Bài 11: Hương cốm mùa thu - Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Lời giải Tiếng Việt lớp 5 Bài 11: Hương cốm mùa thu sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 Bài 11.

Bài 11: Hương cốm mùa thu Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Đọc: Hương cốm mùa thu

Nội dung chính Hương cốm mùa thu:Mùa cốm đến làm biết bao tâm hồn người thổn thức. Hạt cốm quý và thơm thảo từ khi nó được gieo trồng tới khi gặt hái được; đích thực là món quà trứ danh của thủ đô Hà Nội.

Câu hỏi trang 53 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chơi trò chơi: Tiếp sức.

Kể tên những món ăn được làm từ lúa gạo.

Trả lời:

Những món ăn được làm từ lúa gạo: bánh bò, bánh cannh, bánh đúc, bánh phở, bánh tráng, bánh chưng, xôi, cơm,…

Văn bản: Hương cốm mùa thu

Tháng Chín heo may về phố

Dắt theo hương cốm vào thu

Sớm nay xôn xao ô cửa

Gió thơm vừa ghé – ô kìa!

 

Gió kể: Ngày xưa hạt thóc

Trời đem gieo tặng nhà nông

Sớm khuya mồ hôi đổ xuống

Đợi mùa cây lúa trĩu bông!

Quảng cáo

Hạt lúa tròn căng hơi sữa

Thảo thơm dâng tặng cho đời

Tay me, tay ba sàng sẩy

Cốm mang hồn đất, hồn người.

 

Em thấy màu vàng của nắng

Em thấy màu xanh của trời

Em thấy màu nâu của đất

Ủ trong hạt cốm xanh ngời!

 

Tháng Chín bước chân ra phố

Tay lùa từng ngón gió thơm

Hồ Gươm chớp đôi mắt biếc

Nhắc mùa hương cốm vừa lên!

(Bảo Ngọc)

Quảng cáo

Hương cốm mùa thu lớp 5 (trang 53, 54) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

* Trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm trong khổ thơ thứ nhất những chi tiết nói về khung cảnh thiên nhiên và cảm xúc của con người khi mùa cốm đến.

Trả lời:

Trong khổ thơ thứ nhất:

+ Những chi tiết nói về khung cảnh thiên nhiên khi mùa cốm đến: heo may về, gió ghé. 

+ Những chi tiết nói về cảm xúc của con người khi mùa cốm đến: sớm nay xôn xao, ghé, ô kìa.

Quảng cáo

 Câu 2 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào sơ đồ dưới đây, kể lại hành trình làm ra hạt cốm theo lời của gió.

Hương cốm mùa thu lớp 5 (trang 53, 54) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Theo lời gió, hành trình làm ra hạt cốm là:

1. Trời gieo tặng nhà nông những hạt thóc giống.

2. Sớm khuya mồ hôi đổ xuống đồng, gieo hạt thóc giống vất vả.

3. Sau bao ngày được chăm bẵm, những cây lúa trổ bông nặng trĩu xuống.

4. Mẹ và bà sàng sảy những hạt thóc, lúa.

5. Thu về được những đâu là cốm thơm từ công sức con người và công nuôi lớn của đất.

Câu 3 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Cách tả màu sắc của hạt cốm cho thấy bạn nhỏ cảm nhận thế nào về món quà kì diệu của mùa thu?

Trả lời:

Cách tả màu sắc của hạt cốm cho thấy bạn nhỏ cảm nhận về món quà kì diệu của mùa thu rất tự nhiên, bình dị. Những màu sắc đều là những sắc đơn giản, dễ thấy, từ xung quanh cuộc sống. Cho thấy bạn nhỏ yêu quê hương, yêu những nét giản đơn bình thường mà trân trọng những gì cuộc sống mang lại.

Câu 4 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chi tiết nào cho thấy cốm là thức quà đặc trưng của Hà Nội?

Trả lời:

Chi tiết cho thấy cốm là thức quà đặc trưng của Hà Nội là: Hồ Gươm chớp đôi mắt biếc, nhắc mùa hương cốm vừa lên.

Câu 5 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Em cảm nhận được điều gì về tình cảm của tác giả đối với hương cốm trong mùa thu Hà Nội?

Trả lời:

Em cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với hương cốm trong mùa thu Hà Nội: tác giả trân trọng và tự hào với cốm Hà Nội. Tác giả hiểu được kết tinh cho hạt cốm là những vẻ đẹp của con người, của thiên nhiên mang lại mà có được.

* Học thuộc lòng bài thơ.

Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ nối

Câu 1 trang 54 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

(Theo Vân Long)

a. Nhận xét về vị trí của các từ ngữ in đậm trong câu.

b. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó trong đoạn văn.

Trả lời:

a. Những từ ngữ in đậm trong câu được đặt ở đầu mỗi câu.

b. Tác dụng của những từ ngữ đó trong đoạn văn: giúp liên kết các câu trong đoạn văn, làm cho người đọc cảm thấy đoạn văn liền mạch, trôi chảy và dễ hiểu nội dung đoạn văn.

Câu 2 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Chọn từ ngữ (cuối cùng, tiếp theo, sau đó, đầu tiên) thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.

(1) Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. (2)Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5, người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. (3) Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5, họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. (4) Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5, hạt lúa được rang và giã thành cốm. (5) Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5, người ta sàng sảy cốm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.

(Theo Ngọc Hà)

Trả lời:

(1) Quy trình làm cốm gồm nhiều công đoạn. (2) Đầu tiên, người ta gặt lúa non về để tuốt và lấy hạt. (3) Tiếp theo, họ đãi lúa qua nước để loại bỏ các hạt lép. (4) Sau đó, hạt lúa được rang và giã thành cốm. (5) Cuối cùng, người ta sàng sảy cốm thật kĩ và để trong những chiếc thúng nhỏ lót lá sen.

(Theo Ngọc Hà)

Ghi nhớ

Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng một kết từ hoặc từ ngữ có tác dụng nối (gọi chung là từ ngữ nối) như: rồi, nhưng, vì thế, thứ nhất, thứ hai, trái lại, ngoài ra, bên cạnh đó, đầu tiên, sau đó, tiếp theo, cuối cùng,... Từ ngữ nối thường đứng ở đầu câu.

Câu 3 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Tìm các từ ngữ nối thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu.

a. Ở miền Bắc, Tết đến, hoa đào nở rộ. Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5 ở miền Nam, khi Tết về, hoa mai khoe sắc.

b. Đến Huế, du khách thích được ngắm cảnh trên sông Hương. Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5, mọi người còn mong muốn được thưởng thức ẩm thực Huế.

c. Nhiều người thích cốm làng Vòng vì nhiều lí do. Thứ nhất, cốm ở đây rất ngon. Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5, cốm còn là hình ảnh gợi liên tưởng đến mùa thu Hà Nội.

d. Đi du lịch ở miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn như: chèo xuồng ba lá, đi cầu khỉ, thăm các chợ nổi. Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5, du khách còn có thể thoả thích hái trái cây khi ghé thăm các miệt vườn.

Trả lời:

a. Ở miền Bắc, Tết đến, hoa đào nở rộ. Còn ở miền Nam, khi Tết về, hoa mai khoe sắc.

b. Đến Huế, du khách thích được ngắm cảnh trên sông Hương. Ngoài ra, mọi người còn mong muốn được thưởng thức ẩm thực Huế.

c. Nhiều người thích cốm làng Vòng vì nhiều lí do. Thứ nhất, cốm ở đây rất ngon. Thứ hai, cốm còn là hình ảnh gợi liên tưởng đến mùa thu Hà Nội.

d. Đi du lịch ở miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn như: chèo xuồng ba lá, đi cầu khỉ, thăm các chợ nổi. Không chỉ vậy, du khách còn có thể thoả thích hái trái cây khi ghé thăm các miệt vườn.

Câu 4 trang 55 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Viết đoạn văn (3 – 5 câu) về một địa điểm du lịch hoặc khu di tích lịch sử mà em biết, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.

Luyện từ và câu lớp 5 trang 54, 55 (Liên kết câu bằng từ ngữ nối) | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

Khu di tích lịch sử em từng ghé thăm gần đây là Nhà tù Hoả Lò. Đây là nơi giam giữ và cầm tù những chiến sĩ cách mạng nổi tiếng của dân tộc, những người có mong muốn giải phóng áp bức bóc lột, cứu lấy tự do dân tộc Việt Nam như: Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Lương Bằng. Vì thế, để hiểu được những gian khổ người lính cách mạng xưa phải chịu, các bạn hãy ghé thăm đến Nhà tù Hoả Lò. 

Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc

Chọn một trong những đề dưới đây:

Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.

Đề 2: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em.

Đề 3 Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.

Câu 1 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Dựa vào các ý đã tìm được trong hoạt động Viết ở Bài 10, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc trang 56 lớp 5 | Kết nối tri thức Giải Tiếng Việt lớp 5

Trả lời:

* Đề 1: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.>

Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một lễ hội của quê hương.

Một lễ hội em được xem để lại cho em nhiều cảm xúc là lễ hội chọi gà tại quê của em. Lễ hội rất đặc biệt vì được diễn ra thoải mái ở nhiều nơi, có thể là một bãi đất rộng, một góc đường chứ không cần một sân khấu, những chuẩn bị cầu kì như mọi lễ hội khác. Hoạt động diễn ra trong lễ hội chọi gà là hai con gà chọi sẽ chọi, đấu với nhau, xem con gà nào mổ, đạp khoẻ hơn. Những người có gà chọi trong làng đều có thể đến tham gia, mọi người ai muốn đều có thể tới xem. Lễ hội là một hoạt động ý nghĩa để gắn kết tình làng nghĩa xóm, những người có cùng đam mê với lễ hội chọi gà. Em đã được biết thêm một lễ hội, để lại trong em nhiều ấn tượng với hoạt động chọi gà thú vị và hấp dẫn.  

* Đề 2: Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một buổi hoạt động ngoại khoá của trường hoặc lớp em.

Trường em tổ chức một hoạt động ngoại khoá hấp dẫn trong một buổi chào cờ tuần trước, các chú công an về trường hướng dẫn chúng em cách sơ cứu người khi bị đuối nước. Hoạt động này làm các bạn học sinh toàn trường háo hức, hưởng ứng rất nhiệt tình với những câu hỏi được đưa ra. Những lúc chú công an lấy tay nén vào ngực, hô hấp nhân tạo với búp bê, chúng em chăm chú theo dõi. Đó là các bước cơ bản để giúp một người đuối nước có thể đẩy nước ra ngoài, lấy lại sự thở được. Sau đó có ba bạn học sinh may mắn được trực tiếp thử nghiệm cho toàn trường xem. Các bạn hồi hộp, lo lắng nhưng vẫn thực hành được dưới sự hướng dẫn của người lớn. Qua hoạt động ngoại khoá này, chúng em đã biết thêm một kĩ năng quan trọng để giúp tránh đuối nước, cấp cứu người khác khỏi thời gian nguy hiểm. Hi vọng chúng em được theo dõi thêm nhiều hoạt động ngoại khoá bổ ích hơn nữa.

* Đề 3 Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.>

Tìm ý cho bài viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.

Gói bánh chưng là hoạt động truyền thống hàng năm mà gia đình em đều thực hiện. Cả gia đình quây quần lại về nhà ông bà ngoại, gói bánh vào những ngày 27, 28 âm lịch. Gói bánh chưng giữa những ngày cận Tết, quây quần cùng mọi người ở nhà làm em thấy háo hức và vui lắm. Mỗi người một việc, ông thì chẻ lạt; bà thì lau lá, cắt lá; bố và mẹ, cậu mợ cùng nhau đổ khuôn gói bánh; em và mấy đứa nhỏ cùng nhau háo hức theo dõi, xếp bánh gọn gàng một chỗ. Mọi người trò chuyện, kể biết bao nhiêu chuyện hàng ngày rồi cùng vui, cùng ca cho quên đi thời gian gói bánh. Phải mất tới cả buổi sáng, mọi người mới có thể gói hết 50 cái bánh chưng. Thật là một con số ấn tượng. Công đoạn còn lại chỉ còn chờ nấu bánh và trông bánh, vớt bánh nữa thôi! Gói bánh chưng thể hiện tiếp nối truyền thống, văn hoá cổ truyền của dân tộc, không quên phong tục, văn hoá của nước mình. Em sẽ tiếp tục noi gương, cùng gìn giữ văn hoá đẹp của dân tộc như gia đình mình.

Câu 2 trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.

a. Tự nhận xét bài làm của em theo những yêu cầu dưới đây:

– Giới thiệu được sự việc và nêu ấn tượng chung về sự việc.

– Thể hiện được tình cảm, cảm xúc về khung cảnh, hoạt động, người tham gia,... sự việc.

– Sử dụng từ ngữ phong phú, câu văn đúng và hay.

b. Chỉnh sửa lỗi (nếu có).

Trả lời:

Em đọc soát và chỉnh sửa bài viết của mình theo các gợi ý, yêu cầu bài đã cho, chỉnh sửa lỗi (nếu có).

* Vận dụng

Câu hỏi trang 56 sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 2: Trao đổi với người thân về một hoạt động của lớp hoặc của trường đã để lại cho em nhiều cảm xúc.

Trả lời:

Một hoạt động của lớp hoặc của trường đã để lại cho em nhiều cảm xúc: Lớp em tổ chức một chuyến đi tới công viên khoa học. Tại đây, chúng em được tham quan rất nhiều khu vực: bảo tàng bướm, học cách sơ cứu người chết đuối, trải nghiệm làm chú thợ điện lắp mạch điện, tự làm quạt, hương, con rối dây gỗ, thuyền bằng nan tre vót,… Em cảm thấy trong trường học ít có cơ hội được học tập thực tế, trải nghiệm như vậy. Đó là một hoạt động khó quên trong em.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên