Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)
Lý thuyết & Bài tập Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số Toán lớp 3 chương trình sách mới gồm đầy đủ lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số lớp 3.
Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số lớp 3 (Lý thuyết + Các dạng bài tập)
Lý thuyết Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
Muốn nhân số có năm chữ số với số có một chữ số, ta làm như sau:
- Đặt tính rồi tính: Thừa số thứ nhất là số có 5 chữ số, thừa số thứ hai là số có 1 chữ số
- Ta nhân từ hàng đơn vị tiến sang trái
- Nếu kết quả có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 thì nhớ số chục lên hàng kế tiếp, chỉ viết chữ số hàng đơn vị
Ví dụ: Thực hiện phép tính 17 165 × 2
+ 2 nhân 5 bằng 10, viết 0 nhớ 1 + 2 nhân 6 bằng 12, thêm 1 bằng 13, viết 3 nhớ 1 + 2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 2, viết 3 + 2 nhân 7 bằng 14, viết 4 nhớ 1 + 2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 3, viết 3 Vậy 17 165 × 2 = 34 330. |
Các dạng bài tập Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
Dạng 1: Tính, đặt tính rồi tính
- Đặt tính rồi tính: Thừa số thứ nhất là số có 5 chữ số, thừa số thứ hai là số có 1 chữ số. Thừa số thứ hai được đặt thẳng cột với chữ số hàng đơn vị của thừa số thứ nhất
- Ta nhân từ hàng đơn vị tiến sang trái
- Nếu kết quả có giá trị lớn hơn hoặc bằng 10 thì nhớ số chục lên hàng kế tiếp, chỉ viết chữ số hàng đơn vị
Ví dụ:
+ 5 nhân 5 bằng 25, viết 5 nhớ 2 + 5 nhân 0 bằng 0, thêm 2 bằng 2, viết 2 + 5 nhân 2 bằng 0, viết 0 nhớ 1 + 5 nhân 5 bằng 25, thêm 1 bằng 26, viết 6 nhớ 2 + 5 nhân 1 bằng 5, thêm 2 bằng 7, viết 7 Vậy 15 205 × 5 = 76 025 |
Dạng 2: Nhân nhẩm
- Các số tròn nghìn khi nhân thì chỉ cần nhẩm tính với các số ở hàng nghìn và giữ nguyên các hàng còn lại.
Ví dụ:
a) 11 000 × 5 = ?
Nhẩm: 11 nghìn × 5 = 55 nghìn
Vậy 11 000 × 5 = 55 000
b) 25 000 × 4 = ?
Nhẩm: 25 nghìn × 4 = 100 nghìn
Vậy 25 000 × 4 = 100 000
Dạng 3: Toán đố
- Đọc và phân tích kĩ đề bài, chú ý từ khóa như “mỗi” ,“một” …, yêu cầu của bài toán.
- Khi bài toán cho giá trị một nhóm và yêu cầu tìm giá trị của nhiều nhóm tương tự thì ta thường sử dụng phép nhân.
- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả.
Ví dụ: Hà mua 6 quyển vở, mỗi quyển có giá 10 000 đồng. Hà đưa cô bán hàng một tờ 50 000 đồng và một tờ 20 000 đồng. Hỏi cô bán hàng cần trả lại Hà bao nhiêu tiền?
Lời giải
Hà mua 6 quyển vở hết số tiền là:
10 000 × 6 = 60 000 (đồng)
Hà đưa cô bán hàng số tiền là:
50 000 + 20 000 = 70 000 (đồng)
Cô bán hàng cần trả lại Hà số tiền là:
70 000 – 60 000 = 10 000 (đồng)
Đáp số: 10 000 đồng
Dạng 4: Tính giá trị của biểu thức
- Nếu đề bài chỉ chứa phép nhân, thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái qua phải
- Nếu đề bài chứa cả phép nhân và phép cộng hoặc phép nhân và phép trừ, ta thực hiện nhân trước rồi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ sau
Ví dụ: 12 341 + 12 506 × 5 = ?
Ta có:
12 341 + 12 506 × 5
= 12 341 + 62 530
= 74 871
Vậy giá trị biểu thức 12 341 + 12 506 × 5 là 74 871.
Xem thêm lý thuyết Toán lớp 3 hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Toán lớp 3 Bài 71: Chia số có năm chữ số cho số có một chữ số
Lý thuyết Toán lớp 3 Bài 73: Thu thập, phân loại, ghi chép số liệu. Bảng số liệu
Lý thuyết Toán lớp 3 Bài 74: Khả năng xảy ra của một sự kiện
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:
- Giải sgk Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải vbt Toán lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải lớp 3 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 3 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 3 Cánh diều (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập Toán lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Toán lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.