Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Ôn tập giữa học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài Ôn tập giữa học kì 2.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 1

Câu 1 (trang 78 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Bắt thăm, đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Tháng Năm

Tháng Năm cánh diều no gió

Vút cao đến giữa tầng không

Ve kêu râm ran lối nhỏ

Gọi bông hoa phượng rực hồng.

 

Tháng Năm bước vào mùa gặt

Rơm phơi lấp cả đường làng

Mồ hôi ướt đầm vai áo

Uớt sang cả hạt thóc vàng.

 

Tháng Năm chim kêu ngoài bãi

Cá bơi rợp phía mặt sông

Hạt ngô vừa tra xuống đất

Qua đêm đã nảy xanh mầm.

Quảng cáo

Tháng Nam cất tiếng thì thầm

Rủ nhau sánh vai mùa hạ

Dấu chân thênh thang đến lạ

Bàn tay ắp nắng xoè ra.

 

Xoè ra thêm nụ, thêm hoa

Xoè ra cào cào, muồm muỗm

Xoè ra chú dế cánh mềm

Trái ra mắt tròn thơm lựng....

 

Tháng Năm toả bừng mây trắng

Làm ô che nắng học bài

Rạng ngời bao nhiều trang sách

Cùng em mở cửa tương lai.

Đoàn Văn Mặt

Quảng cáo

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 1 trang 78, 79 lớp 5 Chân trời sáng tạo | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 1 trang 78, 79 lớp 5 Chân trời sáng tạo | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Ý 1 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn từ đầu đến "ắp nắng xoè ra" và trả lời câu hỏi:

Tháng Năm có những gì đẹp?

Trả lời:

Trong Tháng Năm, có cánh diều vút cao giữa bầu trời, tiếng ve râm ran trên những con đường nhỏ, và bông hoa phượng rực hồng. Đó là những hình ảnh đẹp của mùa xuân.

Ý 2 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn từ đầu đến “ắp nắng xoè ra" và trả lời câu hỏi:

Cảnh vật và con người trong đoạn thơ được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Quảng cáo

Trả lời:

Trong đoạn thơ, cảnh vật và con người được tả bằng những hình ảnh tự nhiên và sinh động như cánh diều, ve kêu, bông hoa phượng, rơm phơi, mồ hôi, hạt ngô, chim, cá, và bàn tay.

Ý 3 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn từ “Tháng Năm chim kêu ngoài bãi” đến hết và trả lời câu hỏi:

Hình ảnh bàn tay xoè ra có những gì đáng yêu? Vì sao?

Trả lời:

Hình ảnh bàn tay xoè ra trong Tháng Năm làm cho người đọc cảm thấy đáng yêu bởi nó tượng trưng cho sự chăm sóc, sự chân thành và sự mở cửa tương lai. Bàn tay xoè ra còn là biểu tượng của sự sẵn sàng chia sẻ và hỗ trợ.

Ý 4 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn từ “Tháng Năm chim kêu ngoài bãi” đến hết và trả lời câu hỏi:

Khổ thơ cuối bài nói lên điều gì?

Trả lời:

Khổ thơ cuối bài thể hiện sự tươi sáng và hy vọng cho tương lai, khi nhắc đến việc mở cửa tương lai cùng em. Đó là lời kết thúc lạc quan, khích lệ và đầy hy vọng.

Câu 2 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Trao đổi với bạn:

a. Những hình ảnh trong bài thơ mà em thích.

b. Tác dụng của việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ.

Trả lời:

a. Mình thích hình ảnh của cánh diều vút cao giữa tầng không và bông hoa phượng rực hồng. Chúng mang đến một cảm giác tự do và sự sống động của mùa xuân.

b. Việc sử dụng điệp từ và điệp ngữ trong bài thơ tạo ra những hình ảnh sâu sắc và mạnh mẽ, giúp tạo nên không khí và cảm xúc của mùa xuân. Đồng thời, chúng cũng truyền đạt những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và tình yêu thiên nhiên.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 2

Câu 1 (trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

(1) Đêm nay, sư đoàn vượt sông Đà Rằng để tiến về giải phóng vùng đồng bằng ven biển Phú Yên. (2) Trắng đang lên, mặt sông lắp loá ánh vàng. (3) Núi Trùm Cát dựng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghiêm, trầm mặc. (4) Dưới ánh trắng, dòng sông sáng rực lên và những con sóng nhỏ lăn tăn, gợn đều, mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. (5) Sau một ngày ồn ào náo động, đêm đang lắng dần, không gian như loãng ra, thắm đượm hơi sương, thoảng chút ngọt ngào của hương cây, hương có.

Theo Khuất Quang Thụy

a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu.

b. Xếp các câu trong đoạn văn vào hai nhóm:

Câu ghép

Câu đơn

c. Chỉ ra cách nối các vế câu trong mỗi câu ghép tìm được.

Trả lời:

a. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu:

Câu

Chủ ngữ

Vị ngữ

(1)

sư đoàn

vượt sông Đà Rằng để tiến về giải phóng vùng đồng bằng ven biển Phú Yên.

(2)

Trăng

mặt sông

đang lên.

Lấp loá ánh vàng.

(3)

Núi Trùm Cát

dựng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghiêm, trầm mặc.

(4)

dòng sông

những con sóng nhỏ

sáng rực lên,

lăn tăn, gợn đều, mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

(5)

Đêm

không gian

đang lắng dần,

như loãng ra, thắm đượm hơi sương, thoảng chút ngọt ngào của hương cây, hương cỏ.

 

b. Xếp các câu trong đoạn văn vào hai nhóm:

Câu đơn:

(1) Đêm nay, sư đoàn vượt sông Đà Rằng để tiến về giải phóng vùng đồng bằng ven biển Phú Yên.

(3) Núi Trùm Cát dựng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghiêm, trầm mặc.

Câu ghép:

(2) Trắng đang lên, mặt sông lắp loá ánh vàng.

(4) Dưới ánh trắng, dòng sông sáng rực lên và những con sóng nhỏ lăn tăn, gợn đều, mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát.

(5) Sau một ngày ồn ào náo động, đêm đang lắng dần, không gian như loãng ra, thắm đượm hơi sương, thoảng chút ngọt ngào của hương cây, hương có.

c. Cách nối các vế câu trong mỗi câu ghép:

Trong câu ghép (2), sử dụng dấu phẩy.

Trong câu ghép (4), sử dụng kết từ “và”.

Trong câu ghép (5), sử dụng dấu phẩy.

Câu 2 (trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thực hiện yêu cầu:

a. Dựa vào nội dung bài đọc "Tháng Năm”, đặt câu ghép theo từng yêu cầu sau:

- Nói về sự thay đổi của cảnh vật vào tháng Năm.

- Nói về ý nghĩa của tháng Năm đối với bạn nhỏ.

b. Các vế câu trong mỗi câu ghép ở bài tập a được nối với nhau bằng cách nào?

Trả lời:

a.

- Trong tháng Năm, cảnh vật trải qua sự biến đổi đầy phong phú, hoa phượng nở rộ, cánh đồng ruộng mênh mông bước vào mùa gặt.

- Với bạn nhỏ, tháng Năm không chỉ là thời gian để tham gia vào những hoạt động ngoại khoá mà nó còn là cơ hội để khám phá và tận hưởng vẻ đẹp của thiên nhiên, từ việc bay cánh diều đến việc hái hoa phượng.

b.

- Sử dụng dấu phấy.

- Sử dụng cặp kế từ: …không những… mà còn…

Câu 3 (trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) nói về cuộc sống thanh bình ở quê hương em, trong đó có ít nhất một câu ghép.

Trả lời:

Cuộc sống ở quê hương em trôi qua êm đềm và an lành. Mỗi buổi sáng, làn sương mờ dần trên cánh đồng, người dân bắt đầu ngày mới với công việc ruộng vườn. Họ ra đồng cày cấy, lên nương làm rẫy,…. Trên mặt ai cũng nở nụ cườ tơi. Đấy là lúc mà thời gian trôi qua chậm rãi, mỗi khoảnh khắc đều tràn ngập hương vị của quê hương.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 3

Câu 1 (trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Xác định và nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau:

a.

Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,

Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.

Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!

Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.

Lê Anh Xuân

b. Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một con mua tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hay hấy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhưng hiếm quý.

Nguyễn Phan Hách

Trả lời:

a. Trong đoạn thơ này, điệp từ và điệp ngữ được sử dụng để tăng cường sự tôn vinh và tình cảm sâu sắc đối với Việt Nam. Điệp từ "Việt Nam" được lặp lại nhiều lần để tăng cường tính khẩn cấp và tình cảm, làm nổi bật sự gắn kết với quê hương. Điệp ngữ "Việt Nam ơi" thể hiện sự kính trọng và tôn vinh đối với quê hương, nhấn mạnh vào mối liên kết sâu sắc giữa người viết và đất nước.

b. Trong đoạn văn này, điệp từ "thoắt cái" được sử dụng để tạo ra một hình ảnh đột ngột, phản ánh sự thay đổi nhanh chóng trong phong cảnh.

Câu 2 (trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Nêu tác dụng của các dấu gạch ngang trong mỗi đoạn văn sau:

a. Trong không gian rộn rã sắc màu, một nhành thạch thảo vừa kết nụ, khoẻ khoắn vươn lên. Bông thạch thảo tim tím xoè cánh nhỏ xinh, cất tiếng náo nức:

– Chào các bạn!

Các loài hoa vui vẻ đáp lời:

– Chào mừng thạch thảo nở hoa!

Mai Yến Thư

b. Bài đọc “Những con mắt của biển" giới thiệu ba ngọn hải đăng ở nước ta:

– Hải đăng Đại Lãnh – còn gọi là hải đăng Mũi Điện – ở tỉnh Phú Yên;

– Hải đăng Kê Gà ở tỉnh Bình Thuận;

– Hải đăng Vũng Tàu ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hà Hạnh

Trả lời:

a. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

Nối các từ ngữ trong một liên danh.

Câu 3 (trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Thực hiện một trong hai yêu cầu sau:

a. Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) về một loài cây hoặc một loài hoa mà em thích, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

b. Viết đoạn văn (từ 4 đến 5 câu) bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngũ.

Trả lời:

Em rất thích loài hoa hướng dương - một biểu tượng của sự lạc quan và sức sống mạnh mẽ. Những đóa hoa vòng tròn to lớn của nó luôn hướng về phía mặt trời, tượng trưng cho sự lạc quan và hy vọng trong cuộc sống. Lá xanh mướt của cây hướng dương tạo nên một bức màn mát dịu bảo vệ cho những đóa hoa nở rộ. Khi nhìn thấy những dòng cánh hoa vàng rực nắng, em luôn cảm thấy được truyền động lực và niềm vui. Đối với em, mỗi cánh hoa hướng dương đều là một biểu hiện của sức mạnh và ý chí sống mãnh liệt.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 4

Đề bài (trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc về một ngày hội được tổ chức ở trường em.

Gợi ý:

Câu mở đầu: Giới thiệu và nêu cảm xúc khi được tham gia ngày hội.

- Hội diễn văn nghệ

- Hội khoẻ Phù Đổng

- Ngày hội đọc sách

Các câu tiếp theo:

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của em:

+ Về các hoạt động diễn ra trong ngày hội.

+ Về công việc, thái độ của mọi người khi tham gia ngày hội.

+?

Câu kết thúc:

– Khẳng định ý nghĩa của ngày hội đối với học sinh.

– Bày tỏ suy nghĩ hoặc mong muốn sau khi tham gia ngày hội.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 4 trang 81 lớp 5 Chân trời sáng tạo | Chân trời sáng tạo Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Ngày 20/ 11 vừa qua, em đã tham gia buổi mít tinh tri ân các thầy cô ở trường tiểu học. Trong buổi mít tinh, có rất nhiều những tiết mục văn nghệ hay như: múa, hát về chủ đề mái trường và thầy cô. Sau buổi lễ mít tinh, chúng em đã tặng thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm và chúc các thầy cô những lời chúc tốt đẹp. Buổi mít tinh kỉ niệm ngày 20/11 giúp chúng em thêm biết ơn công lao dạy dỗ của các thầy cô.

Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 5

Đề bài (trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2): Viết bài văn tả một thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quý.

Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu thầy giáo hoặc cô giáo:

Tên

Môn hoặc lớp dạy

Ấn tượng

?

Thân bài

Tả thầy giáo hoặc cô giáo:

1. Ngoại hình:

– Quan sát thầy giáo hoặc cô giáo để chọn những đặc điểm nổi bật về ngoại hình:

+ Dáng người

+ Khuôn mặt

+ Đôi mắt

+ ?

– Sử dụng từ ngữ gợi tả.

– Sử dụng hình ảnh so sánh. sáng tạo

-?

2. Tính tình, hoạt động hoặc thói quen:

Nhớ lại những việc làm của thầy giáo hoặc cô giáo để chọn tả:

– Hoạt động quen thuộc:

+ Đọc bài

+ Giảng bài

+ Chấm bài

+ ?

– Sự quan tâm, chăm sóc học sinh:

+ Khi có bạn học tập, rèn luyện tốt.

+ Khi có bạn bị ốm.

+ Khi có bạn không hiểu bài.

– Ấn tượng đặc biệt đối với em:

+ Lời nói

+ Kỉ niệm

+ Cử chỉ

+ ?

Kết bài

Suy nghĩ, cảm xúc của em với thầy giáo hoặc cô giáo:

- Tình cảm của em đối với thầy giáo hoặc cô giáo.

- Mong ước của em.

- ?

Trả lời:

Trong con thuyền cập bến tri thức, cô giáo là người vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người học sinh. Trong những năm tháng học tiểu học có lẽ người cô khiến em ấn tượng nhất đó là cô Hoàn. Cô Hoàn là người đã giúp năm học cuối cấp của em trở nên hạnh phúc và tràn ngập tiếng cười.

Cô của em năm nay đã ngoài 50 tuổi nhưng cô trông trẻ hơn tuổi rất nhiều. Hồi đầu năm, nếu cô không giới thiệu rằng mình đã ngoài 50 em còn nghĩ cô mới chỉ 40 thôi. Cô là một người giáo viên chủ nhiệm lớp 5 xuất sắc vì cô luôn được tuyên dương về cách dạy của mình . Dáng hình của cô rất cân đối và nhỏ gọn. Khuôn mặt của cô đầy đặn, mái tóc được cắt ngắn rồi uốn cụp và ôm gọn vào khuôn mặt. Làn da cô trắng hồng, trông rất khỏe khoắn. Đôi mắt đen láy dịu hiền của cô như biết nói biết cười. Nụ cười cô Hoàn tươi xinh, rạng rỡ như ánh nắng ban mai. Giọng nói cô trầm bổng và dịu dàng, mỗi khi giảng bài, giọng nói đó cất lên khiến em luôn chăm chú lắng nghe lời cô nói. Đôi bàn tay cô mềm mại và vẫn còn vương lại vài bụi phấn nhỏ trên tay sau những giờ học. Trang phục của cô là những bộ váy dài qua đầu gối có màu sắc tươi sáng. Cô là người có tính cách hiền dịu. Cô luôn cư xử với mọi người như những người cha người mẹ đối xử với con cái mình vậy. Cô luôn giúp đỡ và giảng lại bài cho những bạn không hiểu rõ bài trên lớp. Hằng ngày, mỗi tiết học cô mang đến cho bọn em những kiến thức hay ho và bổ ích nên các giờ học cả lớp luôn tích cực giơ tay phát biểu để xây dựng bài. Em cũng là người vốn sợ môn toán nhưng cô giảng dạy rất ân cần và dễ hiểu nên em rất thích học giờ toán của cô.

Em rất yêu quý cô. Em mong rằng, cô sẽ luôn giúp đỡ em và các bạn trong học tập tận tình như này. Dù mai sau có ra trường thì em vẫn sẽ mãi nhớ đến công ơn dạy của cô.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên