Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết + Bài tập Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết, bài tập minh họa có lời giải, bài tập vận dụng giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3.

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Quảng cáo

I. Lý thuyết

Hình vẽ:

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

A; O; B là ba điểm thẳng hàng. O là điểm nằm giữa hai điểm A và B.

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

M là điểm ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB. Viết là AM= MB.

Vậy M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Ví dụ: Cho hình vẽ:

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Quảng cáo

Trong hình đã cho:

a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào?

b) H là điểm ở giữa hai điểm nào?

Lời giải:

a) Trong hình đã cho, ba điểm A; I ; B thẳng hàng; ba điểm M; H; B thẳng hàng. 

b) Do ba điểm M; H ; B thẳng hàng nên H là điểm ở giữa hai điểm M và B.

II. Các dạng toán

Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai điểm.

Bước 1: Kiểm tra ba điểm đã cho có thẳng hàng hay không.

Bước 2: Nếu ba điểm đã cho thẳng hàng thì xác định điểm ở giữa hai điểm còn lại.

Ví dụ: Cho hình vẽ:

Quảng cáo

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Hỏi điểm A có nằm giữa hai điểm B và C không?

Lời giải:

Vì ba điểm A, B, C không thẳng hàng nên điểm A không nằm giữa hai điểm B và C.

Đáp số: Không.

Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.

Bước 1: Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay không.

Bước 2: Kiểm tra độ dài các đoạn thẩng có bằng nhau hay không.

Ví dụ 2: Hình nào dưới đây có O là trung điểm của đoạn thẳng AB?

Quảng cáo

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lời giải:

Ở hình 1: Điểm O nằm giữa hai điểm A và B; OA = OB = 3cm. Do đó O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Ở hình 2: Ba điểm A, O, B không thẳng hàng nên điểm O không là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Ở hình 3: Điểm O nằm giữa hai điểm A và B, OA < OB (do 3cm < 5cm) nên điểm O không là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Vậy ở hình 1 có điểm O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Đáp số: Hình 1.

Dạng 3: Tìm độ dài các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm

Khi M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì MA = MB = AB : 2 hay

AB = MA × 2 = MB × 2

Ví dụ 1: Cho H là trung điểm của đoạn thẳng MN. Biết HM = 4cm. Tính độ dài đoạn thẳng MN.

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lời giải:

Vì  H là trung điểm của đoạn thẳng MN nên độ dài đoạn thẳng MN gấp đôi độ dài đoạn thẳng MH.

Độ dài đoạn thẳng MN là:

4 × 2 = 8 (cm)

Đáp số: 8cm.

Ví dụ 2: Cho G là trung điểm của đoạn thẳng KH dài 22cm. Hỏi độ dài đoạn thẳng KG bằng bao nhiêu xăng – ti – mét?

Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lời giải:

Vì G là trung điểm của đoạn thẳng KH nên độ dài của đoạn thẳng KG bằng độ dài đoạn thẳng KH chia 2.

Độ dài đoạn thẳng KG là:

22 : 2 = 11 (cm)

Đáp số: 11cm

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán lớp 3 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên