Tin học lớp 6 Cánh diều Bài 1: Khái niệm thuật toán

Giải Tin học lớp 6 Cánh diều Bài 1: Khái niệm thuật toán

Với soạn, giải bài tập Tin học lớp 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tin học 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán.

Quảng cáo

Hoạt động & Câu hỏi

Luyện tập

Giải Tin học 6 trang 82

Quảng cáo

Vận dụng

Câu hỏi tự kiểm tra

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập Tin học lớp 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:


Lý thuyết Tin học 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán (hay, chi tiết)

Lý thuyết Tin học 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán | Cánh diều

1. Thuật toán trong cuộc sống hàng ngày

Nhiều việc ta làm hằng ngày, nếu mô tả đúng cách thành một quy trình từng bước đều có thể coi là thuật toán.

Quảng cáo

2. Bài toán và thuật toán

- Bài toán: một vấn đề cần giải quyết được phát biểu chặt chẽ và nêu rõ ràng đầu vào là gì, đầu ra là gì.

- Thuật toán: một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để giải một bài toán.

- Trong tin học, bài toán và thuật toán có liên quan chặt chẽ với nhau.

3. Vận dụng thuật toán trong cuộc sống hằng ngày

- Xác định nó như một bài toán: đầu vào có những gì, đầu ra cần đạt được là gì.

- Chia bài toán làm nhiều phần, mỗi phần là một bài toán con nhỏ hơn.

- Sắp xếp lại trình tự các việc phải làm cho hợp lí.


Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 1: Khái niệm thuật toán (có đáp án)

Câu 1: Output là gì?

A. Thông tin ra.

B. Thông tin vào.

C. Thuật toán.

D. Chương trình.

TRẢ LỜI: Output là những tín hiệu/ kết quả /sản phẩm mà hệ thống gửi ra.

Đáp án: A.

Câu 2: Input là gì?

A. Thông tin vào.

B. Thông tin ra.

C. Thuật toán.

D. Chương trình.

TRẢ LỜI:Input là những tín hiệu/ dữ liệu/vật liệu đưa vào hệ thống.

Đáp án: A.

Câu 3: Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?

A. Sử dụng các biến và dữ liệu.

B. Sử dụng đầu vào và đầu ra.

C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối.

D. Sử dụng phần mềm và phần cứng.

TRẢ LỜI: Ngoài cách mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên, người ta còn sử dụng sơ đồ khối để mô tả.

Đáp án: C.

Câu 4: Cho biết đầu vào, đầu ra của thuật toán sau đây: “Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?”.

A. Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm trên giá sách.

   Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

B. Đầu vào: Tác giả cuốn sách cần tìm trên giá sách.

   Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

C. Đầu vào: Giá tiền cuốn sách cần tìm, giá sách

  Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

D. Tất cả đều đúng.

TRẢ LỜI: Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không?

Đầu vào: tên cuốn sách cần tìm, giá sách

Đầu ra: thông báo cuốn sách có trên giá hay không, nếu có chỉ ra vị trí của nó trên giá sách.

Đáp án: A.

Câu 5: Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến vấn đề nào?

A. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình, truy cập theo địa chỉ.

B. Mã nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập bất kỳ.

C. Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

D. Điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

TRẢ LỜI:Nguyên lí Phôn Nôi-Man đề cập đến mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình và lưu trữ chương trình, truy cập theo địa chỉ.

Đáp án: C.

Câu 6: Tính chất của thuật toán là:

A. Tính dừng.

B. Tính xác định.

C. Tính đúng đắn.

D. Cả A, B, C.

TRẢ LỜI: Tính chất của thuật toán là: 

- Tính dừng. 

- Tính xác định.

- Tính đúng đắn. 

Đáp án: D.

Câu 7: Cho N và dãy a1, a2,…, aN. Trường hợp tìm thấy và đưa ra chỉ số i đầu tiên mà ai chia hết cho 3 thì với điều kiện nào thuật toán sẽ dừng ?

A. i > N.

B. ai chia hết cho 3.

C. ai không chia hết cho 3.

D. i < N.

TRẢ LỜI: Trường hợp tìm thấy và đưa ra chỉ số i đầu tiên mà ai chia hết cho 3 thì với điều kiện ai chia hết cho 3 thuật toán sẽ dừng.

Đáp án: D.

Câu 8: Cho 2 số nguyên a và b (a#0). Có thuật toán được mô tả bằng cách liệt kê như sau:

Bước 1 : Nhập a, b.

Bước 2 : Nếu a ← 0 thì quay lại bước 1, ngược lại thì qua bước 3.

Bước 3 : Gán x← -b/a, rồi qua bước 4.

Bước 4 : Đưa ra kết quả x và kết thúc.

Hãy cho biết thuật toán này tính gì?

A. Tìm nghiệm phương trình bậc nhất.

B. Tìm giá trị lớn nhất của 2 số a và b.

C. Tìm giá nhỏ lớn nhất của 2 số a và b. 

D. Thuật toán bị sai nên nên không đưa ra được kết quả.

TRẢ LỜI: Thuật toán này tính tìm nghiệm phương trình bậc nhất.

Đáp án: A.

Câu 9: Khi biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ (sơ đồ khối), hình chữ nhật có ý nghĩa gì?

A. Thể hiện thao tác so sánh và tính toán.

B. Thể hiện các thao tác ghi nhập.

C. Quy định trình tự thực hiện các thao tác.

D. Thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu.

TRẢ LỜI:Khi biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ (sơ đồ khối), hình chữ nhật có ý nghĩa thể hiện thao tác so sánh và tính toán.

Đáp án: A.

Câu 10: Việc xác định bài toán là đi xác định các thành phần nào?

A. Input.

B. Output.

C. Input và Output.

D. Không có thành phần nào.

TRẢ LỜI: Việc xác định bài toán là đi xác định Input và Output.

Đáp án: C.

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 6 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Tin học lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Tin học 6 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên