Trắc nghiệm Biện pháp nhân hóa (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 14 câu hỏi trắc nghiệm Biện pháp nhân hóa Tiếng Việt lớp 4 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4.
Trắc nghiệm Biện pháp nhân hóa (có đáp án) - Kết nối tri thức
* Nhận biết:
Câu 1. Đáp án nào nêu đúng định nghĩa về nhân hóa?
A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
B. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
C. Gọi hoặc kể, tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng tự nhiên,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc kể, tả con người, làm cho chúng trở nên gần gũi, sinh động hơn
D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.
Câu 2. Đâu không phải hình ảnh nhân hóa?
A. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
B. Anh mang lá thư, đặt nhẹ vào tay cô gái.
C. Trên cành cao, những chú chim đua nhau hót mừng mùa xuân.
D. Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Câu 3. Có bao nhiêu từ được sử dụng với phép nhân hóa trong câu “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”?
A. 7 danh từ
B. 6 danh từ
C. 9 danh từ
D. 4 danh từ
Câu 4. Đâu là các từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối, đồ vật và loài vật trong câu dưới đây:
Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
A. Cổ thụ; chòm
B. Mãnh liệt; trầm ngâm; nhìn
C. Mãnh liệt
D. Trầm ngâm
Câu 5. Đọc câu ca dao: "Vì mây cho núi lên trời - Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng", sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?
A. Mây - núi, hoa - trăng. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
B. Mây - núi, hoa - trăng. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.
C. Mây - núi, hoa - trăng. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
D. Mây - núi, hoa - trăng. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
Câu 6. Em hãy cho biết có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
A. 4 kiểu
B. 5 kiểu
C. 3 kiểu
D. 6 kiểu
Câu 7. Đọc câu văn sau và cho biết nó được tạo ra bằng cách nào: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, tre hi sinh để bảo vệ con người”?
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
B. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
C. Ẩn dụ tình cảm, nỗi nhớ thương người yêu
D. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
Câu 8. Câu thơ “Những chòm sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”, sự vật nào được nhân hóa? Chúng được nhân hóa bằng cách nào?
A. Chòm sao. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
B. Chòm sao. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
C. Mẹ. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu văn "Chú gà trống dang rộng đôi cánh che chở đàn con" sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh
B. So sánh và Nhân hóa
C. Nhân hóa
D. Không có biện pháp tu từ nào
* Thông hiểu:
Câu 10. Đâu là đáp án không đúng khi nói về tác dụng của phép nhân hóa?
A. Nhân hóa giúp xác định vị thế và vai trò của con người trong đời sống.
B. Sử dụng nhân hóa giúp câu văn thêm sinh động.
C. Nhân hóa khiến sự vật trở nên gần gúi với con người.
D. Thông qua nhân hóa, sự vật được biểu thị cảm xúc, suy nghĩ.
Câu 11. Trong câu văn "Ông mặt trời lấp sau mây ửng hồng", kiểu nhân hóa nào được sử dụng?
A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
B. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
D. Cả A và B đều đúng
Câu 12. Trong câu ca dao "Cái cò đi đón cơn mưa/ Tối tăm mờ mịt ai đưa cò về", kiểu nhân hóa nào được sử dụng?
A. Dùng từ vốn tả người để tả vật
B. Trò chuyện, xưng hô với vật
C. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
D. Ẩn dụ tình cảm, cảm xúc của con người
* Vận dụng:
Câu 13. Cách nhân hóa nào được sử dụng trong câu“ Trên bến cảng tàu mẹ, tàu con nhộn nhịp ra vào bến”?
A. Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật
B. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
C. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 14. Cách nhân hóa nào được sử dụng trong câu: "Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu"?
A. Trò chuyện với vật như với người.
B. Dùng từ chỉ tâm tư, tình cảm của người để chỉ tâm tư tình cảm của vật
C. Dùng từ chỉ người, chỉ hoạt động của người để chỉ vật và hoạt động của vật.
D. Dùng từ gọi tên người để gọi tên vật.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn tưởng tượng
Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 4 Viết: Tìm ý cho đoạn văn tưởng tượng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 4 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
- Giải lớp 4 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 4 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 4 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Bài tập cuối tuần lớp 4 Toán, Tiếng Việt (có đáp án)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Vở bài tập Toán lớp 4 - KNTT
- Giải Tiếng Anh lớp 4 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Family and Friends
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Wonderful World
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 4 Explore Our World
- Giải sgk Đạo đức lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Khoa học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Tin học lớp 4 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ lớp 4 - KNTT