s

Giải Toán 8 trang 104 Tập 1 Cánh diều

Với Giải Toán 8 trang 104 Tập 1 trong Bài 3: Hình thang cân Toán lớp 8 Tập 1 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 8 trang 104.

Giải Toán 8 trang 104 Tập 1 Cánh diều

Quảng cáo

Bài 2 trang 104 Toán 8 Tập 1: Người ta ghép ba hình tam giác đều có độ dài cạnh là a với vị trí như Hình 31.

a) Chứng minh ba điểm A, B, C thẳng hàng.

b) Chứng minh tứ giác ACDE là hình thang cân.

c) Tính diện tích của tứ giác ACDE theo a.  

Bài 2 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Lời giải:

a) Do ΔABE, ΔBED, ΔBDC là các tam giác đều nên ABE^=EBD^=DBC^=60°

Do đó, ABC^=ABE^+EBD^+DBC^=60°+60°+60°=180° 

Suy ra 3 điểm A, B, C thẳng hàng.

Quảng cáo

b) Do ΔABE, ΔBED là các tam giác đều nên ABE^=BED^=60° 

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AC // ED

Tứ giác ACDE có AC // ED nên là hình thang.

Mặt khác, EAC^=DCA^=60° (do ΔABE, ΔBDC là các tam giác đều)

Do đó hình thang ACDE là hình thang cân.

c) Vẽ đường cao EH của tam giác AEB.

Bài 2 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Do AEB là tam giác đều nên H là trung điểm của AB, do đó HB=12AB=12a.

Xét ΔEHB vuông tại H, theo định lí Pythagore ta có:

EB2 = EH2 + HB2

Quảng cáo

Do đó EH2 = EB2 – HB2 = a212a2=a214a2=34a2=a322

Suy ra EH=a32.

Ta có AC = AB + BC = a + a = 2a.

Diện tích hình thang cân ACDE là:

S=12.ED+AC.EH=12.a+2a.a32=12.3a.a32=33a24 (đơn vị diện tích).

Bài 3 trang 104 Toán 8 Tập 1: Cho hình chữ nhật ABCD. Trên cạnh AB lấy hai điểm M, N sao cho AM = NB < 12AB. Chứng minh tứ giác MNCD là hình thang cân.

Lời giải:

Bài 3 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

Quảng cáo

Do ABCD là hình chữ nhật nên AD = BC, DAM^=CBN^=90° và AB // CD.

Xét ΔAMD và ΔBNC có:

DAM^=CBN^=90° (chứng minh trên);

AD = BC (chứng minh trên);

AM = BN (giả thiết).

Do đó ΔAMD = ΔBNC (hai cạnh góc vuông).

Suy ra AMD^=BNC^ (hai góc tương ứng).

Mặt khác AMD^+DMN^=180°,BNC^+CNM^=180° (kề bù)

Suy ra DMN^=CNM^.

Tứ giác MNCD có MN // CD (do AB // CD) nên là hình thang.

Lại có DMN^=CNM^ 

Suy ra hình thang MNCD là hình thang cân.

Bài 4 trang 104 Toán 8 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A có hai đường phân giác BE và CK. Chứng minh tứ giác BKEC là hình thang cân.

Lời giải:

Bài 4 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

• Do ABC là tam giác cân tại A nên KBC^=ECB^.

Do BE và CK là các đường phân giác của ΔABC nên EBC^=12KBC^,KCB^=12ECB^.

Do đó EBC^=KCB^.

• Xét ΔKBC và ΔECB có:

KBC^=BCE^; BC là cạnh chung; KCB^=BEC^ 

Do đó ΔKBC = ΔECB (g.c.g)

Suy ra BK = CE và CK = BE (các cặp cạnh tương ứng).

• Xét ΔBKE và ΔCEK có:

KE là cạnh chung; BK = CE; BE = CK

Do đó ΔBKE = ΔCEK (c.c.c)

Suy ra BKE^=CEK^ (hai góc tương ứng).

• Xét tứ giác BCEK có KBC^+ECB^+BKE^+CEK^=360°

Hay KBC^+KBC^+BKE^+BKE^=360°

Do đó 2KBC^+BKE^=360°

Suy ra KBC^+BKE^=180°.

Mặt khác AKE^+BKE^=180° (kề bù)

Do đó KBC^=AKE^

Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên KE // BC

• Tứ giác BCEK có KE // BC nên là hình thang

Lại có KBC^=ECB^ nên hình thang BCEK là hình thang cân.

Bài 5 trang 104 Toán 8 Tập 1: Hình 33a là mặt cắt đứng phần chứa nước của một con mương (Hình 32) khi đầy nước có dạng hình thang cân. Người ta mô tả lại bằng hình học mặt cắt đứng của con mương đó ở Hình 33b với BD // AE (B thuộc AC), H là hình chiếu của D trên đường thẳng AC.

Bài 5 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

a) Chứng minh các tam giác BCD, BDE, ABE là các tam giác đều.

b) Tính độ dài của DH, AC.

c) Tính diện tích mặt cắt đứng phần chứa nước của con mương đó khi đầy nước.

Lời giải:

Bài 5 trang 104 Toán 8 Tập 1 Cánh diều | Giải Toán 8

a) • Do BD // AE nên BDE^=AEx^=60° (đồng vị)

Do AC // ED nên BCD^=CDy^=60° CBD^=BDE^=60° (các cặp góc so le trong).

Ta có EDB^+BDC^+CDy^=180°

Suy ra BDC^=180°EDB^CDy^=180°60°60°=60°

ΔBCD có CBD^=BCD^=BDC^=60° nên là tam giác đều.

Suy ra BD = BC = CD = 2 m.

• ΔBDE có BD = DE = 2 m nên là tam giác cân tại D

Lại có BDE^=60° nên ΔBDE là tam giác đều.

Suy ra BE = BD = DE =  2 m và BED^=60°.

• Do AC // ED nên ABE^=BED^=60° (so le trong).

ΔABE có AE = BE = 2 m nên là tam giác cân tại E.

Lại có ABE^=60° nên ΔABE là tam giác đều.

b) • Do ΔBCD là tam giác đều nên đường cao BH đồng thời là đường trung tuyến của tam giác

Do đó H là trung điểm của BC nên HC=12BC=12.2=1   m.

Xét ΔDHC vuông tại H, theo định lí Pythagore có:

CD2 = HC2 + DH2

Suy ra DH2 = CD2 – HC2 = 22 – 12 = 3.

Do đó DH = 3 (m).

• Do ΔABE là tam giác đều nên AB = AE =  2 m.

Khi đó AC = AB + BC = 2 + 2 = 4 (m).

c) Diện tích mặt cắt đứng phần chứa nước của con mương đó khi đầy nước là:

SAEDC=12.ED+AC.DH=12.2+4.3=33  m2 .

Lời giải bài tập Toán 8 Bài 3: Hình thang cân hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán 8 Cánh diều hay nhất, chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát sgk Toán 8 Cánh diều (Tập 1 & Tập 2) (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên