Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)
Lý thuyết & Bài tập Ôn tập hình học và đo lường Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Ôn tập hình học và đo lường lớp 3.
Ôn tập hình học và đo lường lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)
Lý thuyết Ôn tập hình học và đo lường
I. Ôn tập hình học
1. Các loại hình khối
2. Ba điểm thẳng hàng
- Khi 3 điểm cùng nằm trên một đường thẳng, ta nói 3 điểm đó thẳng hàng
Ví dụ: Ba điểm A, B, C thẳng hàng vì 3 điểm này cùng nằm trên một đường thẳng
3. Tính độ dài đường gấp khúc
- Muốn tính độ dài đường gấp khúc, ta tính tổng độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó (độ dài các đoạn thẳng cùng đơn vị đo)
Ví dụ: Tính độ dài đường gấp khúc ABCD
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
125 + 127 + 70 = 322 (cm)
Đáp số: 322 cm
4. Đếm số hình theo yêu cầu
Bước 1. Đếm các hình nhỏ, đơn giản trước
Bước 2. Đếm các hình ghép từ các hình nhỏ
Bước 3. Tính tổng số hình vừa đếm được
Ví dụ: Hình vẽ dưới đây có bao nhiêu tam giác
Bài giải
+ Có 3 hình tam giác nhỏ được đánh số: 1, 2, 3
+ Có 2 hình tam giác được ghép từ 2 tam giác nhỏ: (1 + 2); (2 + 3)
+ Có 1 hình tam giác được ghép từ 3 tam giác nhỏ: (1 + 2 + 3)
Như vậy có tất cả 3 + 2 + 1 = 6 (tam giác)
II. Ôn tập đo lường
1. Cân nặng, thể tích
a) Ki – lô – gam (kg)
Các dạng bài tập Ôn tập hình học và đo lường
Dạng 1: Thực hiện phép tính với đơn vị khối lượng
- Thực hiện phép tính với các số và giữ nguyên đơn vị đo ở kết quả.
(Các số liệu trong một phép tính cần đưa về cùng một đơn vị đo)
Ví dụ: 10 kg + 2 kg = ?
Bài giải
10 kg + 2 kg = 12kg
Số cần điền thay cho dấu ? là 12 kg
Dạng 2: Toán đố
- Đọc và phân tích kĩ đề, xác định số đã biết, số chưa biết.
- Tìm cách giải, chú ý cách giải của dạng toán “nhiều hơn”; “ít hơn” vừa học.
- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.
Ví dụ: Mẹ mua 15 kg gạo nếp và 12 kg gạo tẻ. Hỏi mẹ đã mua tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp và gạo tẻ?
Bài giải
Mẹ đã mua tất cả số ki-lô-gam gạo nếp và gạo tẻ là:
15 + 12 = 27 (kg)
Đáp số: 27 kg
b) Lít (l)
Dạng 1: Tính
- Thực hiện phép tính với các số
- Viết đơn vị lít vào kết quả.
(Cộng, trừ các số khi cùng đơn vị đo là lít)
Ví dụ: 2l + 5l = ?
Bài giải
2l + 5l = 7l
Số cần điền thay dấu ? là 7l
Dạng 2: Toán đố
- Đọc và phân tích đề.
- Tìm cách giải: Chú ý các từ khóa “còn lại”; “tất cả”… để sử dụng phép tính hợp lý.
- Trình bày lời giải.
- Kiểm tra lại đáp án vừa tìm được.
Ví dụ: Lần đầu cửa hàng bán được 16l dầu. Lần thứ hai cửa hàng bán được 15l dầu. Hỏi cả hai lần cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu?
Bài giải
Cả hai lần cửa hàng bán được số lít dầu là:
16 + 15 = 31 (l)
Đáp số: 31 lít dầu
2. Xem đồng hồ
- Kim ngắn: Chỉ giờ, kim dài: Chỉ phút
- Kim giây: mảnh, chạy nhanh
Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho
- Đồng hồ kim:
+ Giờ đúng: Kim phút chỉ vào số 12, kim giờ chỉ vào số nào thì đồng hồ chỉ giờ đó.
Ví dụ: Đồng hồ chỉ 5 giờ thì các kim đồng hồ có vị trí như sau: Kim dài chỉ vào số 12, kim ngắn chỉ vào số 5.
+ Giờ lẻ: Muốn nhẩm số phút khi kim dài chỉ vào một số khác 12 trên mặt đồng hồ thì ta đếm cách 5 đơn vị cho mỗi số, bắt đầu từ số 12
+ Đồng hồ chỉ 30 phút còn có cách đọc khác là “giờ rưỡi”.
+ Khi đồng hồ có số phút vượt quá 30 phút thì còn có cách đọc theo “giờ kém”
Ví dụ: Đồng hồ chỉ 2 giờ 45 phút; còn được đọc 3 giờ kém 15 (tức là cần 15 phút nữa sẽ đến 3 giờ đúng)
- Đồng hồ điện tử: Có hiển thị số giờ và số phút. Thường dùng dấu '':'' để ngăn cách giờ và phút.
Ví dụ: Khi đồng hồ hiển thị 10 : 05 ta hiểu là 10 giờ 5 phút.
Dạng 2: Đọc giờ của buổi chiều.
- Giờ buổi chiều:
+ Từ 12 giờ đêm (hay 0 giờ) đến 11 giờ 59 phút trưa: giờ buổi sáng hoặc còn gọi là AM.
+ Từ 12 giờ trưa đến 11 giờ 59 phút đêm: giờ buổi chiều hoặc còn gọi là PM.
Giờ chiều ta còn có cách đọc khác theo 24 giờ
Ví dụ: 1 giờ chiều = 13 giờ.
Dạng 3: Đọc giờ theo 2 cách.
Cách 1: Đọc giờ theo quy tắc thông thường.
Cách 2: Đọc giờ theo cách đọc khác:
+ 30 phút đọc là “giờ rưỡi”
+ Hơn 30 phút đọc theo “giờ kém”
+ Giờ buổi chiều: quy về giờ theo thang 24 giờ.
Dạng 4: Tính khoảng thời gian trôi qua.
Tính số phút và số giờ đã thay đổi giữa hai khoảng thời gian, từ đó tính được khoảng thời gian trôi qua ở giữa.
Ví dụ: An đi từ nhà lúc 7 giờ 30 phút và đến trường lúc 7 giờ 45 phút. Hỏi bạn An đi từ nhà đến trường mất bao lâu?
Bài giải
Thời gian bạn An đi từ nhà đến trường là:
7 giờ 45 phút - 7 giờ 30 phút = 15 phút
Đáp số: 15 phút
Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.