Cảm nhận bài thơ Đèo Gió của Nông Quốc Chấn (điểm cao)



Đề bài: Cảm nhận bài thơ "Đèo Gió" của Nông Quốc Chấn.

Cảm nhận bài thơ Đèo Gió của Nông Quốc Chấn (điểm cao)

Quảng cáo

   Hầu như mọi miền quê trên đất nước ta, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, từ Việt Bắc, Tây Bắc đến Tây Nguyên, từ đồng bằng sông Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long, từ Hạ Long đến Nha Trang, Vũng Tàu, Phú Quốc, Cà Mau, …. ở đâu cũng có phong cảnh đẹp, sản phẩm giàu có, nhiều đặc sản hoa thơm trái ngọt, bà con ta, nhân dân ta rất cần cù siêng năng, thông minh hiếu học, nhân hậu, giàu lòng yêu nước, yêu chuộng hòa bình.

   Có nhiều áng thơ văn viết về phong cảnh đẹp. Những áng thơ văn đó đã góp phần mở rộng tầm mắt và nâng cao tâm hồn mỗi chúng ta về tình yêu quê hương đất nước.

Quảng cáo

   Tôi đãnhiều lần đọc bài thơ "Đèo Gió" của Nông Quốc Chấn, nhà thơ dân tộc Tày; lần nào đọc cũng thấy lạ, thấy thích. Bài thơ khá dài, ở đây tôi chỉ nói đến 4 khổ thơ mà tôi đã thuộc.

   Mở đầu bài thơ là tiếng gọi cất lên tha thiết. Nhà thơ như đang mê say ngắm cảnh đèo và vẫy tay gọi:

    Đèo Gió ơi! Đèo Gió

   Con đèo được nhân hóa. Nhà thơ như muốn hỏi tuổi con đèo, muốn cảm thông với con đèo đã tồn tại, đã "đứng" giữa đất trời bao la, "đã bao nhiêu ngàn ngày", đã mấy nghìn năm, mấy vạn năm?

    Đèo Gió ơi! Đèo Gió

    Người đứng ở nơi đây

    Cạnh con đường quốc lộ

    Đã bao nhiều ngàn ngày?

   Ta bâng khuâng tự hỏi, không biết ngày xưa người đàn bà gánh gạo tiễn chồng đi lính thú Cao Bằng có qua Đèo Gió không ?

    Cái cò lặn lội bờ sông

    Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

    Nàng về nuôi cái cùng con

    Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng

           (Ca dao)

Quảng cáo

   Đèo Gió thuộc địa phận huyện Ngân Sơn, tỉnh Thái Nguyên. Ai muốn ngược Cao Bằng phải đi qua Đèo Gió. Từ Cao Bằng, ai muốn xuôi cũng phải đi qua Đèo Gió.

   Trong bài thơ "Cao Bằng", nhà thơ Trúc Thông có viết:

    Sau khi qua Đèo Gió

    Ta lại vượt Đèo Giàng

    Lại vượt Đèo Cao Bắc

    Thì ta tới Cao Bằng

    Cao Bằng, rõ thật cao!...

   Đồng bào Tày gọi Đèo Gió là "Khau vải luẩy" nghĩa là Đèo trâu đi chơi, vì con đèo đã gắn liền với huyền thoại cổ tích mà nhiều người trong chúng ta hoặc đã biết, hoặc chưa nghe kể. Vì thế Nông Quốc Chấn mới hóm hỉnh hỏi: "Bao nhiêu đàn trâu bước?".

   Nông Quốc Chấn viết bài thơ "Đèo Gió" vào năm 1068, đó là năm sục sôi đánh Mỹ cứu nước. Cả nước ta ào ạt ra trận, mà nhà thơ Chính Hữu đã viết trong bài "Đường ra mặt trận" (1965):

    Những buổi vui sao cả nước lên đường

    Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục

    Xóm dưới làng trên, con trai con gái

    Xôi nắm cơm đùm ríu rít theo nhau,

    Súng nhỏ súng to chiến trường chật chội,

    Tiếng cười hăm hở đầy sông đầy cầu

    Bộ đội dân quân trùng trùng điệp điệp…

   Sau khi hỏi đèo: "Bao nhiêu đàn trâu bước", nhà thơ lại hỏi: "Bao nhiêu dấu xe đi? – Bao nhiêu người xuôi ngược? – Đứng đây có người nghe?". Lúc bấy giờ, Đèo Gió suốt đêm ngày nhộn nhịp: xe vận tải quân sự chở vũ khí, đạn dược nối đuôi nhau tiến ra mặt trận, bộ đội dân quân nối bước nhau cuồn cuộn đổ về phía Nam. Đứng trên đỉnh Đèo Gió không chỉ có nghe gió thổi mà còn nghe tiếng vọng sục sôi quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của quân và dân ta. Đèo Gió lúc bấy giờ trở thành con đèo mà cả nước ra trận đã hành quân qua.

   Nông Quốc Chấn sử dụng liên tiếp bốn câu thơ tu từ để nói lên một sự thật lịch sử: con Đèo Gió đã trở thành một chứng nhân của lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là con đèo, con đường ra trận "cả nước lên đường".

   Khổ thơ tiếp theo, tác giả nói lên vẻ đẹp hùng vĩ của Đèo Gió. Đèo Gió rất cao. Đêm đi qua Đèo Gió, tưởng là "đầu đội trời sao". Sáng đi qua Đèo Gió, tưởng là "cưỡi mây bay cao". Nghệ thuật đối tạo nên hai hình ảnh sao trời và mây trời tương ứng, vừa nói lên cái tầm cao vũ trụ của Đeo Gió vừa thể hiện chí khí của "ta’, của quân và dân ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Qua điệp ngữ "ta qua", giọng thơ vang lên như tiếng reo rất hào hùng:

    Đêm, ta qua Đèo Gió

    Tưởng đầu đội trời sao!

    Sáng, ta ta qua Đèo Gió

    Tưởng cưỡi mây bay cao!

Quảng cáo

   Trên đường vượt qua Đèo Gió để đi lên phía trước, "ta" còn phải vượt qua nhiều đèo cao, nhiều con đường xa tít dài vạn dặm, còn gặp nhiều thử thách gian lao. Đó là con đường của quân và dân ta phải vượt qua, phải đổ nhiều xương máu để chiến thắng, để giành lấy độc lập, tự do và hòa bình:

    Ta vượt bao nhiêu đèo

    Trên con đường vạn dặm

    Từng đợt gió gió reo

    Đôi chân ta bước thẳng!

   Thơ mang hàm nghĩa đẹp và sâu sắc qua các hình ảnh tượng trưng: bao nhiêu đèo, con đường vạn dặm, từng đợt gió gió reo. Đó là những gian khổ khó khăn. Hành động "Đôi chân ta bước thẳng" là ý chí, là quyết tâm sắt đá quyết không lùi bước trước mọi thử thách gian lao. Bài học đi đường, leo núi, vượt đèo được tác giả nói lên một cách bình dị, hồn nhiên mà thấm thía.

   "Đèo Gió" viết theo thể ngũ ngôn trường thiên, là một trong những bài thơ tả cảnh ngụ tình mà ta thường thấy in đậm trong nhiều bài thơ của các tạo nhân mặc khách xưa nay. Vào khoảng đầu thế kỉ XIX, Hồ Xuân Hương có bài thơ "Đèo Ba Dội", trong phần kết, nữ sĩ viết:

    Hiền nhân quân tử ai mà chẳng

    Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo.

   Ở "Đèo Gió" trong phần kết, nhà thơ dân tộc Tày lại viết: "Ta vượt bao nhiêu đèo… Đôi chân ta bước thẳng".

   Qua đó, ta càng thấy rõ, chất trữ tình trong thơ phản ánh rất rõ phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ, đồng thời in đậm màu sắc thời đại.

   "Đèo Gió" là bài thơ đặc sắc ca ngợi cảnh sắc hùng vĩ của quê hương đất nước. Nhà thơ vượt Đèo Gió mang sức mạnh của thời đại. Bài học đi đường, vượt đèo nêu lên thấm thía và khá hay, đậm đà và truyền cảm.

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official




Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên