Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (năm 2024)



Bài viết cập nhật thông tin đề án tuyển sinh Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam năm 2024 mới nhất gồm đầy đủ thông tin về phương thức tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, các ngành học và chỉ tiêu của từng ngành ....

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (năm 2024)

I. Giới thiệu

- Tên trường: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

- Tên tiếng Anh: Viet Nam National Academy of Music (VNAM)

- Mã trường: NVH

- Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học

- Loại trường: Công lập

- Địa chỉ: Số 77 Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

- SĐT: 024 38517093

- Email: hvan@vnam.edu.vn

- Website: https://vnam.edu.vn

II. Thông tin tuyển sinh

1. Đối tượng dự tuyển bao gồm:

a. Trình độ văn hóa

-  Người đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có Bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương;

- Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật.

b. Trình độ chuyên môn

Người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng âm nhạc hoặc có trình độ tương đương.

* Thí sinh là học sinh đang theo học hệ trung cấp âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã có bằng tốt nghiệp THPT nhưng chưa tốt nghiệp trung cấp âm nhạc nếu có nguyện vọng dự thi lên hệ đại học phải có đơn và xác nhận đồng ý của giảng viên chuyên ngành, Trưởng khoa và nộp đơn lên Phòng Đào tạo, QLKH & HTQT.

2. Điều kiện dự tuyển:

a. Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;

b. Có đủ thông tin cá nhân, hồ sơ dự tuyển theo quy định;

c. Đối với người khuyết tật được cấp có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng trong học tập thì tùy theo khả năng, nhu câu Hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét, quyết định cho dự tuyển vào các ngành học phù hợp với với điều kiện sức khỏe của thí sinh.

3. Phương thức tuyển sinh

- Bao gồm hai phương thức tuyển sinh: Xét tuyển và kết hợp thi tuyển với xét tuyển.

3.1. Phương thức xét tuyển

- Chỉ tiêu xét tuyển thẳng: không quá 15% trên tổng chỉ tiêu.

3.1.1. Xét tuyển thẳng căn cứ theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT

- Đối tượng là những thí sinh đã đoạt giải thưởng tại các cuộc thi âm nhạc quốc tế. Học viện sẽ xét công nhận các cuộc thi dựa trên tiêu chí và quy mô của cuộc thi mà thí sinh đã đoạt giải thưởng. Thời gian của giải thưởng không quá 4 năm tính tới thời điểm xét tuyển. Thủ tục xét tuyển theo Quy chế của Bộ GDĐT.

3.1.2. Xét tuyển thẳng căn cứ theo Quy chế tuyển sinh của HVÂNQGVN

- Thí sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp tại HVÂNQGVN và đã tốt nghiệp THPT.

- Xếp loại tốt nghiệp loại Giỏi trở lên;

- Điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.0 điểm trở lên, riêng chuyên ngành Piano từ 9.5 điểm trở lên;

- Điểm trung bình chung (TBC) các môn thuộc khối Kiến thức âm nhạc bao gồm: Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Hòa thanh, Trích giảng âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Ký- Xướng âm, Piano cơ bản (SCÂ) từ 7.0 điểm trở lên.

- Môn ngữ văn từ 5.0 điểm trở lên.

- Trong quá trình học hệ trung cấp không bị thi lại hoặc tạm dừng tiến độ học (lưu ban).

* Lưu ý: Xét tuyển thẳng với đối tượng thi đại học theo đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp. Các trường hợp có nguyện vọng đạt thủ khoa đầu vào thì không chọn phương thức xét tuyển thẳng mà phải tham gia thi kết hợp xét tuyển theo đúng quy định.

3.2. Phương thức kết hợp thi tuyển với xét tuyển

3.2.1. Xét tuyển môn Ngữ văn

Xét tuyển môn Ngữ văn dựa trên một trong các kết quả sau:

- Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ của 3 năm học THPT.

- Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp của chương trình Văn hóa phổ thông hệ TCCN.

- Điểm thi môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

* Lưu ý: Điểm môn Ngữ văn là điểm điều kiện xét tuyển, không tính vào tổng điểm tuyển sinh nhưng phải đạt từ 5,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

3.2.2. Các môn thi tuyển

- Môn kiến thức cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp, Piano phổ thông (đối với các chuyên ngành Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy âm nhạc, Âm nhạc học)

- Môn kiến thức cơ sở: Chuyên ngành

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

- Các thí sinh trước hết phải đủ điều kiện: Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương Trung cấp âm nhạc. Tốt nghiệp THPT; Bổ túc THPT.

- Điều kiện xét tuyển môn Ngữ văn: Từ 5,0 điểm trở lên (trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng tuyển sinh xin ý kiến chỉ đạo của Bộ để quyết định), xét tuyển dựa trên mộttrong các kết quả sau:

+ Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ (theo quy định của Bộ) của 3 năm học THPT.

+ Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp (theo quy định của Bộ) của chương trình Văn hoá phổ thông hệ TCCN.

+ Điểm thi môn Ngữ văn (theo quy định của Bộ) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

5. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển

- Chính sách ưu tiên theo khu vực, đối tượng được thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện chế độ tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án của Học viện đã được phê duyệt.

6. Nội dung thi tuyển hệ Đại học chính quy:

- Danh sách bài thi Piano phổ thông đối với các chuyên ngành Sáng tác, Chỉ huy, Âm nhạc học hệ đại học: Xem tại đây

7. Thời gian: 

- Thời gian thi tuyển sinh (dự kiến): Ngày 15, 16 tháng 07 năm 2024.

- Thời gian tư vấn tuyển sinh: Từ ngày 15/04/2024 đến ngày 10/05/2024.

- Thời gian nhận hồ sơ tuyển sinh: Từ ngày 13/05/2024 đến 21/06/2024; chuyển phát nhanh qua đường bưu điện (hạn cuối trên tem thư là: 16/06/2024).

* Lưu ý: Không nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh qua các Sở GDĐT

8. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển. 

- Lệ phí tuyển sinh: thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT về chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đại học. Hình thức nộp lệ phí thi có 2 hình thức: 

- Trực tiếp tại Văn phòng tuyển sinh, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

- Chuyển khoản: Số tài khoản 1280026529 tại ngân hàng BIDV chi nhánh Tràng Tiền. Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam.

* Lưu ý: Không sử dụng hình thức nộp lệ phí thi: chuyển tiền qua Bưu điện.

9. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy; lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm (nếu có). 

Học phí hệ đại học chính quy: Từ 10.600.000 VNĐ đến 12.480.000 VNĐ/sinh viên/năm học (tùy từng chuyên ngành).

II. Điểm chuẩn các năm

TT

Lĩnh vực/Ngành/Nhóm ngành/tổ hợp xét tuyển

Phương thức xét tuyển

Năm 2022

Năm 2023

Chỉ tiêu

Số nhập học

Điểm trúng tuyển

Chỉ tiêu

Số nhập học

Điểm trúng tuyển

1

Âm nhạc học

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

4

6

23.4

14

12

22.83

2

Sáng tác âm nhạc

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

6

7

23.4

7

6

23.65

3

Chỉ huy âm nhạc

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

3

2

21.3

2

1

23.98

4

Thanh nhạc

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

32

33

19.4

41

39

22.90

5

Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

30

19

23.3

27

24

24.68

6

Piano

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

35

18

21.6

22

12

23.70

7

Nhạc Jazz

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

10

9

24.8

10

8

25.23

8

 Biểu diễn nhạc cụ  truyền thống

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

30

15

23.8

27

19

23.18

9

Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

Xét tuyển thẳng

 

5

 

 

0

 

10

 Piano

Xét tuyển thẳng

 

7

 

 

2

 

11

 Biểu diễn nhạc cụ  truyền thống

Xét tuyển thẳng

 

1

 

 

3

 

 

 Tổng

 

150

122

 

150

126

 

IV. Chương trình đào tạo

Ngành đào tạo

Mã ngành

Môn thi

Âm nhạc học

7210201

1. Môn cơ sở: Chuyên ngành (viết tiểu luận).2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).+ Piano cơ bản.

Sáng tác

7210203

1. Môn cơ sở: Viết sáng tác.2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).+ Piano cơ bản.

Chỉ huy âm nhạc- Chỉ huy dàn nhạc- Chỉ huy hợp xướng

7210204

1. Môn cơ sở: Chỉ huy2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm)+ Piano cơ bản.

Piano

7210208

1. Môn cơ sở: Biểu diễn Piano2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

Thanh nhạc

7210205

1. Môn cơ sở: Biểu diễn Thanh nhạc2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc và Ghi âm).

Nhạc cụ phương Tây: Violin, Viola, Cello, Double Bass, Flute, Oboe, Clarinet, Bassoon, Horn, Trumpet, Trombone, Tuba, Gõ giao hưởng, Organ, Accordion, Guitar

7210207

1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

Nhạc Jazz: Piano jazz, Gõ jazz, Guitare jazz, Bass jazz, Saxophone jazz.

7210209

1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

Nhạc cụ truyền thống: Bầu, Nhị, Sáo trúc, Nguyệt, Tỳ bà, Tranh, 36 dây.

7210210

1. Môn cơ sở: Biểu diễn nhạc cụ2. Môn cơ bản: Kiến thức âm nhạc tổng hợp (Hòa thanh, phân tích âm nhạc).

V. Một số hình ảnh về Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (năm 2024)

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (năm 2024)

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (năm 2024)

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


ma-truong-dai-hoc-tai-ha-noi.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên