Bảng nhân 7, bảng chia 7 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Lý thuyết & Bài tập Bảng nhân 7, bảng chia 7 Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Bảng nhân 7, bảng chia 7 lớp 3.

Bảng nhân 7, bảng chia 7 lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)

Quảng cáo

Lý thuyết Bảng nhân 7, bảng chia 7

I. Bảng nhân 7, bảng chia 7

Bảng nhân 7

7 × 1 = 7

7 × 6 = 42

7 × 2 = 14

7 × 7 = 49

7 × 3 = 21

7 × 8 = 56

7 × 4 = 28

7 × 9 = 63

7 × 5 = 35

7 × 10 = 70

Bảng chia 7

7 : 7 = 1

42 : 7 = 6

14 : 7 = 2

48 : 7 = 7

21 : 7 = 3

56 : 7 = 8

28 : 7 = 4

63 : 7 = 9

35 : 7 = 5

70 : 7 = 10

Các dạng bài tập Bảng nhân 7, bảng chia 7

Dạng 1: Thực hiện phép tính 7 nhân với một số/ phép tính một số chia cho 7

- Thực hiện các phép cộng với các số hạng đều bằng 7 để tìm giá trị của phép nhân 7 với một số.

- Muốn tính giá trị của phép chia, ta nhẩm lại bảng chia hoặc nhẩm theo phép nhân

Quảng cáo

Ví dụ 1:

7 × 4 = 7 + 7 + 7 + 7 = 28

Vậy 7 × 4 = 28.

Ví dụ 2:

56 : 7 = ?

Ta nhẩm 7 × 8 = 56  nên 56 : 7 = 8

Dạng 2: Toán đố

- Đọc và phân tích đề:

+ Với phép nhân: Bài toán thường cho giá trị các số giống nhau, yêu cầu tìm giá trị của một số nhóm.

+ Với phép chia: Bài toán cho biết giá trị của nhiều nhóm và cho biết giá trị mỗi nhóm là như nhau, yêu cầu tính giá trị mỗi nhóm

- Tìm cách giải của bài toán:

+ Muốn tìm giá trị của một số nhóm, ta thường lấy giá trị của một số nhóm với số nhóm.

+ Muốn tìm giá trị một nhóm, lấy giá trị nhiều nhóm chia cho số nhóm

- Trình bày bài toán.

- Kiểm tra lại lời giải và kết quả em vừa tìm được.

Quảng cáo

Ví dụ 1Một tuần lễ có 7 ngày. Hỏi 5 tuần lễ có bao nhiêu ngày?

Tóm tắt:

1 tuần: 7 ngày

5 tuần: ? ngày

Bài giải

5 tuần lễ có số ngày là:

7 × 5 = 35 (ngày)

Đáp số: 35 ngày

Ví dụ 2: Có 28 kg gạo được chia đều vào 7 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki – lô – gam gạo?

Tóm tắt:

7 túi: 28 kg

1 túi: ? kg

Bài giải

Mỗi túi có số ki – lô – gam gạo là:

28 : 7 = 4 (kg)

Đáp số: 4 kg gạo

Quảng cáo

Dạng 3: Đếm cách

Em cộng (trừ) liên tiếp 7 đơn vị để hoàn thiện bảng đếm cách 7

Ví dụ: Hoàn thành dãy số sau:

7

14

21

?

35

42

Ta có: 7 + 7 = 14

           14 + 7 = 21

           21 + 7 = 28

           28 + 7 = 35

           35 + 7 = 42.

Vậy số cần điền vào ô trống là 28.

Dạng 4: So sánh hai vế có phép nhân (hoặc phép chia)

Bước 1: Tính giá trị của mỗi vế.

Bước 2: So sánh hai giá trị đó.

Ví dụ: So sánh 7 × 5 và 5 × 7

Ta có:

7 × 5 = 35

5 × 7 = 35

Vậy 7 × 5 = 5 × 7.

Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên