Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (hay, ngắn gọn)

Tổng hợp trên 20 đoạn văn (4 – 5 câu) kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng mà em biết (hay nhất)

Quảng cáo

Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng - mẫu 1

Nguyễn Thị Ánh Viên được ví như một kình ngư của làng thể thao bơi lội Việt Nam. Trong sự nghiệp của mình, Ánh Viên đã giành nhiều huy chương và đạt thành tích cao tại các giải đấu thể thao quốc tế. Đặc biệt, cô đã chinh phục nhiều kỷ lục quốc gia và khu vực cũng như tham gia nhiều kỳ Olympic, SEA Games và giải vô địch thế giới về bơi lội. Sự nỗ lực và kiên nhẫn của Ánh Viên trong quá trình rèn luyện và thi đấu đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người hâm mộ, đồng thời đưa tên tuổi của Việt Nam lọt vào danh sách các vận động viên bơi lội hàng đầu thế giới.

Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng - mẫu 2

Bà Triệu Thị Trinh còn được gọi là Triệu Trinh Nương là người ở Quan Yên, quận Cửu Chân, nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Từ nhỏ, bà đã tỏ ra là người thông minh, mạnh mẽ, tài sắc khác thường. Khi trưởng thành bà cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt chiêu mộ trai tráng, tập hợp quân sĩ dấy binh khởi nghĩa ở đất Quan Yên, được dân chúng khắp vùng nô nức tham gia. Từ miền đất Quan Yên, Bà Triệu cùng nghĩa quân vượt sông Chu tiến về ngàn Nưa, sau đó vượt sông Mã ra Bồ Điền. Sau đó, nghĩa quân nhanh chóng thu phục được các thành, ấp ở quận Cửu Chân và một số vùng của quận Giao Chỉ. Cuộc khởi nghĩa lan rộng như vũ bão và làm “ Chấn động Giao Châu” lúc bấy giờ.

Quảng cáo

Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng - mẫu 3

Chị Võ Thị Sáu sinh ra ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Từ năm mười lăm tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5 năm 1950, lúc đó, chị bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người nữ chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, chị bị chúng đày ra Côn Đảo, và bị xử tử. Vào đêm trước khi ra pháp trường, người nữ tử tù ấy vẫn cất cao giọng trong trẻo hát vang những bài ca cách mạng để động viên tinh thần hàng ngàn tù nhân và tỏ rõ khí phách của một người cộng sản kiên trung. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là tấm gương để em học tập.

Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng - mẫu 4

Bà Triệu Thị Trinh là nữ anh hùng mà em vẫn luôn vô cùng kính trọng và tự hào. Bà sinh ra với dáng vẻ xinh đẹp, nhưng lại cao lớn và mạnh mẽ, đã vậy còn vô cùng dũng cảm, thiện chiến. Khi được người khác ướm hỏi về chuyện lấy chồng, bà đã trả lời rằng “"Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người". Cứ thế, bà đã cùng anh trai mình lãnh đạo nghĩa quân, tham gia nhiều trận chiến lớn không hề kém các bậc nam tử hán nào cả. Bà Triệu chính là hình tượng người phụ nữ tài năng, mạnh mẽ và dũng cảm phi thường của nhân dân Việt Nam ta.

Quảng cáo

Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng - mẫu 5

Hai Bà Trưng là hai người phụ nữ tài năng mà em kính trọng, ngưỡng mộ vô cùng. Sinh ra là phận nữ nhi, nhưng hai bà có tài năng và chí lớn không hề thua kém một ai. Lớn lên trong cảnh đất nước oằn mình dưới sự đô hộ của giặc phương Bắc, hai bà đã làm nên chiến công hiển hách, khi lãnh đạo đại quân quét sạch quân thù. Nhờ có hai bà mà nhân dân ta được sống những tháng ngày độc lập, bình yên, không phải lo lắng sợ hãi. Em rất kính trọng và biết ơn những đóng góp to lớn cho dân tộc của hai bà.

Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng - mẫu 6

Việt Nam ta từ xưa đến nay có lớp lớp những anh tài xuất chúng, trong đó bà Nguyễn Thị Bình là người phụ nữ tài năng mà em kính trọng nhất. Bà là một người phụ nữ thông minh, khéo léo nhưng cũng không kém phần dũng cảm, mạnh mẽ và quyết đoán. Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bà đã tham gia Cách mạng với tư cách là một nữ chính trị gia tài giỏi xuất chúng. Suốt thời gian hoạt động, bà đạt được nhiều thành tích đáng nể, nổi bật nhất chính là lần bà tham gia Hội nghị bốn bên về hòa bình cho Việt Nam tại Paris. Chính bà Nguyễn Thị Bình là người nói ra những lời lẽ đanh thép khiến kẻ thù lo ngại và cũng là người phụ nữ duy nhất đặt bút ký vào Hiệp định Paris năm đó.

Quảng cáo

Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng - mẫu 7

Hai Bà Trưng là một cặp chị em sống trong cảnh nước nhà loạn lạc, vô cùng bất bình trước cảnh dân thường bị áp bức. Chồng của Trưng Trắc là Thi Sách bị địch sát hại khiến cho nỗi uất ức bị đè nén đến cùng. Từ đó, hai bà dấy binh quyết đánh giặc ngoại xâm. Nhờ có sức mạnh và tài thao lược, nghĩa quân của Hai Bà Trưng ngày càng lớn mạnh, đánh khắp nơi, khiến quân thù phải khiếp sợ. Cuối cùng, Hai bà đã đánh bại kẻ thù và lên ngôi cai trị nước ta. Tuy trị vì không lâu, Hai Bà Trưng vẫn là những anh hùng vĩ đại. Đánh giá sự bắt đầu của những năm tháng quyết chiến giành giành độc lập của nhân dân ta.

Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng - mẫu 8

Một người phụ nữ tài năng mà em biết và luôn ngưỡng mộ, kính trọng chính là Nguyễn Thị Ánh Viên. Cô là huyền thoại và là một tượng đài cao lớn trong làng bơi nữ của nước ta. Nhờ khả năng thiên bẩm và sự tập luyện chăm chỉ, bền bỉ, Ánh Viên đã đạt được những thành tíc to lớn tại Giải bơi lội Đông Nam Á, Đại hội Thể thao trẻ châu Á, SEA Games 27 và Đại hội thể thao châu Á. Lần nào tham gia thi đấu, Ánh Viên cũng đạt thành tích xuất sắc, thậm chí là xô đổ các kỉ lục trước đó. Nhờ vậy, cô đem về rất nhiều vinh quang cho tổ quốc, và ghi tên mình là trang vàng của thể thao nước nhà.

Đoạn văn kể về một người phụ nữ tài năng - mẫu 9

Bác Hồ đã từng nói rằng: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Thật vậy, trong suốt những năm tháng khói lửa, nhân dân ta không phân biệt già trẻ, gái trai, ai ai cũng tham gia góp sức chống giặc. Trong đó, những người phụ nữ cũng chiến đấu vô cùng anh dũng. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bà Nguyễn Thị Định - nữ tướng duy nhất ở thế kỉ XX của nước ta. Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh năm 1920, là con út trong gia đình có 10 người con ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Bà thường được người dân Bến Tre gọi bằng cái tên thân mật là “cô Ba Định”. Khi tròn 16 tuổi, bà bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Năm 1960, bà được bầu làm Phó Bí thư và sau đó là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre để cùng với những người yêu nước khởi xướng phong trào Đồng Khởi, mở đầu cho cuộc đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang rộng khắp miền Nam. Giai đoạn 1965 - 1974, bà được bầu là Phó Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang quân giải phóng miền Nam. Tháng 4 - 1974, bà được phong quân hàm Thiếu tướng, trở thành nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng. Nữ tướng Nguyễn Thị Định đã sống một cuộc đời trọn vẹn với non sông, đất nước. Cuộc đời dù trải qua nhiều mất mát đau thương nhưng bà đã vượt qua tất cả, luôn sống trọn vẹn nghĩa tình với đồng đội, với nhân dân, hy sinh mọi hạnh phúc riêng tư để lo toan cho hạnh phúc của mọi người.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều Tập 1 và Tập 2 (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên