20 Bài tập trắc nghiệm Đại từ xưng hô lớp 5 (có đáp án)



Với 20 bài tập trắc nghiệm Đại từ xưng hô lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.

20 Bài tập trắc nghiệm Đại từ xưng hô lớp 5 (có đáp án)

Câu 1: Con đọc câu chuyện sau và xét xem trong các nhận định sau nhận định nào đúng?   

Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai: 

- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à! 

Rùa đáp: 

- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn! 

Thỏ ngạc nhiên: 

- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó.  

☐ Thỏ xưng là ta, gọi rùa là chú em

☐ Rùa xưng là tôi, gọi thỏ bằng anh

☐ Thỏ xưng là tôi, gọi rùa là chú em

☐ Rùa xưng là ta, gọi thỏ là anh

☐ Cách xưng hô của rùa cho thấy rùa rất tự trọng và giữ thái lịch sự với thỏ.

☐ Cách xưng hô của thỏ cho thấy thỏ rất kiêu căng và coi thường rùa.

Câu 2: Tìm các đại từ trong đoạn hội thoại sau: 

Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc: 

- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh. (câu 1) 

- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói (câu 2) 

- Tớ cũng thế. (câu 3)

A. Bắc, tớ, cậu, bạn, Nam

B. tớ, cậu, bạn

C. tớ, cậu

D. Bạn, tớ, cậu, thế

Câu 3: Trong đoạn hội thoại sau, thay thế cho Bắc là những đại từ nào? 

Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc: 

- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh. (câu 1) 

- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói (câu 2) 

- Tớ cũng thế. (câu 3)

A. Bạn (câu 1), tớ (câu 2)

B. Tớ (câu 3), bạn (câu 2)

C. Thế (câu 3)

D. Cả B và C

Câu 4:  Trong đoạn hội thoại sau, thay thế cho Nam là những đại từ nào? 

Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc: 

- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh. (câu 1) 

- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói (câu 2) 

- Tớ cũng thế. (câu 3)

A. Bạn (câu 1), tớ (câu 2)

B. Tớ (câu 3), bạn (câu 2)

C. Thế (câu 3)

D. Cả A và C

Câu 5: Đọc đoạn hội thoại và cho biết đại từ thế ở (câu 3) thay thế cho từ/cụm từ nào?

Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc: 

- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn tiếng Anh. (câu 1) 

- Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm? – Bắc nói (câu 2) 

- Tớ cũng thế. (câu 3)

A. Thay thế cho Nam

B. Thay thế cho Bắc

C. Thay thế cho “được điểm 10”

D. Thay thế cho cả Nam và Bắc

Câu 6: Các từ họ, bọn họ, nó, bọn nó, cô ấy, anh ấy,… dùng để chỉ đối tượng nào?

A. Người nói

B. Người nghe

C. Người được nhắc đến

D. Cả A và B

Câu 7: Các từ tôi, tớ, mình, tao,…. Dùng để chỉ đối tượng nào?

A. Người nói

B. Người nghe

C. Người được nhắc đến

D. Cả A và B

Câu 8: Đại từ xưng hô là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp: tôi, chúng tôi; mày, chúng mày; nó, chúng nó,… Theo con, nhận định trên đúng hãy sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 9: Trong các từ sau đây, từ nào không phải là đại từ xưng hô?

A. Tớ

B. Cậu ấy

C. Thế

D. Các bạn

Câu 10: Con hãy điền các đại từ tôi, nó, chúng ta thích hợp vào chỗ trống:

Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn:

- 20 Bài tập trắc nghiệm Đại từ xưng hô lớp 5 có đáp ánvà Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi: “Kìa, cái trụ chống trời.” 20 Bài tập trắc nghiệm Đại từ xưng hô lớp 5 có đáp án ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. 20 Bài tập trắc nghiệm Đại từ xưng hô lớp 5 có đáp án tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.

Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói:

- 20 Bài tập trắc nghiệm Đại từ xưng hô lớp 5 có đáp án cũng từng bay qua cái trụ đó. 20 Bài tập trắc nghiệm Đại từ xưng hô lớp 5 có đáp án cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà 20 Bài tập trắc nghiệm Đại từ xưng hô lớp 5 có đáp án thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao quá sợ sệt.

Câu 11: Đại từ xưng hô là gì?

A. Là từ được người nói dùng để xưng hô khi cần thiết

B. Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình khi giao tiếp

C. Là từ được người nói dùng để chỉ người khác khi giao tiếp

D. Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp

Câu 12: Đâu không phải nhận xét đúng?

A. Đại từ xưng hô thể hiện thứ bậc

B. Đại từ xưng hô không thể hiện rõ điều gì

C. Đại từ xưng hô thể hiện rõ tuổi tác

D. Đại từ xưng hô thể hiện rõ giới tính

Câu 13: Khi sử dụng đại từ xưng hô cần lưu ý gì?

A. Có thể thay thế trong mọi trường hợp không cần xét đến ngữ cảnh

B. Phải thể hiện sự tế nhị đối với người đọc trong mọi trường hợp

C. Không cần chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nghe và người đọc

D. Chọn từ cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa người nghe và người đọc

Câu 14: Đâu là đại từ xưng hô ?

A. Không

B.

C.

D. À

Câu 15: Đâu là cặp đại từ xưng hô thể hiện mối quan hệ gia đình?

A. Cô – trò

B. Bố - con

C. Thầy – trò

D. Sếp – nhân viên

Câu 16: Đại từ xưng hô tôi, ta, tớ, chúng tôi,...thuộc ngôi thứ mấy?

A. Ba

B. Hai

C. Nhất

D. Không thể xác định

Câu 17. Tìm đại từ xưng hô chỉ người nghe rồi điền vào chỗ trống:

a) “…………………………… cho mình mượn quyền truyện một lúc được không?”

b) “…………………………… đã làm xong phiếu cuối tuần chưa?”

c) “Chiều Chủ nhật, …………………………… đến dự sinh nhật của mình nhé!

d) “Sáng mai, …………………………… nhớ tập trung đúng giờ.”

Câu 18: Gạch dưới các đại từ trong mỗi câu sau:

a.  

“Quýt nhà ai chín đỏ cây

Hồi em đi học hảy hay má tròn.”

b.

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta.”

c.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim.”

d.

“Mai các cháu học hành tiến bộ

Đời đẹp tươi khăn đó tung bay

Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say...”

Câu 19.Tìm đại từ xưng hô thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn trích sau:

“Một hôm, Chim Sẻ bay xuống sân nhà Mèo để tìm thức ăn. Trên sân có rất nhiều thóc. Sẽ mãi mê nhặt thóc, không nhìn thấy Mèo ở góc sân. Mèo nhảy phốc tới vồ được Sẻ. Sẽ hoảng hốt kêu lên: “Này, anh Mèo, …………………. định ăn thịt ……………. ngay bây giờ à?”.“Tất nhiên rồi, …………………. đang đói lắm. Từ sáng đến giờ ……………. chưa ăn gì". Sẻ nói: "……………. nghe nói …………….  là người lịch sự, tại sao ……………. không rửa mặt trước khi ăn? Người lịch sự luôn rửa mặt trước khi ăn!”. Mèo được khen khoái chí, bèn thả ngay Chim Sẻ xuống đất rồi dùng hai tay rửa mặt. Ngay lập tức, Sẻ vụt bay lên cao. Mèo tức quá nhưng không làm gì được.”

(Theo Truyện ngụ ngôn các nước trên thế giới”)

Câu 20: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để diễn vào chỗ trống:

(để, do, nhưng, thì, hoặc, và, mà còn, nhờ)

a. "Hùng cố gắng học tập chăm chỉ,…………………….. đạt học sinh giỏi.”

b. “Trời mưa to ……………………..  cả lớp vẫn đi học đúng giờ”

c. "Lan không những hát hay …………………….. múa dẻo”

d. “Trời tạnh mưa, nắng hửng lên…………………….. gió thổi mát lạnh.”

e. “…………………….. các bạn giúp đỡ và cô giáo động viên, Nam đã đạt thành tích tốt trong năm học vừa qua.”

f. “Hễ Nam ra khỏi nhà …………………….. nó lại mang theo món đồ ấy”.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Tài liệu giáo viên