Giải Toán lớp 6 trang 78 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Với Giải Toán lớp 6 trang 78 Tập 2 trong Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia Toán lớp 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán lớp 6 trang 78.

Giải Toán lớp 6 trang 78 Tập 2 Chân trời sáng tạo

Vận dụng trang 78 Toán lớp 6 Tập 2: - Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn.

- Hãy tìm hình ảnh tia trong thực tiễn.

Quảng cáo

Lời giải:

- Hình ảnh của hai đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn: 

• Hình ảnh của hai đường thẳng song song trong thực tiễn:

+ Hai đường dây điện.

- Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn

+ Hai mép bàn hình chữ nhật.

- Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn

• Hình ảnh hai đường thẳng cắt nhau trong thực tiễn:

Chiều dài và chiều rộng của căn phòng.

- Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn

- Hình ảnh tia trong thực tiễn: 

+ Tia sét.

- Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn

+ Tia laser.

- Hãy tìm hình ảnh các đường thẳng song song, cắt nhau trong thực tiễn

Bài 1 trang 78 Toán lớp 6 Tập 2: Em hãy chọn trong các phương án dưới đây để được một phát biểu đúng.

Qua hai điểm A và B phân biệt có

(A) vô số đường thẳng.

(B) chỉ có 1 đường thẳng.

(C) không có đường thẳng nào.

Quảng cáo

Lời giải:

Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.

Do đó, qua hai điểm A và B phân biệt chỉ có 1 đường thẳng đi qua hai điểm đó.

Vậy phương án đúng là (B) chỉ có 1 đường thẳng.

Bài 2 trang 78 Toán lớp 6 Tập 2: Vẽ hình cho các trường hợp sau:

a) Hai đường thẳng p và q cắt nhau tại điểm M.

b) Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n theo thứ tự tại X và Y trong hai trường hợp: m và n cắt nhau, hoặc m và n song song với nhau.

Quảng cáo

Lời giải:

a) Cách vẽ hai đường thẳng p và q cắt nhau tại điểm M:

Cách 1:

- Vẽ đường thẳng p bất kỳ.

- Vẽ đường thẳng q cắt đường thẳng p.

- Lấy điểm M là giao điểm của hai đường thẳng p và q.

Ta có hình vẽ:

Vẽ hình cho các trường hợp sau: a) Hai đường thẳng p và q

Cách 2: 

- Vẽ đường thẳng p bất kỳ.

- Lấy điểm M thuộc đường thẳng p.

- Vẽ đường thẳng q đi qua điểm M và không trùng với đường thẳng p.

Ta có hình vẽ:

Vẽ hình cho các trường hợp sau: a) Hai đường thẳng p và q

b) Vì đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n theo thứ tự tại X và Y nên ta sẽ không xét trường hợp ba đường thẳng giao nhau tại một điểm. 

Ta xét hai trường hợp còn lại:

- Trường hợp 1: Đường thẳng m và đường thẳng n cắt nhau. Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại điểm X và Y.

* Cách vẽ:

- Vẽ đường thẳng m bất kỳ.

- Vẽ đường thẳng n cắt đường thẳng m.

- Vẽ đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại hai điểm X và Y.

* Ta có hình vẽ:

Vẽ hình cho các trường hợp sau: a) Hai đường thẳng p và q

- Trường hợp 2: Đường thẳng m và đường thẳng n song song với nhau. Đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại điểm X và Y.

* Cách vẽ:

- Vẽ đường thẳng m bất kỳ.

- Vẽ đường thẳng n song song với đường thẳng m.

- Vẽ đường thẳng a cắt hai đường thẳng m và n lần lượt tại hai điểm X và Y.

* Ta có hình vẽ:

Vẽ hình cho các trường hợp sau: a) Hai đường thẳng p và q

Bài 3 trang 78 Toán lớp 6 Tập 2: Đếm số giao điểm tạo bởi ba đường thẳng trong mỗi hình sau:

Đếm số giao điểm tạo bởi ba đường thẳng trong mỗi hình sau

Quảng cáo

Lời giải:

a) Trong hình a) có ba đường thẳng song song với nhau nên không có giao điểm nào.

b) Đặt các đường thẳng trong hình b) là các đường thẳng a, b, c.

Giả sử đường thẳng a và c cắt nhau tại điểm A, đường thẳng b và c cắt nhau tại điểm B (như hình vẽ).

Đếm số giao điểm tạo bởi ba đường thẳng trong mỗi hình sau

Do đó đường thẳng  a và b cắt đường thẳng c lần lượt tại hai điểm A và B.

Vậy trong hình b) có hai giao điểm tạo bởi ba đường thẳng.

c) Đặt các đường thẳng trong hình c) là các đường thẳng m, n, p.

Giả sử ba đường thẳng m, n, p cắt nhau tại điểm M (như hình vẽ).

Đếm số giao điểm tạo bởi ba đường thẳng trong mỗi hình sau

Vậy trong hình c) có một giao điểm tạo bởi ba đường thẳng.

d) Đặt các đường thẳng trong hình d) là các đường thẳng c, d, e.

Giả sử đường thẳng c và e cắt nhau tại điểm C, đường thẳng d và e cắt nhau tại điểm D, đường thẳng c và d cắt nhau tại E (như hình vẽ).

Đếm số giao điểm tạo bởi ba đường thẳng trong mỗi hình sau

Do đó ba đường thẳng c, d, e đôi một cắt nhau tại các điểm C, D, E.

Vậy trong hình d) có ba giao điểm tạo bởi ba đường thẳng.

Bài 4 trang 78 Toán lớp 6 Tập 2: Kể tên các tia có gốc là M trong hình sau:

Kể tên các tia có gốc là M trong hình sau

Lời giải:

Trên hình vẽ, điểm M nằm trên đường thẳng HF chia đường thẳng đó thành hai phần, mỗi phần gọi là một tia gốc M.

Vậy các tia có gốc là M là: tia MH và tia MF.

Lời giải bài tập Toán lớp 6 Bài 3: Hai đường thẳng cắt nhau, song song. Tia Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Toán lớp 6 - bộ sách Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục). Bản quyền lời giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1 & Tập 2 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 6 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên