Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày (hay, ngắn gọn)



Đề bài: Phân tích truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày

Bài giảng: Nhưng nó phải bằng hai mày - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

     Nhưng nó bằng hai mày là truyện cười với lượng tình tiết ít ỏi, tác phẩm như một màn kịch ngắn, mỗi chi tiết đều giàu giá trị biểu đạt. Tác phẩm phê phán những kẻ cầm cán cân công lí như lại nhập nhằng, đổi trắng thay đen, đây là một hiện tượng phổ biến trong xã hội.

     Mở đầu tác phẩm là lời giới thiệu về một viên quan xử kiện rất giỏi ở một làng nọ. Và thầy phải xử lí vụ kiện của Cải và Ngô. Việc Cải và Ngô đánh nhau được kể hết sức ngắn gọn: Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Tình huống đó ngay lập tức đã đặt ra câu hỏi ông thầy lí sẽ xử lí vụ việc này thế nào cho thỏa đáng. Tình huống đã tăng thêm sức hấp dẫn, sự cuốn hút với người đọc.

Quảng cáo

     Thầy lí xử kiện cho Ngô thắng, còn Cải bị đánh mười roi. Lúc này Cải vô cùng bất ngờ, vì vốn anh ta đã lo lót trước với thầy lí, tự bản thân luôn nghĩ phần thắng chắc chắn về mình, anh ta lâm vào thế bị động trước lời phán xét của thầy lí. Sự việc bất ngờ đó thể hiện ở hành động của Cải: Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thấy lí khẽ bẩm: Xin xét lại. Lẽ phải về con mà. Ở đây Cải ngụ ý nhắc về số tiền đã lo lót trước đó, đề xuất xử lại để phù hợp với số tiền mình đã đưa. Đáp lại hành động đó của Cải, thầy lí cũng đưa ra hành động vô cùng kì quặc, đầy tính ám hiệu: Xòe năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt. Tao biết mày phải nhưng nó phải bằng hai mày. Với ngụ ý Ngô đưa nhiều tiền đút lót hơn và Ngô phải là người thắng. Bằng lời nói công khai và hành động trước công đường: Lời phát ngôn của nhân vật được công khai cho tất cả mọi người cùng nghe và ai cũng hiểu. Còn mật ngữ hành động (xòe bàn tay) thì chỉ có hai người là Cải và ông lí mới có thể hiểu. Giữa ngón tay – tiền – lẽ phải có mối quan hệ mật thiết với nhau. Công lí không được đong đếm bằng sự thật nữa mà được đo bằng số tiền mỗi người bỏ ra đút lót. Theo cái lí của thầy thì lẽ phải tương đương với tiền, được đo bằng tiền. Giá trị tố cáo, ý nghĩa sâu xa của tác phẩm chính là ở chỗ đó.

     Như vậy, cả ba nhân vật đều mang đến tiếng cười cho bạn đọc. Lí trưởng là đối tượng bị đả kích, còn Ngô và Cải là bị phê phán vì thói đút lót. Ngô và Cải tuy là nạn nhân nhưng chính họ là kẻ đã tiếp tay cho việc làm thay đổi công lí của lí trưởng.

     Tác phẩm có kết cấu ngắn gọn, rõ ràng, chặt chẽ. Cái cười được ẩn kín, khiến cho câu chuyện trở nên giàu kịch hơn. Tính cách của nhân vật, đặc biệt là lí trưởng được ẩn kín đến cuối tác phẩm, tăng thêm tính bất ngờ cho tác phẩm. Sự kết hợp giữa hành động và ngôn ngữ, cùng lối chơi chữ đã tạo tiếng cười cho tác phẩm.

     Tác phẩm lên tiếng phê phán quan lại tham ô nhận hối lộ xử án không nghiêm minh. Phê phán tầng lớp thống trị trong xã hội đương thời, từ đó phê phán xã hội thối nát đương thời. Phê phán người nông dân ấu trĩ với hành vi đút lót, tiêu cực đã tiếp tay cho bọn tham quan. Họ không chỉ là nạn nhân mà còn là tội nhân trong xã hội. Họ không chỉ đáng thương mà còn rất đáng trách.

Quảng cáo

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


nhung-no-phai-bang-hai-may.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên