Bài 7: Lộc vừng mùa xuân - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 7: Lộc vừng mùa xuân sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 7.

Bài 7: Lộc vừng mùa xuân - Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Đọc: Lộc vừng mùa xuân

Nội dung chính Lộc vừng mùa xuân:

Bài thơ miêu tả cây lộc vừng. Cây lộc vừng đã có từ rất lâu và có ý nghĩa lịch sử to lớn.

* Khởi động

Câu hỏi (trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Tìm từ ngữ miêu tả cây lộc vừng được vẽ trong bức tranh minh hoạ bài đọc dựa vào gợi ý:

- Gốc

- Thân

- Cành, lá

- Hoa

- ?

Trả lời:

- Gốc xum xuê, màu nâu

- Thân cây to, vững chãi như người lính đứng canh cho một khoảng sân.

- Cành trông mập mạp, chắc khỏe như cánh tay khổng lồ vươn đỡ lá xanh um.

- Lá màu xanh đậm gần bằng bàn tay người lớn.

- Hoa màu đỏ.

Quảng cáo

* Khám phá và luyện tập

Văn bản: Lộc vừng mùa xuân

Ngỡ cùng tuổi với sương mù

Xanh vươn từ thuở hoang vu đất này

Gốc nhoài chín nhánh rồng bay

Sông xa hắt đỏ từng dây lộc vừng.

 

Trải bao giông gió bão bùng

Cây cùng lịch sử soi chung mặt hồ

Tán nhoà trong bóng vua xưa

Dáng nghiêng kính cần như vừa trả gươm.

 

Dây hoa thả những chuỗi cườm

Gốc rêu trầm tích ngùi thơm sẽ sàng

Tưởng đầu mưa nắng, cũ càng

Sắc hoa vẫn toả rỡ ràng sớm nay.

 

Hứng chùm bông phấn bay bay

Lắng nghe hoài niệm đong đầy tuổi thơ

Gió vừa nhắc chuyện ngày xưa

Hồ Gươm dào dạt hoa mưa lộc vừng.

Trương Nam Hương

Lộc vừng: cây thân gỗ, sống lâu năm, hoa màu đỏ, kết thành chùm buông xuống.

Quảng cáo

Lộc vừng mùa xuân lớp 5 (trang 33, 34, 35) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Khổ thơ đầu giới thiệu những gì đặc biệt về cây lộc vừng ở Hồ Gươm?

Trả lời:

- Khổ thơ đầu giới thiệu:

+ Tuổi thọ của cây đã có từ rất lâu rồi.

+ Đặc điểm của cây lộc vừng: gốc rễ chia ra 9 nhánh thân, uốn lượn như rồng, từng dây lộc vừng hắt đỏ được phản chiếu xuống dòng sông.

Câu 2 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Câu thơ sau gợi nhắc đến câu chuyện nào?

Tán nhoà trong bóng vua xưa

Dáng nghiêng kính cần như vừa trả gươm.

Trả lời:

Câu thơ nhắc đến câu chuyện Sự tích Hồ Gươm.

Câu 3 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Hoa lộc vừng được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Trả lời:

Hoa lộc vừng được miêu tả bằng từ ngữ là:

- Thả những chuỗi gươm.

- Sắc hoa tỏa rỡ ràng.

- Chùm bông phấn bay bay.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 34 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Em thích khổ thơ nào trong bài? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích nhất là khổ thơ cuối cùng.

- Vì khổ thơ cuối đã đưa em về những câu chuyện ngày xưa trong không gian của hoa lộc vừng rơi và hồ Gươm nên thơ.

Học thuộc lòng bài thơ.

2. Đọc mở rộng:

Sinh hoạt câu lạc bộ đọc sách

Chủ điểm Giữ mãi màu xanh

(a) Tìm đọc bản tin:

Gợi ý:

Lộc vừng mùa xuân lớp 5 (trang 33, 34, 35) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

(b) Ghi chép và trang trí Nhật kí đọc sách:

Lộc vừng mùa xuân lớp 5 (trang 33, 34, 35) | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

c. Cùng bạn chia sẻ:

– Bản tin đã đọc.

– Nhật kí đọc sách.

– Hình thức trình bày bản tin.

- ?

d. Thi “Phát thanh viên nhí": Đọc và bày tỏ suy nghĩ sau khi đọc bản tin.

e. Ghi chép những thông tin chính về một bản tin được bạn chia sẻ.

Trả lời:

Em tìm đọc bản tin theo gợi ý và hoàn thành yêu cầu.

Luyện từ và câu: Luyện tập về cách nối các vế trong câu ghép

Câu 1 (trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc các câu ghép sau và thực hiện yêu cầu:

a. Trời càng rét, thông càng xanh.

Ma Văn Kháng

b. Thuyền chưa cập bến, dân làng đã ùa ra đón.

Minh Tâm

c. Mặt trời vừa lên, nắng đã lấp lánh trên những con sóng.

Hồng Hoa

d. Tàu chạy đến đâu, đàn cá heo bơi theo đến đó.

Hữu Long

– Xác định các vế câu của mỗi câu ghép,

– Chỉ ra cặp từ hô ứng được sử dụng để nối các về câu trong mỗi câu.

Trả lời:

- Xác định vế câu:

a. Vế 1: trời càng rét

Vế 2: thông càng xanh

b. Vế 1: Thuyền chưa cập bến

Vế 2: dân làng đã ùa ra đón.

c. Vế 1: Mặt trời vừa lên

Vế 2: nắng đã lấp lánh trên những con sóng.

d. Vế 1: Tàu chạy đến đâu

Vế 2: đàn cá heo bơi theo đến đó.

- Cặp từ hô ứng:

a. ….càng….càng….

b. ….chưa….đã….

c. ….vừa….đã…..

d. ….đến đâu….đến đó….

Câu 2 (trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chọn cặp từ hô ứng phù hợp trong khung thay cho hai ô trong mỗi câu sau:

- ……vừa ... đã ....

- ….càng…..càng…..

- ... bao nhiêu ... bấy nhiêu

- …..đâu…..đó….

a. Trời □ về chiều, nắng □ sẫm lại.

b. Trời nắng gắt □ , muối khô nhanh □.

c. Gió thổi về □ , mây dạt về hướng □.

d. Trời □ rạng sáng, bà con □ ra đồng gặt lúa.

Trả lời:

a. Trời càng về chiều, nắng càng sẫm lại.

b. Trời nắng gắt bao nhiêu, muối khô nhanh bấy nhiêu.

c. Gió thổi về đâu, mây dạt về hướng đó.

d. Trời vừa rạng sáng, bà con đã ra đồng gặt lúa.

Câu 3 (trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đặt 1 – 2 câu cho mỗi trường hợp sau:

a. Câu có sử dụng cặp từ hô ứng “... càng ... càng ...” để nói về sự thay đổi của cảnh vật vào một buổi trong ngày.

b. Câu có sử dụng cặp từ hô ứng “... vừa ... đã ..." để nói về sự thay đổi của cảnh vật vào một mùa trong năm.

Trả lời:

a. Trời càng về đêm, không gian càng tĩnh mịch.

b. Mùa xuân vừa qua, mùa hạ đã tới rồi.

Viết: Viết bài văn tả người (Bài viết số 1)

Đề bài: Viết bài văn tả một người thân trong gia đình em.

Câu 1 (trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết bài văn dựa vào dàn ý đã lập ở bài tập 1 trang 20, 21.

Lưu ý:

Mở bài: Chọn một trong hai cách:

- Mở bài trực tiếp

- Mở bài gián tiếp

Thân bài

Tả người thân theo một trình tự hợp lý

1. Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật về ngoại hình của người thân

- Khuôn mặt

- Mái tóc

- Dáng đi

- ?

2. Chọn tả một vài đặc điểm nổi bật về tính tình, hoạt động thể hiện sự gắn bó với em:

+ Làm vườn

+ Đọc sách

+ Nấu cơm

+ ?

– Sử dụng từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc, hoạt động, tinh tình,....

– Sử dụng biện pháp so sánh.

Kết bài: Chọn một trong hai cách:

- Kết bài không mở rộng

- Kết bài mở rộng

Trả lời:

“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi. Và mẹ em chỉ có một trên đời”. Dòng nhạc tràn ngập cảm xúc khiến lòng em bồi hồi, lắng đọng suy tư về người mẹ yêu quý của mình. Trong gia đình, không ai được em quý trọng hơn mẹ, người mang lại sự ấm áp, hạnh phúc và tình yêu cho cả gia đình. Em yêu mẹ biết bao!

Mẹ em đã vượt qua tuổi ba mươi. Mẹ có thân hình nhỏ nhắn nhưng vẫn cao ráo. Gương mặt trái xoan của mẹ em thể hiện sự hiền lành và hồn nhiên. Khuôn mặt của mẹ đã trải qua nhiều năm tháng, dấu tích của thời gian và cuộc sống gia đình em. Mái tóc đen mượt của mẹ luôn được búi gọn gàng, tạo nên một vẻ ngoài duyên dáng. Mái tóc luôn lan tỏa hương thơm của đinh hương và bồ kết. Vì mẹ em tuân thủ phong cách truyền thống, nên không sử dụng các loại dầu gội đầu hiện đại. Đôi bàn tay gầy gò của mẹ, mặc dù nhỏ nhắn, nhưng luôn âu yếm và chăm sóc cho em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Em thích nhất là nhìn thấy nụ cười của mẹ. Nụ cười ấy tỏa sáng như ánh bình minh, khiến em cảm thấy hạnh phúc mãi trong lòng.

Mẹ em luôn yêu thương và chăm sóc gia đình em một cách tỉ mỉ. Đôi bàn tay gầy gò của mẹ luôn chuẩn bị những bữa ăn dinh dưỡng, đầy đủ năng lượng cho ba bố con em làm việc và học tập. Mẹ là người chăm sóc, giữ gìn hạnh phúc cho tổ ấm gia đình. Mẹ không chỉ hiền lành mà còn nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái. Mẹ không bao giờ chiều chuộng quá mức, mà luôn dạy bảo em về cách ứng xử và đạo đức con người.

Mẹ là người em yêu quý và kính trọng nhất. Em hứa sẽ cố gắng học tập chăm chỉ để mẹ luôn được hạnh phúc, không phải lo lắng hay buồn bã vì con cái.

Câu 2 (trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện bài đã viết.

Trả lời:

Em đọc lại, chỉnh sửa và hoàn thiện bài đã viết.

* Vận dụng

Câu hỏi (trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Chia sẻ với người thân một vài thông tin thú vị về cây lộc vừng chín gốc ở Hồ Gươm.

Trả lời:

Với những người sống lâu năm ở phố Đinh Tiên Hoàng, Hồ Hoàn Kiếm, Lò Sũ... ở gần cái cây chín gốc ấy nhất, trong mắt họ, trong suy nghĩ của họ, đó là chứng nhân lịch sử quen thuộc gần gũi như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Mỗi năm cây lộc vừng nở hoa hai lần vào đầu mùa hạ và cuối mùa thu. Thời điểm đẹp nhất để ngắm hoa lộc vừng là vào ban đêm. Sáng hôm sau hoa sẽ rụng xuống trải thảm dưới gốc cây hoặc cánh hoa nổi bồng bềnh trên mặt hồ.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên