Chàng trai làng Phù Ủng lớp 4 (trang 51, 52, 53) - Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Chàng trai làng Phù Ủng trang 51, 52, 53 sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2.

Chàng trai làng Phù Ủng lớp 4 (trang 51, 52, 53) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

Nội dung chính Chàng trai làng Phù Ủng:

Văn bản đề cập đến Phạm Ngũ Lão – một danh tướng đời nhà Trần. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn. Khi bị một người lính đi dẹp đường lấy giáo đâm vào đùi, Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi yên và ứng đáp mấy câu về binh thư của Trần Hưng Đạo rất trôi chảy. Nhờ sự kiên trì khổ luyện và tài năng hơn người, ông trở thành vị tướng kiệt xuất và lập được nhiều chiến công.

* Khởi động

Câu hỏi trang 51 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em biết những vị tướng nào trong lịch sử nước ta? Chia sẻ thông tin về một vị tướng em ngưỡng mộ.

Trả lời:

- Những vị tướng trong lịch sử nước ta mà em biết:

+ Ngô Quyền (898 – 944)

+ Lý Thường Kiệt (1019 - 1105)

+ Trần Hưng Đạo (1230 - 1300)

+ Quang Trung (1753 - 1792)

+ Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013)

+ Lê Trọng Tấn (1914 -1986)

+ Nguyễn Chí Thanh (1914 - 1967).....

Quảng cáo

- Trong đó, Ngô Quyền là vị tướng mà em ngưỡng mộ. Ngô Quyền sinh năm 898 và mất năm 944, còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương. Ông là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam.

* Đọc văn bản

Chàng trai làng Phù Ủng

Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời nhà Trần. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, ở làng Phù Ủng. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.

Một hôm, Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đan sọt. Không ngờ, Trần Hưng Đạo đưa quân đi tập trận ngang qua. Quân lính đi trước dẹp đường, chiêng, trống, loa, kèn huyền não, vậy mà chàng trai vẫn mải mê đan sọt không hề hay biết. Một người lính đi dẹp đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy, nhưng chàng vẫn ngồi yên. Đến lúc ngựa của Trần Hưng Đạo đi qua, chàng trai như mới sực tỉnh, vội đứng dậy vái chào. Trần Hưng Đạo hỏi:

Quảng cáo

– Nhà ngươi bị giáo đâm như thế mà không thấy đau sao?

Phạm Ngũ Lão kính cần thưa:"Thưa đức ông, thần mải nghĩ mấy câu trong binh thư nên không biết có quân của đức ông qua đây, xin ngài xá tội.”...

Trần Hưng Đạo hỏi mấy câu về binh thư thì thấy Phạm Ngũ Lão ứng đáp rất trôi chảy. Trần Hưng Đạo cảm mến, biết là hiền tài, sai người lấy thuốc đắp vết thương cho ông rồi mời ông về kinh đô.

Được khổ luyện ở kinh đô, tài năng của Phạm Ngũ Lão dẫn được bộc lộ. Ông trở thành một vị tướng kiệt xuất, lập được nhiều chiến công. Đặc biệt, ông chỉ huy binh sĩ hai lần đánh tan giặc Nguyên. Uy danh của ông khiến kẻ thù vô cùng khiếp sợ và khâm phục. Chúng gọi ông là “viên hổ tướng họ Phạm". Khi đó, ông mới ngoài 30 tuổi.

Về sau, ông còn được giao chỉ huy nhiều trận đánh. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nền được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”.

(Phan Sơn tổng hợp)

Từ ngữ

- Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320): người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, nay thuộc huyện Ấn Thi, tỉnh Hưng Yên.

- Trần Hưng Đạo (1231 – 1300): tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu Hưng Đạo Đại Vương, nhà chính trị, nhà quân sự kiệt xuất thời Trần.

Quảng cáo

- Bình thư: sách viết về quân sự thời cổ.

- Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Câu văn nào nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ?

Trả lời:

Câu văn nói về tài năng của Phạm Ngũ Lão khi còn nhỏ là: “Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn võ song toàn, chí khí khác thường.”

Câu 2 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chuyện gì xảy ra với Phạm Ngũ Lão khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi qua?

Trả lời:

Phạm Ngũ Lão bị một người lính đi dẹp đường tức giận lấy giáo đâm vào đùi, máu chảy khi Trần Hưng Đạo và quân lính đi qua.

Câu 3 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Dựa vào nội dung câu chuyện, tìm thẻ chữ nêu kết quả phù hợp với thẻ chữ nêu nguyên nhân.

Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Câu 4 trang 52 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Phạm Ngũ Lão có những đóng góp gì cho đất nước?

Trả lời:

Phạm Ngũ Lão trở thành một vị tướng kiệt xuất, lập được nhiều chiến công. Ông chỉ huy binh sĩ hai lần đánh tan giặc Nguyên. Uy danh của ông khiến kẻ thù khiếp sợ và khâm phục. Trận đánh nào ông cũng giành chiến thắng nên được gọi là “vị tướng bách chiến bách thắng”.

* Luyện tập theo văn bản đọc

Câu 1 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: “Tài” trong những từ nào dưới đây mang nghĩa “có khả năng hơn người bình thường"?

Trả lời:

Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

“Tài” trong những từ mang nghĩa “có khả năng hơn người bình thường": tài nghệ, tài hoa, tài năng.

Câu 2 trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm nghĩa của từng thành ngữ dưới đây.

Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Trả lời:

Bài 12: Chàng trai làng Phù Ủng Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên