5+ Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) (điểm cao)
Thuyết minh về một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ẩm thực) của địa phương gồm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu hay nhất, ngắn gọn được tổng hợp và chọn lọc từ những bài văn hay đạt điểm cao của học sinh lớp 10.
- Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) – mẫu 1
- Dàn ý Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực)
- Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) – mẫu 2
- Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) – mẫu 3
- Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) – mẫu 4
5+ Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) (điểm cao)
Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) – mẫu 1
Nhắc đến Việt Nam là nhắc đến một đất nước có nền văn hóa vô cùng đặc sắc với bề dày 4 ngàn năm lịch sử. Và trong đó nền văn hóa ẩm thực được coi là một trong những điểm nhấn khó phai mờ trong lòng du khách bốn phương. Nếu bạn đã từng có cơ hội đến Việt Nam thì chắc hẳn không thể nào bỏ qua món phở - món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, thanh đạm và vô cùng ngon miệng.
Vậy món phở bắt đầu từ bao giờ và ở đâu? Câu hỏi khiến rất nhiều người phải tranh cãi, bàn luận về vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Có người thì cho rằng nó xuất hiện từ Nam Định từ đầu thế kỉ XX tuy nhiên bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng nguồn gốc của nó là từ Hà Nội. Tuy nhiên dù có ở đâu thì đây cũng là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trước kia món phở chỉ có duy nhất một hương vị một loại là phở chín thế nhưng theo thời gian để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân phở đã được cải biến thành phở tái, phở gà, phở bò, phở cuốn hay phở xào... Mỗi loại phở khác nhau có những cách chế biến và hương vị khác nhau nó tạo nên sự phong phú cho nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Không giống những món ăn khác phở thường không có đồ ăn kèm, người Hà Nội thường dùng phở vào buổi sáng như một thức ăn thanh đạm mà chắc bụng. Tuy nhiên đối với những khách du lịch đến Hà Nội bạn có thể thưởng thức nó vào bất cứ lúc nào trong ngày và hầu như ở đây có rất nhiều những quán phở nổi tiếng mở liên tục sẵn sàng phục vụ khác hàng.
Phở có nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng được làm từ gạo. Nước dùng hay còn có tên gọi khác là nước lèo được nấu từ xương ống ninh kĩ thêm một số gia vị như thảo quả, quế, hoa hồi, đinh hương,.... Và để tạo nên một bát phở có hương vị khác nhau mỗi đầu bếp sẽ chọn cho mình một cách chế biến và pha trộn hương vị khác nhau. Phở thường được ăn kèm với các loại rau như hành tây, húng, chanh và rau thơm. Mỗi vùng miền sẽ chọn một loại rau ăn kèm khác nhau.
Hiện nay phở khá phổ biến với mọi người song nổi tiếng nhất chỉ có phở Hà Nội và Phở Nam Định. Đây là hai vùng có hương vị phở vô cùng độc đáo và ngon miệng. Do sự phát triển của đời sống cũng như nhu cầu của con người phở hiện nay có rất nhiều món như phở gà, phở bò.... Nó đã được rất nhiều các nhà văn nhà thơ đưa vào trong những tác phẩm văn học có thể kể đến như Miếng ngon Hà Nội của Nguyễn Tuân; Vũ Bằng; Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam....
Do sự phát triển của cuộc sống hiện đại phở ngày nay cũng được chuyển sang phở công nghiệp như phở chay, phở ăn liền vừa tiện lợi vừa nhanh chóng tiết kiệm tối đa thời gian cho con người. Thế nhưng một tô phở đúng nghĩa được nấu dưới những bàn tay đầu bếp tuyệt hảo vẫn mang một hương vị độc đáo khó quên.
Du khách nếu có cơ hội đến với Hà Nội không bao giờ bỏ qua món phở này. Nó chứa đựng quốc hồn quốc túy cũng như văn hóa ẩm thực đặc sắc của cả dân tộc Việt Nam. Giá một tô phở cũng rất rẻ chỉ khoảng 30 ngàn đồng mà lại vô cùng ngon lành.
Phở được coi là một trong những đặc sắc trong nền ẩm thực Việt Nam. Không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng. Nó đã trở thành một trong những món ăn phổ biến và quen thuộc trong đời sống của người dân Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Dàn ý Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực)
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu một nét ẩm thực của địa phương mình – đó chính là phở.
II. THÂN BÀI
- Nguồn gốc:
+ Có nhiều ý kiến khác nhau, người bảo xuất hiện từ Nam Định từ đầu thế kỉ XX, người bảo có xuất xứ từ Hà Nội.
+ Phở là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền văn hóa ẩm thực Việt Nam.
- Đặc điểm món Phở:
+ Phở chế biến được nhiều loại khác nhau: phở tái, phở gà, phở bò, phở cuốn hay phở xào...
+ Mỗi loại phở khác nhau có những cách chế biến và hương vị khác nhau.
+ Phở có nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng được làm từ gạo.
+ Nước lèo được nấu từ xương ống ninh kĩ thêm một số gia vị như thảo quả, quế, hoa hồi, đinh hương,...
+ Phở thường được ăn kèm với các loại rau như hành tây, húng, chanh và rau thơm.
+ Hiện nay, nổi tiếng nhất chỉ có Phở Hà Nội và Phở Nam Định
+ Phở chứa đựng quốc hồn quốc túy cũng như văn hóa ẩm thực đặc sắc của cả dân tộc Việt Nam.
III. KẾT BÀI
- Phở là món ăn không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng.
- Phở đã trở thành một trong những món ăn phổ biến và quen thuộc trong đời sống con người Việt Nam.
Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) – mẫu 2
Mỗi quốc gia, mỗi đất nước trên thế giới đều có những món ăn với nét độc đáo, hấp dẫn riêng và mỗi món ăn ấy luôn mang trên mình những đặc trưng riêng về đất nước của nó. Nếu nhắc đến Hàn Quốc người ta nhớ tới kim chi, tới Nhật Bản mọi người nhớ tới sushi, nhắc tới cà ri người ta sẽ nhớ ngay tới đất nước Ấn Độ thì mỗi khi nhớ về ẩm thực Việt Nam, chắc hẳn sẽ không thể không nhắc tới món ăn truyền thống, phổ biến khắp mọi miền của đất nước, đó chính là phở.
Như chúng ta đã biết, phở là một trong số những món ăn truyền thống, phổ biến nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay song có lẽ không ai biết chính xác nó ra đời vào khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, đi sâu khám phá về nguồn gốc và sự ra đời của món ăn đặc biệt này, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nguồn tài liệu cho thấy rằng phở ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ một món ăn của Trung Quốc có tên gọi theo âm Hán Việt là ngưu nhục phấn. Phở ở Việt Nam ra đời và định hình vào những năm đầu của thế kỉ XX và xuất hiện đầu tiên ở Nam Định và Hà Nội. Cho đến ngày nay, phở đã và đang trở thành món ăn phổ biến ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước nhưng có thể nói Nam Định và Hà Nội là những mảnh đất có hương vị phở nổi tiếng, đậm đà và hấp dẫn nhất.
Phở là món ăn quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam, bởi vậy, những nguyên liệu cần thiết để nấu phở cũng rất dễ tìm kiếm. Nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ ngay tới bánh phở và nước dùng. Để có một món phở ngon điều quan trọng trước hết là phải có được bánh phở ngon, điều đó có nghĩa là bánh phở phải vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị bục hay quá nhão. Người ta thường là bánh phở từ loại gạo tẻ trắng, thơm, điều đó góp phần gợi nên nét dân dã mà không kém phần hấp dẫn của món ăn này. Thêm vào đó, nước dùng chính là phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên một món phở ngon. Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,… tùy vào món phở mà người đầu bếp muốn chế biến. Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn. Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.
Đặc biệt, cách thưởng thức phở cũng rất quan trọng và có lẽ bởi vậy có nhiều người gọi đó là “nghệ thuật thưởng thức phở’. Nhắc đến “nghệ thuật thưởng thức phở” ông cha ta từ ngàn đời xưa đã có câu:
Ăn phở phải có: giá, chanh
Ăn cơm phải có: rau xanh, thịt sườn
Quả đúng như câu ca trên, để tăng thêm hương vị, sự hấp dẫn, đậm đà cho món ăn, khi ăn phở người ta thường cho thêm chanh hoặc quất hay một ít dấm. Đồng thời, người ta vẫn thường ăn kèm phở với giá đỗ, rau sống và tỏi ngâm. Tất cả những hương vị ấy sẽ góp phần làm cho món phở thêm thơm ngon, hấp dẫn. Nếu chúng ta thiếu đi bất cứ nguyên liệu nào thì rất khó để có thể cảm nhận hết được hương vị của món ăn này. Thêm vào đó, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng miền và sở thích ăn uống của mỗi người mà chúng ta có thể thêm vào một số gia vị để phù hợp hơn.
Phở là món ăn bình dị, phổ biến và quen thuộc với tất cả chúng ta song nó lại có vai trò, ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con đất Việt. Trước hết, phở là món ăn tổng hòa từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên chúng cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng như canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,… Thêm vào đó, phở cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho con người bởi lẽ mỗi tô phở có giá thành giao động từ 20.000 đến 25.000 đồng thậm chí có nhiều nơi là 50.000, 60.000 hay 100.000 đồng. Đồng thời, phở là món ăn ở vị trí “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, là một trong số những món ăn hấp dẫn trên thế giới. Và chắc có lẽ bởi vậy, du khách nước ngoài khi về thăm đất nước Việt Nam bao giờ cũng thường thức món ăn đặc biệt này. Không dừng lại ở đó, phở còn là món ăn xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học và nhạc họa từ xưa đến nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam,…
Tóm lại, phở là một món ăn truyền thống và có giá trị đặc biệt trong ẩm thực của Việt Nam và ngày càng định hình được vị trí của nó trong nền ẩm thực của thế giới bởi nó mang trong mình cái nét đẹp của hồn quê Việt trong những sợi phở mềm dai và cái ngọt ngào, đằm thắm của nước dùng.
Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) – mẫu 3
Đặc sản Hà Nội có nhiều, Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.
Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,… Phở dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi. Và cũng không biết từ bao giờ phở đã trở thành món ngon nổi tiếng và khi thưởng thức phở ở Hà Nội người ta mới thấy được hương vị truyền thống. Phở Hà Nội là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội đã có từ rất lâu.
Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.
Trong món phở Hà Nội công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào. Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt…Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.
Có thể nói, Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.
Tất cả màu sắc đó như một bức hoạ lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hoà.
Ta có thể thưởng thức nhiều hương vị phở tại Hà Nội và có ba món phở chính. Phở nước: Cho bánh phở, thịt, rau thơm và gia vị vào một cái bát ôtô rồi chan ngập nước dùng nóng lên. Phở xào: Xào bánh phở cùng thịt và rau thơm. Phở áp chảo: Xào bánh phở trong mỡ nóng tới khi bánh phở trở lên nâu giòn, rồi thêm gia vị. Trong ba loại phở trên thì phở nước là phổ biến hơn cả. Phở nước gồm có: Phở Bò, phở Gà, phở Tim gan. Tuy nhiên, người sành điệu chỉ ăn phở chuộng nhất phở Bò, thứ đến là phở gà và không chấp nhận những loại phở khác.
Đối với du khách nước ngoài thì phở được coi là món ngon hấp dẫn và lạ miệng bởi sự tinh túy. Để thưởng thức phở ngon thì cần phải để phở trong bát sứ chứ không phải là bát thủy tinh hay bát nhựa. Bát đựng phở không được quá to hay quá nhỏ. Nếu bát quá nhỏ, nước dùng sẽ chóng nguội và không có đủ chỗ để thịt, rau thơm và gia vị. Nếu bát to quá thì chưa ăn hết một bát bạn đã thấy chán vì phở chỉ là một món ăn nhẹ hoặc món ăn thêm.
Khi ăn phở, một tay cầm đũa còn tay kia cầm thìa. Dùng đũa tre là thích hợp nhất vì nó giản dị và không bị trơn khi gắp bánh phở. Bàn ăn phở cần hơi thấp so với bình thường để nước dùng không vương vào quần áo bạn khi cúi xuống gắp sợi bánh phở lên ăn.
Nếu có cơ hội đến với Hà Nội thì bạn nên thưởng thức hương vị phở đặc trưng này nhé! Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm!
Thuyết minh 1 ngành thủ công mĩ nghệ (đặc sản, văn hóa ẩm thực) – mẫu 4
Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư ở nhiều vùng miền khác nhau vì vậy nên nơi đây là hội tụ của rất nhiều những nét đẹp văn hóa. Nhắc đến Hà Nội, người ta không thể không nhắc đến món Phở – mang hương vị đặc trưng của đất Hà Thành.
Phở là một món ăn rất tinh tế đã có từ rất lâu đời và mang rất nhiều những hương vị khác nhau tùy tay người nấu. Tuy nhiên, thành phần chính của phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy nóng và các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vắt vào nước dùng để có vị chua thanh thanh. Phở có mùi thơm kỳ lạ rất cuốn hút người ăn. Không có gì tuyệt vời hơn, một buổi sáng mùa đông lạnh, được thưởng thức một bát phở nóng rồi tiếp tục đi làm. Phở là món ăn rất dễ ăn, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể ăn được mà không sợ béo hoặc bị ngấy. Chúng ta có thể thưởng thức phở Hà Nội ở các nhà hàng sang trọng, các quán ven đường,.. Ngoài phở bò, ta có thể thưởng thức các món phở khác như phở gà cũng rất ngon và hấp dẫn.
Điều quan trọng nhất làm nên vị ngon của món phở đó là nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm nhẹ. Để có được phần nước dùng ngon người nấu cũng cần rất cẩn thận và tỉ mỉ. Bí quyết nấu nước dùng phụ thuộc vào kinh nghiệm ẩm thực của từng người.
Ta có thể thưởng thức rất nhiều các món được làm từ phở: phở nước, phở xào, phở chiên phồng,..tuy nhiên món phở nước luôn là món ăn hấp dẫn nhất. Đối với người Việt Nam và cả khách du lịch nước ngoài thì phở nước được coi là một món ăn tinh tế. Phở phải được đựng trong chiếc bát sứ thì mới thấy hết được tính ẩm thực và tính thẩm mỹ của nó. Bát phở thật hấp dẫn với rất nhiều gia vị đi kèm và các màu sắc đẹp mắt. Chỉ cần ngửi mùi thơm của nước dùng cũng đủ để ta cảm thấy ngất ngây. Các hương vị của thịt, xương, rau thơm quyện vào nhau tạo nên mùi thơm đặc biệt đi vào lòng người. Khi ăn phở, ta nên ăn chậm để cảm nhận được vị ngon của nó. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, và mùi thơm nồng của hành lá. Tất cả hòa quyện một cảnh ngọt ngào, tạo nên vị thơm ngon đặc trưng của món phở.
Phở là món ăn tinh tế và trở thành đặc trưng mang hương vị Hà Thành. Dù đi đâu hay làm gì, thì người dân Hà Nội cũng luôn mong trở về Hà Nội để được thưởng thức món ăn quen thuộc. Món phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân,..và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa. Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng của Việt Nam và đặc biệt là Hà Nội. Bất cứ ai đến hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức tô phở nóng hổi nghi ngút. Những người con xa Hà Nội mỗi khi trở về luôn tìm lại những quán phở thân thuộc để thưởng thức hương vị đã lâu không nếm. Phở là giá trị ẩm thực, nét ẩm thực đáng tự hào của chúng ta.
Không có từ ngữ nào có thể diễn tả một cách đầy đủ sự tinh tế và cảm giác tuyệt vời khi thưởng thức món phở Hà Nội. Chỉ biết rằng, đó là một món quà đặc biệt không lẫn với bất cứ món nào khác. Cuộc sống càng hiện đại, con người luôn sáng tạo để chế biến những món ăn ngon, hợp với văn hóa ẩm thực trong nước và thế giới, nhưng món phở Hà Nội chắc chắn sẽ luôn là sự lựa chọn tin cậy đối với những người dân Hà thành và các du khách khi đặt chân đến Hà Nội.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 10 được (siêu hay, ngắn) chọn lọc hay khác:
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Lớp 10 - Kết nối tri thức
- Soạn văn 10 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - KNTT
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - KNTT
- Giải sgk Toán 10 - KNTT
- Giải sgk Vật lí 10 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 10 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 10 - KNTT
- Giải sgk Địa lí 10 - KNTT
- Giải sgk Lịch sử 10 - KNTT
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - KNTT
- Giải sgk Tin học 10 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 10 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - KNTT
- Lớp 10 - Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 10 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - CTST
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - CTST
- Giải Toán 10 - CTST
- Giải sgk Vật lí 10 - CTST
- Giải sgk Hóa học 10 - CTST
- Giải sgk Sinh học 10 - CTST
- Giải sgk Địa lí 10 - CTST
- Giải sgk Lịch sử 10 - CTST
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - CTST
- Lớp 10 - Cánh diều
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều