Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 4 (có đáp án): Sắp xếp nổi bọt

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học 7 Bài 4: Sắp xếp nổi bọt sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin 7.

Trắc nghiệm Tin học 7 Cánh diều Bài 4 (có đáp án): Sắp xếp nổi bọt

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm Tin 7 Cánh diều (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Câu 1. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt thì dấu hiệu để biết dãy chưa sắp xếp xong là:

Quảng cáo

A. Vẫn còn cặp phần tử liền kề không đúng thứ tự mong muốn.

B. Không còn cặp phần tử nào cần đổi chỗ.

C. Chưa xét đến phần tử cuối cùng.

D. Chưa đủ số lần đổi chỗ.

Câu 2. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi:

A. Đã xét đến phần tử gần cuối cùng của dãy.

B. Các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

C. Vẫn còn nhiều cặp phần tử liền kề không đúng thứ tự mong muốn.

D. Khi hai phần tử liền kề nằm chưa đúng với thứ tự mong muốn.

Quảng cáo

Câu 3. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt, khi nào hai phần tử liền kề được đổi chỗ?

A. Khi hai phần tử liền kề nằm đúng với thứ tự mong muốn.

B. Khi hai phần tử liền kề nằm chưa đúng với thứ tự mong muốn.

C. Khi các phần tử liền kề đã nằm đúng với thứ tự mong muốn.

D. Tất cả đều sai.

Câu 4. Khi nào thực hiện thuật toán sắp xếp nổi bọt chỉ cần một lượt so sánh các cặp phần tử liền kề và đổi chỗ?

A. Khi các phần tử liền kề đã nằm đúng với thứ tự mong muốn.

B. không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn.

C. Khi dãy số chỉ có một cặp liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn và sau đó không còn bất kì lượt đổi chỗ nào nữa.

D. Tất cả đều sai.

Câu 5. Số lần đổi chỗ của các phần tử liền kề trong thuật toán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào:

Quảng cáo

A. Số phần tử của dãy.

B. Số cặp phần tử liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn.

C. Số phần tử dương của dãy.

D. Số các phần tử liền kề đã nằm đúng với thứ tự mong muốn.

Câu 6. Cho dãy 2,4,3,8,1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, ở bước đầu tiên hai phần tử đổi chỗ cho nhau là:

A. 4 và 3

B. 2 và 4

C. 8 và 1

D. 2 và 1

Câu 7. Cho dãy 2,4,3,8,1. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 8 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Quảng cáo

Câu 8. Cho dãy 2,4,3,8,9. Để sắp xếp dãy tăng dần theo thuật toán sắp xếp nổi bọt, phần tử 9 có bao nhiêu lần đổi chỗ?

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 9. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi:

A. Dãy chưa sắp xếp xong=sai.

B. Số lần lặp bằng số phần tử của dãy.

C. Các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy

D. Dãy chưa sắp xếp xong=đúng.

Câu 10. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì:

A. Không cần làm gì.

B. Chuyển xuống cuối dãy.

C. Đổi chỗ cho nhau.

D. Tất cả đều sai.

Câu 11. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì:

A. Không cần làm gì.

B. Chuyển xuống cuối dãy.

C. Đổi chỗ cho nhau.

D. Tất cả đều sai.

Câu 12. Điền vào dấu …trong phát biểu sau: “Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì. Sau đó …..một vị trí để xét cặp tiếp theo, so sánh và đổi chỗ nếu cần.”

A. Dịch sang phải.

B. Dịch sang trái.

C. Chuyển về vị trí đầu tiên.

D. Chuyển đến vị trí cuối cùng.

Câu 13. Để sắp xếp dãy 1,4,2,6 theo thứ tự tăng dần bằng thuật toán nổi bọt thì có bao nhiêu lần đổi chỗ hai phần tử liền kề:

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 14. Để sắp xếp dãy 4,3,2,1 theo thứ tự giảm dần bằng thuật toán nổi bọt thì có bao nhiêu lần đổi chỗ hai phần tử liền kề :

A. 0

B. 1

C. 2

D. 3

Câu 15. Khẳng định nào sau đây là sai:

A. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt khi có cặp phần tử trái thứ tự mong muốn thì đổi chỗ cho nhau, trái lại thì không cần làm gì.

B. Trong thuật toán sắp xếp nổi bọt lặp khi: Dãy chưa sắp xếp xong=sai.

C. Số lần đổi chỗ của các phần tử liền kề trong thuật toán sắp xếp nổi bọt phụ thuộc vào số cặp phần tử liền kề nằm trái với thứ tự mong muốn

D. Thuật toán sắp xếp nổi bọt kết thúc khi các phần tử đã nằm đúng thứ tự mong muốn trong dãy, không còn bất kì cặp liền kề nào trái thứ tự mong muốn, tức là không còn xảy ra đổi chỗ lần nào nữa.

Xem thử

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 7 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tin học lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tin học lớp 7 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên