10+ Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ lớp 5 (hay nhất)

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ lớp 5 hay nhất với dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ lớp 5 (hay nhất)

Quảng cáo

I. Dàn ý chung đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ

- Bố cục của đoạn văn:

+ Mở đầu: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và ấn tượng của em về bài thơ.

+ Triển khai: Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ (từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, nội dung, ý nghĩa,…) và biểu lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

+ Kết thúc: Nhấn mạnh, khẳng định lại một lần nữa tình cảm, cảm xúc của em đối với bài thơ.

II. Dàn ý mẫu đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - mẫu 1

Đề 1. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai

a. Mở đầu:

- Tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai.

- Ấn tượng về bài thơ: Rung động sâu sắc về tình cảm của người con dành cho người mẹ kính yêu.

b. Triển khai:

- Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ:

+ Hình ảnh thơ đối lập:

Quảng cáo

· “Lưng mẹ còng rồi/ Cai thì vẫn thẳng”: Nhấn mạnh tâm trạng thảng thốt và nỗi đau thầm lặng trong lòng người con khi nhận ra mẹ đã già. 

· “Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ”: Mẹ già yếu theo năm tháng.

· Câu hỏi “Sao mẹ ta già?”: Là lời tự vấn chính mình, đồng thời cũng gợi nỗi cô đơn trống trải trong lòng người con.

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc và gần gũi. Thể thơ 4 chữ ngắn gọn đã khắc họa cho chúng ta hình ảnh người mẹ già luôn tần tảo, đảm đang. 

- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ: Bài thơ để lại trong em nhiều cảm xúc sâu lắng.

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Em không khỏi nguôi ngoai trước nỗi niềm của tác giả khi nghĩ về người mẹ già dấu yêu.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - mẫu 2

Đề 2. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ “Con là…” của tác giả Y Phương

a. Mở đầu:

- Tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Con là…” của tác giả Y Phương.

- Ấn tượng về bài thơ: Mang đến cho em cảm xúc thực sự xúc động về tình cha con thiêng liêng, cao cả.

Quảng cáo

b. Triển khai:

- Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ:

+ Hình ảnh thơ: Giản dị, gần gũi và quen thuộc như “to bằng trời”, “nhỏ bằng hạt vừng”, “sợi tóc”,…

=> Xúc động, hiểu hơn về tình yêu của người cha dành cho con.

+ Sử dụng các biện pháp tu từ:

· Điệp từ: “con là”.

· So sánh: Nỗi buồn của cha dù to bằng trời cũng sẽ được lấp đầy. Hay niềm vui của cha dù nhỏ bằng hạt vừng ăn mãi không bao giờ hết.

=> Tình cảm cha dành cho con là tình yêu thương vô cùng to lớn, cha yêu con biết nhường nào.

+ Thông điệp: Phải yêu thương, tỏ lòng biết ơn và hiếu thảo với đấng sinh thành của mình.

- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ: Khiến em vỡ òa khi nghĩ về tình cảm cha mẹ dành cho mình.

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Bài thơ đã đã đem đến cho em niềm rung cảm mãnh liệt và sâu sắc ngay từ lần đọc đầu tiên.

Quảng cáo

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - mẫu 3

Đề 3. Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ “Dừa ơi” của nhà thơ Lê Anh Xuân

a. Mở đầu:

- Tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Dừa ơi” của nhà thơ Lê Anh Xuân.

- Ấn tượng về bài thơ: Để lại trong em những cảm xúc sâu sắc về tinh thần chiến đấu, ý chí tự cường của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

b. Triển khai:

- Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ:

+ Hình ảnh thơ:

· Hình ảnh cây dừa được lập lại nhiều lần.

· Cây dừa kiên cường, anh dũng, đó là phẩm cách của người dân nơi đây.

=> Tác giả thể hiện tình cảm với quê hương đất nước thông qua hình ảnh biểu tượng cây dừa.

+ Ngôn ngữ thơ: Trữ tình, nhẹ nhàng đi sâu vào tâm khảm của người đọc.

- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ:

+ Là một bài thơ hay, chạm đến trái tim người đọc.

+ Được hòa mình vào thế giới cảm xúc của ông, tự hào về thế hệ đi trước quá đỗi anh hùng.

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em:

+ Mang đến cho em những phút giây lắng đọng về một thời xa xưa.

+ Nhắc nhở chúng ta hãy luôn biết ơn những người đã cho chúng ta cuộc sống hoà bình như hôm nay.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - mẫu 4

Đề 4. Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ “Tuổi ngựa” của tác giả Xuân Quỳnh

a. Mở đầu:

- Tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Tuổi ngựa” của tác giả Xuân Quỳnh.

- Ấn tượng về bài thơ: Để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em về hình ảnh chú ngựa con hiếu động, giàu tình cảm, có ước mơ bay bổng.

b. Triển khai:

- Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ:

+ Từ ngữ: Thân thuộc, gần gũi, thân thuộc, tác giả đã miêu tả rõ nét hình ảnh bạn nhỏ có tình yêu thương mẹ tha thiết và trí tưởng tượng phong phú.

+ Hình ảnh chú ngựa con:

· Thể hiện niềm tự hào về tuổi thơ của mình.

· Tượng trưng cho tuổi thơ đầy sức sống, hăng hái, không ngừng khám phá thế giới xung quanh.

=> Dù đi đâu thì ngựa con vẫn luôn nhớ về mẹ.

- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ: Khơi gợi trong lòng em những cảm xúc đẹp đẽ về tuổi thơ và tình cảm gia đình.

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Là một bài thơ hay, em rất yêu thích bài thơ này.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - mẫu 5

Đề 5. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ “Ngưỡng cửa” của nhà thơ Vũ Quần Phương

a. Mở đầu:

- Tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Ngưỡng cửa” của nhà thơ Vũ Quần Phương.

- Ấn tượng về bài thơ: Rất xúc động khi đọc bài thơ này.

b. Triển khai:

- Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ:

+ Lời thơ: Giản dị nhưng thật sâu sắc, giúp em hiểu ý nghĩa của tình cảm gia đình.

+ Hình ảnh thơ: Hình ảnh “ngưỡng cửa” tượng trưng cho căn nhà gần gũi, thân thiết với mỗi người qua bao tháng năm.

- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ: Bài thơ khiến em phải dừng lại để suy ngẫm về những giá trị chân thành và sâu lắng trong cuộc sống. 

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Để lại trong lòng em những ấn tượng sâu sắc không thể nào quên.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - mẫu 6

Đề 6. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ “Nắng hồng” của Bảo Ngọc

a. Mở đầu:

- Tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Nắng hồng” của Bảo Ngọc.

- Ấn tượng về bài thơ: Em rất thích bài thơ vì cách dẫn dắt bất ngờ, thú vị của tác giả từ hình ảnh mùa đông đến hình ảnh người mẹ.

b. Triển khai:

- Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ:

+ Hình ảnh thơ:

· “Áo trời xám ngắt”, “se sẻ giấu tiếng hát”, “mưa phùn giăng đầy ngõ”,…

· Đứa trẻ ngồi trên bậc cửa, nhìn ra màn sương ngóng mẹ.

=> Cảm nhận được rõ cái rét buốt của tiết trời lạnh giá.

+ Sử dụng biện pháp so sánh: Đứa trẻ nhận ra chiếc áo choàng đỏ của mẹ xuất hiện như “đốm nắng”, nụ cười như “giọt nắng hồng”.

=> Làm tan cái cóng buốt của mùa đông, đem đến mùa xuân tươi sáng.

- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ: Là một bài thơ hay và ý nghĩa về tình mẫu tử thiêng liêng.

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Bài thơ giúp em cảm nhận rõ hơn về tình mẹ và cả những yêu thương của một đứa trẻ dành cho mẹ.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - mẫu 7

Đề 7. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ “Con chim chiền chiện” của nhà thơ Huy Cận

a. Mở đầu:

- Tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Con chim chiền chiện” của nhà thơ Huy Cận.

- Ấn tượng về bài thơ:

+ Là một bài thơ hay.

+ Lan tỏa đến người đọc niềm vui sướng, yêu đời và niềm hạnh phúc khi cống hiến cho cuộc sống.

b. Triển khai:

- Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ:

+ Ngôn ngữ thơ trong sáng, từ ngữ mộc mạc đã xây dựng nên một bầu không khí thoải mái, tươi sáng.

+ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa và chuyển đổi cảm giác để khắc họa nên một chú chim nhỏ mang theo đôi cánh của tự do mà chao liệng trên bầu trời rộng lớn.

+ Ý nghĩa bài thơ: Ngợi ca tự do của quê hương, ngợi ca vẻ đẹp của đất nước từ chính tác giả.

- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ: Em rất thích thú với thế giới tươi đẹp trong bài thơ.

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Niềm vui sướng của tự do trong bài thơ đã lan tỏa vào trái tim em, khiến em yêu đời hơn bao giờ hết.

Dàn ý đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ - mẫu 8

Đề 8. Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung.

a. Mở đầu:

- Tên bài thơ, tên tác giả: Bài thơ “Lời của cây” của tác giả Trần Hữu Thung.

- Ấn tượng về bài thơ: Là bài thơ bốn chữ mà em rất yêu thích.

b. Triển khai:

- Nêu những cái hay, cái đẹp của bài thơ:

+ Hình ảnh mộc mạc, ngôn từ trong sáng và giản dị.

+ Sử dụng biện pháp nhân hóa:

·  Để cây xanh được kể về cuộc đời mình, được nói lên ước mơ của mình.

·  Cây thủ thỉ với tất cả mọi người về cách mà mình lớn lên.

+ Tác giả đã khắc họa được những khát khao được cống hiến cho cuộc sống của cây xanh.

+ Thông điệp của bài thơ:

·  Hãy chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

·  Đánh thức những ước mơ, khát vọng được cống hiến cho đất nước, được trở thành một công dân có ích, giống như một cây xanh cao lớn vậy.

- Tình cảm, cảm xúc đối với bài thơ: Cảm nhận sâu sắc sự liên kết giữa con người và cỏ cây, thiên nhiên trong bài thơ.

c. Kết thúc:

- Nhấn mạnh tình cảm, cảm xúc của em: Bài thơ đã đem đến cho em những cảm xúc thú vị.

Xem thêm các bài viết hướng dẫn làm văn mẫu lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên