evtuchenko mà chưa bao giờ lại trở nên đúng đắn đến như vậy: "Đến cả các thiên tài cũng vẫn có giới hạn. Chỉ có sự đểu cáng của con người mới không bao giờ kết thúc."

Có những lúc con người có thể tụ tập lại với mục đích cụ thể hoặc vì họ ghét một người nào đó, họ không ngần ngại việc tỏ ra khó chịu, chỉ trích và chửi rủa người đó bằng những từ ngữ thô tục. Hậu quả của việc này có thể vô cùng nghiêm trọng đối với người bị "ném đá". Mặc dù ban đầu có thể chỉ là một vụ việc nhỏ, nhưng khi nó được lan truyền trên mạng xã hội và thu hút hàng ngàn bình luận và ý kiến trái chiều, thì vấn đề đó có thể trở nên lớn hơn và dẫn đến tranh cãi trong xã hội. Người chịu hậu quả nặng nề nhất vẫn là người ở trong cuộc. Họ phải chịu đựng hàng ngàn lời chỉ trích, hàng trăm ý kiến trái chiều, và thậm chí cả những đe dọa. Thường xuyên bị ném đá tập thể có thể gây tổn thương tâm lý và khủng hoảng nghiêm trọng cho họ.

Có nhiều nguyên nhân góp phần vào hiện tượng "ném đá tập thể". Trước hết, điều này xuất phát từ ý thức cá nhân của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ muốn thể hiện mình và được công nhận như là người có quan điểm đúng đắn nhất. Ngoài ra, môi trường sống và giáo dục cũng ảnh hưởng đến hành vi trực tuyến của họ, khiến họ có thể có những hành vi không tốt.

Hậu quả của hiện tượng này là nhiều cuộc cãi vã, xung đột thậm chí là bạo lực thường bắt nguồn từ tranh cãi trực tuyến. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều thời gian trên mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong cuộc sống của con người.

Để chấm dứt và ngăn chặn hiện tượng "ném đá tập thể" trên mạng, mỗi người dùng cần có ý thức sử dụng mạng xã hội một cách văn minh và tỉnh táo. Chúng ta cần nắm vững kiến thức và giữ lòng tự trọng để có khả năng phân biệt đúng sai, biết khi nào cần dừng lại trong hành động trực tuyến của mình. Các cơ quan chức năng cũng cần đề xuất và thực thi những biện pháp cụ thể để tạo ra môi trường mạng an toàn và trách nhiệm.

Mỗi người chúng ta cần tránh tham gia vào hành vi "ném đá tập thể". Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào tình thần yêu thương và quan tâm lẫn nhau hơn, để tạo ra một môi trường mà mọi người có thể tương tác tích cực và xây dựng sự gắn kết trong xã hội.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 9

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng lên mạng xã hội.

Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay, ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý, suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.

Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn giản như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu riếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ganh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.

Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.

Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 10

Trường học là một môi trường tốt nhất, không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Trước tiên cần hiểu "bạo lực học đường" là gì? Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.

Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 11

Càng tiến bộ, con người càng nên tử tế trong đối xử và lịch sự hơn trong lời nói. Thế nhưng, ngày nay, thay vì tử tế và lịch sự hơn, con người ngày càng thô lỗ trong ứng xử và lời nói, nhất là đối tượng học sinh. Hiện tượng sử dụng ngôn ngữ dung tục của học sinh ngày nay khiến xã hội vô cùng lo lắng và bức xúc.

Nói dung tục là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ tục tĩu, thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày (nói tục) hoặc dùng những từ ngữ bất kính để xúc phạm, lăng mạ nhân cách, đánh dự của người khác (chửi thề). Học sinh nói tục, chửi thể thường dùng những ngôn ngữ nhạy cảm, thiếu tế nhị, thiếu chuẩn mực, thậm chí là vô văn hóa trong lời nói thường ngày của mình.

Tình trạng nói dung tục của học sinh hiện nay đang ở mức đáng báo động. Hiện tượng nói dung tục ngày càng trở nên phổ biến khi đời sống và công nghệ ngày càng phát triển. Nó có ở ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong đó có giới trẻ. Học sinh sử dụng lời lẽ thiếu văn hóa để nói chuyện với nhau, nói với thầy cô tại trường học. Việc sử dụng những ngôn ngữ thiếu lịch sư, tục tĩu, phản cảm đang có xu hướng lan rộng và trở thành ngôn ngữ “cửa miệng”. Gia đình, nhà trường và xã hội dù đã rát nỗ lực nhưng vẫn chưa có cách khắc phục hữu hiệu đối với vấn đề này.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh nói dung tục trước hết xuất phát từ ý thức cá nhân của mỗi học sinh chưa tốt, chưa ý thức được tác hại và bản chất của việc lệch lạc ngôn ngữ. Dù đã được giáo dục từ nhà trường, thế nhưng nhiều học sinh chưa có quan niệm chín chắn về thói nói tục, chửi thề. Họ xem đây là cách hơn thua, thể hiện bản thân, chứng tỏ… một cách ngược đời, vô cùng xấu xí

Do ảnh hưởng từ môi trường sống thiếu lành mạnh là một yếu tố gây nên hiện tượng nói tục, chửi thề tràn lan trong học sinh ngày nay. Bạn bè nói tục, chửi thề; người lớn nói lời thiếu chuẩn mực khiến, ngôn ngữ và hành vi thiếu gương mẫu khiến các bạn trẻ học theo. Mặt khác, văn hóa mạng với vô số hình ảnh, ngôn ngữ hỗn tạp, bừa bộn, thiếu chuẩn mực, vô văn hóa tràn lan khắp mọi nơi gây ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa giao tiếp của học sinh. Sự yếu kém trong kiểm soát các mạng xã hội, game online, phim ảnh,… có sử dụng yếu tố nói tục, chửi thề.

Do gia đình và nhà trường chưa có biện pháp giáo dục và quan tâm thích đáng. Nhà trường chỉ giáo dục về lý thuyết, chưa thực sự nghiêm khắc trong công tác giáo dục đạo đức chuẩn mực cho mỗi học sinh. Gia đình buông lỏng, phó thác việc giáo dục con em cho nhà trường khiến học sinh lơ là trong nhiệm vụ rèn luyện đạo đức theo những mẫu mực tốt đẹp.

Hiện tượng dùng ngôn ngữ dung tục gây ra những hậu quả to lớn đối với bản than học sinh và đối với xã hội. Nói dung tục ảnh hưởng tiêu cực đến nhân cách, phẩm chất con người. Người có thói quen tùy tiện trong ngôn ngữ giao tiếp trở nên xấu xí hơn trong mắt của người khác, khiến người khác khinh thường, xa lánh. Nhiều người giao tiếp bằng ngôn ngữ thô lỗ, tục tĩu là tự đánh mất đi vẻ đẹp văn minh của xã hội, làm giảm giá trị của một con người, khiến họ không nhận được sự tôn trọng và đánh giá cao từ những người xung quanh.

Nói dung tục làm tăng sự mâu thuẫn và tranh chấp giữa người và người trong xã hội có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau thậm chí tới tính mạng. Càng nói tục, chửi thể càng suy thoái đạo đức, càng thất bại trong cuộc sống. Người có nhân cách cao quý sẽ không bao giờ cẩu thả trong lời nói và hành vi ứng xử. Và ngược lại, người có lời nói thô tục, hành vi đáng khinh không thể là người đạo đức.

Nói dung tục làm nảy sinh thói kiêu căng, ngạo mạn, tự cao, tự đại, coi người khác thấp kém hơn mình, sống thiếu tôn trọng. Họ sẵn sàng sỉ nhục, chà đạp nhân cách, nhân phẩm, danh dự người khác bằng những lời lẽ khó nghe. Những người như thế sớm muộn gì cũng nhận lấy hậu quả tương xứng.

Để khắc phục vấn nạn nói tục, chửi thề trong học sinh ngày nay, trước hết, mỗi học sinh cần tích cực chăm chỉ học tập ra sức rèn luyện nhan cách và đạo đức, nâng cao ý thức cá nhân, học tập và làm theo những tấm gương trong giao tiếp và lối sống mẫu mực ở xung quanh mình. Tích cực học hỏi, chọn lọc và tiếp thu những lời hay, ý đẹp.

Nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự quan tâm và điều chỉnh hợp lí trong cách giáo dục và chăm sóc trẻ. Nhà trường nhanh chóng nâng cao chương trình và chất lượng giáo dục đạo đức, ngôn phong cho học sinh. Gia đình xây dựng văn hóa giao tiếp chuẩn mực và nghiêm khắc trong giáo dục lời nói và thái độ giao tiếp cho con em mình. Xã hội quyết liệt lên án, phê phán những hành vi thiếu chuẩn mực trong giao tiếp hàng ngày.

Các cơ quan chức năng nên có sự kiểm soát chặt chẽ hơn các văn hóa phẩm trước khi phát hành. Cần xử phạt nặng các hành vi phát tán văn hóa phẩm đồi trụy, thiếu chuẩn mực, nhạy cảm. Kiểm soát chặt chẽ các chương trình phát sóng trực tiếp, ngôn phong của các nghệ sĩ, người nói tiếng. Nói dung tục có thể coi là hành vi phi đạo đức, phản văn minh và đi ngược lại với xu hướng phát triển văn hoá chung của nhân loại. Nói dung tục là dấu hiệu của suy thoái nhân cách con người và là một trong những con đường dẫn đến góc tối tệ nạn xã hội.

Chúng ta cần tuyên chiến với hiện tượng nói dung tục không phải là ngăn cấm mà là loại bỏ nó ngay lập tức khỏi hành vi giao tiếp ngôn ngữ của chúng ta. Nếu hôm nay, bạn kiên trì lau rửa tấm gương đạo đức, ngày mai bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh của mình thật đẹp. Nếu hôm nay, bạn sống lười biếng, buông thả và dễ dãi, ngày mai bạn sẽ nhận lấy sự thất vọng, nỗi khổ đau và những thất bại. Yếu tố quan trọng hơn cả có thể giúp bạn sống và làm việc thành công không phải là kiến thức mà chính là thái độ sống tích cực và một nền tảng đạo đức tốt đẹp.

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang; người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Lời ăn tiếng nói phản ánh sâu sắc văn hóa, đạo đức và lối sống của mỗi con người. Sử dụng ngôn ngữ dung tục làm tổn thương tâm hồn, gây nên mâu thuẫn. Bởi thế, mỗi học sinh nên phấn đấu rèn luyện lời nói sao cho chuẩn mực, phù hợp trong và ngoài nhà trường. Đó không chỉ là việc nên làm mà là nhiệm vụ cần phải làm ngay từ hôm nay.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 12

Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường đang trở thành một thách thức đáng kể với xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lí, sức khỏe của học sinh mà còn đặt ra câu hỏi lớn với giáo dục nói chung. Để giải quyết hiện tượng xấu này, chúng ta cần có nhận thức sâu sắc về nguyên nhân, hậu quả để từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp để xóa bỏ nó.

Bạo lực học đường có thể bao gồm nhiều hình thức như lăng mạ, đánh nhau, đe dọa, lan truyền thông tin xấu hay bất kì hành động nào gây tổn thương tâm lí và vật lí cho nạn nhân. Điều này có thể xảy ra trực tiếp trong các cơ sở giáo dục hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội. Những hành vi bạo lực này khiến nạn nhân cảm thấy bị cô lập và không an toàn trong môi trường giáo dục.

Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể là tâm lí lứa tuổi học sinh muốn thể hiện bản thân nhưng lại lựa chọn con đường bạo lực để thể hiện sức mạnh, quyền uy của bản thân. Áp lực học tập, áp lực từ phía thầy cô, gia đình cũng có thể gây đến bạo lực học đường. Sự thờ ơ của nhà trường, việc phụ huynh chưa quan tâm, sát sao với con cái cũng dẫn đến những khiếm khuyết về tâm lí, tính cách, suy nghĩ sai lệch dẫn đến hành động cực đoan của các em.

Khi bạo lực học đường diễn ra, các học sinh sẽ trở nên kém tập trung, lo âu, kết quả học tập giảm sút. Lâu dài, các em sẽ mất niềm tin vào giáo dục và có thể mắc các hội chứng trầm cảm, tự kỉ, sợ giao tiếp xã hội,... Vấn nạn này không chỉ tác động đến tâm lí, tinh thần của học sinh mà còn gây hậu quả lớn về mặt xã hội. Nó tạo ra môi trường học tập không an toàn, lành mạnh, gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và sự phát triển toàn diện của học sinh.

Để đối mặt với vấn đề này, chúng ta cần thực hiện các biện pháp nhất quán và đồng bộ từ nhiều phía khác nhau. Trước hết, hệ thống giáo dục cần thiết lập các chương trình đào tạo và hoạch định giáo dục tâm lí, giúp học sinh xây dựng kĩ năng kìm chế cảm xúc và giải quyết xung đột. Gia đình và nhà trường cũng cần kết hợp chặt chẽ để giáo dục con em về những tác hại, hệ quả xấu của nạn bạo lực học đường. Các bạn học sinh là người trực tiếp tiếp xúc với bạo lực, cho dù có nghe, nhìn hay là nạn nhân của vấn nạn này, các bạn cũng phải dũng cảm lên tiếng để bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh. Ngoài ra, các cấp quản lí và xã hội cũng cần tạo ra các cơ chế xử lí công bằng đối với các trường hợp bạo lực học đường.

Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của trường học mà còn là thách thức đối với toàn xã hội. Tất cả mọi người cần chung tay xây dựng một môi trường học tập an toàn, tích cực để giúp học sinh phát triển toàn diện về cả kiến thức và tâm lí. Từ đó, mầm mống bạo lực sẽ dần được loại bỏ, trường học sẽ thực sự là “ngôi nhà thứ hai” đầy hạnh phúc của học sinh.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 13

Gia đình là nơi chúng ta có thể tìm thấy sự yêu thương, sự ủng hộ và sự an toàn. Tuy nhiên, gia đình cũng là nơi có thể xảy ra những mâu thuẫn, xung đột và bất hòa. Những mâu thuẫn gia đình có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho các thành viên như căng thẳng, buồn bã, tổn thương,...

Mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ trong gia đình là những tình huống mà các thành viên trong gia đình có những ý kiến, lợi ích, mong muốn hay cảm xúc khác nhau và không thể hòa hợp được với nhau. Mâu thuẫn trong gia đình có thể xảy ra giữa các thành viên khác nhau như cha mẹ con cái, anh chị em, ông bà – con cháu hay người thân. Mâu thuẫn, xung đột gia đình có thể được biểu lộ bằng nhiều cách khác nhau như là tranh luận, cãi vã, giận dỗi, lạnh nhạt hay bạo lực.

Vậy những nguyên nhân chính nào tạo nên xung đột gia đình? Xung đột gia đình không cùng thế hệ điển hình nhất vẫn là cha mẹ với con cái. Cha mẹ tự cho mình quyền kiểm soát cuộc đời con với cái mác “tình yêu”. Họ cho rằng mình luôn đúng, mình làm như thế là vì con. Nhưng trên thực tế, họ thiếu sự tinh tế, thấu hiểu, và tôn trọng con cái. Nhiều người chỉ muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên con, muốn con làm điều mình chưa làm được.

Về phần con cái, nhiều đứa trẻ thiếu sự đồng cảm với cha mẹ, hoặc có tâm lý hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân, thích chống đối người lớn nên dễ có xung đột. Ngoài ra, sự thay đổi tính cách trong giai đoạn dậy thì, hoặc áp lực học tập, áp lực do cha mẹ gây ra cho trẻ cũng khiến trẻ dễ có hành vi chống đối.

Hệ lụy lớn nhất mà các xung đột gia đình gây ra chính là khiến các thành viên ngày càng xa cách. Đến khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đôi bên sẽ bùng nổ. Cha mẹ và con cái dường như có những bức tường ngăn cách vô hình. Hai vợ chồng không còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân. Rất nhiều gia đình đã tan vỡ vì không thể giải quyết xung đột.

Xung đột gia đình cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề tâm lý cho các thành viên, đặc biệt là con cái. Stress, trầm cảm là hai bệnh lý tâm thần thường gặp nhất. Không ít trẻ đã bị trầm cảm, thậm chí dẫn đến tự sát do cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thường xuyên kiểm soát mình quá mức, hoặc luôn bị so sánh với anh/chị.

Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình có thể gây nên những hiệu quả tiêu cực cho các thành viên như gây ra sự căng thẳng, lo lắng, buồn bã hay trầm cảm cho các thành viên; gây ra sự mất đi lòng tin, sự kính trọng hay sự yêu thương giữa các thành viên; khiến mọi người xa lánh, lạnh nhạt với nhau, một số trường hợp còn xảy ra tình trạng cô lập; dẫn tới bạo lực, lạm dụng hay ngược đãi trong gia đình.

Mẫu thuẫn gia đình không chỉ tác động tới người lớn mà còn ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Nhận thức, suy nghĩ, lời nói và hành động của các em bị ảnh hưởng bởi người lớn rất nhiều nên nếu sống trong một gia đình hay cãi nhau thì tính cách của các em cũng sẽ dễ bị bóp méo. Một số em sẽ dễ nổi cáu, tức giận dẫn tới những hành động như mắng hoặc đánh người đối diện.

Vậy phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Giải pháp cốt lõi cho những xung đột trong gia đình là biết cách lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Khi xảy ra mâu thuẫn, khó có ai giữ được bình tĩnh và đa số đều có những lời nói làm tổn thương đối phương trong cơn giận. Khi sự việc qua đi, những thành viên trong gia đình nên nhìn nhận lại. Thay vì cố chấp với quan điểm của mình, hãy lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của người khác. Tôn trọng nhau sẽ giúp cho cuộc sống gia đình luôn thuận hòa, cả hai cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái khi chung sống.

Ngoài ra, bố mẹ và con cái cũng nên tôn trọng suy nghĩ của nhau. Ở độ tuổi dậy thì, con trẻ sẽ có những suy nghĩ khá bồng bột do chưa có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Dù vậy, bố mẹ vẫn nên tôn trọng và trò chuyện để con hiểu thêm những mặt tích cực, tiêu cực trong quan điểm của chính mình. Như vậy, con vừa cảm thấy được tôn trọng vừa biết cách suy nghĩ thấy đáo hơn.

Mỗi thành viên cũng cần bày tỏ suy nghĩ của bản thân và đặt mình vào vị trí của người khác. Đặc biệt, con cái cũng nên chia sẻ với bố mẹ mong muốn và định hướng của bản thân. Nếu con thụ động trong vấn đề này, bố mẹ sẽ đinh ninh đưa ra quyết định thay con và lên kế hoạch lâu dài cho tương lai. Bên cạnh đó, con cũng có thể chủ động đặt ranh giới với bố mẹ để được tôn trọng về quyền riêng tư như bố mẹ không nên tự ý đọc nhật ký, xem tin nhắn, lịch sử cuộc gọi của con,…

Có thể thấy, gia đình luôn là nơi để chúng ta trở về, mang đến sự bình yên, nhẹ nhõm trong mỗi tâm hồn. Vì vậy, mỗi người cần vun đắp để gia đình mãi là tổ ấm, điểm tựa của mỗi cá nhân. Học cách lắng nghe, thẳng thắn và quan trọng hơn là luôn đặt tình cảm gia đình hàng đầu là cách để chúng ta có thể bỏ qua những tật xấu, lỗi lầm không đáng có của nhau và hướng đến một không gian lành mạnh, gia đình hạnh phúc.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 14

Ông bà ta xưa đã dạy:

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Nhưng con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, sử dụng ngôn ngữ dung tục một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta cần suy nghĩ.

Nói dung tục là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục, thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình. Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh. Khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người lớn tuổi hơn; không chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.

Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, khiến bản thân không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến đạo đức của bản thân.

Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.

Vậy hiện tượng nói dung tục có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói: “Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói dung tục khi con người lớn lên. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắn, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.

Để khắc phục thực trạng nói dung tục đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói dung tục. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, những kỹ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 15

Gia đình là tế bào của xã hội. Một gia đình tốt làm nên nền tảng vững chắc để xây dựng một cộng đồng, xã hội bền vững và phát triển. Vậy nhưng, không phải lúc nào gia đình cũng là nơi hạnh phúc và tràn ngập niềm vui. Mỗi thành viên là một cá tính riêng, mỗi thế hệ trong gia đình lại có quan điểm khác nhau theo quy ước thời đại mà họ đã và đang sống. Chính vì vậy, những xung đột, bất đồng quan điểm trong mỗi gia đình là điều không thể tránh khỏi. Khi đó, chúng ta cần học cách ứng xử hợp lý giải quyết những xung đột gia đình.

Xung đột được định nghĩa là các mâu thuẫn có liên quan đến nhu cầu, giá trị và lợi ích. Trong gia đình, bất đồng quan điểm, suy nghĩ giữa các thành viên là nguyên nhân chính gây ra xung đột. Xung đột gia đình là điều bình thường trong cuộc sống. Xung đột này có thể xuất hiện giữa những thành viên trong cùng thế hệ, hoặc cách biệt thế hệ. Xung đột gia đình không phải lúc nào cũng xuất phát từ lợi ích của một trong hai bên. Chẳng hạn, xung đột cha mẹ với con cái xuất phát từ tình thương, nhưng thiếu sự tinh tế và thấu hiểu nhau.

Khi có xung đột, người trong cuộc có thể to tiếng, nặng lời, thậm chí có hành vi bạo lực. Một số người còn áp dụng bạo hành lạnh để đả kích đối phương. Chính xung đột là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Các thành viên ngày càng xa cách nhau, thậm chí dẫn đến gia đình tan vỡ.

Vậy những nguyên nhân chính nào tạo nên xung đột gia đình? Xung đột gia đình không cùng thế hệ điển hình nhất vẫn là cha mẹ với con cái. Cha mẹ tự cho mình quyền kiểm soát cuộc đời con với cái mác “tình yêu”. Họ cho rằng mình luôn đúng, mình làm như thế là vì con. Nhưng trên thực tế, họ thiếu sự tinh tế, thấu hiểu, và tôn trọng con cái. Nhiều người chỉ muốn áp đặt suy nghĩ của mình lên con, muốn con làm điều mình chưa làm được.

Về phần con cái, nhiều đứa trẻ thiếu sự đồng cảm với cha mẹ, hoặc có tâm lý hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân, thích chống đối người lớn nên dễ có xung đột. Ngoài ra, sự thay đổi tính cách trong giai đoạn dậy thì, hoặc áp lực học tập, áp lực do cha mẹ gây ra cho trẻ cũng khiến trẻ dễ có hành vi chống đối.

Hệ lụy lớn nhất mà các xung đột gia đình gây ra chính là khiến các thành viên ngày càng xa cách. Đến khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, đôi bên sẽ bùng nổ. Cha mẹ và con cái dường như có những bức tường ngăn cách vô hình. Hai vợ chồng không còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân. Rất nhiều gia đình đã tan vỡ vì không thể giải quyết xung đột.

Xung đột gia đình cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề tâm lý cho các thành viên, đặc biệt là con cái. Stress, trầm cảm là hai bệnh lý tâm thần thường gặp nhất. Không ít trẻ đã bị trầm cảm, thậm chí dẫn đến tự sát do cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thường xuyên kiểm soát mình quá mức, hoặc luôn bị so sánh với anh/chị.

Nói chung, xung đột gia đình nếu không được giải quyết sớm có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu. Để giải quyết vấn đề mâu thuẫn, đôi bên cần ngồi xuống nói chuyện với nhau. Mỗi người cần giữ bình tĩnh khi giải quyết các xung đột gia đình. Khi tức giận, chúng ta thường mất kiểm soát cảm xúc nên có những hành động, lời nói làm tổn thương người đối diện. Vì vậy để tránh điều này, chúng ta cần học cách bình tĩnh. Lời đã nói ra chắc chắn không thể rút lại được. Một lời nói tưởng chừng đơn giản, vô hại nhưng có thể khiến đối phương nhớ mãi, trở thành vết sẹo không thể nào xóa bỏ. Chồng nóng thì vợ bớt lời. Bố mẹ đang tức giận thì con cái không nên cố gắng phản đối lại. Một trong hai bên cần phải chấp nhận “xuống nước” trước để mâu thuẫn không bị đẩy lên cao trào. Chúng ta nên đợi khi cả hai bình tĩnh mới tiếp tục việc tranh luận hay giải quyết các vấn đề. Khi bình tĩnh, cách nhìn nhận của con người cũng thay đổi so với lúc tức giận.

Các thành viên trong gia đình hãy cho nhau cơ hội lắng nghe và chia sẻ. Muốn hóa giải những xung đột do hiểu lầm thì đôi bên cần cho nhau cơ hội lắng nghe và chia sẻ. Chỉ khi cho đối phương cơ hội giải thích, chúng ta mới hiểu được vấn đề. Lắng nghe là nguyên tắc đầu tiên để chúng ta có thể hiểu nhau hơn. Song song đó cũng cần chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc chân thật của bản thân để đối phương hiểu rõ. Chẳng hạn nếu thấy cha mẹ luôn áp đặt bản thân, con cái cần nói thẳng suy nghĩ của mình. Thay vì để cảm xúc tiêu cực tích tụ, hãy thẳng thắn chia sẻ với nhau để tìm cách giải quyết.

Trong xung đột giữa phụ huynh và con cái, cha mẹ nên là người chủ động làm hòa trước. Chủ động làm hòa, học cách làm bạn với con cái cũng là bài học rất quan trọng mà cha mẹ cần biết.

Xung đột là những tình huống khó tránh khỏi trong một gia đình. Vẫn có những lúc vợ chồng, con cái xuất hiện những mâu thuẫn, quan trọng là cách giải quyết như thế nào. Học cách lắng nghe, thẳng thắn và quan trọng hơn là luôn đặt tình cảm gia đình hàng đầu là cách để chúng ta có thể bỏ qua những tật xấu, lỗi lầm không đáng có của nhau và hướng đến một không gian lành mạnh, gia đình hạnh phúc.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 16

Mạng xã hội không chỉ mang đến cho con người những lợi ích đáng kể, mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ và hệ lụy đáng lo ngại. Trong số những vấn đề tiêu biểu, chúng ta không thể bỏ qua hiện tượng gọi là "ném đá tập thể" trên mạng. Được hiểu đơn giản, đây là hành vi khi một nhóm người sử dụng sức mạnh đám đông để tập trung chỉ trích, công kích hoặc xâm phạm danh dự của người khác thông qua các bình luận tiêu cực, chia sẻ thông tin cá nhân xuyên tạc hoặc những nội dung nhạy cảm.

Hành vi này gây ra những tác động có hại không chỉ đối với người bị hại mà còn ảnh hưởng xấu đến xã hội như một tất cả. Đối với nạn nhân, bị bạo lực trực tuyến có thể gây ra những tổn thương tinh thần nghiêm trọng, đặc biệt là khi họ trải qua sự mất tự tin và cảm giác không an toàn. Họ có thể sống trong cảnh cô đơn và sợ hãi, thậm chí có thể mắc các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý. Điều này có thể dẫn đến việc họ dễ dàng lan sang những hành vi cực đoan và nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của họ.

Tuy nhiên, không chỉ nạn nhân bị ảnh hưởng, mà những người tham gia vào "ném đá tập thể" cũng chịu sự biến đổi đáng báo động. Họ có thể trở thành những cá nhân vô tâm, mải mê ảo tưởng về quyền lực và sự kiểm soát đối với đời sống riêng tư của người khác. Những người này dễ dàng bị thao túng và lệ thuộc vào những tin tức sai lệch, những thông tin thiếu chính xác mà họ đọc trên các trang web không tin cậy.

Để chấm dứt và ngăn chặn hiện tượng "ném đá tập thể" trên mạng, mỗi người dùng cần có ý thức sử dụng mạng xã hội một cách văn minh và tỉnh táo. Chúng ta cần nắm vững kiến thức và giữ lòng tự trọng để có khả năng phân biệt đúng sai, biết khi nào cần dừng lại trong hành động trực tuyến của mình. Các cơ quan chức năng cũng cần đề xuất và thực thi những biện pháp cụ thể để tạo ra môi trường mạng an toàn và trách nhiệm.

Xã hội và mạng xã hội vẫn tiếp tục phát triển, và việc loại bỏ chúng không phải là giải pháp. Thay vào đó, chúng ta cần tận dụng tiềm năng của mạng xã hội một cách văn minh, tỉnh táo và đáng tin cậy để xây dựng một môi trường trực tuyến lành mạnh và tích cực.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 17

Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, nói tục chửi thề, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục. Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ.

Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.

Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung. “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kỹ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”.

Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu. Nguy hiểm hơn nữa là nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Từ một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục rồi lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.

Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau. Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng”. Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.

Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu.

Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói không với “Nói tục chửi thề”.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 18

Trong điều kiện kinh tế được cải thiện, quy mô gia đình hạt nhân một mặt góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình được bình đẳng, có điều kiện tham gia vào các công việc xã hội. Sự độc đoán, gia trưởng của người chủ gia đình cũng có xu hướng dần được dẹp bỏ, thay vào đó là xu hướng nâng cao tính dân chủ ngay trong quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, đời sống riêng tư của con người được coi trọng hơn đã giảm bớt các mâu thuẫn gia đình nảy sinh từ việc chung sống của nhiều thế hệ.

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, giờ đây, quan hệ tình cảm giữa con, cháu và ông bà, cha mẹ thiếu đi sự chăm lo, trách nhiệm qua lại hai chiều. Con, cháu vì quá được cưng chiều, quen ỷ lại nên cũng ít có trách nhiệm đỡ đần, chia sẻ nỗi vất vả trong việc nhà với cha mẹ, ông bà. Khi lớn khôn, không ít người làm con, làm cháu cho rằng, việc xây dựng hạnh phúc gia đình chỉ cần dựa trên sự bảo đảm giá trị vật chất và tiền bạc là đủ; bởi theo họ, có tiền là có tất cả. Do quá mải mê làm kinh tế, họ gần như “khoán trắng” việc chăm sóc ông bà, cha mẹ, con cháu cho người giúp việc hoặc nhà trường. Do ít được quan tâm, chăm sóc, nên ở một số gia đình xuất hiện tình trạng: người già cô độc, con cháu học hành sa sút, đua đòi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Bên cạnh đó, không ít gia đình có điều kiện vật chất khá giả, dư thừa nhưng con, cháu lại coi việc nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ già như một gánh nặng. Anh chị em tị nạnh, đùn đẩy nhau, muốn trút bỏ hết nghĩa vụ với ông bà, cha mẹ sớm được ngày nào hay ngày ấy. Chính bởi vậy, khoảng cách, mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình cũng ngày một lớn dần. Thế hệ trước (ông bà, cha mẹ) thì sống trong nỗi mặc cảm cho rằng con cháu ngày nay không tôn trọng, không quan tâm đến ông bà, cha mẹ già mà chỉ biết sống cho riêng mình, xem họ như gánh nặng. Còn thế hệ sau (con, cháu) thì cho rằng ông bà, bố mẹ già lạc hậu, khó khăn, không hiểu, không thông cảm cho thế hệ trẻ…

Cha mẹ, ông bà già không còn là trụ cột gia đình về tài chính nhưng thực tế, khi sống với con cháu, họ vẫn giúp được rất nhiều việc trong gia đình như: chăm sóc trẻ nhỏ, trông nom nhà cửa, vườn tược, chăn nuôi lợn gà…; vẫn tiếp tục là chỗ dựa tinh thần, tình cảm của con cháu; là sợi dây liên hệ giữa con cháu với họ hàng, dòng họ; là người truyền đạt những kinh nghiệm làm ăn, cách ứng xử trong quan hệ xã hội. Trong sự hình thành, phát triển nhân cách của con người, sự kết hợp hài hòa giữa giáo dục của cha mẹ với sự chăm sóc của ông bà là điều kiện tốt nhất đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, ngày nay, không ít người làm con, làm cháu đã quên đi vai trò của người già trong cuộc sống của gia đình. Trong sinh hoạt hàng ngày, không ít những thiếu sót, nhiều khi do vô tình, vô ý, của con cháu đã gây cho cha mẹ, ông bà những điều phải suy nghĩ, bực bội, oán trách.

Cha mẹ suốt đời hy sinh cho con, đến khi tuổi già sức yếu, họ không còn làm được gì nhiều, thường không đủ điều kiện tự nuôi sống, chăm sóc bản thân nên thường phải trông cậy vào sự chăm sóc, phụng dưỡng của con cháu. Điều này khiến không ít người cảm thấy khổ tâm, tủi thân vì con cháu vô tình, thiếu yêu thương, tôn trọng hoặc xem họ như là gánh nặng. Nếu con cháu có thái độ khinh thường, hắt hủi sẽ khiến cha mẹ, ông bà già buồn phiền, chán nản với cuộc sống bị lệ thuộc.

Bên cạnh đó, tâm sinh lý của người già có những biến đổi sâu sắc, nhưng đôi khi con cháu không nhận ra. Các cụ vì lớn tuổi, thân thể yếu đau nên hay buồn than, mặc cảm, dễ tự ái. Có cụ vì bệnh tật, buồn phiền đâm ra khó tính, hay giận, hay gắt gỏng. Con cháu khi thấy ông bà, cha mẹ như thế thì thường không vui, không thích tiếp xúc hay ở gần. Đó là lý do khiến các cụ càng buồn tủi và càng khó hòa hợp với con cháu hơn. Người già không có yêu cầu cao về đời sống vật chất, tiền bạc, của cải không giúp các cụ khỏe mạnh hơn, vui hơn, cũng không thể làm thay đổi các biến đổi về tâm sinh lý của tuổi già. Điều họ cần nhất lúc này là tình yêu thương, sự thấu hiểu và thái độ đối xử đúng mực, thể hiện lòng hiếu thảo của con, cháu. Việc được trò chuyện, giao tiếp, vui chơi với con, cháu chính là nhu cầu, là niềm vui lớn nhất cho họ khi ở giai đoạn cuối cùng của cuộc đời.

Vậy chúng ta có cách giải quyết nào cho tình trạng xung đột giữa các thế hệ trong gia đình đang ngày càng gia tăng ở xã hội hiện nay? Đầu tiên, mỗi người hãy học cách im lặng khi xung đột gay gắt. Khi xảy ra mâu thuẫn, các thành viên trong gia đình có thể tranh cãi để bảo vệ quan điểm và ý kiến cá nhân. Trong lúc này, im  lặng là giải pháp tốt nhất nếu xung đột trở nên gay gắt. Giữ im lặng sẽ giúp các thành viên nhìn nhận lại và tránh nói ra những lời gây tổn thương nhau.

Thứ hai, đó là việc nhìn nhận lại vấn đề. Mâu thuẫn trong gia đình có thể bắt nguồn từ những vấn đề vụn vặt hoặc những sự kiện lớn. Thay vì tranh cãi để bảo vệ quyền lợi và ý kiến của bản thân, các thành viên trong gia đình nên nhìn nhận lại vấn đề  theo chiều hướng tích cực thay vì tập trung chỉ trích lỗi sai của những người xung quanh. Không giống với những mối quan hệ khác, gia đình là nơi các thành viên yêu thương, chăm sóc và chia sẻ cùng nhau.

Thứ ba, cần đặt mình vao vị trí người khác để thấu hiểu nhau hơn. Đa phần những trường hợp mâu thuẫn dai dẳng đều do các thành viên trong gia đình cố chấp, quá xem trọng cảm xúc của bản thân và không quan tâm đến cảm nhận của người khác. Khi xung đột xảy ra, mỗi người cần đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và đồng cảm. Khi hiểu được cảm xúc của mọi người, bản thân sẽ biết cách điều chỉnh lời nói, hành vi cho phù hợp.

Thứ tư, mỗi người cần chịu trách nhiệm trước lời nói và hành động của mình, ngừng đổ lỗi cho bất kỳ nguyên nhân nào. Xung đột trong gia đình đôi khi không bắt nguồn từ lỗi lầm từ một cá nhân mà do tất cả các thành viên. Bởi cách ứng xử thiếu khéo léo và tinh tế cũng là nguyên nhân khiến cho mâu thuẫn trở nên sâu sắc hơn. Do đó khi xảy ra mâu thuẫn, các thành viên nên chịu trách nhiệm với cách ứng xử của bản thân và ngừng đổ lỗi cho người khác – nhất là những lời buộc tội vô căn cứ.

Cuối cùng, chúng ta cần học cách thay đổi để bản thân tốt đẹp hơn. Sau mỗi lần xung đột, bạn nên đánh giá lại hành vi, lời nói và cảm xúc của bản thân. Từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực để tránh mâu thuẫn lặp lại. Ngoài ra, nên học cách chấp nhận và gạt bỏ phiền muộn từ xung đột trong gia đình để tập trung cho công việc, cuộc sống riêng. Những người quá quan tâm đến mâu thuẫn gia đình dẫn đến căng thẳng kéo dài, rối loạn lo âu và khó duy trì được hiệu suất công việc.

Có thể thấy, gia đình luôn là nơi để chúng ta trở về, mang đến sự bình yên, nhẹ nhõm trong mỗi tâm hồn. Vì vậy, mỗi người cần vun đắp để gia đình mãi là tổ ấm, điểm tựa của mỗi cá nhân. Học cách lắng nghe, thẳng thắn và quan trọng hơn là luôn đặt tình cảm gia đình hàng đầu là cách để chúng ta có thể bỏ qua những tật xấu, lỗi lầm không đáng có của nhau và hướng đến một không gian lành mạnh, gia đình hạnh phúc.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 19

Trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến và không còn xa lạ với con người. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, chúng ta cũng chứng kiến sự xuất hiện đáng lo ngại của hiện tượng "ném đá tập thể". Ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, được sử dụng bởi mọi người, từ các lứa tuổi khác nhau. Tại Việt Nam, chẳng thiếu những mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Instagram, với hàng triệu người tham gia.

Trên mạng xã hội, mọi người tương tác với nhau theo nhiều cách khác nhau, từ lịch sự và trang nhã đến thậm chí là thô lỗ. Một hiện tượng rõ ràng là con người có thể tự do chỉ trích, phê phán nhau trên mạng, dù họ không quen biết nhau và chỉ qua một bài viết hoặc quan điểm. Điều này có thể dẫn đến cuộc xung đột và bạo lực trong cuộc sống thường ngày.

Có nhiều nguyên nhân góp phần vào hiện tượng "ném đá tập thể". Trước hết, điều này xuất phát từ ý thức cá nhân của người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ muốn thể hiện mình và được công nhận như là người có quan điểm đúng đắn nhất. Ngoài ra, môi trường sống và giáo dục cũng ảnh hưởng đến hành vi trực tuyến của họ, khiến họ có thể có những hành vi không tốt.

Hậu quả của hiện tượng này là nhiều cuộc cãi vã, xung đột thậm chí là bạo lực thường bắt nguồn từ tranh cãi trực tuyến. Ngoài ra, sử dụng quá nhiều thời gian trên mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong cuộc sống của con người.

Để khắc phục tình trạng này, mỗi người cần điều chỉnh hành vi cá nhân, giới hạn việc sử dụng mạng xã hội và tập trung vào những công việc quan trọng hơn. Chính phủ và các cơ quan có thể thực hiện các biện pháp để kiểm soát tình trạng này. Mỗi hành động nhỏ của mỗi người có thể làm thay đổi xã hội theo hướng tích cực, vì vậy, hãy bắt đầu sống và tương tác một cách văn minh và tôn trọng nhau ngay từ hôm nay.

Trình bày ý kiến về một vấn đề có tính thời sự trong đời sống của lứa tuổi học sinh hiện nay - mẫu 20

Xung đột giữa các thế hệ trong gia đình có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất đồng quan điểm, thiếu trách nhiệm,… Dù bắt nguồn từ nhiều vấn đề nhưng “chìa khóa” để giải quyết bất hòa luôn là sự thấu hiểu, chia sẻ và tôn trọng.

Xung đột là vấn đề khó tránh khỏi trong quá trình chung sống. Nói một cách đơn giản, xung đột gia đình là tình trạng các thành viên không hòa hợp trong cách suy nghĩ, quan niệm, hành xử và định hướng tương lai. Xung đột được thể hiện thông qua lời nói, sự im lặng và đôi khi có đi kèm với các hành vi tác động đến thể chất.

Xung đột trong gia đình thường xuất phát từ sự khác biệt về quan điểm và đôi khi cũng có thể xảy ra do tranh giành lợi ích. Không giống với những mối quan hệ khác, gia đình có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Chính vì vậy, cả ba mẹ lẫn con cái đều phải cư xử thấu đáo để vấn đề không đi quá xa.

Thực tế, mâu thuẫn và xung đột là điều khó tránh khỏi dù đó là mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hay là gia đình. Xung đột trong gia đình thường có liên quan đến rất nhiều vấn đề và phụ thuộc khá nhiều vào tính cách của mỗi người. Dù có nguyên nhân đa dạng nhưng “chìa khóa” để hóa giải xung đột luôn là sự thấu hiểu, đồng cảm và chia sẻ.

Có một vài nguyên nhân điển hình gây nên xung đột các thành viên trong gia đình. Đó là sự thiếu chia sẻ và thấu hiểu, thiếu trách nhiệm, thiếu công bằng và quan trọng hơn là sự bất đồng quan điểm trong cách sống. Giữa vợ chồng, bố mẹ – con cái và giữa anh chị em trong nhà rất dễ xảy ra xung đột nếu bất đồng quan điểm trong cách sống. Mỗi người sẽ có đặc điểm tính cách, cách nhìn nhận và tư duy riêng nên sẽ hình thành quan điểm sống khác biệt. Vì vậy, việc bất đồng về quan điểm sống là điều dễ hiểu.

Vậy phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này? Giải pháp cốt lõi cho những xung đột trong gia đình là biết cách lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau. Khi xảy ra mâu thuẫn, khó có ai giữ được bình tĩnh và đa số đều có những lời nói làm tổn thương đối phương trong cơn giận. Khi sự việc qua đi, những thành viên trong gia đình nên nhìn nhận lại. Thay vì cố chấp với quan điểm của mình, hãy lắng nghe và tôn trọng suy nghĩ của người khác. Tôn trọng nhau sẽ giúp cho cuộc sống gia đình luôn thuận hòa, cả hai cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái khi chung sống.

Ngoài ra, bố mẹ và con cái cũng nên tôn trọng suy nghĩ của nhau. Ở độ tuổi dậy thì, con trẻ sẽ có những suy nghĩ khá bồng bột do chưa có hiểu biết sâu sắc về cuộc sống. Dù vậy, bố mẹ vẫn nên tôn trọng và trò chuyện để con hiểu thêm những mặt tích cực, tiêu cực trong quan điểm của chính mình. Như vậy, con vừa cảm thấy được tôn trọng vừa biết cách suy nghĩ thấy đáo hơn.

Mỗi thành viên cũng cần bày tỏ suy nghĩ của bản thân và đặt mình vào vị trí của người khác. Đặc biệt, con cái cũng nên chia sẻ với bố mẹ mong muốn và định hướng của bản thân. Nếu con thụ động trong vấn đề này, bố mẹ sẽ đinh ninh đưa ra quyết định thay con và lên kế hoạch lâu dài cho tương lai. Bên cạnh đó, con cũng có thể chủ động đặt ranh giới với bố mẹ để được tôn trọng về quyền riêng tư như bố mẹ không nên tự ý đọc nhật ký, xem tin nhắn, lịch sử cuộc gọi của con,…

Có thể thấy, gia đình luôn là nơi để chúng ta trở về, mang đến sự bình yên, nhẹ nhõm trong mỗi tâm hồn. Vì vậy, mỗi người cần vun đắp để gia đình mãi là tổ ấm, điểm tựa của mỗi cá nhân. Học cách lắng nghe, thẳng thắn và quan trọng hơn là luôn đặt tình cảm gia đình hàng đầu là cách để chúng ta có thể bỏ qua những tật xấu, lỗi lầm không đáng có của nhau và hướng đến một không gian lành mạnh, gia đình hạnh phúc.

Xem thêm các bài văn mẫu 9 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 Kết nối tri thức của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên