Bài tập Lai một cặp tính trạng có lời giải - Sinh học lớp 9

Bài tập Lai một cặp tính trạng có lời giải

Nhằm mục đích giúp học sinh biết cách giải các dạng bài tập Sinh học lớp 9, VietJack biên soạn Bài tập Lai một cặp tính trạng có lời giải đầy đủ các dạng bài tập và phương pháp giải. Hi vọng với loạt bài này học sinh sẽ nắm vững kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi môn Sinh học 9.

A/ Lai một cặp tính trạng – Bài toán thuận

Giả thiết cho biết tương quan trội – lặn và cho biết kiểu hình của P. Xác định kết quả lai ở thế hệ F và F2 về kiểu gen và kiểu hình.

1. Phương pháp giải:

 - Bước 1: Qui ước gen (Nếu bài tập đã cho sẵn qui ước gen thì sử dụng qui ước gen đã cho)

- Bước 2: Xác định kiểu gen của P

- Bước 3: Viết sơ đồ lai

Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương quan trội – lặn thì phải xác định tương quan trội – lặn trước khi qui ước gen.

2. Ví dụ minh họa

Câu 1 (Bài 1/22 SGK): Ở chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
 P : Lông ngắn thuần chủng x Lông dài

Kết quả ở F1 như thế nào trong các trường hợp sau đây?

Hướng dẫn giải:

Theo đề bài chó lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài.
 Gọi A là gen qui định tính trạng lông ngắn, gen a qui định tính trạng lông dài.

  • P lông ngắn có kiểu gen AA hoặc Aa; lông dài có kiểu gen aa. Vì P thuần chủng nên kiểu gen lông ngắn là AA.

Sơ đồ lai: 

Pt/c:        Lông ngắn  x  lông dài

                   AA                aa

GP:              A                    a

F1:                         Aa 

→ Kiểu hình: 100% lông ngắn; Kiểu gen: Aa

Câu 2: Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Cho cây lúa có hạt gạo đục thuần chủng thụ phấn với cây lúa có hạt gạo trong.

a. Xác định kết quả thu được ở F1 và F2?

b. Nếu cho cây F1 và F2 có hạt gạo đục lai với nhau thì kết quả thu được sẽ như thế nào?

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: A: hạt gạo đục; a: hạt gạo trong.

=> Hạt gạo đục có kiểu gen: AA hoặc A

a. Hạt gạo trong có kiểu gen: aaa. 

- Sơ đồ lai: 

P: (hạt gạo đục) AA x aa (quả vàng)

GP : A a

F1: Aa → 100% hạt gạo đục.

F1 x F1: (Hạt gạo đục) Aa x Aa (Hạt gạo đục)

GF1: A,a A,aF2: AA : Aa : Aa : aa

+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

+ KH: 3 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong.

b. Hạt gạo đục F1 x Hạt gạo đục F2

- Trường hợp 1: 

P: (Hạt gạo đục F1) Aa x Aa (Hạt gạo đục F2)

G: A,a A, aF1: AA : Aa : Aa : aa

+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

+ KH: 3 Hạt gạo đục : 1 Hạt gạo trong.

- Trường hợp 2: 

P: (Hạt gạo đục F1) Aa x AA (Hạt gạo đục F2)

G: A,a AF1: AA : Aa 

+ KG: 1AA : 1Aa 

+ KH: 100% Hạt gạo đục.

Bài 3: Ở bí, tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với tính trạng quả dài. Quả bầu dục là tính trang trung gian. Cho giao phấn giữa cây có quả tròn với cây có quả dài thu được F1 rồi tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau.

a. Lập sơ đồ lai từ P → F2.

b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả tạo ra sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình?

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết đề bài, ta có qui ước gen: gọi A là gen qui định tính trạng quả tròn trội không hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng quả dài

=> Quả tròn có kiểu gen: AA; quả bầu dục có kiểu gen: Aa; Quả dài có kiểu gen: aa

a. Sơ đồ lai:

P: (Quả tròn) AA x aa (Quả dài)

GP : A a

F1: Aa à 100% quả bầu dục.

F1 x F1: (quả bầu dục) Aa x Aa (quả bầu dục)

GF1: A,a A,a

F2: AA : Aa : Aa : aa

+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

+ KH: 1 quả tròn : 2 quả bầu dục : 1 Quả dài.

b. Kết quả lai phân tích:

P: (Quả bầu dục) Aa x aa (Quả dài)

GP : A, a a

F1: Aa : aa

+ KG: 1Aa : 1aa 

+ KH: 1quả bầu dục : 1 quả dài

B/ Lai một cặp tính trạng – Bài toán nghịch

Giả thiết cho biết kết quả lai ở F và F2. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P và viết sơ đồ lai.

1. Phương pháp giải:

- Bước 1: Xác  định tương quan trội – lặn.

- Bước 2: Qui ước gen.

- Bước 3: Phân tích tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con để suy ra kiểu gen của bố mẹ.

- Bước 4: Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả.

Lưu ý: Nếu bài tập  cho biết tương quan trội – lặn thì áp dụng luôn từ bước 2.

+ Tỉ lệ F1 = 3 : 1 → cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp về cặp tính trạng đang xét, tính trội hoàn toàn.

+ F1 đồng tính trội → ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F1 đồng tính lặn → cả 2 cơ thể P đều đồng hợp lặn.

+ Tỉ lệ F1 = 1 : 1 → 1 cơ thể P có kiểu gen dị hợp, cơ thể P còn lại có kiểu gen đồng hợp lặn về cặp tính trạng đang xét.

- Xác định tương quan trội lặn, qui ước gen và lập sơ đồ lai kiểm chứng.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: (Bài 2/22 SGK): Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc của thân cây cà chua, người ta thu được kết quả như sau:

P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục
 Hãy chọn KG của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức sau:

a) P: AA x AA       b) P: AA x Aa        c) P: AA x aa         d) P: Aa x Aa

Cách giải: 

P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm → F1: 75% đỏ thẫm : 25% xanh lục
 Hãy tìm kiểu gen của P

Xét tỉ lệ kiểu hình của F= đỏ thẫm : xanh lục =  75% : 25%  = 3 : 1

- F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 

→ cả 2 cơ thể P đều có kiểu gen dị hợp: Aa (đỏ thẫm)  x Aa (đỏ thẫm)

- Sơ đồ lai minh họa:

P: Aa (đỏ thẫm) x Aa (đỏ thẫm)

GP:      A, a                 A, a

F1:       AA : Aa : Aa : aa 

+ Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa

+ Kiểu hình: 3 đỏ thẫm : 1 xanh lục.

Câu 2: Ở chuột, gen qui định hình dạng lông nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa 2 chuột với nhau thu được F1 là 45 chuột lông xù và 16 chuột lông thẳng.

a. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai nói trên?

b. Nếu tiếp tục cho chuột có lông xù giao phối với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?

Hướng dẫn giải

a. - Xét kết quả F1 : chuột lông xù : chuột lông thẳng = 46 : 16 ≈ 3:1

Đây là tỉ lệ của định luật phân tính, tính trội hoàn toàn 

=> Lông xù là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng lông thẳng.

- Qui ước: A: lông xù; a: lông thẳng.

- F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1 

=> cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp: Aa(lông xù) x Aa(lông xù)

- Sơ đồ lai minh họa: 

P: (lông xù) Aa x Aa (lông xù)

G: A, a A, a

F1: AA:Aa:Aa:aa

+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

+ KH: 3 chuột lông xù : 1 chuột lông thẳng.

b. 

- Trường hợp 1: 

P: (lông xù) AA x AA (lông xù)

G: A A

F1: AA

+ KG: 100% AA

+ KH: 100% lông xù.

- Trường hợp 2: 

P: (lông xù) AA x Aa (lông xù)
 G: A A, a

F1: AA : Aa

+ KG: 1AA : 1Aa

+ KH: 100% lông xù.

- Trường hợp 3: 

P: (lông xù) Aa x Aa (lông xù)

G: A,a A, a

F1: AA : Aa : Aa : aa

+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

+ KH: 3 lông xù: 1 lông thẳng.

Câu 3: Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt đỏ so với tính trạng mắt trắng. Khi thực hiện phép lai giữa 2 cá thể P thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu được F2 có kết quả như sau:

- 64 cá thể mắt đỏ.

- 130 cá thể mắt vàng.

- 65 cá thể mắt trắng.

a. Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ cho phép lai nói trên?

b. Để thu được con lai có tỉ lệ 50% mắt đỏ : 50% mắt vàng thì KG, KH của P phải như thế nào? Lập sơ đồ lai minh họa?

Hướng dẫn giải

a. 

- Xét tỉ lệ KH ở F2: mắt đỏ : mắt vàng : mắt trắng = 64 : 130 : 65 ≈ 1 : 2 : 1

Đây là tỉ lệ của qui luật phân li, tính trội không hoàn toàn.

- Theo đề bài, mắt đỏ trội so với mắt trắng => mắt vàng là tính trạng trung gian.

- Qui ước gen: gọi A là gen qui định tính trạng mắt đỏ trội không hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng mắt trắng

=> mắt đỏ có kiểu gen: AA; mắt vàng có kiểu gen: Aa; mắt trắng có kiểu gen: aa.

- F2 có tỉ lệ = 1:2:1 => cả 2 cơ thể P thuần chủng khác nhau về cặp tính trạng tương phản 

=> P: AA (mắt đỏ) x aa (mắt trắng)

- Sơ đồ lai minh họa:

P: (Mắt đỏ) AA x aa (Mắt trắng)

GP : A a

F1: Aa → 100% mắt vàng.

F1 x F1: (mắt vàng) Aa x Aa (mắt vàng)

GF1: A,a A,a

F2: AA : Aa : Aa : aa

+ KG: 1AA : 2Aa : 1aa

+ KH: 1 Mắt đỏ: 2 mắt vàng: 1 Mắt trắng.

b. Thế hệ F1 có 50% mắt đỏ : 50% mắt vàng = 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng.

- F1 có mắt đỏ, KG AA => cả 2 cơ thể P đều tạo được giao tử A (A- x A-)

- F1 có mắt vàng, KG Aa => 1 cơ thể P tạo giao tử A, cơ thể P còn lại tạo giao tử a (-A x -a)

Kết hợp hai điều kiện trên => Kiểu gen, KH của P: AA (mắt đỏ) x Aa (mắt vàng)

- Sơ đồ lai:

P: (mắt đỏ) AA x Aa (mắt vàng)

G: A A, aF1: AA : Aa

+ KG: 1AA : 1Aa

+ KH: 1 mắt đỏ : 1 mắt vàng

3. Bài tập tự luyện

A/ Bài toán thuận

Bài 1: Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Hãy xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai F1 trong các trường hợp sau đây:

a. P: quả đỏ x quả đỏ

b. P: quả đỏ x quả vàng

c. P: quả vàng x quả vàng.

Bài 2: Ở một loài côn trùng, tính trạng hình dạng của mắt do một gen nằm trên NST thường quy định và mắt dài là tính trạng trội so với mắt dẹt. Cho giao phối giữa ruồi cái P thuần chủng mắt lồi với ruồi đực P có mắt dẹt thu được các con lai F1.

a. Lập sơ đồ lai từ P → F1.

b. Kết quả về KG, KH sẽ như thế nào nếu cho F1 nói trên thực hiện các phép lai sau đây:

- F1 tiếp tục giao phối với nhau.

- F1 lai trở lại với ruồi cái P.

- F1 lai trở lại với ruồi đực P

Bài 3: Cho biết ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng độ dài cánh nằm trên NST thường và cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng cánh ngắn. khi cho giao phối giữa 2 ruồi giấm P đều có cánh dài với nhau thu được các con lai F1.

a. Hãy lập sơ đồ lai nói trên?

b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thế nào?

Bài 4: Ở loài dâu tây, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả trắng.

a. Khi cho giao phấn giữa cây dâu tây có quả đỏ với cây có quả trắng, F1 thu được các cây đều có quả màu hồng. Hãy giải thích để rút ra nhận xét về tính chất di truyền của tính trạng màu quả nói trên và lập qui ước gen.

b. Hãy xác định kết quả về kiểu gen (KG) và kiểu hình (KH) của F1 khi thực hiện các phép lai sau đây:

- P: quả đỏ x quả đỏ                   

- P: quả hồng x quả hồng

- P: quả đỏ x quả trắng 

- P: quả hồng x quả trắng

- P: quả đỏ x quả hồng 

- P: quả trắng x quả trắng

Bài 5: Ở ruồi giấm, tính trạng màu thân do một gen nằm trên NST thường qui định; Thân xám là trội so với thân đen. Hãy lập sơ đồ lai có thể xảy ra và xác định kết quả về KG, KH của các con lai khi cho các ruồi giấm đều có thân xám giao phối với nhau?

Bài 6: ở lúa tính trạng thân thấp trội hoàn toàn so với tính trạng thân cao. Viết sơ đồ lai và xác định kết quả về KG, KH trong các phép lai sau:

a. Thân thấp x thân thấp.

b. Thân thấp x thân cao.

c. Thân cao x thân cao.

Bài 7: Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt đen trội so với tính trạng mắt nâu. Khi cho giao phối giữa cá thể mắt đen với cá thể mắt nâu thu được F1 đều có mắt xám.

a. Hãy nêu đặc điểm di truyền của tính trạng màu mắt nói trên và lập sơ đồ lai?

b. Hãy xác định kết quả về KG, KH khi thực hiện các phép lai sau:

- P: Mắt đen x mắt xám.

- P: Mắt xám x mắt xám.

- P: Mắt xám x mắt nâu.

Bài 9: Ở chuột, tính trạng đuôi dài là trội hoàn toàn so với đuôi ngắn. Chuột đực có đuôi dài thuần chủng giao phối với chuột cái đuôi ngắn thu được F1.

a. Hãy lập sơ đồ lai của P?

b. Nếu cho F1 tạo ra giao phối trở lại với chuột P thì những phép lai nào có thể xảy ra? Xác định tỉ lệ KH của mỗi phép lai?

Bài 10: Ở người, tính trạng tóc xoăn trội hoàn toàn so với tính trạng tóc thẳng. Xác định kiểu tóc ở đời con trong các trường hợp sau:

a. Bố tóc xoăn x mẹ tóc thẳng.

b. Bố tóc xoăn x mẹ tóc xoăn.

c. Bố tóc thẳng x mẹ tóc thẳng.

B/ Bài toán nghịch

Bài 1: Ở gà, gen qui định chiều cao của chân nằm trên NST thường. Gen B qui định chân cao, gen b qui định thân thấp. Xác định KG, KH của mỗi cặp bố mẹ và lập sơ đồ cho mỗi phép lai sau:

a. F1 thu được có 100% cá thể chân cao.

b. F1 thu được có 120 cá thể chân cao và 40 cá thể chân thấp.c. F1 thu được có 80 cá thể chân cao và 78 cá thể chân thấp.

Bài 2: khi cho giao phối 2 chuột lông đen với nhau, trong số các chuột thu được thấy có chuột lông xám.

a. Giải thích để xác định tính trạng trội, lặn và lập sơ đồ lai minh họa. Biết tính trội là trội hoàn toàn.

b. Hãy tìm KG của bố, mẹ và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp sau đây:

- Trường hợp 1: con F1 có 100% lông đen.

- Trường hợp 2: con F1 có 50% lông đen : 50% lông xám.

- Trường hợp 3: con F1 có 10% lông xám.

Bài 3: Ở cây dạ lan, gen A qui định hoa đỏ là trội không hoàn toàn so với gen a qui định hoa trắng. trong một phép lai giữa 2 cây người ta thu được  số cây lai F1 có hoa hồng, còn lại là KH khác.Hãy biện luận lập sơ đồ lai nói trên?

Bài 4: Ở hoa dạ lan, màu hoa đỏ là trội so với màu hoa trắng. Giao phấn giữa 2 cây P thu được F1 rồi tiếp tục cho các cây F1 giao phấn thu được các cây F2 có 121 cây hoa đỏ : 239 cây hoa hồng : 118 cây hoa trắng.

a. Giải thích đặc điểm di truyền của màu hoa. Xác định KG, KH của P và F1.

b. Viết sơ đồ lai từ P → F2. Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào?

c. Có cần kiểm tra tính thuần chủng của cây có hoa đỏ bằng phép lai phân tích không? Vì sao?

Bài 5: Ở người, thuận tay phải là tính trạng trội hoàn toàn so với thuận tay trái và gen quy định nằm trên NST thường. Bố và mẹ đều thuận tay phải sinh ra một con trai thuận tay phải và một con gái thuận tay trái.

- Người con trai lớn lên cưới vợ thuận tay trái sinh được 1 cháu thuận tay phải và 1 cháu thuận tay trái.

- Người con gái lớn lên lấy chồng thuận tay phải sinh ra 1 cháu thuận tay phải.Biện luận tìm KG của mỗi người trong gia đình trên?

Bài 6: Trong một gia đình có 4 đứa con mang 4 nhóm máu khác nhau. Hãy biện luận xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai.

Bài 7: Ở thỏ, tính trạng màu lông do gen nằm trên NST thường qui định và di truyền theo hiện tượng trội hoàn toàn.

- Thỏ đực (1) và thỏ cái (2) đều có lông nâu giao phối với nhau sinh được 2 thỏ con là số (3) có lông trắng và số (4) có lông nâu.

- Thỏ (3) lớn lên giao phối với thỏ lông nâu (5) đẻ được con thỏ lông nâu (6).

- Thỏ (4) lớn lên giao phối với thỏ lông trắng (7) đẻ được con thỏ lông trắng (8).

Xác định kiểu gen của 8 con thỏ nói trên?

Bài 8: Có 2 anh em sinh đôi cùng trứng (cùng KG)

- Người anh lấy vợ máu A sinh đứa con có máu B.

- Người em lấy vợ máu B sinh đứa con có máu A.

Hãy biện luận để xác định KG của tất cả những người nêu trên?

 Bài 9: Ở một loài thực vật, quả tròn là tính trạng trội so với tính trạng quả dài.

a. Cho hai cây có dạng quả khác nhau giao phấn với nhau thu được F1 đồng loạt giống nhau. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, F2 có kết quả: 272 cây có quả tròn : 540 cây có quả bầu dục : 269 cây có quả dài.

- Nêu đặc điểm di truyền của tính trạng hình dạng quả nói trên và xác định KG, KH của P và F1.

- Lập sơ đồ lai từ P → F2.

b. Quả bầu dục có thể được tạo ra từ cặp P như thế nào? Giải thích và minh họa?

 Bài 10: Ở một loài côn trùng, gen B qui định mắt lồi trội hoàn toàn so với gen b qui định mắt dẹt. Gen nằm trên NST thường. Cho giao phối giữa con đực có mắt lồi với con cái có mắt dẹt thu được F1 có 50% cá thể mắt lồi và 50% cá thể mắt dẹt. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau.

a. Biện luận và lập sơ đồ lai của P?

b. Lập sơ đồ lai có thể có của F1? 

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên