Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 2 (có đáp án): Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 7 Bài 2: Ứng xử tránh rủi ro trên mạng sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 7.
Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 2 (có đáp án): Ứng xử tránh rủi ro trên mạng
Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm Tin 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Câu 1.Hành vi nào sau đây là hành vi nghiện internet:
A.Tranh thủ mọi lúc mọi nơi để lên mạng xã hội, sống ảo nhiều hơn ngoài đời thực, rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp.
B.Thức thâu đêm để chơi game trực tuyến.
C.Trộm cắp, lừa đảo để có tiền chơi game.
D.Tất cả các hành vi trên.
Câu 2. Em mới quen được một bạn trên mạng, bạn đó muốn nhờ em chia sẻ giúp bạn một video bạo lực. Em sẽ:
A.Chia sẻ giúp bạn.
B.Không chia sẻ và nói với bạn không nên làm vậy.
C.Không chia sẻ công khai nhưng sẽ gửi cho từng người trong danh sách bạn bè của em.
D.Chỉ chia sẻ trong những nhóm kín.
Câu 3. Một số bạn bè em thần tượng một số diễn viên mới nổi tiếng trên mạng xã hội. Được bạn bè rủ vào xem những đoạn phim trên kênh Youtube của ngôi sao này, em thấy diễn viên ăn mặc không lịch sự, nội dung phim dung tục, thiếu văn hóa. Một số bạn cho rằng ngôi sao này có hàng chục vạn người trẻ tuổi hâm mộ, phim của anh ta mang phong cách mới nên không phù hợp với những người cổ hủ, lạc hậu. Thái độ và hành động nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, đồng thời khuyên các bạn không nên xem.
B. Hòa theo các bạn để khỏi mang tiếng lạc hậu.
C. Không xem kênh Youtube của anh ta nữa, còn các bạn làm gì thì tùy.
D. Không hâm mộ nhưng cũng không phản đối, cứ tiếp tục theo dõi những video khác của ngôi sao này xem ra sao.
Câu 4.Đâu là những dấu hiệu của các trò lừa đảo trên internet?
A. Những lời hẹn gặp để tặng quà của người lạ trên mạng.
B. Tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc.
C. Những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì, ...
D. Tất cả các biểu hiện trên đều đúng
Câu 5. Em phát hiện ra có người giả mạo tài khoản Facebook của em để đăng những video đồi trụy, bạo lực, em sẽ:
A.Kệ vì đó chỉ là kẻ mạo danh.
B.Coi như không biết.
C.Đăng lên mạng để thanh minh đó không phải là mình.
D.Cảnh báo người thân, bạn bè để tránh bị lừa đảo, sau đó báo cáo tài khoản mạo danh để Facebook khóa tài khoản mạo danh.
Câu 6. Hành động nào sau đây là đúng?
A. Luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ.
B. Nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng.
C. Chia sẻ cho các bạn những video bạo lực.
D. Đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội.
Câu 7.Em truy cập trang mạng để xem tin tức thì ngẫu nhiên xem được một video có hình ảnh bạo lực mà em rất sợ. Em nên làm gì?
A. Đóng video lại và tiếp tục xem tin tức coi như không có chuyện gì.
B. Chia sẻ cho bạn bè để dọa các bạn.
C. Thông báo cho cha mẹ và thầy cô giáo về điều đó.
D. Mở video đó và xem.
Câu 8. Em nên sử dụng webcam khi nào?
A. Không bao giờ sử dụng webcam.
B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân, …
C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
D. Khi nói chuyện với bất kì ai
Câu 9. Bạn của em nói cho em biết một số thông tin riêng tư không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em nên làm gì?
A. Đăng thông tin đó lên mạng để mọi người đều đọc được.
B. Đăng thông tin đó lên mạng nhưng giới hạn chỉ để bạn bè đọc được.
C. Đi hỏi thêm thông tin, nếu đúng thì sẽ đăng lên mạng cho mọi người biết.
D. Bỏ qua không để ý vì thông tin đó có thể không đúng, nếu đúng thì cũng không nên xâm phạm vào những thông tin riêng tư của bạn.
Câu 10. Em phát hiện ra bạn của em đang sử dụng một tài khoản của người khác để chia sẻ những video bạo lực. Em nên làm gì?
A. Coi như không biết.
B. Ủng hộ bạn vì đó là bạn của mình.
C.Chia sẻ những video cho bạn.
D.Khuyên bạn không nên “ăn cắp” những thứ không thuộc về mình và không nên chia sẻ video bạo lực.
Câu 11. Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn”,… từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì?
A. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết.
B. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi.
C. Nhắn tin lại cho người đó các nội dung tương tự.
D. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.
Câu 12. Đâu không phải là biện pháp phòng ngừa tác hại khi tham gia internet?
A. Vào mạng xã hội thâu đêm suốt sáng.
B. Không mở email từ địa chỉ lạ.
C. Không truy cập trang web không lành mạnh.
D. Tự suy nghĩ thay vì lập tức tìm sự trở giúp của Internet.
Câu 13.Em sẽ làm gì trong các trường hợp sau: “Tự nhận thấy dạo này bản thân thường thức rất khuya để vào mạng xã hội”.
A. Vẫn tiếp tục vào mạng xã hội như trước đó.
B. Rủ rê bạn bè cùng vào mạng xã hội để trò chuyện đêm khuya.
C. Ý thức được hậu quả của việc thức khuya vào mạng xã hội để tự điều chỉnh thời gian hợp lý hơn.
D. Xóa luôn mạng xã hội và không bao giờ sử dụng nữa.
Câu 14. Nam chơi game rất nhiều. Đi học về là Nam ngồi ngay vào máy để chơi, nhiều lúc bỏ cả ăn uống, thậm chí chơi thâu đêm. Ngồi trong lớp, Nam chỉ mong sớm tan học để về chơi game. Đã nhiều lần Nam bỏ học để chơi game. Với kết quả học tập kém, Nam có nguy cơ bị ở lại lớp. Em hãy cho biết Nam đã bị ảnh hưởng bởi tác hại:
A. Máy tính bị lây nhiễm virus do truy cập vào những trang web lạ, tải về máy các tệp chưa được kiểm chứng độ tin cậy.
B. Nghiện Internet đến mức không còn thời gian cho những hoạt động lành mạnh, xao nhãng học hành.
C. Lười học tập, lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần mất đi năng lực sáng tạo.
D. Bị anh hưởng bởi nội dung xấu trên mạng, những thông tin độc hại, trái với thuần phong mĩ tục.
Câu 15. Giả sử em phát hiện ra bạn thân của mình đã bắt đầu nghiện trò chơi trực tuyến, em hãy nêu biện pháp để giúp người bạn của mình thoát khỏi tình trạng đó:
A. khuyên bảo bạn không nên chơi trò chơi trực tuyến nữa.
B. Nói với bạn về sự ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi nghiện trò chơi trực tuyến là như thế nào.
C. Sẽ nhờ sự giúp đỡ từ người lớn như thầy cô, phụ huynh.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 3: Làm quen với trang tính (tiếp theo)
Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 5: Định dạng số tiền và ngày tháng
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Giải sgk Tin học 7 Cánh diều
- Giải SBT Tin học 7 Cánh diều
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Tin học lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tin học lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 7 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 7 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 7 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 7 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 - Cánh diều