Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 Tập làm văn lớp 5 (có đáp án)
Với 10 bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 Tập làm văn lớp 5 có đáp án, chọn lọc sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm từ đó nắm vững kiến thức bài học.
Bài tập trắc nghiệm Trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 phần Tập làm văn lớp 5 (có đáp án)
Câu 1: Đối với một bài văn miêu tả, có mấy kiểu mở bài?
A. Có một kiểu mở bài là giới thiệu trực tiếp vào người hay sự vật định tả.
B. Có một kiểu mở bài là mở bài gián tiếp, nói một việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vật định tả.
C. Có hai kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả.
D. Có ba kiểu mở bài là: Mở bài trực tiếp, giới thiệu trực tiếp và người hay sự vật định tả. Mở bài gián tiếp, nói một sự việc khác, từ đó chuyển sang giới thiệu về người hay sự vậy định tả. Mở bài tự do, có thể nói bất cứ vấn đề gì, không cần phải nói về người hay sự vật định tả.
Câu 2: Đối với bài văn miêu tả, có mấy kiểu viết kết bài?
A. Có một kiểu, kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả.
B. Có một kiểu, kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
C. Có hai kiểu kết bài. Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác.
D. Có ba kiểu. Kết bài không mở rộng, nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. Kết bài mở rộng, từ hình ảnh và hoạt động của người được tả, suy rộng ra các vấn đề khác. Kết bài tự do, nói một vấn đề không có liên quan gì tới những gì đã đề cập phía trước.
Câu 3: Nêu dàn bài chung cho bài văn miêu tả đồ vật?
b. Thân bài |
-Em thấy nó hoặc có nó khi nào? |
-Tả chi tiết các bộ phận của đồ vật (hình thù, màu sắc, kích thước của từng bộ phận; có thể tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới hoặc từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên). |
a. Mở bài: Giới thiệu đồ vật em định tả |
-Đồ vật em định tả là gì? |
Tả bao quát hình dáng của đồ vật (nhìn từ xa, nhìn gần có gì đặc biệt về kích thước, màu sắc,..) |
-Nêu công dụng của đồ vật |
-Cảm nghĩ về đồ vật |
c. Kết bài |
Câu 4: Trong phần thân bài của bài văn miêu tả đồ vật em phải nêu được những ý gì?
☐ Giới thiệu về đồ vật
☐ Tả bao quát hình dáng của đồ vật
☐ Tả các bộ phận của đồ vật
☐ Nêu công dụng của đồ vật
Câu 5: Con hãy sắp xếp các ý sau để được dàn bài chung cho bài văn miêu tả con vật?
- Tả đặc điểm hình dáng (từ khái quát đến chi tiết) của con vật. |
C. Kết bài |
-Giới thiệu về con vật định tả |
-Con vật gần gũi với cuộc sống của em, được em yêu quý như thế nào? |
B. Thân bài |
- Tả đặc điểm hoạt động của con vật (hoạt động thường xuyên, quen thuộc như mọi con vật cùng loài; hoạt động riêng, bất ngờ, khác với những con vật cùng loài) |
A. Mở bài |
Câu 6: Phần thân bài của bài văn miêu tả con vật cần phải nêu được những ý gì?
☐ Giới thiệu về con vật định tả
☐ Tả đặc điểm hình dáng của con vật.
☐ Tả đặc điểm hoạt động của con vật.
☐ Tả hình dáng của cái cây.
☐ Tả hoạt động, thói quen của người được tả.
Câu 7: Đọc những câu văn sau và cho biết, cảnh vật được miêu tả là cảnh gì?
"Từ phía xa xa, mặt trời đã thức giấc, vén mình sau những đám mây để ban phát những tia nắng xuống thế gian. Từng chú chim từ phía đằng chân trời bắt đầu bay liệng thành đàn. Bầu trời dường như cũng cao, trong và xanh hơn. Mặt biển lúc này được những tia nắng chiếu xuống, long lanh, lấp lánh như được trải một lớp bạc."
A. Cảnh hoàng hôn trên biển
B. Cảnh bình minh trên biển
C. Cảnh biển trong một ngày bão
D. Cảnh một con sông lớn vào buổi sáng sớm.
Câu 8: Đọc phần kết bài sau và cho biết đây là kết bài theo kiểu gì? Đối tượng được miêu tả đối tượng nào?
"Dù đã rời xa làng quê từ lâu, trong cuộc sống bộn bề của chốn thành thị xa hoa, thỉnh thoảng trong tâm trí em vẫn hiện lên hình ảnh oai phong đầy kiêu ngạo của chú ta. Tiếng gáy khí thế ấy len lỏi vào trong những giấc mơ, những niềm nhớ về một miền quê thanh bình, một miền kí ức xa xôi."
A. Kết bài không mở rộng, đối tượng được miêu tả là chú chim cu gáy.
B. Kết bài mở rộng, đối tượng được miêu tả là đồng hồ báo thức.
C. Kết bài mở rộng, đối tượng được miêu tả là chú gà trống.
D. Kết bài không mở rộng, đối tượng được miêu tả là chú gà trống.
Câu 9: Con hãy điền những từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả ngoại hình của mẹ như sau:
Mẹ có sậm màu, rám nắng vì đã từng trải qua nhiều gió bão, nắng mưa của cuộc đời. Mái tóc dài, của mẹ lúc nào cũng được búi gọn gàng về phía sau. Đôi mắt của mẹ màu nâu . Mỗi lần chúng em làm mẹ vui lòng, em nhìn thấy trong đôi mắt ấy long lanh, linh động. Còn những khi chúng em khiến mẹ buồn, em lại như nhìn thấy ẩn sâu trong đôi mắt ấy một sự u tối khó tả. Những lúc rảnh rỗi em thường thích sà vào lòng mẹ, vuốt ve đôi bàn tay của mẹ. Đôi bàn tay , nhiều vết chai sạn lại khiến em cứ thích vuốt ve mãi. Em cứ mong rằng có thể vuốt hết những vết chai sạn từ đôi bàn tay mẹ để nó lại nõn nà, mềm mại như thời con gái.
Câu 10: Con hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cô giáo của em.
Tiết học ngày hôm ấy học bài thơ “Sang năm con lên bảy”, vẫn như mọi lần cô viết từng nét chữ to, rõ ràng trên đề bài và nội dung bài học. Một tay cô cầm quyển sách, một tay cô cầm viên phấn, giọng nói bắt đầu cất lên, giảng cho chúng em biết bao điều hay ở trong bài thơ. Cô nhiệt tình giảng bài cho chúng em, ghi bài trên bục giảng, rồi lại tới tận nơi xem bài vở của chúng em như thế nào, có gì thắc mắc cần giải đáp không. Lúc này trên trán cô vài sợi tóc thấm mồ hôi, dính cả lại vào trán, nhưng dường như cô không hề chú ý tới điều đó. Trên bục giảng, từng hạt phấn , rơi trên tóc cô, rồi vương cả lại trên . Hình ảnh ấy khiến em thực sự rất , cô say sưa giảng bài cho chúng em mà không hề mảy may chú ý gì tới bản thân mình.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 5 có đáp án hay khác:
- Bài tập trắc nghiệm Ôn tập cuối học kì 2 Ôn luyện tổng hợp
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Thư gửi các học sinh
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
- Bài tập trắc nghiệm Tập đọc: Sắc màu em yêu
Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:
- Soạn Tiếng Việt lớp 5 VNEN
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Giải Cùng em học Tiếng Việt lớp 5
- Top 20 Đề thi Tiếng Việt lớp 5 có đáp án
Các chủ đề khác nhiều người xem
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5 và Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.