Nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập (học sinh giỏi)

Đề bài: Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Nghệ thuật lập luận trong Tuyên ngôn độc lập (học sinh giỏi)

Bài giảng: Tuyên ngôn độc lập - Cô Nguyễn Ngọc Anh (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

    Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập,nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nêu lên ý kiến rằng:“Tuyên ngôn độc lập là một bài văn chính luận. Văn chính luận thuyết phục người đọc, người nghe bằng lí lẽ, cũng như nếu đánh địch thì cũng đánh bằng những lí lẽ. Lợi khí của nó là những lí lẽ đánh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được”. Những lời nhận xét ngắn gọn, súc tích này càng khẳng định hơn nữa nghệ thuật lập luận bậc thầy trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

   Nghệ thuật lập luận có thể hiểu là cách bố cục một bài văn, cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ, lí lẽ sao cho hợp lí, với những dẫn chứng phong phú nhằm thuyết phục người đọc, người nghe tin tưởng vào những quan điểm, nhận định mà bài văn, tác phẩm ấy nêu lên. Nhưng để một văn bản trở thành điển hình của nghệ thuật lập luận, thì không chỉ cần sự rập khuôn máy móc những ý trên mà còn phải có sự kết hợp linh hoạt nhuần nhuẫn những yếu tố: miêu tả, biểu cảm,… tưởng như không có ích đối với một bài văn nghị luận khô cứng. Nhưng chính sự giúp sức của các yếu tố tưởng như nhỏ bé ấy đã góp phần tạo nên sự thành công cho một văn bản nghị luận. Và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đã làm được trọn vẹn cả hai yếu tố lí lẽ và tình cảm ấy, để khẳng định tính chất bậc thầy nghị luận trên văn đàn Việt Nam.

Quảng cáo

   Bác đã từng tâm sự rằng, khi viết bất cứ điều gì, điều Bác suy nghĩ ấy chính là tự đặt ra câu hỏi, viết cho ai? Viết cái gì? Xuất pháp từ hai yêu cầu đó để “viết cái gì?” cho chuẩn xác, cho dễ đi vào lòng người đọc nhất. Khi bản Tuyên ngôn độc lập ra đời cũng là lúc nhân dân ta vừa thoát khỏi xiềng xích của thực dân Pháp, vừa nghèo đói, vừa lạc hậu ngu dốt do ảnh hưởng của chính sách cai trị của Thực dân Pháp. Đồng bào ta đa phần không biết chữ, học vấn thấp. Vậy Bác phải viết ra sao, viết như thế nào để nội dung của bản tuyên ngôn không chỉ giúp người dân hiểu, mà còn hướng đến cả nhân dân thế giới. Chính những yêu cầu bức thiết đó đã khiến Bác viết nên một bản tuyên ngôn độc lập vừa dễ hiểu, lại vừa cô đọng, súc tích, hàm ý vô cùng sâu xa.

   Trước hết, để văn bản để đi vào lòng người, cần có một bố cục mạch lạc, hợp lí. Người đã chia bố cục của bản tuyên ngôn làm ba phần: phần đầu là cơ sở lí luận, thứ hai là cơ sở thực tiễn, hai phần đầu sẽ là nền tảng cho lời tuyên ngôn ở phần cuối cùng. Chính sự mạch lạc trong bố cục giúp người nghe dể hiểu, dễ dàng tiếp nhận hơn rất nhiều.

   Trong phần cơ sở pháp lí, Bác đã dùng chính lí luận của chúng để đập tan lí lẽ của đối thủ, đòn “gậy ông đập lưng ông” này tỏ ra vô cùng đắc dụng. Pháp và Mĩ đã từng tuyên bố trong hai bản tuyên ngôn của mình rằng: Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776:“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Những lí lẽ ấy chính là đại diện cho truyền thống văn hóa, tư tưởng của dân tộc họ, và Bác dung chính lí lẽ đó để nhắc nhở khéo léo họ không thể phản bội những lời tổ tiên đã từng nói, không thể xóa bỏ những thành tựu mà tổ tiên họ phải đổ xương máu mới đạt được. Cách diễn đạt vô cùng khéo léo, lại vô cùng kiên quyết đã trở thành nên tảng cơ sở vững chắc của bản tuyên ngôn. Cũng từ đó Bác đã suy rộng ra “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Như vậy, Bác đã nâng quyền con người, quyền cá nhân thành quyền dân tộc.

Quảng cáo

   Như chúng ta đã biết, Pháp sang xâm lược nước ta, với khẩu hiệu đầy lòng bác ái, nhiệm vụ cao cả “khai hóa”, nhưng trên thực tế chúng lại làm hoàn toàn ngược lại với những điều mình nói. Để đập tan luận điệu xảo trá này, Bác đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng thuyết phục, vạch trần những hành động trái hẳn với “nhân đạo và chính nghĩa” trong hơn tám mươi năm chúng chèn ép, đàn áp nhân dân ta. Về chính trị: chúng tước đoạt tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, chia để trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, …; Về kinh tế: bóc lột tước đoạt của nhân dân ta, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, … không chỉ vậy, chúng còn ra sức, cố công vơ vét của cải của ta, bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy, để cuối cùng gây ra nạn đói khủng khiếp khiến “từ Quảng Trị đến Bắc kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói”. Con số khủng khiếp ấy đã vạch trần tội ác tàn độc của chúng. Thực dân Pháp có thực đến để bảo hộ dân ta như chúng từng tuyên bố. Dập tan luận điệu này, bác đã chỉ rõ “trong năm năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”. Và chúng không còn có quyền cai trị đông Dương, bởi mùa thu năm 1940 ta đã trở thành thuộc dịa của Nhật, và khi dân ta nổi lên chúng ta dành được chình quyền tự Nhật, chứ không phải Pháp. Từ những lí lẽ đó, người đã tuyên bố: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính Phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp; xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Toàn bộ hệ thống lí lẽ vô cùng đanh thép, thuyết phục đã bác bỏ hoàn toàn luận điệu bịp bợm, xảo trá của bọn chính quyền thực dân. Từ những cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế hết sức đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng, Hồ Chí Minh đã hùng hồn tuyền bố quyền tự do độc lập của dân tộc ta một cách đầy sức hào sảng.

   Nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc Bác sử dụng đắc dụng thủ pháp tăng cấp. Trong phần cuối - lời tuyên ngôn, Bác đã sử dụng nhiều lần tuyên bố, nhưng những lần sau bao giờ cũng có mức độ cao hơn những lần trước. Từ chỗ tuyến bố ta là thuộc địa của Nhật cho đến ta giành được chính quyền từ Nhật chứ không phải Pháp. Tiếp đến Bác tuyên bố xóa bỏ mọi được quyền đặc lợi của Pháp đã kí trên đất nước Việt Nam. Và cuối cùng lời kết luận được tăng lên ở mức độ cao nhất:“Hưởng độc lập tự do không phải chỉ là một cái quyền phải có, không phải chỉ là một tư cách cần có, mà đó là một hiện thực: “nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập”. Và vì thế “Toàn thể dân tộc Việt Na quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. – Nguyễn Đăng Mạnh.

   Ngoài ra, nghệ thuật lập luận tài tình còn được thể hiện trong việc người vận dụng linh hoạt biện pháp liệt kê, so sánh, để làm sáng tỏ tội ác của Thực dân Pháp. Hình ảnh so sánh đặc sắc nhất phải kể đến đó là: “chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”. Kết hợp với biện pháp liệt kê, các câu văn dài chia làm nhiều vế đã làm bật lên tội ác “trúc nam sơn không ghi hết tội” của thực dân Pháp.

   Giọng điệu linh hoạt, khi đanh thép, khi khẳng định, đầy tự hào (cuối bài văn) khi lại đầy sót thương trước thảm cảnh của nước nhà.

   Tuyên Ngôn độc lập cũng xứng đáng được coi là áng “thiên cổ hùng văn”, áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc. Bản tuyên ngôn đã khai mở một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta, kỉ nguyên độc lập tự chủ. Đồng thời nó cũng cho thấy tài năng chính luận bậc thầy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quảng cáo

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 12 Ôn thi THPT Quốc gia khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


tuyen-ngon-doc-lap-1.jsp

Các loạt bài lớp 12 khác
Tài liệu giáo viên