Top 60 Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương (hay nhất)



Tổng hợp trên 60 bài văn Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 60 Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương (hay nhất)

Dàn ý Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương

Quảng cáo

I. Mở bài:

- Trọng Thủy xưng tôi giới thiệu về sự về sự xuất thân cả mình.

- Dùng lời Trọng Thủy, dẫn dắt vào câu chuyện

II. Thân bài:

1. Trọng Thủy kể về lí do xuất hiện của mình trên mảnh đất Âu Lạc

- Cha ta thất bại trong cuộc chiến xâm lược Âu Lạc do đất nước này có vũ khí lợi hai.

- Nuôi lòng uất hận và chí phục thù, thôn tính bằng được Âu Lạc, cha sai ta sang ở rể và làm gián điệp. Ban đầu không chấp nhận, sau đó nhận ra được ý đồ của cha nên bằng lòng.

2. Trọng Thủy kể về quá trình lừa dối Mị Châu.

- Ban đầu sang Âu Lạc chỉ với tham vọng lấy cắp nỏ thần, tiêu diệt Âu Lạc, nhưng không ngờ tôi lại đem lòng yêu Mị Châu.

- Tuy nhiên, tình riêng không thắng nổi chí lớn, ta buộc phải lừa dối Mị Châu.

+ Dụ Mị Châu dẫn đi thăm thú Âu Lạc, ngắm nhìn báu vật quốc gia

+ Phát biểu một vài cảm nhận về đất nước Âu Lạc: rộng lớn, thành trì kiên cố, thành cao hào sâu.

+ Mị Châu kể cho ta về quá trình xây thành và chế nỏ: Ban đầu rất vất vả, khó khăn nhưng được Rùa Vàng giúp đỡ

→ Ta nắm được toàn bộ về đặc điểm của đối thủ

+ Lợi dụng lòng tin của Mị Châu để học cách sử dụng nỏ thần.

+ Trước sự ngây thơ, cả tin của Mị Châu, lừa dối nàng để đuổi cùng giết tận

+ Ta đã nói những lời dự báo với nàng nhưng Mị Châu không chút nghi ngờ

+ Nàng rắc lông ngỗng chỉ đường cho ta đuổi theo.

3. Trọng Thủy kể về quá trình đánh chiếm Âu Lạc

- Mang nỏ thần về, vua cha vô cùng sung sướng lập tức đem quân đánh Âu Lạc

- An Dương Vương chủ quan vẫn đinh ninh có bảo vật trong tay bên coi thường, điềm nhiên đánh cờ.

- Cha con ta đem quân đuổi theo vết lông ngỗng của Mị Châu đến bờ biển thì mất dấu vết.

4. Trọng Thủy kể về cái chết của Mị Châu và quyết định tự vẫn của mình.

- Ta bắt tên lính còn sống sót tra hỏi thì được biết An Dương Vương đã rẽ sừng tê 7 tấc theo Rùa Vàng xuống biển. Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội nên bị vua cha chém chết, trước khi chết nàng đã khấn để bày tỏ lòng trong sạch của mình. Máu của nàng chảy xuống biển trai sò ăn phải đều hóa ngọc.

- Ta ôm xác Mị Châu mà khóc, lòng đau khổ, xót xa ân hận vô cùng.

- Vì quá thương nhớ nàng, khi đi tắm nhìn xuống giếng, thấy bóng nàng, ta đã nhảy xuống. Trước khi xuống gặp nàng, ta khấn nếu nàng chịu tha thứ cho ta, hãy đem ngọc trai đem rửa xuống giếng nước thì ngọc sẽ sáng hơn.

III. Kết bài:

Tưởng tượng một kết thúc mới cho câu chuyện.

Quảng cáo

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 1

Lòng ta quặn thắt khi nhìn thấy thi thể nàng, ta đứng lặng hồi lâu nhìn dòng máu đỏ thẫm chảy xuống biển. Ta một kẻ vô tâm đã không nhận ra tình yêu Mị Châu dành cho mình, ta một kẻ mù quáng vì quyền lực. Nàng chết rồi ta biết phải sống sao, cuộc đời ta biết sẽ đi về đâu khi thiếu tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của nàng. Ta ngã khụy, ôm xác nàng Mị Châu mà khóc. Ông trời đã trêu đùa tình yêu của ta và nàng quá rồi…

Ta vẫn còn nhớ ngày vua cha (Triệu Đà) thất bại thảm hại sau đợt tấn công với vua An Dương Vương nước Âu Lạc, khuôn mặt cha sa sầm, ánh mắt bừng bừng giận dữ. Âu Lạc vốn là vùng đất phía Nam đất nước ta, đó là nơi thiên nhiên, sản vật vô cùng phong phú, tốt tươi, thuận tiện giao thương buôn bán. Từ lâu vua cha ta đã muốn chiếm vùng đất đó. Nhưng quân đội Âu Lạc rất tài giỏi, vũ khí tối tân nên nhiều lần cha ta đem quân tấn công mà chỉ nhận về thất bại. Ta là con cả, nhưng cũng không biết làm gì hơn, chỉ biết động viên cha dưỡng sức, luyện tập quân đội chờ đến lần sau.

Sau mấy ngày, cha nguôi ngoai và bỗng gọi ta vào ngự phòng nói chuyện riêng. Cha yêu cầu ta hãy sang nước Âu Lạc lấy nàng Mị Châu và phải lấy cho bằng được bí mật của đất nước Âu Lạc về đây. Phận làm con lại là bề tôi, ta không thể nào làm trái ý cha. Ta nhận lời mà lòng đầy băn khoăn, bởi ta không biết nàng Mị Châu là ai, ta không yêu nàng sao có thể nên duyên, và liệu ta có thể làm tròn sứ mệnh mà vua cha giao cho.

Ngày ta và vua cha nhận được lời đồng ý kết duyên của vua An Dương Vương ta và cha vô cùng sung sướng. Ta luôn nghĩ rằng An Dương Vương không quên lòng dạ phương Bắc, luôn hòng chiếm phương Nam nên sẽ không bao giờ đồng ý. Nào ngờ… Vậy là ông trời đã giúp cha con ta một bước. Cha con ta nhanh chóng chuẩn bị lễ vật, cử hành hôn lễ và cũng là để sớm thực hiện âm mưu như đã trù tính trước đó.

Trước khi sang Âu Lạc ta đã tìm hiểu qua về nàng Mị Châu – vợ tương lai của ta. Nàng là người con gái xinh đẹp, hiền thục, nết na lại là con duy nhất của vua An Dương Vương nên rất được cưng chiều.

Ngày diễn ra hôn lễ, ai cũng vui mừng, nhất là vua cha ta, bởi kế hoạch của ông đã từng bước thành công. Còn ta lòng nặng trĩu ưu tư và lo lắng, sứ mệnh cao cả đó liệu ta có thể hoàn thành, và sau khi hoàn thành ta biết sẽ phải cư xử ra sao với nàng Mị Châu.

Quảng cáo

Sau lễ kết kết hôn ta chính thức trở thành con rể của nước Âu Lạc, theo phong tục nơi đây ta về sống cùng Mị Châu. Nàng là người con gái dịu dàng, nữ tính, trong sáng và vô cùng thơ ngây. Nàng yêu ta, chăm lo cho ta, điều này ta biết rõ, từng ánh mắt, từng lời nàng nói tràn đầy âu yếm và tin yêu. Ta luôn đáp lại nàng bằng sự hời hợt, ta lấy nàng là nhiệm vụ nên yêu nàng cũng chỉ là một công việc. Thực lòng ta chưa bao giờ yêu Mị Châu thật tâm. Chỉ vì lúc ấy ý nghĩ chiếm đoạt bảo vật của Âu Lạc quá lớn đã khiến đầu óc ta lu mờ, ta không ngờ rằng ta đã yêu nàng tự lúc nào không hay.

Rồi ngày ấy cũng đến, nhân cơ hội An Dương Vương ra ngoài đi săn, ta đã thủ thỉ tâm tình và xin Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Thoáng trên gương mặt nàng ta thấy có sự thay đổi, nàng nhìn thẳng mắt ta rồi vội quay đi ngay. Có lẽ nàng đã nhận ra chăng? Nhưng vì tình yêu với ta quá lớn, nên nàng đã mù quáng mà cho ta xem nỏ thần, mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch, ta đã đánh tráo được lẫy nỏ khác thay cho lẫy Rùa Vàng mà Mị Châu không hề hay biết. Xong việc ta nói dối với nàng về thăm cha:

- Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu.

Nàng thật thà đáp:

- Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt lit hì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau.

Những lời nàng nói vẫn văng vẳng bên tai ta, ta độc ác quá, trong lúc đó ta chỉ cốt nghĩa sao cho diệt tận gốc cha con nàng, mà chẳng hề nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng bao lâu nay nàng nhọc công vun đắp.

Ta trở về lòng hả hê với chiến công mình lập. Vua cha ta đem quân sang đánh, An Dương Vương cậy có nỏ thần mà không phòng bị nên đã thất bại thảm hại, ông phải bỏ chạy cùng con gái. Trên đà chiến thắng, ta lần theo dấu lông ngỗng Mị Châu để lại làm dấu hòng bắt sống cha con An Dương Vương. Nhưng khi ta đến nơi chỉ còn lại những sợi lông ngỗng trắng thẫm máu người vợ, người con gái ta yêu. Vua An Dương Vương đã không còn ở đó nữa.

Ta ôm nàng vào lòng mà gào lớn: “Mị Châu… ta đã sai rồi. Là ta đã hại chết nàng, ….”. Ta gào khóc khản cổ cũng không còn thấy đâu giọng nói trọng trẻo, dịu dàng ấy nữa. Đôi bàn tay trắng trẻo mềm mại ngày ngày vẫn mang cơm, bưng nước, pha trà và vuốt ve âu yếm vào má ta nay không còn nữa. Ta nhớ da diết, nhớ đến thắt tim những cử chỉ nũng nịu của nàng. Giờ ta chỉ mong thấy nàng một lần nữa, thấy nụ cười duyên dáng, thấy đôi má hồng đào thì dù ta phải trả bất cứ giá nào ta cũng ưng thuận.

Ta đem xác nàng về chôn ở Loa Thành, thì thật kì lạ xác nàng hóa thành ngọc thạch. Giành được Âu Lạc, ta là người có công lớn nhất, vua cha ban thưởng hậu hĩnh, nhưng ta chẳng màng đến, giờ tâm trí ta chỉ có mình nàng, người vợ bé nhỏ của ta. Ta sống thu mình khép kín, đêm đến hễ nhắm mắt là hình bóng nàng lại xuất hiện.

Không lâu sau đó, khi ta đi tắm ở giếng, nhìn xuống thấy bóng Mị Châu đưa tay với, ta vui mừng, vội vàng với theo nàng, ta đã phải chờ đợi biết bao lâu nay nàng mới xuất hiện, ta phải nắm lấy tay nàng trước khi nàng biến mất. Có những tiếng gọi ta từ xa, nhưng ta mặc kệ, ta phải theo Mị Châu và ta đã mãi mãi được ở bên nàng.

Quảng cáo

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 2

Chìm đắm trong sự nuối tiếc hối hận muộn màng Trọng Thủy. Tôi – người đã nội gián giúp vua cha Triều Đà xâm chiếm Âu Lạc, người đã khiến người vợ yêu dấu của mình Mị Châu bị chính cha ruột giết chết vẫn ngày đêm nghĩ về nàng. Chính vì vậy, khi tôi đi ra giếng mà Mị Châu hay tắm nhìn thấy bóng nàng mà lao xuống giếng sâu để rồi mong sau này gặp được Mị Châu trong sự đau thương bi ai dưới thủy cung lộng lẫy đẹp vô ngần.

Tưởng chừng đây vẫn là nơi đáy giếng sâu lạnh lẽo nhưng khi tôi mở mắt lại thấy một thế giới khác đẹp đẽ lung linh kì lạ mà tôi từng biết, chưa từng nhìn qua. Đang trong sự hoang mang hơi bất ổn của mình bỗng nhiên có một vị thần cá đến nói với tôi.

Long Vương chính vì thấu hiểu tấm lòng ngài luôn luôn nghĩ tốt Mị Châu nên đã đưa ngài đến đây. Mời ngài theo ta đến thủy cung.

Đến bây giờ tôi mới hiểu ra thì ra đây là thủy cung và Mị Châu – nàng ấy đang ở đây ta có thể gặp lại nàng có thể giải thích nỗi lòng mình cho nàng hiểu. Trên lưng thần cá tôi vượt qua những rặng san hô hùng vĩ nhiều màu sắc lung linh tuyệt đẹp vô cùng. Mọi vật không ngừng hoạt động từng đàn cá khổng lồ bơi lượn tạo thành những dòng sóng ngầm dưới đáy đại dương, đâu đó dưới đáy kia là những con cá đuối, cua tôm chậm rãi kiếm mồi thật sống động. Nhưng hơn hết một kệu đài nguy nga lộng lẫy đang dần hiện ra trước mắt tôi người người tấp nập như đang chuẩn bị hội tiệc linh đình. Theo sau thần cá tôi vào gặp Long Vương cảm tạ người ơn cứu mạng rồi đi xung quanh trốn kiếm hình bóng người con gái trong lòng bấy lâu.

Dạo bước một lúc xung quanh thủy cung bất chợt tôi lại xúc động trước bóng hình người con gái đẹp sắc kia. Nàng trông vẫn vậy vẫn đẹp vô ngần nhưng phần nào không còn ngây thơ trong sáng nữa mà là sự thận trọng già dặn hơn. Cũng phải thôi là tại tôi khiến nàng có cảnh nước mất nhà tan. Nàng hình như nhìn thấy ta đi liền đi đến lại gần giọng chua ngoa.

Không phải người hưởng vinh quang phú quý trên kia hay sao khi đã cướp mất nước ta khiến cho ta thành kẻ bất hiếu bất trung hay sao.

Lời nói của nàng thật cay nghiệt làm sao như những mũi dao ghim vào lòng ta vậy. Nhưng cũng đúng thôi bởi ta là kẻ tạo phản ta là nội gián, cướp đi hạnh phúc của nàng. Dù sao ta cũng là chồng nàng người chung chăn chung gối suốt bấy lâu người mà nàng yêu thương mà tôi liền cất lời.

Mị Châu xin nàng hãy tha lỗi cho ta xin nàng hãy trở về bên ta cùng ta sống một cuộc sống hạnh phúc ở dưới này. Chẳng phải ta và nàng có bao nhiêu kỉ niệm vợ chồng hay sao, chả phải tình yêu ta trao nàng to lớn biết chừng nào. Nàng mất đi ta không ngày nào không nghĩ đến nàng, không giây nào chưa từng hối hận nuối tiếc về ngày sai lầm ấy.

Nói đến đây, Mị Châu cũng rơi nước mắt ta biết nàng vẫn còn thương ta vẫn còn nhớ đến ta, nói giọng oán trách.

Vậy ta sao chàng lại lừa dối thiếp lại lợi dụng lòng tin mà thiếp trao cho chàng.

Ta vội vàng giải thích

Đúng là khi xưa ta đã từng đến Âu Lạc chỉ vì mục đích là nội gián tìm hiểu nguyên nhân mà tại sao nước ta lại không đánh thắng nước nàng. Nhưng rồi khi ở cùng nàng ta đã bị tấm lòng trong sáng của nàng cảm hóa ta day dứt vô cùng. Một bên là trách nhiệm với đất nước một bên là nạn nhân ta phải chọn gì đây. Sau khi trộm được nỏ thần nước ta đánh thắng nhưng thực sự lòng ta chưa một giây nào vui sướng nàng có biết không? Nàng hãy hiểu cho ta hãy tha thứ cho ta để hai ta được trở về xưa cũ.

Mị Châu vẫn không ngừng khóc tôi cũng vậy nắm lấy tay nàng mong nàng tha thứ, trái tim tôi đã đau dứt khi thấy nàng khổ tâm như vậy mong chờ vào câu trả lời của nàng.

Thiếp hiểu được lòng chàng rồi, thiếp biết được nỗi day dứt trong lòng chàng. Nhưng chàng ơi! hạnh phúc đã trôi qua thì không thể nào lấy lại được bởi thời gian nó là vĩnh cửu nó là thứ đáng sợ khủng khiếp. Cũng như lỗi lầm mà thiếp đã gây ra cho đất nước Âu Lạc. Bây giờ thiếp tự cho mình hạnh phúc cùng chàng. Vậy còn nhân dân bách tính Âu Lạc thì sao, ai sẽ cho họ. Mong chàng đừng mong chờ thiếp nữa, thiếp xin lỗi chàng.

Trái tim ta lại rỉ máu lại đau đớn khi cánh tay nàng đã rút hình bóng nàng lại càng xa nhưng ta hét lên nói với nàng lần cuối cùng.

Mị Châu đời đời kiếp kiếp ta vẫn yêu nàng. Đợi kiếp sau ta và nàng sẽ không phải hoàng tử hay công chúa, không phải người phương Bắc và người phương Nam nữa mà sẽ là những con người bình thường ta sẽ đến tìm nàng cùng nàng sống nốt hạnh phúc dở dang này.

Cứ thế chúng tôi chia tay nhau tôi biết rằng cả hai cùng hướng tới ước mơ gặp lại nhau đó mong rằng nước biển mặn mà xanh đẹp này sẽ xóa nhòa cuốn đi những sai lầm mất mát này của tôi cuốn đi sự đau thương, vết máu lòng này. Rồi như thế tôi đã chết đi hóa đá nằm sâu thẳm dưới lòng đại dương này nhưng tấm lòng nguyện ước ấy không phai nhòa.

Tình yêu chính là liều thuốc hạnh phúc của con người là tình cảm mà không ai có thể thiếu. Ai ai cũng đều mong mình được sống trong hạnh phúc cùng người mình yêu thương nhưng không phải ai cũng có thể không phải tình yêu nào cũng chấp nhận. Đôi lúc ta cần phải biết hi sinh vì tập thể tránh để như Mị Châu " trái tim lầm lỡ để trên đầu" để rồi nước mất nhà tan gây bao đau thương cho cả dân tộc. Đồng thời cũng cần phải thận trọng tránh cả tin nếu không kết quả chỉ có bi thương đau khổ mà thôi.

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 3

Sau khi xin hòa với vua An Dương Vương, cha ta đã rất tức giận và nuôi lòng hận trù chờ cơ hội để sang xâm lược thêm một lần nữa. Có lẽ ông ấy nhất quyết phải chiếm được Âu Lạc mới hả dạ. Ta đã làm tròn nghĩa vụ của một người con với cha, của một hoàng tử với đất nước, nhưng ta đã mất đi người vợ thủy chung và yêu thương ta hết mực. Mị Châu, ta thật có lỗi với nàng. Ta không xứng đáng để được nàng gọi là chồng nữa.

Chỉ vì lòng tham muốn chiếm được Âu Lạc, cha ta đã lập âm mưu lấy trộm chiếc nỏ thần để đánh gục vua An Dương Vương. Chiếc nỏ ấy do Rùa Vàng tặng cho vua sau khi giúp ngài xây thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước. Vua cha ta đã đem quân sang xâm chiếm Âu Lạc, bị vua An Dương Vương dùng nỏ thần đánh lại, quân lính và binh sĩ tan tác, thu to, đành phải cầu hòa. Ít lâu sau, cha đã đưa ta đến cầu hôn Mị Châu – con gái vua nước Âu Lạc. Phận làm con ta phải nghe lời cha, dù trong lòng cũng có phần áy náy, nhưng làm sao ta có thể tạo phản được. Vua An Dương Vương không chút nghi ngờ, gả người con gái mà mình hết mực yêu thương cho con trai của kẻ đã từng xâm chiếm nước mình. Lễ cưới đã diễn ra, vua An Dương Vương nghĩ rằng từ nay mối quan hệ giữa hai nước sẽ trở nên thân thiết hơn, và không có chuyện xâm lấn xảy ra nữa. Về phần Mị Châu, Nàng thật hiền dịu, nết na, xinh đẹp, lại yêu thương ta thật lòng. Ta không nỡ lừa dối nàng. Nhưng lệnh vua cha đã giao. Ta buộc phải tìm mọi cách để Mị Châu cho xem trộm chiếc nỏ thần của vua An Dương Vương. Đúng như kế hoạch, cha ta đã sai người làm một chiếc nỏ giống y đúc chiếc nỏ thần để ta tráo đổi. Vua An Dương Vương và Mị Châu không hề hay biết.

Năm ấy, cha ta đem quân xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa. Vua An Dương Vương chủ quan, cậy có chiếc nỏ thần nên vẫn ung dung không hề lo lắng. Nhưng còn đâu chiếc nỏ thần nữa. Khi phát hiện ra chiếc nỏ giả thì đã quá muộn. Vua đành phải dẫn theo Mị Châu chạy trốn. Theo đúng lời hẹn ước lúc trước, Mị Châu đã rắc lông ngỗng ở mỗi đoạn đường rẽ để làm dấu cho ta tìm theo. Nào ngờ, tới bờ biển, rùa vàng ngoi lên thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa, chính là giặc đó”. Ngay lập tức, vua An Dương Vương vung kiếm giết chết Mị Châu. Có nỗi đau nào khi chính tay mình phải giết đứa con gái mà mình hết mực yêu thương? Lỗi là tại ta. Ta đã phụ lòng nàng. Mị Châu chết, máu nàng chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều biến thành ngọc đúng như lời nàng đã thề nguyền trước lúc chết. Thật tội nghiệp cho người con gái dịu dàng, nết na và chung thủy nghĩa tình. Nàng không có tôi. Chính ta là người đã gây nên cái chết bi thảm cho nàng. Ta sẽ chôn xác nàng bên cạnh Loa Thành. Dù cuộc hôn nhân này do cha ta sắp đặt, nhưng nàng là một người con gái rất tuyệt vời, nàng đã yêu thương ta thật lòng. Vậy mà ta lại dối lừa nàng, khiến nàng phải chịu kết cục bi thương này. Hình bóng nàng lúc nào cũng quẩn quanh hiện hữu trước mắt ta. Làm sao có thể cho nàng sống lại được nữa để ta chuộc lỗi với nàng đây?

Có lẽ, nàng đang ở dưới giếng sâu kia, ta sẽ đến với nàng, để thực hiện tình nghĩa phu thê với nàng, không phụ lòng nàng đã chung thủy với ta. Ta nhảy xuống giếng, xác ta đã chết, nhưng linh hồn vẫn còn đây. Ta gặp lại Mị Châu trong hình hài của những viên ngọc trai. Nàng sáng và đẹp lấp lánh. Ta nguyện làm nước giếng này để rửa sạch nỗi oan cay đắng cho nàng.

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 4

Tôi là Trọng Thuỷ, con trai vua Triệu Đà ở phương Bắc. Sau khi An Dương Vương, vua nước Âu Lạc xây xong Loa Thành được một thời gian thì cha tôi kéo quân sang đánh chiếm. Vì An Dương Vương có nỏ thần Kim Quy, bắn một phát chết hàng vạn người nên quân lính của cha tôi bại trận, bỏ chạy về Trâu Sơn, không dám đánh nhau nữa. Biết không thể thắng, cha tôi bèn cầu hoà, chờ dịp khác.

Không bao lâu, cha tôi xin An Dương Vương gả con gái yêu là Mị Châu cho con trai mình. Tưởng cha tôi thực tâm hoà hiếu, An Dương Vương vui lòng nhận lời và còn cho tôi ở rể trong Loa Thành. Trước khi sang Âu Lạc, cha tôi đã dặn dò rất kỹ và trao cho tôi nhiệm vụ phải do thám bằng được bí mật của nỏ thần.

Lúc đầu, để thuận lợi cho công việc, tôi phải vờ tỏ vẻ yêu mến Mị Châu, nhưng dần dần, trước nhan sắc tuyệt trần và tính tình hiền dịu của nàng, tôi đã say mê từ khi nào chẳng biết. Chúng tôi sống hoà hợp, hạnh phúc bên nhau. Tuy vậy, tôi vẫn không quên việc trọng đại mà cha tôi giao phó.

Vào một đêm trăng đẹp, tôi dâng rượu quý, cố chuốc cho An Dương Vương uống thật say. Khi mọi người đã ngủ, tôi tỉ tê hỏi Mị Châu về chỗ cất giấu nỏ thần và ngỏ ý muốn được xem tận mắt. Nàng vui vẻ dẫn tôi đi và còn chỉ cho tôi biết nỏ thần thiêng là cái lẫy bằng vuốt Rùa vàng. Tôi ngầm làm một cái lẫy giả giống hệt, thay thế vào đó.

Lấy được lẫy thần, tôi viện cớ về thăm cha ít lâu. Lúc chia tay, tôi nói với Mị Châu: "Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Nay ta trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Nam Bắc cách biệt, ta muốn tìm nàng, lấy gì làm dấu?". Mị Châu rơi lệ, ngậm ngùi đáp: "Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh li biệt thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có chiếc áo gấm lông ngỗng, thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt lông mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau."

Tôi về nước dâng lẫy thần cho cha. Cha tôi mừng lắm, lập tức cất binh sang đánh chiếm Âu Lạc. Đoàn quân đông mấy chục vạn người ầm ầm tiến sát Loa Thành mà không thấy An Dương Vương chống trả. Lúc cha tôi dẫn đầu đạo quân nhằm cửa thành xông tới thì An Dương Vương mới sai mang nỏ thần ra bắn. Thấy nỏ không còn hiệu nghiệm, ông bèn đặt Mị Châu lên lưng ngựa rồi bỏ chạy về phương Nam.

Tôi cùng một số binh lính cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi. Tới bờ biển thì không thấy bóng dáng An Dương Vương đâu cả, chỉ có xác Mị Châu nằm bên vũng máu, đầu lìa khỏi cổ. Đau đớn khôn cùng, tôi mang xác nàng về an táng ở Loa Thành. Ngày ngày, tôi phủ phục bên mộ nàng mà than khóc, thương tiếc khôn nguôi. Tôi tự trách và giận mình ghê gớm. Vì tôi lừa dối nàng mà nàng vô tình mắc tội tiếp tay kẻ thù, dẫn đến thảm hoạ nhà tan, nước mất. Tội lỗi của tôi là không thể tha thứ. Tôi chỉ có thể lấy cái chết để đền tội mà thôi. Bất chợt tôi nghĩ đến cái giếng trong Loa Thành, nơi tôi và nàng cách đây chưa lâu thường cùng nhau soi bóng.

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 5

Trong lòng ta thật sự đang rất rối loạn. Từng tiếng vó ngựa vang như từng nhát đao lớn sắc lẹm cứa vào tâm trí. Vốn là một hoàng tử của vùng đất Hải Nam, nơi vua cha ta – Triệu Đà – ngự trị, ta chưa từng trải qua cảm giác này bao giờ. Trọng Thuỷ – ta – đang lần theo dấu lông ngỗng trên áo nàng…

Chuyện bắt đầu từ khi vua cha quyết định đem quân xâm lược Âu Lạc. Âu Lạc vốn là một vùng đất trù phú mà cha và ta để ý từ lâu. Như ta được biết thì vua nước này là An Dương Vương. Ông đã dời thành từ vùng núi hiểm trở xuống đồng bằng đất đai màu mỡ. Ta đương nhiên ủng hộ quyết định của vua cha. Kể từ khi Âu lạc xây xong thành Cổ Loa, vị trí nằm gọn trong đồng bằng vốn xanh tươi, thuận tiện phát triển, nay càng dễ dàng đổ bộ quân mình xuống đó. Chắc chắn thương vong sẽ ít hơn khi đánh ở miền đồi núi gập ghềnh. Và thế là cha lên đường ngay mà không chần chừ.

Tuy nhiên, sự việc không thành công như mong đợi. Bên phía Âu Lạc, vua An Dương Vương đã sử dụng một thứ vũ khí mạnh vượt tầm suy đoán của bên ta. Cha ta giao chiến chẳng bao lâu thì thua lớn, phải rút về Trâu Sơn, đắp lũy nhưng không dám manh động đối chiến. Trước cái nỏ với sức công phá cực kì lớn, quân ta phải xin hoà. Liên tục mấy ngày sau thất bại, vua cha quả thật ăn không ngon, ngủ không yên. Lòng ta cũng nặng trịch khi vua cha cứ nhíu mày mãi. Nhiều đêm liên tiếp, ta thấy đèn bên phòng cha vẫn bập bùng sáng. Cha hao tâm tổn sức nhiều như vậy, ta có khuyên người giữ gìn sức khoẻ bao nhiêu, người cũng chỉ gật đầu cho qua… Cho đến một ngày, cha đưa ra một quyết định khiến ta không khỏi trăn trở.

Cha muốn có một cuộc hôn nhân hữu nghị giữa hai nước. Chính ta sẽ là người lấy công chúa Âu Lạc, thậm chí ta phải sang đó ở hẳn một thời gian. Trở về phòng sau khi bàn chuyện với cha, ta ngồi xuống, nhắm mắt lại. Liệu cái cảm giác bấy giờ là đang vui hay đang buồn? Ta trầm ngâm hay ta đang rạo rực… Trước giờ chỉ mải mê lâm trận, trăm phương ngàn kế dốc sức đem về chiến thắng khiến vua cha vui lòng. Nay lại phải thành thân để tính toán của cha được trọn vẹn… Cả đêm ấy ta không thể chợp mắt nổi. Ta có quá nhiều câu hỏi, suy đoán: “Nàng là ai? Nàng như thế nào? Liệu ta làm như lời cha thì nàng sẽ phản ứng ra sao? Liệu sau này khi mọi chuyện đã thành thì mối quan hệ này sẽ đi về đâu? Nhưng không! Ta đã vội vàng rồi. Liệu An Dương Vương có đồng ý cuộc hôn nhân này không mới là điều đáng lo trước tiên. Nếu ông ta không đồng ý, mọi việc không trót lọt… Mà nếu ông ta ưng thuận thì bước tiếp theo sẽ phải làm gì?…”

Những suy nghĩ, tính toán cứ đè nặng tâm trí ta cho đến ngày ta cùng cha đem sính lễ sang Âu Lạc và nhận được sự chấp thuận nhanh chóng của vua An Dương Vương. Ta lấy thật sự bất ngờ trước thái độ bình thản đến vô tư của vua nước Âu Lạc. Ông đã quên cha và ta là ai rồi sao? Ông cười thoải mái. Ông đã quên ý định muốn xâm chiếm Âu Lạc của cha và ta rồi sao? Ông niềm nở tiếp đón, thậm chí cha mới chỉ ngỏ ý, ông như đã hiểu ra, đồng ý gật đầu ngay. Ông đã quên cha và ta có tham vọng lớn như thế nào rồi sao? Chẳng chút đề phòng, ông gọi ngay con gái ra. Ông đã rất điềm tĩnh. Ông đang tự tin ư?… Dòng suy nghĩ của ta bỗng nghẹn lại. Bao suy tính chồng chéo, bao thấp thỏm lo âu, bao cá nhíu mày nặng nề của ta như tiêu tan trước vẻ đẹp của nàng. Một vẻ đẹp dịu dàng, thanh nhã, thoát tục.

– Mị Châu, bái kiến Triệu Vương và Trọng Thuỷ hoàng tử. – Vua An Dương Vương cười lớn, thoải mái nói.

– Dạ… – Giọng nói thật trong vang lên.

Giọng nói ấy sao mà mềm mại đến thế. Dường như nàng chỉ cần cất lời lên đã đủ ru nhẹ tâm hồn ta vậy. Mị Châu, tên nàng thật đẹp, thật mỏng manh, yêu kiều. Còn nàng, nàng vận bộ áo hồng phớt như cánh hoa chớm nở còn e ấp, thẹn thùng, nhẹ nhàng mà thơm đến mê say. Ôi không! Ta thật là…! Ta đã quá đắm chìm trong vẻ đẹp ấy. Mặt ta nóng bừng khi nàng tới gần. Đó là giờ khắc ta thật sự hiểu lời truyền trong thiên hạ, thật sự hiểu thế nào là “anh hùng không qua nổi ải mĩ nhân”. Ta thấy Mị Châu khẽ mỉm cười. Nụ cười ấy sao mà đẹp đến thế! Ôi không! Ta lại mất cảnh giác rồi!…

Hôn lễ giữa nàng và ta nhanh chóng được tổ chức. Giờ phút được vận bộ hỉ phục đỏ thắm, lòng ta bỗng nhen lên chút mãn nguyện ngọt ngào, như mừng vui, như say đắm lại thấp thỏm, lo âu không đoán được cảm xúc, suy nghĩ của nàng qua ánh mắt long lanh. Rồi cuộc sống sau này sẽ ra sao? Liệu ta có hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng ấy?…

Dần dần, ta nhận ra Mị Châu ngây thơ hơn ta tưởng rất nhiều, so với ta, một lòng đầy toan tính… Ở lại Cổ Loa một thời gian, phải chăng ta quen dần với giọng nói trong như ngọc của nàng, quen dần với nụ cười ngây ngốc đến đáng yêu, quen với cách nàng chăm sóc ta, quen với những cử chỉ yêu thương đằm thắm, quen với sự chân thật của nàng… Ta thật sự, thật sự đã coi nàng như một phần không thể thiếu của mình. Xa một chút đã nhớ, ở gần lại càng muốn trân trọng, nâng niu… Ta vốn ở đây vì toan tính của cha, vì tham vọng của cha, thân phận là một hoàng tử, ta muốn lập công lớn báo đáp quốc gia… Vậy mà giờ lại yêu thương nàng…

Thế rồi thời khắc đã đến! Mục đích mà cha muốn đưa ta vào cuộc hôn nhân này cuối cùng cũng sắp chín muồi. Cảm nhận được tình yêu vô điều kiện của Mị Châu, ta hiểu đã đến lúc nàng nguyện trao cho ta tất cả. Cho dù có là bí mật quốc gia! Cho dù nàng có là phận công chúa cao quý, là công chúa của Âu Lạc hùng mạnh. Ta ngỏ ý với nàng rằng ta muốn xem vũ khí thần thông quảng đại mà đã khiến Âu Lạc thắng nước ta khi xưa. Và đúng như cha dự tính, mọi việc đâu vào đó cứ thế diễn ra. Ta ngầm làm một lẫy nỏ khác thay thế rồi đem nỏ thần về. Chiếc nỏ với vuốt của Rùa Vàng, chiếc nỏ chứa bí mật quốc gia cuối cùng cũng nằm trong tay ta. Ta nhanh chóng đem nỏ giả trả cho Mị Châu, cất vào chỗ cũ rồi nói dối nàng ta phải về phương Bắc thăm cha. Ánh mắt gợn nước của nàng chớp nhẹ rồi cụp xuống. Nàng buồn khi xa ta. Ta bỗng chần chừ, bâng khuâng, không biết nên làm gì, nên nói gì trước ánh mất ấy. Đáng lẽ ra nàng không nên biết về cuộc tấn công bất ngờ. Đáng lẽ ta nên bỏ mặc nàng và về ngay báo tin cho cha ta rằng đã hoàn thanh nhiệm vụ, nhưng… Mãi lâu sau, ta mới chua xót nói:

– Tình vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hoà, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?

Nàng khẽ đáp:

– Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu cũng sẽ dứt lông mà rắc ở ngã ba đường mà làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau.”

Và giờ ta đang lần theo dấu lông ngỗng đó. An Dương Vương chủ quan, ỷ lại nỏ thần nên đã mất nước vào tay vua cha. So với cái đắc ý, thản nhiên khi trước có lẽ bây giờ đang phi nước đại đưa Mị Châu đi trốn. Mị Châu… Nàng giờ ra sao rồi? Những ngày vắng ta, nàng có ăn ngon, ngủ đủ, có lần nào bỏ bữa vì không có ta ăn cùng? Nàng giờ có an toàn không? Vua An Dương Vương định đưa nàng đi đâu? Mắt ta đau đáu nhìn xuống ngã ba đường lần theo dấu lông ngỗng. Phải, ta có mừng. Mừng vì giúp vua cha chiếm được Âu Lạc. Nhưng ta lo lắng nhiều hơn. Ta lo cho một người còn ngây thơ lắm, còn chưa biết bảo vệ bản thân. Liệu rằng Mị châu có buồn vì nước mất, hối hận vì đã đưa ta lẫy nỏ?… Thế rồi, một màu đỏ tang thương hiện ra trước mắt.

– Mị Châu!

Ta gọi, ta lớn giọng dần lên. Rồi ta gào lên. Nhưng nàng vẫn nằm đó… Mị Châu của ta! Nàng đã bị ai chém… Ta vội nhảy xuống khỏi ngựa. Mắt ta mờ đi. Ta đã làm gì? Ta ôm chặt lấy cơ thể lạnh lẽo của nàng.

– Ta không tin! Không tin! Mị Châu, tỉnh lại đi! Tỉnh dậy đi Mị Châu! Ta đây! Ta về rồi đây. Tỉnh lại đi Mị Châu!…”

Hôm đó, cái tên Mị Châu không biết đã được ta gọi lên bao nhiêu lần, hét lên bao nhiêu lần. Ta cứ ngồi đó, ôm nàng, lay nàng, cố ngăn nước mắt tràn ra nhưng bất lực, làm loang lổ màu đỏ trước mắt. Ta đem nàng về hoả táng ở Loa Thành, xác nàng bỗng biến thành ngọc thạch. Rõ ràng cha đã nắm trong tay Âu Lạc. Ta lại là hoàng tử lập công lớn. Ta vui còn không xuể. Nhưng ta vui thật sao? Ta ngàn vạn lần muốn chứng minh cho Mị châu thấy ta bị kẹt giữa đại sự đất nước với hạnh phúc cá nhân như thế nào. Ta tiến thoái lưỡng nan, nàng có thấu hiểu? Nhưng nàng đã xa ta. Giọng nói nhỏ nhẹ của nàng, tiếng cười e thẹn còn văng vẳng bên tai ta… Nhiều đêm sau, ta không sao yên lòng. Hễ mở mắt lại muốn kiếm tìm xung quanh hình bóng của nàng. Hễ nhắm mắt lại mường tượng nàng đang gần bên, làn môi mềm, bờ vai mảnh khảnh… Ta nhớ nàng…

Lâu sau, đến một ngày, hình bóng Mị Châu hiện lên dưới làn nước trong giếng sâu trong thành. Ta đưa tay ra, nó lại biến mất. Ta khao khát chạm vào bờ má hồng, bóng nàng lại trôi xa… Ta chẳng thiết gì nữa, cứ thế lao đầu xuống giếng. Trước khi mất hoàn toàn ý thức, ta còn nghe loáng thoáng tiếng nháo nhác của các công công: “Hoàng tử! Hoàng tử…!” Ta mặc kệ. Thế rồi ta thấy nàng…

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 6

Khi ấy, cha ta Triệu Đà mong muốn chiếm lấy mảnh đất Âu Lạc để mở rộng bờ cõi đất nước, vua cha có thể thống lĩnh hàng trăm hàng nghìn người. Với ước muốn ấy vua cha ta đã chuẩn bị một đội quân tinh nhuệ để tiến hành cuộc chiến mở rộng lãnh thổ. Lại được biết bên nước Âu Lạc xây thành mãi mà vẫn đô, ngày này tháng nọ trôi qua mà vẫn không xong nên cha càng thấy làm mừng. Cha từng nói với ta có lẽ đây chính là ý trời, thiên thời địa lợi, nhân hòa có đủ cả ngay lập ta sẽ đem quân tiến đánh nội trong ngày mai.

Triệu Đà cha ta cùng với đội quân của mình tiến đánh Âu Lạc nhưng ngạc nhiên hay khi đặt chân lên mảnh đất đó một chiếc thành xây dựng kiên cố sừng sững trước mắt. Vua cha sững sờ không thể tin vào mắt mình thế nhưng với đội quân đông đảo cha ta quyết tâm chiếm thành cho kì được. Đội quân một tiến đến cổng thành để phá cổng, đội quân hai sẵn sàng giương cung bắn lên thành, đội quân phía sau tiếp tế cho hai đội quân trước. Cha ta mình cưỡi voi tay cầm thanh gươm lẫm liệt ngồi chỉ huy. Những tưởng với số quân đông áp đảo cha ta có thể chiến thắng trở về nhưng không. Vua cha lại phải sững sờ trước chiến thắng của một nước thiếu quân lực yếu Âu Lạc.

Số quân trở về còn lại rất ít, chẳng biết từ đầu hàng trăm mũi tên bay từ phía thành ra mũi nào mũi nấy trúng vào hàng trăm người. Người trúng thì chết ngay tức khắc. Vua cha rút quân về nước kể lại cho ta nghe câu chuyện đó. Người tức giận hồi lâu trấn tĩnh lại bèn nghĩ ra một cách đó là giả vờ xin hòa để cầu thân. Vua cha sai ta sang cầu hôn người con gái duy nhất của vua Âu Lạc. Vì đất nước vì vua cha ta cũng chiều lòng chấp nhận.

Khi đến thành Cổ Loa ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một người con gái xinh đẹp. Nàng là Mị Châu, ánh mắt nàng thăm thẳm, làn da trắng và một đôi môi đẹp. Ta đã mến nàng từ cái nhìn đầu tiên. Yêu nàng là thế, say đắm với nhan sắc nàng là thế nhưng ta không thể quên nhiệm vụ. Ở lâu trong cung điện của vua An Dương Vương ta bắt đầu hỏi về bí mật nọ. Vợ ta – Mị Châu ngây thơ trong sáng không có chút nghi ngờ gì kể lại cho ta nghe tất cả. Chiếc nỏ ấy là vuốt rùa vàng thần Kim Quy, nàng còn cho ta xem và cho biết chỗ cất. Một hôm nhân cơ hội không có ai ta đã lấy trộm được chiếc nỏ thần rồi biện cớ về nước thăm cha. Trong những ngày tháng là vợ chồng ta thực sự yêu nàng Mị Châu vì thế trước khi đi ta có dặn nàng nếu có chuyện gì xảy ra thì hãy mặc áo lông ngỗng rắc trên đường đi để ta tìm đến nàng.

Ngay khi đem được chiếc nỏ thần trở về vua cha lập tức đem quân đánh chiếm Âu Lạc. Vua An Dương Vương không thấy nỏ thần đâu, số quân thiệt hại ngày càng nhiều, thành Cổ Loa thất thủ. Vua liền cưỡi ngựa cùng con gái mình chạy trốn trước. Mị Châu làm đúng như lời ta dặn, cha ta và ta cứ theo dấu vết lông ngỗng mà theo. Khi hết dấu lông ngỗng cũng là lúc ta nhìn thấy nàng nằm trên bờ cát vết chém ở cổ ứa ra những giọt máu đỏ đậm như một nỗi căm phẫn. Ta thương xót ôm nàng vào lòng mà thét lên.

Sau những ngày tháng mất nàng thì hồn ta cũng như đã chết. Ruột ta đau, lòng ta quặn, ngày qua ngày, tháng qua tháng không ăn không uống. Một hôm nọ ta thẫn thờ đứng trước giếng soi lại mình để thấy tội lỗi mà ta đã dành cho người con gái thương yêu nhất. Ta nhìn thấy nàng, vui vẻ mừng rỡ ta lao xuống ôm nàng vào lòng với tất cả nỗi nhớ và sự hối hận.

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 7

Tôi là Trọng Thủy – hoàng tử của một đất nước xinh đẹp và luôn được vua cha yêu thương và tin tưởng hết mực. Cạnh bên vương quốc của tôi là một nước Âu Lạc phát triển phồn thịnh nổi danh với thành Cổ Loa vững chắc. Cha tôi vì tham vọng mà dùng mọi cách để cướp nước Âu Lạc và gây ra cho tôi một nỗi đau khổ không thể nào tả được.

Lần đầu tiên cha tôi đem quân sang đánh thì vua An Dương Vương có một loại vũ khí thần kì bắn một phát thì có hàng ngàn mũi tên bay ra. Thế là cha tôi thất bại nhưng ý định cướp nước Âu Lạc vẫn luôn nhen nhún trong người ông và ngày càng phát triển lớn mạnh như một ngọn lửa bùng cháy, sôi sục. Sau vài ngày suy nghĩ, vua cha gọi tôi đến và bảo tôi đi ở rể cho vua An Dương Vương. Tôi quá bất ngờ vì điều này nhưng sau khi nắm rõ “ý đồ” của cha thì tôi đã tuân lệnh làm theo.

Cha cùng tôi sang nước Âu Lạc xin hòa và muốn tỏ thành ý kết bang giao hai nước. Thế là vua An Dương Vương đã chấp nhận và từ đó tôi phải rời xa quê hương để đi ở rể. Vợ của tôi đó là Mị Châu – Công chúa nước Âu Lạc. Mị Châu xinh đẹp tuyệt trần, quả giống như tên của nàng là một viên ngọc lung linh cao quý nhưng vẫn có những lúc nhẹ nhàng, trong sáng. Qua những ngày tháng sống bên Mị Châu, với cái tính tình dễ thương kia thì trái tim tôi đây có vẻ như đã rung động trước nàng. Nhưng tôi đây còn mạng trọng trách bên mình, lời cha khó cãi, tôi đành chôn giấu tình cảm ấy mà làm theo lời cha. Một hôm khi đang cùng Mị Châu đi dạo vườn Ngự quyển thì tôi thấy có một tảng đá xem có vẻ kì lạ nên tôi nghi ngờ. nỏ thần đang được cất giấu trong ấy. Tối hôm ấy, tôi không sao ngủ được, tôi biết rằng, sáng mai đây tôi phải dùng lời ngon ngọt để dỗ dành người vợ thân yêu cho mình xem trộm bí mật. Ta biết là có lỗi với nàng nhưng Mị Chậu ơi nàng tha lỗi cho ta, ta không thể vì tình cảm cá nhân mà làm hỏng việc lớn của vua cha giao cho. Lúc này trái tim tôi như thắt lại, cõi lòng tôi như tê tái, nhưng thôi hãy cố thực hiện xong nhiệm vụ rồi mới nhìn đến chuyện vợ chồng.

Sáng hôm sau, tôi rũ Mị Châu ra vườn bắt bướm, ngắm hoa. Mị Châu thích lắm, nàng cười tươi như hoa, rạng rỡ trước ánh ban mai ấm áp. Tôi và Mị Châu đuổi bắt nhau khắp khu vườn. Tôi cố tình chạy đến bên hòn đá kia và vấp té. Nàng chạy lại và lo lắng cho tôi vô cùng. Trong lúc Mị Châu không để ý tôi lấy tay thử gõ vào mặt đá thì quả thật bên trong là một cơ quan bí mật. Tôi cố giả vờ như không biết gì và tìm cách hỏi Mị Châu về hòn đá kì lạ này. Sau một lúc nói chuyện Mị Châu đã cho tôi biết nỏ thần đã được giấu bên trong. Với gương mặt và thái dộ tò mò như thật của tôi đã làm Mị Châu tin và đưa tôi vào đây xem nỏ thần. Đúng là một loại vũ khí thần kì nên luôn được cất giữ rất kín đáo để che mắt mọi người, chỉ có những người lân cận của vua mới biết được cách vào. Mị Châu đi lại bên tảng đá nhìn xuống chậu hoa Tường Vi đang nở rộ. Nàng nhẹ nhàng dùng tay xoay chậu hoa sang phải một vòng, bên trái một vòng, bổng tảng đá dịch chuyển mở ra bên trong một hang động u tối. Tôi và Mị châu đi đến nơi cất giữ nỏ thần, tôi nhìn rõ đến từng chi tiết một, con mắt tôi như muốn dán vào đấy. Tôi diện cớ chân lại đau và cùng Mị Châu quay lại tẩm cung. Tôi âm thầm sai người làm giả một cái nỏ giống hệt như vậy và đánh tráo nỏ thần. Vào đêm hôm trước khi lên đường giao nỏ thần cho cha tôi, tôi và Mị Châu đã tâm sự với nhau đến khuya, tôi lấy đôi mắt nhẹ nhàng âu yếm nhìn người vợ xinh đẹp đáng thương mà hỏi:

– Nếu mai đây có giặc sang đánh, ta và nàng lạc mất nhau thì lấy gì làm tín hiệu gặp lại.

Mị Châu vẫn ngây thơ và nói:

– Thiếp có áo lông ngỗng thường mặt trên người, nếu có cớ sự như chàng nói, thiếp sẽ rãi lông ngỗng khắp các ngã đường để chàng tìm thấy thiếp.

Mị Châu đúng là ngây thơ quá mức, khi tôi đưa ra một câu hỏi kì lạ như vậy mà nàng vẫn không một chút lo lắng hoang mang, một mực tin tưởng vào lời tôi nói. Khi cơ nghiệp đã thành thì tình yêu giữa tôi và Mị Châu có được tiếp tục chăng, hay phải rơi vào cảnh nước mất nhà tan, mỗi nơi mỗi ngã. Tôi lo lắm!

Sáng sớm hôm sau, tôi lấy nỏ thần đã trộm mang về cho vua cha. Cha tôi rất hài lòng và vui mừng khôn xiết. Về phần tôi thì được cha khen thưởng hết lời nhưng lòng tôi vẫn chỉ hướng về Mị Châu, lo lắng cho nàng. Khi đã có nỏ thần trong tay, tôi và cha tôi cùng nhau đem quân sang đánh nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương vẫn ngồi đấy điềm nhiên đánh cờ vì ỷ y vào sức mạnh của chiếc nỏ thần. Đó cũng là cơ hội giúp quân tôi tiến sâu hơn vào lãnh thổ. Lúc này nhà vua đã bắt đầu lo sợ, vua đặt Mị Châu ở sau ngựa và chạy về bờ sông. Trong lúc đó Mị Chậu rứt hết áo lông ngỗng rải trên đường để lại tín hiệu cho tôi. Khi đến bờ sông thần Kim Quy nổi lên và nàng thì bị kết tội là giặc và bị vua cha rút gươm chém chết. Nhưng trước đó Mị Châu đã khấn rằng nên nàng không có ý mưu hại nước nhà thì chết thành ngọc thạch còn không thì xác sẽ tan thành cát bụi, còn vua An Dương Vương cầm sừng tê bảy tất rẽ thẳng xuống nước. Những chuyện này tôi chỉ được nghe kể lại từ một bà lão ở gần đấy. Khi tôi đến thì Mị Châu đã chết, tôi đem xác nàng mang về mai táng. Điều tôi lo sợ đã biến thành hiện thực, tôi đau khổ vô bờ bến, con tim như ngừng đập, lòng tôi đau như cắt. Tại sao chứ? Tại sao ông trời lại trớ trêu tình cảm giữa tôi và Mị Châu. Tuy chúng tôi là con người của 2 đất nước khác nhau, nhưng tôi thật sự yêu nàng. Tình yêu này không hề giả dối, không hề có một chút vì quyền lợi nào cả. Bây giờ tôi đã hoàn thành nhiệm vụ, “mưu đồ” cướp nước của cha tôi giờ đây đã hoàn thành nhưng đổi lại tôi mất Mị Châu – Người con gái mà tôi hết lòng yêu thương ấy, tôi đã từng nghĩ đến cảnh chia tay nhưng không ngờ được rằng Mị Châu đã vì tôi mà bị cha mình tự tay rút gươm chém chết. Lỗi lầm của tôi mang đến cho Mị Châu dù tôi có chết đi cũng không đủ để bù đắp cho nàng. Tôi phải làm gì đây, làm gì bây giờ để Mị Châu sống lại? Tại sao sự hiếu nghĩa của tôi và tình yêu của Mị Châu không thể dung hòa? Tôi thật sự không muốn chuyện này xảy ra chút nào hết, bây giờ thì tôi đã trở thành một kẻ cô đơn vô dụng chỉ còn biết ngồi đây nhớ về những tháng ngày hạnh phúc cùng Mị Châu. Tôi đi đến đâu thì trước mắt tôi cũng là người vợ xinh đẹp, dễ thương đang cười nói vui vẻ, trong sáng như ngày nào. Một lúc sau thì tôi lại bừng tĩnh và đau lòng hơn rất nhiều. Vào một đêm trăng sáng tôi ra vườn ngồi nhớ về cảnh lúc tôi và Mị Châu hạnh phúc bên nhau, Mị Châu tựa đầu vào vai tôi, mở to mắt nhìn ngắm vầng trăng sáng đẹp. Cảnh còn đó, trăng còn đó, nhưng người nay đã mất, còn đâu một hình bóng quen thuộc. Bỗng tôi nghe như tiếng Mị Châu văng vẳng đâu đây, tôi chạy khắp nơi tìm nàng, khi đến bên cái giếng nước ở cuối sân vườn thì thấy rõ mồn một gương mặt của Mị Châu. Nang đang lạnh, đang cần tôi che chở và tôi cũng chẳng cần phải suy nghĩ, nhảy ngay xuống giếng với người vợ thân yêu.

Thế là tôi lại được sống bên người vợ mà tôi yêu thương và tôi hy vọng cái giếng này sẽ là nơi minh chứng cho hạnh phúc của tôi và Mị Châu.

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 8

Tôi là Trọng Thủy, con trai của Triệu Đà. Ngày xưa sau khi thua trận An Dương Vương, cha tôi tức lắm, lấy lòng oán hận, căm thù và tìm mọi cách trả thù. Cha tôi xin hòa bằng cách ngỏ ý cầu hồn với Mị Châu – con gái vua An Dương Vương.

Dụng ý của cha tôi là sẽ dùng tôi làm mật thám trong việc đánh chiếm nước Nam để rửa hận ngày xưa. Ngay khi vua An Dương Vương chấp thuận điều nghị hòa và bằng lòng nhận lời cầu hôn của tôi. Cha tôi lấy làm mừng biết bao.

Cưới nàng về, vợ chồng hay tâm sự. Thế là một hôm, trong lúc hàn huyên, tôi cố tình dò hỏi Mị Châu kể lại cho mình nghe chuyện xây thành Cổ-Loa và chiếc nỏ thần. Chuyện là thế này:

Thời cha nàng – vua An Dương Vương, dân chúng xây thành Cổ Loa ngăn chặn giặc phương Bắc. Xây mãi không xong, nhà vua bèn lập đàn cầu tế.Trong lúc đó, một vị thần hiện ra dưới bóng con rùa vàng – gọi là thần Kim Quy- và dạy ông cách xây thành. Thành xây xong, thần Kim Quy còn tặng nhà vua chiếc nỏ thần để bắn địch. Kì lạ thay, mũi tên bắn đến đâu là chết cả trăm, cả vạn tên địch, nhờ đó mà năm xưa dân phương Nam có thể thắng được giặc phương Bắc.

Tôi tò mò và hứng thú đòi vợ cho xem nỏ thần, xem xong, tôi hí hửng đem chuyện về kể cho cha nghe. Cha dặn dò tôi nhất định phải lấy được chiếc nỏ thần và tráo vào đó chiếc khác.

Một hôm, nhân lúc nàng Mị Châu sơ ý, tôi lấy trộm chiếc nỏ thần và thay một chiếc giả vào đó, rồi xin phép vua cha An Dương Vương về phương Bắc thăm cha mẹ.

Lúc ra đi, tôi căn dặn vợ:

– Trong lúc ta vắng nhà, nếu có chiến tranh nàng hãy mặc áo lông ngỗng vào. Khi chạy giặc, nàng đừng quên rắc lông ngỗng xuống đường. Ta sẽ theo vết lông ngỗng đi tìm nàng.

Về tới nhà, tôi liền giao chiếc nỏ thần cho cha. Nắm được chiếc nỏ thần trong tay, cha tôi lập tức kéo quân sang đánh nước Nam. Thấy giặc kéo đến, An Dương Vương không tỏ vẻ sợ hãi, bình tĩnh lấy nỏ thần ra bắn. Nhưng lạ thay, đoàn giặc vẫn ào ào xông tới trước mặc dù các mũi tên bắn ra. Nỏ thần đã trở thành vô hiệu. Hoảng sợ, nhà vua bèn ôm Mị Châu lên sau yên ngựa chạy trốn về hướng Nam. Mị Châu ngồi sau yên ngựa, rứt lông ngỗng rắc xuống đường. Nhà vua chạy đến đâu, giặc theo vết lông ngỗng rượt theo đến đó.

Đến núi Mộ Dạ cụt đường, vua An Dương Vương định tự tử thì thần Kim Quy hiện lên bảo:

– Tâu bệ hạ, giặc ngồi ngay sau lưng nhà vua đấy!

An Dương Vương quay lại, thấy Mị Châu, hiểu ra sự việc, bèn tức giận rút gươm chém chết con gái. Sau đó, nhà vua phi ngựa nhảy xuống biển tự tử.

Theo dấu lông ngỗng, tôi tới được chân núi Mộ Dạ thì thấy Mị Châu chỉ còn là một xác không hồn.

Quá hối hận về việc mình đã làm, tôi ôm xác vợ khóc nức nở, rồi gieo mình xuống một giếng gần đó.

Hiện nay gần thành Cổ Loa, giếng đó vẫn còn. Khách bộ hành đi qua dừng chân nhìn xuống đáy giếng nước trong veo, không khỏi bùi ngùi nhớ lại câu chuyện thương tâm của cặp vợ chồng Mị Châu – Trọng Thuỷ

An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là truyền thuyết đẹp của người xưa với chủ đề dựng nước và giữ nước, để lại cho đời sau bài học cảnh giác chính trị sâu sắc và thấm thía. Dân gian ta có câu:

"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu".

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 9

Lòng ta quặn thắt khi nhìn thấy thi thể nàng, ta đứng lặng hồi lâu nhìn dòng máu đỏ thẫm chảy xuống biển. Ta một kẻ vô tâm đã không nhận ra tình yêu Mị Châu dành cho mình, ta một kẻ mù quáng vì quyền lực. Nàng chết rồi ta biết phải sống sao, cuộc đời ta biết sẽ đi về đâu khi thiếu tình yêu thương, sự quan tâm chăm sóc của nàng. Ta không còn đứng vững nữa, ta ôm xác nàng Mị Châu mà khóc. Ông trời đã trêu đùa tình yêu của ta và nàng quá rồi…

Ta vẫn còn nhớ ngày vua cha (Triệu Đà) thất bại thảm hại sau đợt tấn công với vua An Dương Vương nước Âu Lạc, khuôn mặt cha sa sầm, ánh mắt bừng bừng giận dữ. Âu Lạc vốn là vùng đất phía Nam đất nước ta, đó là nơi thiên nhiên, sản vật vô cùng phong phú, tốt tươi, thuận tiện giao thương buôn bán. Từ lâu vua cha ta đã muốn chiếm vùng đất đó. Nhưng quân đội Âu Lạc rất tài giỏi, vũ khí tối tân nên nhiều lần cha ta đem quân tấn công mà chỉ nhận về thất bại. Ta là con cả, nhưng cũng không biết làm gì hơn, chỉ biết động viên cha dưỡng sức, luyện tập quân đội chờ đến lần sau.

Sau mấy ngày, bỗng nhiên cha ta gọi ta vào ngự phòng nói chuyện riêng. Cha yêu cầu ta hãy sang nước Âu Lạc lấy nàng Mị Châu và phải lấy cho bằng được bí mật của đất nước Âu Lạc về đây. Phận làm con lại là bề tôi, ta không thể nào làm trái ý cha. Ta nhận lời mà lòng đầy băn khoăn, bởi ta không biết nàng Mị Châu là ai, ta không yêu nàng sao có thể nên duyên, và liệu ta có thể làm tròn sứ mệnh mà vua cha giao cho.

Ngày ta và vua cha nhận được lời đồng ý kết duyên của vua An Dương Vương ta và cha vô cùng sung sướng. Ta luôn nghĩ rằng An Dương Vương không quên lòng dạ phương Bắc, luôn hòng chiếm phương Nam nên sẽ không bao giờ đồng ý. Nào ngờ… Vậy là ông trời đã giúp cha con ta một bước. Cha con ta nhanh chóng chuẩn bị lễ vật, cử hành hôn lễ và cũng là để sớm thực hiện âm mưu như đã trù tính trước đó.

Trước khi sang Âu Lạc ta đã tìm hiểu qua về nàng Mị Châu – vợ tương lai của ta. Nàng là người con gái xinh đẹp, hiền thục, nết na lại là con duy nhất của vua An Dương Vương nên rất được cưng chiều.

Ngày diễn ra hôn lễ, ai cũng vui mừng, nhất là vua cha ta, bởi kế hoạch của ông đã từng bước thành công. Còn ta lòng nặng trĩu ưu tư và lo lắng, sứ mệnh cao cả đó liệu ta có thể hoàn thành, và sau khi hoàn thành ta biết sẽ phải cư xử ra sao với nàng Mị Châu.

Sau lễ kết kết hôn ta chính thức trở thành con rể của nước Âu Lạc, theo phong tục nơi đây ta về sống cùng Mị Châu. Nàng là người con gái dịu dàng, nữ tính, trong sáng và vô cùng thơ ngây. Nàng yêu ta, chăm lo cho ta, điều này ta biết rõ, từng ánh mắt, từng lời nàng nói tràn đầy âu yếm và tin yêu. Ta luôn đáp lại nàng bằng sự hời hợt, ta lấy nàng là nhiệm vụ nên yêu nàng cũng chỉ là một công việc. Thực lòng ta chưa bao giờ yêu Mị Châu thật tâm. Chỉ vì lúc ấy ý nghĩ chiếm đoạt bảo vật của Âu Lạc quá lớn đã khiến đầu óc ta lu mờ, ta không ngờ rằng ta đã yêu nàng tự lúc nào không hay.

Rồi ngày ấy cũng đến, nhân cơ hội An Dương Vương ra ngoài đi săn, ta đã thủ thỉ tâm tình và xin Mị Châu cho xem trộm nỏ thần. Thoáng trên gương mặt nàng ta thấy có sự thay đổi, nàng nhìn thẳng mắt ta rồi vội quay đi ngay. Có lẽ nàng đã nhận ra chăng? Nhưng vì tình yêu với ta quá lớn, nên nàng đã mù quáng mà cho ta xem nỏ thần, mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch, ta đã đánh tráo được lẫy nỏ khác thay cho lẫy Rùa Vàng mà Mị Châu không hề hay biết. Xong việc ta nói dối với nàng về thăm cha:

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 10

Tim tôi quặn thắt khi nhìn thấy xác em, tôi đứng lặng hồi lâu nhìn dòng máu đỏ thẫm chảy ra biển. Ta là kẻ vô tâm không nhận ra tình yêu của Mỵ Châu dành cho ta, ta là kẻ mù quáng vì quyền lực. Bà mất rồi tôi biết sống sao đây, đời tôi biết đi về đâu nếu không có sự yêu thương chăm sóc của bà. Mị khuỵu xuống, ôm xác Mị Châu mà khóc. Chúa đã giễu cợt tình yêu của anh và cả em nữa…

Tôi còn nhớ ngày cha tôi (Triệu Đà) thất bại thảm hại sau cuộc tấn công vào vua An Dương Vương nước Âu Lạc, mặt cha tối sầm và đôi mắt bừng lên lửa giận. Âu Lạc là một vùng đất phía Nam nước ta, nơi đây thiên nhiên và sản vật vô cùng phong phú, tươi tốt, giao thương thuận lợi. Vua cha muốn chiếm đất ấy lâu dài. Nhưng quân Âu Lạc rất tài giỏi, lại có vũ khí tối tân nên cha ông ta nhiều lần đem quân sang đánh nhưng chỉ chuốc lấy thất bại. Tôi là con trưởng nhưng cũng không biết phải làm sao nữa, chỉ biết động viên cha bình phục, luyện binh cho đến mai sau.

Sau đó vài ngày, bố tôi bình tĩnh lại và bất ngờ gọi tôi vào phòng nói chuyện riêng. Cha rủ con sang nước Âu Lạc cưới Mị Châu và lấy bí mật nước Âu Lạc về đây. Là một người con và một người hầu, tôi không thể không vâng lời cha tôi. Tôi nhận lời mà lòng rối bời, vì không biết Mị Châu là ai, sao không thương nàng, không biết mình có làm tròn sứ mệnh cha giao cho hay không.

Ngày tôi và cha tôi được vua An Dương Vương đồng ý kết hôn, tôi và cha vô cùng hạnh phúc. Ta luôn cho rằng An Dương Vương không quên dã tâm phương Bắc, luôn muốn chiếm nước Nam nên sẽ không bao giờ quy thuận. Không ngờ… Vậy là ông trời đã giúp chúng ta một bước. Cha con chúng tôi nhanh chóng chuẩn bị lễ vật, tổ chức đám cưới và cũng sớm thực hiện âm mưu như đã định.

Trước khi sang Âu Lạc, tôi đã biết về Mị Châu – vợ tương lai của tôi. Nàng là người con gái xinh đẹp, dịu dàng, nết na, lại là con một của vua An Dương Vương nên rất được cưng chiều.

Ngày cưới, ai nấy đều vui mừng, nhất là cha tôi, vì kế hoạch của ông dần thành công. Còn tôi, lòng nặng trĩu những ưu tư, lo lắng, liệu sứ mệnh cao cả ấy có hoàn thành được không, và sau khi hoàn thành, tôi biết phải cư xử thế nào với Mị Châu.

Sau lễ thành hôn, tôi chính thức trở thành con rể của nước Âu Lạc, theo phong tục ở đây tôi đến ở với Mỵ Châu. Cô là một cô gái dịu dàng, nữ tính, trong sáng và ngây thơ. Cô ấy yêu tôi, chăm sóc tôi, điều này tôi biết rõ, từng ánh mắt cô ấy, từng lời cô ấy nói đều chứa đầy sự dịu dàng và tin tưởng. Tôi luôn đáp lại cô ấy bằng sự hời hợt, tôi coi cô ấy như nghĩa vụ nên yêu cô ấy chỉ là công việc. Thú thực, ta chưa bao giờ yêu Mị Châu thật lòng. Chỉ vì lúc đó tư tưởng chiếm đoạt châu báu Âu Lạc quá lớn mà đầu óc tôi mờ mịt, không ngờ rằng tôi đã yêu nàng từ lúc nào không hay.

Rồi ngày ấy cũng đến, nhân cơ hội An Dương Vương ra ngoài săn bắn, tôi thổ lộ trong lòng và xin Mị Châu cho xem nỏ thần. Trong một khoảnh khắc, tôi thấy nét mặt em thay đổi, em nhìn thẳng vào mắt tôi rồi vội quay đi. Có lẽ cô ấy nhận thấy? Nhưng vì tình yêu quá lớn nàng đã mù quáng cho tôi xem chiếc nỏ thần, mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, tôi đã đổi cán nỏ khác thay cho cần Rùa Vàng mà Mị Châu không hề hay biết. . Xong xuôi, tôi nói dối mẹ là về thăm bố:

– Tình vợ chồng không thể quên, nghĩa mẹ cha không thể bỏ. Con nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước phân tranh, Nam Bắc chia lìa, con lại đi tìm nàng, lấy gì làm dấu?

Cô thật thà trả lời:

– Phận người con gái nếu gặp cảnh biệt ly sẽ đau đớn khôn cùng. Em mặc áo gấm thêu lông ngỗng trên người. Đi đâu tôi cũng xé lông rắc ở ngã tư đường làm biển báo cứu nhau.

Lời nói của cô ấy vẫn văng vẳng bên tai tôi, tôi thật độc ác, lúc đó tôi chỉ có ý hủy diệt hoàn toàn cha con cô ấy, mà không nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng mà cô ấy đã dày công vun đắp bấy lâu nay.

Tôi trở về với trái tim mãn nguyện với chiến thắng mà tôi đã làm được. Vua cha đem quân ra đánh, An Dương Vương nhờ có nỏ thần mà không đủ sức chống đỡ nên thất bại thảm hại, phải cùng con gái bỏ chạy. Trên đường chiến thắng, ta lần theo dấu vết lông vũ Mị Châu để lại làm dấu tích bắt sống An Dương Vương và con trai. Nhưng khi tôi đến, chỉ còn lại những chiếc lông ngỗng trắng cùng với máu của người vợ và đứa con gái tôi yêu. Vua An Dương Vương đã không còn ở đó.

Tôi ôm nàng vào lòng và hét lên: “Mỹ Châu… anh sai rồi. Chính tôi đã giết cô ấy,…”. Tôi khóc đến khản cổ và không còn thấy giọng nói dịu dàng êm ái ấy nữa. Đôi bàn tay trắng nõn mềm mại ngày nào vẫn bưng cơm, bưng nước, pha trà, vuốt má ta giờ đã không còn nữa. Tôi nhớ cô da diết, nhớ những cử chỉ âu yếm của cô. Bây giờ tôi chỉ muốn gặp lại cô ấy, được nhìn thấy nụ cười duyên dáng của cô ấy, được nhìn thấy đôi má hồng đào của cô ấy, thì dù phải trả giá như thế nào, tôi cũng sẽ đồng ý.

Ta đem xác nàng về chôn ở Loa Thành, lạ thay xác nàng biến thành ngọc. Giành được nước Âu Lạc, ta là người có công lớn nhất, cha ban thưởng hậu hĩnh nhưng ta chẳng màng, giờ tâm trí ta chỉ hướng về em, người vợ bé nhỏ của ta. Tôi sống khép kín, mỗi đêm nhắm mắt lại hình bóng của cô ấy lại hiện về.

Ít lâu sau, tôi xuống giếng tắm, nhìn xuống thấy bóng Mị Châu đang vươn mình, tôi mừng rỡ vội vã đi theo, đợi lâu lắm mới thấy nàng xuất hiện, Tôi đã phải giữ cô ấy. tay cô ấy trước khi cô ấy biến mất. Có những tiếng gọi tôi từ xa, nhưng tôi không quan tâm, tôi phải đi theo Mỹ Châu và tôi đã ở bên nàng mãi mãi.

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 11

Chìm đắm trong sự nuối tiếc hối hận muộn màng Trọng Thủy. Tôi – người đã nội gián giúp vua cha Triều Đà xâm chiếm Âu Lạc, người đã khiến người vợ yêu dấu của mình Mị Châu bị chính cha ruột giết chết vẫn ngày đêm nghĩ về nàng. Chính vì vậy, khi tôi đi ra giếng mà Mị Châu hay tắm nhìn thấy bóng nàng mà lao xuống giếng sâu để rồi mong sau này gặp được Mị Châu trong sự đau thương bi ai dưới thủy cung lộng lẫy đẹp vô ngàn.

Tưởng chừng đây vẫn là nơi đáy giếng sâu lạnh lẽo nhưng khi tôi mở mắt lại thấy một thế giới khác đẹp đẽ lung linh kì lạ mà tôi từng biết, chưa từng nhìn qua. Đang trong sự hoang mang hơi bất ổn của mình bỗng nhiên có một vị thần cá đến nói với tôi.
Long Vương chính vì thấu hiểu tấm lòng ngài luôn luôn nghĩ tốt Mị Châu nên đã đưa ngài đến đây. Mời ngài theo ta đến thủy cung.

Đến bây giờ tôi mới hiểu ra thì ra đây là thủy cung và Mị Châu – nàng ấy đang ở đây ta có thể gặp lại nàng có thể giải thích nỗi lòng mình cho nàng hiểu. Trên lưng thần cá tôi vượt qua những rặng san hô hùng vĩ nhiều màu sắc lung linh tuyệt đẹp vô cùng. Mọi vạt không ngừng hoạt động từng đàn cá khổng lồ bơi lượn tạo thành những dòng sóng ngầm dưới đáy đại dương, đâu đó dưới đáy kia là những con cá đuối, cua tôm chậm rãi kiếm mồi thật sống động. Nhưng hơn hết một kệu đài nguy nga lộng lẫy đang dần hiện ra trước mắt tôi người người tấp nập như đang chuẩn bị hội tiệc linh đình. Theo sau thần cá tôi vào gặp Long Vương cảm tạ người ơn cứu mạng rồi đi xung quanh trốn kiếm hình bóng người con gái trong lòng bấy lâu.

Dạo bước một lúc xung quanh thủy cung bất chợt tôi lại xúc động trước bóng hình người con gái đẹp sắc kia. Nàng trông vẫn vậy vẫn đẹp vô ngần nhưng phần nào không còn ngây thơ trong sáng nữa mà là sự thận trọng già dặn hơn. Cũng phải thôi là tại tôi khiến nàng có cảnh nước mất nhà tan. Nàng hình như nhìn thấy ta đi liền đi đến lại gần giọng chua ngoa.

Không phải người hưởng vinh quang phú quý trên kia hay sao khi đã cướp mất nước ta khiến cho ta thành kẻ bất hiếu bất trung hay sao.

Lời nói của nàng thật cay nghiệt làm sao như những mũi dao gim vào lòng ta vậy. Nhưng cũng đúng thôi bởi ta là kẻ tạo phản ta là nội gián, cướp đi hạnh phúc của nàng. Dù sao ta cũng là chồng nàng người chung chăn chung gối suốt bấy lâu người mà nàng yêu thương mà tôi liền cất lời.

Mị Châu xin nàng hãy tha lỗi cho ta xin nàng hãy trở về bên ta cùng ta sống một cuộc sống hạnh phúc ở dưới này. Chẳng phải ta và nàng có bao nhiêu kỉ niệm vợ chồng hay sao, chả phải tình yêu ta trao nàng to lớn biết chừng nào. Nàng mất đi ta không ngày nào không nghĩ đến nàng, không giây nào chưa từng hối hận nuối tiếc về ngày sai lầm ấy.

Nói đến đây, Mị Châu cũng rơi nước mắt ta biết nàng vẫn còn thương ta vẫn còn nhớ đến ta, nói giọng oán trách.

Vậy ta sao chàng lại lừa dối thiếp lại lợi dụng lòng tin mà thiếp trao cho chàng.

Ta vội vàng giải thích

Đúng là khi xưa ta đã từng đến Âu Lạc chỉ vì mục đích là nội gián tìm hiểu nguyên nhân mà tại sao nước ta lại không đánh thắng nước nàng. Nhưng rồi khi ở cùng nàng ta đã bị tấm lòng trong sáng của nàng cảm hóa ta day dứt vô cùng. Một bên là trách nhiệm với đất nước một bên là nạn nhân ta phải chọn gì đây. Sau khi trộm được nỏ thần nước ta đánh thắng nhưng thực sự lòng ta chưa một giây nào vui sướng nàng có biết không? Nàng hãy hiểu cho ta hãy tha thứ cho ta để hai ta được trở về xưa cũ.

 Mị Châu vẫn không ngừng khóc tôi cũng vậy nắm lấy tay nàng mong nàng tha thứ, trái tim tôi đã đau dứt khi thấy nàng khổ tâm như vậy mong chờ vào câu trả lời của nàng. 

Thiếp hiểu được lòng chàng rồi, thiếp biết được nỗi day dứt trong lòng chàng. Nhưng chàng ơi! hạnh phúc đã trôi qua thì không thể nào lấy lại được bởi thời gian nó là vĩnh cửu nó là thứ đáng sợ khủng khiếp. Cũng như lỗi lầm mà thiếp đã gây ra cho đất nước Âu Lạc. Bây giờ thiếp tự cho mình hạnh phúc cùng chàng. Vậy còn nhân dân bách tính Âu Lạc thì sao, ai sẽ cho họ. Mong chàng đừng mong chờ thiếp nữa, thiếp xin lỗi chàng.

 Trái tim ta lại rỉ máu lại đau đớn khi cánh tay nàng đã rút hình bóng nàng lại càng xa nhưng ta hét lên nói với nàng lần cuối cùng.

 Mị Châu đời đời kiếp kiếp ta vẫn yêu nàng. Đợi kiếp sau ta và nàng sẽ không phải hoàng tử hay công chúa, không phải người phương Bắc và người phương Nam nữa mà sẽ là những con người bình thường ta sẽ đến tìm nàng cùng nàng sống nốt hạnh phúc dở dang này.

Cứ thế chúng tôi chia tay nhau tôi biết rằng cả hai cùng hướng tới ước mơ gặp lại nhau đó mong rằng nước biển mặn mà xanh đẹp này sẽ xóa nhòa cuốn đi những sai lầm mất mát này của tôi cuốn đi sự đau thương, vét máu lòng này. Rồi như thế tôi đã chết đi hóa đá nằm sâu thẳm dưới lòng đại dương này nhưng tấm lòng nguyện ước ấy không phai nhòa.

 Tình yêu chính là liều thuốc hạnh phúc của con người là tình cảm mà không ai có thể thiếu. Ai ai cũng đều mong mình được sống trong hạnh phúc cùng người mình yêu thương nhưng không phải ai cũng có thể không phải tình yêu nào cũng chấp nhận. Đôi lúc ta cần phải biết hi sinh vì tập thể tránh để như Mị Châu ” trái tim lầm lỡ để trên đầu” để rồi nước mất nhà tan gây bao đau thương cho cả dân tộc. Đồng thời cũng cần phải thận trọng tránh cả tin nếu không kết quả chỉ có bi thương đau khổ mà thôi.

Đóng vai Trọng Thủy kể lại chuyện An Dương Vương - mẫu 12

Tôi tên là Trọng Thủy, con trai của vua Triệu Đà ở phương Bắc. Tôi vốn là một người cao cao tại thượng lại không ngờ trong lòng tôi bây giờ lại rối loạn khi gặp Mị Châu ở Thủy Cung. Bởi tôi chính là người đã lần theo dấu vết lông ngỗng trên áo nàng khiến mọi bi thương cũng từ đó mà xảy ra.

Chuyện bắt đầu từ khi cha tôi đem quân xâm lược Âu Lạc. Ở lúc bấy giờ, Âu Lạc do An Dương Vương trị vì là một đất nước tài giỏi, có vũ khí đặc biệt lợi hại khiến ai cũng khao khát có được. Cha tôi cũng không ngoại lệ. Ông đã cho dời thành từ vùng núi hiểm trở xuống đồng bằng, việc này tôi đương nhiên ủng hộ ông ấy. Kể từ khi Âu Lạc xây thành Cổ Loa, vị trí vốn xanh tươi, lành mạnh. Nếu có đổ quân xuống đó chắc cũng ít có thương vong. Và thế là cha tôi đã lên đường xâm lược Âu Lạc ngay mà không chần chừ.

Tuy nhiên, sự việc lại không thuận lợi như cha tôi tính toán. Bên phía Âu Lạc, vua An Dương Vương đã sử dụng thứ vũ khí mạnh lợi hại ngoài tầm kiểm soát của cha tôi. Cha tôi thắng chẳng được bao nhiêu lại thua nặng nề, phải rút về Trâu Sơn, đắp lũy ở yên không dám manh động đối chiến. Liên tục mấy ngày sau thức bại, cha tôi ăn không ngon ngủ không yên giấc. Tôi thấy cha hao tâm tổn sức như vậy thì có khuyên người giữ gìn sức khỏe nhưng người chỉ phớt qua lời khuyên của tôi. Cuối cùng người đưa ra một quyết định mà khiến tôi phải trăn trở.

Cha muốn tôi cùng Mị Châu - con gái của An Dương Vương kết hôn để tăng tình hữu nghị giữa hai nước. Thậm chí còn yêu cầu tôi phải ở rể nhà Âu Lạc. Ta cũng không còn nhớ rõ cảm giác khi nghe được yêu cầu đó của cha, chỉ nhớ đêm ấy tôi đặt ra quá nhiều câu hỏi nhưng không có ai cho tôi hồi đáp: "Nàng là ai? Nàng như thế nào? Liệu tôi làm theo lời cha thì nàng sẽ phản ứng ra sao? Liệu khi mọi chuyện đã thành thì mối quan hệ này sẽ đi về đâu?" Nhưng điều đáng lo ngại ở đây là liệu An Dương Vương có đồng ý cuộc hôn nhân này hay không?

Cho đến ngày tôi cùng cha đem sính lễ sang Âu Lạc và nhận được sự chấp thuận nhanh chóng của vua An Dương Vương. Tôi đã bất ngờ trước thái độ đó. An Dương Vương đã quên cha tôi là ai rồi sao? Quên việc cha tôi đã từng xâm lược Âu Lạc rồi sao? An Dương Vương chẳng chút đề phòng gọi con gái ra cho tôi gặp mặt. Khoảng khắc ấy tôi như hòa tan trước vẻ đẹp của nàng. Đó là một vẻ đẹp dịu dàng, thanh tao, thuần khiết.

- Mị Châu, bái kiến Triệu Vương và Trọng Thủy hoàng tử. - Vua An Dương Vương cười lớn, thoải mái nói.

- Dạ.. -Giọng nói nhỏ nhẹ trong trẻo vang lên.

Giọng nói ấy dường như đang ru nhẹ mi tâm của tôi. Mị Châu, tên của nàng thật đẹp, thật mong manh sinh cho tôi cảm giác muốn yêu chiều, bảo vệ nàng. Quả thật là "anh hùng khó qua ải mỹ nhân" mà.

Hôn lễ giữa nàng và ta nhanh chóng diễn ra. Giờ phút được vận bộ hỉ phục đỏ thắm, lòng ta bỗng trở nên ngọt ngào. Lúc ấy một câu hỏi xẹt ngang trong đầu tôi rằng liệu tôi có hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng mà cha đã giao?

Dần dần tôi nhận ra Mị Châu tốt đẹp biết bao, so với tôi bước vào Âu Lạc lòng đày toan tính thì nàng lại ngây thơ, trong trắng. Ở lâu nơi Âu Lạc, tôi như đã quen với sự xuất hiện của Mị Châu bên cạnh mình, coi nàng như một phần không thể thiếu của mình.

Thế rồi cũng đến lúc tôi phải thực hiện nhiệm vụ mà cha đã giao. Nàng quá thật thà, nguyện trao cho ta tất cả. Dù đó có là bí mật của quốc gia! Ta ngỏ ý với nàng rằng muốn xem vỹ khí thần thông quảng đại của Âu Lạc. Và đúng như cha dự đoán, mọi chuyện đã diễn ra đâu vào đó. Tôi ngầm làm một lẫy nỏ khác thay thế rồi đem nỏ thần về cho cha. Chiếc nỏ với vuốt của Rùa Vàng, chiếc nỏ chứa bí mật quốc gia cuối cùng cũng nằm trong tay tôi. Tôi nhanh chóng đem nỏ giả trả cho Mị Châu, cất vào chỗ cũ rồi nói dối nàng rằng phải về phương Bắc thăm cha. Ánh mắt ngấn nước của nàng cho thấy nàng đã buồng khi xa tôi. Tôi bỗng có chút chần chừ, không biết nên làm gì trước ánh mắt ấy. Đáng lý ra tôi không nên nói câu nói chua xót ấy:

- Tình nghĩa vợ chồng không thể lãng quên, nghĩa me cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu như đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta lại tìm nàng, lấy gì làm dấu?

Mị Châu đáp:

- Thiếp phận nữ nhi, nếu gặp cảnh biệt li thì đau đớn khôn xiết. Thiếp có áo gấm lông ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu cũng sẽ dứt lông mà rắc ở ngã ba đường mà làm dấu, như vậy có thể cứu được nhau

Và sau khi trở lại phương Nam. Ta lần theo dấu lông ngỗng đó. An Dương Vương chủ quan, ỷ lại nỏ thần nên đã mất nước vào tay vua cha. So với cái đắc ý, thản nhiên khi trước có lẽ bây giờ đang phi nước đại đưa Mị Châu đi trốn. Mị Châu.. Nàng giờ ra sao rồi? Nàng giờ có an toàn không? Vua An Dương Vương định đưa nàng đi đâu? Mắt ta đau đáu nhìn xuống ngã ba đường lần theo dấu lông ngỗng. Phải, ta thực sự đã có mừng. Mừng vì giúp vua cha chiếm được Âu Lạc. Nhưng ta lo lắng nhiều hơn. Ta lo cho một người còn ngây thơ lắm, còn chưa biết bảo vệ bản thân. Liệu rằng Mị châu có buồn vì nước mất, hối hận vì đã đưa ta lẫy nỏ cho tôi? Thế rồi, chính mắt tôi phải chứng kiến một màn đỏ tang thương hiện ra trước mắt.

– Mị Châu!

Tôi gọi, tôi lớn giọng dần lên. Rồi tôi gào lên. Nhưng nàng vẫn nằm đó. Mị Châu của tôi! Nàng đã bị ai làm ra nông nỗi này. Tôi vội nhảy xuống khỏi ngựa. Mắt tôi mờ đi. Tôi đã làm gì? Tôi ôm chặt lấy cơ thể lạnh lẽo của nàng.

– Ta không tin! Không tin! Mị Châu, tỉnh lại đi! Tỉnh dậy đi Mị Châu! Ta đây! Ta về rồi đây. Tỉnh lại đi Mị Châu!.."

Hôm đó, cái tên Mị Châu không biết đã được tôi gọi lên bao nhiêu lần, hét lên bao nhiêu lần. Tôi cứ ngồi đó, ôm nàng, lay nàng, cố ngăn nước mắt tràn ra nhưng bất lực, làm loang lổ màu đỏ trước mắt. Ta đem nàng về hỏa táng ở Loa Thành, xác nàng bỗng biến thành ngọc thạch. Rõ ràng cha đã nắm trong tay Âu Lạc. Tôi lại là hoàng tử lập công lớn. Tôi vui còn không xuể. Nhưng tôi vui thật sao? Tôi ngàn vạn lần muốn chứng minh cho Mị châu thấy tôi bị kẹt giữa đại sự đất nước với hạnh phúc cá nhân như thế nào. Tôi tiến thoái lưỡng nan, nàng có thấu hiểu? Nhưng nàng đã xa tôi. Giọng nói nhỏ nhẹ của nàng, tiếng cười e thẹn còn văng vẳng bên tai tôi. Nhiều đêm sau, tôi không sao yên lòng. Hễ mở mắt lại muốn kiếm tìm xung quanh hình bóng của nàng. Hễ cứ nhắm mắt lại mường tượng nàng đang gần bên, làn môi mềm, bờ vai mảnh khảnh. Tôi nhớ nàng..

Lâu sau, đến một ngày, hình bóng Mị Châu hiện lên dưới làn nước trong giếng sâu trong thành. Ta đưa tay ra, nó lại biến mất. Ta khao khát chạm vào đôi má đỏ hồng, bóng nàng lại trôi xa. Tôi chẳng tha thiết gì nữa, cứ thế lao đầu xuống giếng. Trước khi mất hoàn toàn ý thức, tôi còn nghe có người luyến tiếc gọi mình. Tôi mặc kệ. Thế rồi tôi đã được gặp nàng.

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


viet-bai-lam-van-so-2-lop-10.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên